TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 5573 : 2011


Bảng 30 - Tỉ lệ nhỏ nhất giữa chiều cao và chiều rộng của bậc móng bê tông đá hộc và móng đá hộc



tải về 0.81 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.81 Mb.
#25950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 30 - Tỉ lệ nhỏ nhất giữa chiều cao và chiều rộng của bậc móng bê tông đá hộc và móng đá hộc

Bê tông

Mác vữa

Trị số của tỉ lệ khi áp lực trên đất nền

 ≤ 0,2 MPa

 > 0,2 MPa

Từ mác 50 đến 100

Từ 5 đến 10

1,25

1,50

Từ mác 10 đến 25

Từ 1 đến 2,5

1,50

1,75

-

0,4

1,75

2,00

CHÚ THÍCH: Không cần kiểm tra các móng chịu uốn và cắt.

10.10.3. Trong các móng và tường hầm:

a) bằng bê tông đá hộc, chiều dày tường lấy không nhỏ hơn 33 cm và kích thước tiết diện các cột không nhỏ hơn 40 cm;

b) bằng khối đá hộc, chiều dày tường lấy không nhỏ hơn 50 cm và kích thước tiết diện các cột không dưới 60 cm.

10.10.4. Tính toán các tường ngoài của tầng hầm phải kể đến áp lực ngang của đất và các tải trọng ở trên mặt đất. Khi không có các yêu cầu đặc biệt, tải trọng tiêu chuẩn trên mặt đất lấy bằng 10 kN/m2. Tường tầng hầm cần được tính toán như dầm có hai gối tựa khớp cố định.

10.11. Các yêu cầu cấu tạo đối với khối xây có cốt thép

10.11.1. Trong các kết cấu gạch đá có cốt thép, được dùng 4 loại cốt thép sau:

a) Cốt thép ngang (làm bằng các lưới thép, đặt trong các mạch vữa ngang của khối xây và được dùng trong các khối xây bằng gạch đặc và rỗng (xem Hình 10);

b) Cốt thép dọc làm bằng các khung hàn hoặc các thanh liên kết bằng cốt thép đai, đặt trong khối xây ở các mạch vữa giữa các viên gạch trong các khe rãnh của khối xây sẽ được nhồi kín bằng vữa hoặc bê tông;

c) Cốt của các kết cấu hỗn hợp bằng bê tông cốt thép, bê tông sẽ được đổ xen vào khối xây gạch đá trong quá trình thi công (Hình 11);

d) Cốt trong vòng đai bằng thép, bằng bê tông cốt thép và bằng vữa cốt thép (Hình 12).

Vữa dùng cho kết cấu gạch đá có cốt thép và kết cấu hỗn hợp phải là vữa xi măng (không vôi) và phải có mác lớn hơn hoặc bằng 5.



10.11.2. Chỉ cho phép sử dụng lưới cốt thép đặt trong mạch vữa ngang của khối xây khi mà việc tăng mác gạch đá và vữa không đảm bảo cường độ cần thiết của khối xây và khi diện tích tiết diện ngang của cấu kiện không được phép tăng lên. Thường được dùng trong cấu kiện chịu nén đúng tâm và lệch tâm nhỏ với độ mảnh h ≤ 15 hoặc i ≤ 53.

10.11.3. Cốt thép dọc và lõi bằng bê tông cốt thép được dùng:

a) Để chịu các lực kéo trong các cấu kiện chịu uốn, chịu kéo và chịu kéo lệch tâm khi trong các tiết diện xuất hiện các lực kéo vượt quá mức chịu kéo tính toán của khối xây;

b) Trong các cột chịu nén đúng tâm và lệch tâm khi độ mảnh lớn (lo/h ≥ 15) với mục đích tăng cường tính ổn định và cường độ cốt;

c) Trong các tường móng và các tường ngăn với mục đích tăng cường ổn định và cường độ của chúng khi tải trọng ngang tác động lên nó;

d) Trong các tường và cột chịu chấn động mạnh với mục đích tránh cho khối xây khỏi bị nứt.

10.11.4. Kết cấu gia cố bằng vòng đai được dùng khi cần tăng tải trọng trên các kết cấu có sẵn (ví dụ: khi xây cao thêm), cũng như khi khối xây không thật tốt (rạn nứt, không chỉ liên kết) hoặc khi khả năng chịu lực của khối xây đã bị giảm.

Cột và mảng tường có thể được gia cố bằng đai thép, đai bê tông cốt thép hoặc các đai vữa cốt thép (xem Hình 12).

Đai thép bằng các thép góc thẳng đứng đặt trong vữa của các góc của các cấu kiện cần được gia cố và cốt đai bằng thép bản hàn vào thép góc. Khoảng cách giữa các đai thép không được lớn hơn cạnh nhỏ của tiết diện và không lớn hơn 50 cm. Đai thép phải được bảo vệ bằng lớp trát vữa xi măng (không vôi).

Đai bê tông cốt thép làm bằng bê tông mác 100 đến 200 và có chiều dày 6 cm đến 10 cm. Dùng các thanh thẳng đứng và cốt đai hàn với khoảng cách giữa các thép đai không được quá 15 cm làm cốt thép trong vành đai.

Đai bằng vữa cốt thép cũng đặt như đai bê tông cốt thép, nhưng cốt thép được phủ bằng lớp vữa xi măng (không vôi, mác 5 đến mác 10) thay cho bê tông.

Việc gia cố bằng các vòng đai không nên dùng đối với các cấu kiện có độ mảnh h > 15 hoặc i > 53.

Khi gia cố bằng các vòng đai cho các cột và các tường có tiết diện hình chữ nhật với tỉ lệ các cạnh lớn hơn 2,5 thì ngoài việc gia cố bằng đai theo chu vi, cần phải đặt ở cạnh dài những giằng ngang xuyên qua khối xây để chia các cấu kiện được gia cố thành các hình chữ nhật với tỉ lệ cạnh không lớn hơn 2,5.

10.11.5. Hàm lượng cốt thép được kể đến trong tính toán cột và mảng tường không được nhỏ hơn:

0,1 % - đối với lưới cốt thép, cũng như đối với cốt thép dọc chịu nén;

0,05 % - đối với cốt thép dọc chịu kéo.

10.11.6. Đường kính cốt thép không được nhỏ hơn 3 mm đối với lưới cốt thép và cốt dọc chịu kéo; 8 mm - đối với cốt thép dọc chịu nén.

Đường kính cốt thép trong các mạch vữa nằm ngang của khối xây không được lớn hơn:

6 mm - khi cốt thép chồng lên nhau trong mạch vữa;

8 mm - khi cốt thép không chồng lên nhau trong mạch vữa.

Khoảng cách giữa các thanh của lưới không được lớn hơn 12 cm và không được nhỏ hơn 3 cm. Các mạch vữa của khối xây của các kết cấu gạch đá có cốt thép phải có chiều dày lớn hơn đường kính cốt thép ít nhất là 4 mm.

Đầu của cốt thép dọc chịu kéo phải neo vào lớp bê tông hoặc vữa bằng cách làm các móc và được hàn vào các thanh ngang hoặc các thanh khác.



10.11.7. Lưới cốt thép không được đặt thưa quá năm hàng gạch xây thông thường (35 cm).

Để kiểm tra việc đặt các lưới thép trong khối xây, các lưới phải được sản xuất và đặt sao cho đầu thanh kiểm tra thò ra ngoài khối xây chừng 2 mm đến 3 mm (xem Hình 10).



10.11.8. Lớp bảo vệ bằng vữa xi măng cho các kết cấu gạch đá có cốt thép với cốt thép đặt ngoài khối xây (kể từ mép ngoài của cốt thép chịu lực) không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 31.

10.11.9. Cốt thép đai trong các cấu kiện có cốt thép dọc phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Đường kính cốt thép đai không được nhỏ hơn 3 mm và không lớn hơn 6 mm;

b) Khi bố trí các đai bên ngoài khối xây thì đai phải được bảo vệ bằng một lớp vữa xi măng (không vôi) dày không dưới 1 cm;

Bảng 31 - Chiều dày lớp bảo vệ bằng vữa xi măng đối với các kết cấu có cốt thép

Đơn vị tính bằng milimét



Loại kết cấu có cốt thép

Lớp bảo vệ cho các kết cấu được đặt

Trong phòng có độ ẩm bình thường

Trong các cấu kiện đặt ngoài trời

Trong các phòng ẩm ướt, trong các bể chứa, trong các móng…

Dầm và cột

20

25

30

Tường

10

15

20

c) Khoảng cách giữa các đai trong các cấu kiện chịu nén không được quá 50 cm và không được quá:

15d - khi cốt thép dọc đặt bên ngoài khối xây;

20d - khi cốt thép dọc đặt bên trong khối xây;

với d là đường kính của thanh cốt thép dọc.

Trong các cấu kiện chịu uốn, khoảng cách giữa các cốt thép đai không được quá 3/4 chiều cao của dầm không quá 50 cm.

10.11.10. Hàm lượng cốt thép trong các tường đặt cốt thép ngang và dọc thẳng đứng được kể đến trong quá trình tính toán không được nhỏ hơn 0,05% cho từng phương.

Khoảng cách giữa các thanh đứng cũng như các thanh ngang hoặc các cốt thép dọc cũng như các đai không vượt quá 8h (h là chiều dày của tường). Với cốt thép đai và cốt thép dọc, khoảng cách giữa chúng có thể tăng lên nếu kết quả tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của tấm tường ở vùng giữa các đai và cốt thép dọc cho phép.



10.11.11. Đặt cốt thép trong tường phải tuân theo các qui tắc sau:

a) Cốt thép ngang của tường được bố trí phân bố ở các mạch vữa của khối xây;

b) Khi tải trọng một dấu, cho phép chỉ đặt cốt thép ở phía tường chịu kéo mà không cần đặt cốt thép ở phía tường chịu nén (diện tích cốt thép chịu nén A't = 0);

c) Tường có chiều dày lớn hơn 11 cm, khi mô men ngược dấu không lớn hơn lắm cũng cho phép chỉ đặt cốt thép chịu kéo ở giữa chiều dày tường;

d) Cốt thép thẳng đứng đặt theo cấu tạo hoặc để chịu kéo bố trí ở phía ngoài của tường phải được liên kết bằng các thép đai với khoảng cách không thưa hơn 80d và không lớn hơn 50 cm;

e) Các đầu của các thanh ngang và thẳng đứng cần phải được ngàm chặt vào các kết cấu tiếp giáp (tường chính, cột, các dầm giằng…) bằng các neo.



10.12. Khe biến dạng

10.12.1. Khe nhiệt độ và khe co ngót trong trường hợp của các nhà bằng gạch phải được bố trí ở những vị trí có khả năng xuất hiện biến dạng co ngót một cách tập trung, vì những biến dạng này có thể gây nên những vết nứt, đứt gãy khối xây, lật và trượt của khối xây (theo các đầu của thanh cốt thép và bản thép, cũng như ở những chỗ tường bị giảm yếu đáng kể bởi ô cửa hoặc lỗ hở) mà theo yêu cầu sử dụng là không cho phép. Khoảng cách giữa các khe nhiệt độ và khe co ngót cần được xác định theo tính toán, trong đó các trị số nhiệt độ và độ ẩm tính theo TCVN 4605 : 1988.

10.12.2. Khi thiết kế nên kết hợp bố trí khe nhiệt độ và khe co ngót trùng với khe lún.

Đối với tường ngoài không có cốt thép, khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ không cần tính toán mà lấy theo Bảng 32.



Bảng 32 - Khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ trong tường của các ngôi nhà

Đơn vị tính bằng mét



Loại khối xây

Khoảng cách

1. Khối xây bằng gạch đất sét thường, gạch gốm, đá thiên nhiên, các blốc cỡ lớn bằng bê tông hay bằng gạch với:




mác vữa 5

100

mác vữa 2,5

120

2. Khối xây bằng gạch silicát, gạch bê tông và các blốc cỡ lớn bằng bê tông silicát hay bằng gạch silicát với:




mác vữa ≥ 5

70

mác vữa ≤ 2,5

80

CHÚ THÍCH 1: Đối với công trình bằng gạch đá lộ thiên khoảng cách ghi trong bảng này phải nhân với hệ số 0,5.

CHÚ THÍCH 2: Đối với tường bằng bê tông đá hộc lấy giống như đối với khối xây bằng bê tông mác vữa 5 với hệ số 0,5.

CHÚ THÍCH 3: Đối với nhà tấm lớn lấy theo chỉ dẫn về thiết kế nhà tấm lớn.


10.12.3. Khe biến dạng trong tường được giằng với bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép phải trùng với khe biến dạng ở các kết cấu ấy. Khi cần thiết, tùy thuộc vào sơ đồ kết cấu của nhà, có thể làm thêm các khe nhiệt độ phụ ở trong khối xây mà không cần làm thêm cho kết cấu bê tông hay kết cấu thép ở những vị trí ấy.

10.12.4. Các khe lún trong tường cần phải được bố trí ở những nơi có thể xảy ra lún không đều của móng nhà và công trình.

10.12.5. Khi thiết kế khe nhiệt độ và khe lún cần có các biện pháp cấu tạo để loại trừ khả năng xê dịch của khe.
Phụ lục A

(Qui định)



Các yêu cầu đối với bản vẽ thi công gạch đá và gạch đá cốt thép

Trong các bản vẽ thi công cần chỉ ra:

1. Loại gạch đá, vật liệu ốp và bê tông dùng cho khối xây cũng như vật liệu để chế tạo tấm và blốc cỡ lớn cùng với các chỉ dẫn tương ứng của tiêu chuẩn hoặc về điều kiện kĩ thuật và mác thiết kế của chúng theo cường độ hoặc cấp độ bền. Đối với bê tông cốt liệu rỗng, bê tông tổ ong, bê tông xốp cần chỉ rõ độ đặc chắc của vật liệu (chú ý: bê tông khí là một dạng của bê tông tổ ong).

2. Mác thiết kế của vữa, loại chất kết dính trong các khối xây lắp ghép cũng như để chế tạo tấm và blốc cỡ lớn.

3. Loại thép và mác thép làm cốt thép và chi tiết chôn sẵn.

4. Cấu tạo tường và các mối nối, loại và chiều dày lớp cách nhiệt nếu có.

5. Các yêu cầu về kiểm tra cường độ gạch, vữa đối với kết cấu chịu tải trọng lớn hơn 80 % khả năng chịu lực của chúng. Những kết cấu loại này phải được ghi chú vào trong bản vẽ.

6. Trong trường hợp cần thiết, cần chỉ dẫn trình tự thi công, thiết bị cố định tạm thời và những biện pháp khác để đảm bảo cường độ và độ ổn định của kết cấu khi xây dựng; chỉ dẫn về cường độ vữa tối thiểu (tỉ lệ phần trăm so với mác thiết kế) để có thể cho khối xây chịu tải.


MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Đơn vị đo và ký hiệu

4.1 Đơn vị đo

4.2 Kí hiệu

4.2.1 Các đặc trưng hình học

4.2.2 Nội lực và ngoại lực

4.2.3 Các đặc trưng của vật liệu và kết cấu

5 Qui định chung

6 Vật liệu

7 Các đặc trưng tính toán

7.1 Cường độ tính toán

7.2 Mô đun đàn hồi và mô đun biến dạng của khối xây khi chịu tải trọng ngắn hạn và dài hạn. Các đặc trưng đàn hồi của khối xây, biến dạng co ngót, hệ số giãn nở nhiệt và hệ số ma sát

8 Tính toán các cấu kiện của kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép theo trạng thái giới hạn thứ nhất (theo khả năng chịu lực)

8.1 Kết cấu gạch đá

8.1.1 Cấu kiện chịu nén đúng tâm

8.1.2 Cấu kiện chịu nén lệch tâm

8.1.3 Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên

8.1.4 Cấu kiện chịu nén cục bộ

8.1.5 Cấu kiện chịu uốn

8.1.6 Cấu kiện chịu kéo đúng tâm

8.1.7 Cấu kiện chịu cắt

8.1.8 Tường nhiều lớp (tường cấu tạo từ khối xây nhẹ và tường có các lớp ốp)

8.2 Kết cấu gạch đá cốt thép

8.2.1 Cấu kiện dùng lưới thép đặt ngang

8.2.2 Cấu kiện dùng cốt thép dọc

8.3 Gia cường kết cấu gạch đá

8.3.1 Gia cố bằng bê tông cốt thép

8.3.2 Kết cấu được gia cố bằng vòng đai

9 Tính toán các cấu kiện của kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép theo trạng thái giới hạn thứ hai

9.1 Qui định chung

9.2 Tính toán theo sự hình thành và mở rộng vết nứt

9.3 Tính toán theo biến dạng

10 Các chỉ dẫn thiết kế

10.1 Các chỉ dẫn chung

10.2 Tỉ số cho phép giữa chiều cao và chiều dày của tường và cột

10.3 Tường bằng tấm và blốc cỡ lớn

10.4 Tường nhiều lớp (bằng khối xây nhẹ và tường có các lớp ốp)

10.5 Neo tường và neo cột

10.6 Gối tựa của kết cấu lên tường

10.7 Tính toán gối tựa của các cấu kiện đặt trên tường gạch

10.8 Lanh tô và tường treo

10.9 Mái đua và tường chắn mái

10.10 Móng và tường tầng hầm

10.11 Các yêu cầu cấu tạo đối với khối xây có cốt thép

10.12 Khe biến dạng

Phụ lục A (Qui định) Các yêu cầu đối với bản vẽ thi công gạch đá và gạch đá cốt thép



* Các TCXDVN đang được chuyển đổi thành TCVN


tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương