TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 1693 : 2008 iso 18283 : 2006



tải về 0.85 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.85 Mb.
#10328
1   2   3   4   5   6   7   8

d) Muỗng

Hình 2 (tiếp theo)

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


1) móc để tháo tải

e) Ống xiên

Hình 2 (tiếp theo)

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


2) ống vuốt thon nhẹ

f) Ống xiên

Hình 2 (tiếp theo)

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


3) tấm gia cường tác dụng hãm

4) quai đỡ thân ống

5) tấm

6) tay cầm



a Chiều dài thân ống xiên

g) Ống xiên

Hình 2 (tiếp theo)

Kích thước tính bằng milimét





h) Mũi khoan



d kích thước danh nghĩa lớn nhất của nhiên liệu

i) Dụng cụ thủ công



j) Khung lấy mẫu

Hình 2 (kết thúc)

7. Xử lý và bảo quản mẫu

7.1 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được xử lý và bảo quản phù hợp với khối lượng tối thiểu và liên quan với kích thước danh nghĩa lớn nhất nêu trong tiêu chuẩn này (xem Bảng 3)



7.2 Thời gian

Mẫu đơn hoặc các mẫu đơn đã phân chia phải được đặt càng nhanh càng tốt vào thùng chứa có nắp kín khít và các nắp phải được đậy lại ngay sau khi mỗi mẫu đơn được đổ vào.

Mẫu thử phải được giữ sẵn sàng để dùng dưới sự giám sát tốt theo thời gian đã thỏa thuận sau khi đưa ra báo cáo lấy mẫu chính thức cuối cùng (xem Điều 9). Có loại nhiên liệu không được bảo quản trong thời gian dài.

7.3 Mẫu phân chia

Mẫu đơn hoặc các mẫu đơn đã phân chia từ mỗi lô nhỏ phải được đặt trong một thùng riêng hoặc bộ thùng. Nếu có yêu cầu mẫu lặp, phải cung cấp thùng riêng hoặc bộ thùng cho từng mẫu lặp.



7.4 Thùng chứa

Thùng chứa (xem Hình 3 làm ví dụ) dùng cho mẫu ẩm hoặc mẫu chung phải kín nước và làm bằng vật liệu không thấm nước không rỉ, đủ bền, có nắp kín khít. Thùng làm bằng kim loại hoặc chất dẻo là phù hợp.

Nếu yêu cầu mẫu chung hoặc mẫu ẩm, thùng chứa mẫu phải không thấm nước và hơi nước, có đủ độ bền cơ để đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu không bị hư hỏng trong quá trình di dời và vận chuyển.

Nếu yêu cầu mẫu thử chung, thùng chứa mẫu này phải được bảo vệ chống nhiễm bẩn và hao hụt vật liệu mẫu, nhưng chúng không yêu cầu phải hoàn toàn không thấm nước hoặc hơi nước.



CHÚ DẪN


1) quai

2) nắp


3) đệm cao su

Hình 3 - Ví dụ thùng chứa mẫu

7.5 Hao hụt ẩm, nứt vỡ hoặc giảm phẩm chất

Nếu mẫu để thử nghiệm vật lý, thùng chứa phải bảo đảm không bị hao hụt vật liệu mẫu, không cần phải hoàn toàn không thấm nước hoặc hơi nước. Những mẫu này phải được xử lý cẩn thận trong tất cả các giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh để ngăn ngừa nứt vỡ và/hoặc giảm phẩm chất.

Mẫu chung và mẫu ẩm phải được giữ ở một vị trí mát trong suốt thời kỳ bảo quản, thích hợp là tại nhiệt độ không cao hơn khi lấy mẫu, và độ ẩm phải xác định càng nhanh càng tốt sau khi lấy mẫu.

7.6 Nhận dạng/ghi nhãn

Mẫu trong mỗi thùng chứa phải được nhận dạng đầy đủ và bền.

Với mục đích này, thùng chứa phải có hai thẻ không thấm nước, mỗi thẻ ghi thông tin nhận biết của mẫu bằng loại mực không thấm nước, một thẻ đặt bên ngoài thùng và một đặt bên trong thùng, nếu sử dụng túi nhựa thì thẻ phải đặt phía trong túi.

CHÚ THÍCH Có tình huống cần thùng chứa mẫu phải làm kín hoàn toàn, ví dụ bằng sáp, chì hoặc băng.

Các thông tin nêu trong Điều 9 được nêu trên nhãn/thẻ hoặc tài liệu kèm theo.

8. Chuẩn bị mẫu

8.1 Quy định chung

Điều 8 mô tả chuẩn bị mẫu than và cốc lấy từ việc hợp nhất các mẫu đơn ban đầu để gia công mẫu cho các phép thử riêng. Về sai số chuẩn bị mẫu, xem 4.4.



8.2 Thiết lập một mẫu

Ví dụ thiết lập mẫu nêu ở Hình 4.

Các mẫu đơn riêng lẻ thường được hợp nhất để tạo thành một mẫu. Một mẫu có thể được thiết lập bằng cách kết hợp các mẫu đơn lấy từ một lô nhỏ toàn phần hoặc bằng cách kết hợp các mẫu đơn lấy từ các phần riêng lẻ của một lô nhỏ. Trong một số tình huống, ví dụ phân tích cỡ hạt, mẫu gồm một mẫu đơn được chuẩn bị và được thử.



Hình 4 - Ví dụ thiết lập các mẫu thử

Khi hợp nhất các mẫu, khối lượng của mẫu riêng lẻ phải tỷ lệ thuận với khối lượng nhiên liệu đã lấy mẫu để thu được giá trị trung bình khối lượng về đặc trưng chất lượng của lô nhỏ. Trước khi kết hợp việc phân chia phải theo tỷ lệ không đổi (xem 8.3).



8.3 Chia mẫu

8.3.1 Quy định chung

Có thể tiến hành phân chia mẫu bằng cơ giới hoặc thủ công. Nếu có thể, phương pháp cơ giới được ưu tiên hơn phương pháp thủ công để giảm thiểu sai số do con người. Các ví dụ phân chia mẫu được nêu trong Hình 5.a), 5b), và 6a) đến 6d).

Máy chia mẫu được thiết kế để lấy một hoặc nhiều phần nhiên liệu trong một số lần cắt khối lượng nhỏ liên quan. Nếu khối lượng nhỏ nhất của mẫu đã chia nhận được sau một lần chạy qua dụng cụ chia, lớn hơn khối lượng nhỏ nhất yêu cầu, thì tiếp tục chạy qua máy chia đó hoặc lần lượt chạy qua máy chia tiếp theo.

Nhiên liệu ẩm ướt có thể không tự chạy qua hoặc có thể dính vào bề mặt bộ phận chia mẫu. Khi đó, có thể cần phải sấy khô-không khí như mô tả trong 8.6 trước khi thực hiện phân chia mẫu.

Phân chia thủ công thường áp dụng khi phương pháp cơ giới có thể làm mất tính nguyên vẹn, ví dụ hao hụt độ ẩm hoặc suy giảm cỡ hạt. Phân chia thủ công cũng áp dụng khi kích thước danh nghĩa của nhiên liệu lớn không thể sử dụng bộ phận chia cơ giới được. Phương pháp thủ công có thể gây ra độ chệch đáng kể nếu khối lượng nhiên liệu đưa phân chia lớn.

Ví dụ về thiết bị để phân chia mẫu là máng và máy chia kiểu quay.



8.3.2 Máng phân chia

Máng phân chia (xem Hình 5 a và 5 b) là bộ chia mẫu, cho mẫu qua một lần và mẫu được chia thành hai nửa, một nửa giữ lại và một nửa thường bị loại bỏ. Dụng cụ này di chuyển bình thường, để phân chia mẫu thường cấp liệu thủ công, nhiên liệu được phân bố bằng nhau dọc chiều dài của nó. Gần kề máng đối diện phía cấp liệu là thùng tiếp nhận.

CHÚ THÍCH Máng phân chia kín được lắp với một cổng cấp liệu cho phép đặt cấp liệu đều đặn trước khi mở các máng.

Chiều rộng của máng ít nhất phải bằng hai lần kích thước danh nghĩa lớn nhất. Mỗi nửa của máng phân chia phải có cùng số máng, ít nhất phải là tám máng và càng nhiều máng càng tốt. Tất cả các bề măt mà nhiên liệu có thể ngừng phải có độ nghiêng ít nhất là 60o so với mặt ngang.

Nhiên liệu được rơi đều vào trong máng phân chia, đảm bảo chúng được phân bố đều trên tất cả các máng. Nhiên liệu được rơi tự do, tức là không dồn về một phía của máng chia, và tốc độ cấp liệu phải kiểm soát được sao cho máng không bị tắc.

Khi giai đoạn phân chia mẫu yêu cầu hai hoặc nhiều bước hoặc lần chia, mẫu giữ lại tại mỗi bước phải được lấy tuần tự từ mỗi bên của máng phân chia.



8.3.3 Dụng cụ chia mẫu kiểu quay

Hình 6 a) đến 6 d) minh họa ví dụ về dụng cụ chia mẫu kiểu quay.







a) Kiểu hở

b) Kiểu kín

CHÚ DẪN

1) số máng bằng nhau



Hình 5 - Ví dụ máng phân chia





a) kiểu đĩa quay

b) kiểu côn quay

CHÚ DẪN

1) phễu cấp liệu

2) ván trượt

3) cấp liệu rung

4) hộp có thể tháo

5) bàn quay



Hình 6 - Ví dụ dụng cụ chia mẫu kiểu quay





c) kiểu thùng chứa

d) kiểu máng quay

CHÚ DẪN

1) phễu cấp liệu

2) ván trượt

3) cấp liệu rung

4) hộp có thể tháo

5) bàn quay

6) drive (enclose)

Hình 6 - Ví dụ dụng cụ chia mẫu kiểu quay (kết thúc)

8.3.4 Phương pháp cơ giới

8.3.4.1 Quy định chung

Chia mẫu cơ giới có thể tiến hành trên một mẫu đơn riêng lẻ, nhiều mẫu đơn hoặc một mẫu đã được đập nhỏ, nếu cần có thể chuẩn bị đến kích thước danh nghĩa lớn nhất phù hợp. Việc phân chia phải theo khối lượng cố định hoặc theo tỷ lệ cố định.

Người sử dụng mẫu đặt yêu cầu về số lượng, khối lượng và phân bố cỡ hạt của mẫu thử phải tính đến khi quyết định khối lượng tối thiểu của mẫu.

CHÚ THÍCH 1 Các quy trình đã mô tả để giản lược theo tỷ lệ cố định là đơn giản nhất để thực hiện. Có thể áp dụng quy trình khác, tuy nhiên với điều kiện là khối lượng của mẫu phân chia phải tỷ lệ với khối lượng của cấp liệu. Ví dụ, số lượng lần cắt có thể giữ không đổi bằng cách thực hiện tốc độ cấp liệu của mỗi lần phân chia tỷ lệ với khối lượng của nhiên liệu được phân chia.

Các lần cắt phải cho khối lượng đồng đều trong suốt quá trình phân chia. Để đạt được điều này, dòng nhiên liệu vào máy phân chia phải đồng đều và độ mở của dụng cụ cắt dòng phải không thay đổi. Phương pháp cấp liệu cho máy phân chia phải được thiết kế để giảm thiểu sự phân tầng do máy phân chia gây ra.

Độ mở của dụng cụ cắt dòng ít nhất phải bằng ba lần kích thước danh nghĩa lớn nhất của nhiên liệu đem phân chia.

Dụng cụ phân chia phải

a) có đủ thể tích để giữ trọn vẹn hoặc để chuyển toàn bộ mẫu không hao hụt hoặc đổ vãi.

b) không gây độ chệch, ví dụ bằng cách lấy (hoặc thải loại) có lựa chọn trên cơ sở cỡ hạt hoặc hao hụt do ẩm,

CHÚ THÍCH 2 Để tránh hao hụt ẩm, trong một số tình huống có thể cần bộ phân chia kín hoàn toàn.

c) sử dụng phương pháp cấp liệu giảm thiểu sự phân tầng của nhiên liệu.

d) cung cấp dòng đồng đều có kiểm soát vào thiết bị tại mỗi giai đoạn phân chia.

Để giảm thiểu độ chệch, lần cắt đầu tiên cho mỗi khối lượng được phân chia phải thực hiện ngẫu nhiên trong phạm vi khoảng cắt thứ nhất. Đối với bộ phân chia thứ hai và thứ ba, chu kỳ thời gian không được chia đều thành chu kỳ thời gian của gáo cắt trước đó.

Để phân chia theo khối lượng cố định, khoảng giữa những lần cắt mẫu phải tỷ lệ khác nhau cho khối lượng nhiên liệu được phân chia, sao cho nhận được mẫu phân chia có khối lượng hoàn toàn đồng đều. Khối lượng phải được cố định đối với toàn bộ lô nhỏ.

Để phân chia theo tỷ lệ cố định, khoảng giữa những lần cắt mẫu phải không thay đổi bất chấp những thay đổi của khối lượng nhiên liệu đưa phân chia, sao cho khối lượng mẫu phân chia tỷ lệ với khối lượng cấp liệu. Tỷ lệ phải được cố định đối với toàn bộ lô nhỏ.

8.3.4.2 Phân chia mẫu đơn riêng lẻ

Phải xác định số lần cắt để phân chia một mẫu đơn như sau.

a) Đối với phân chia theo khối lượng cố định, số lượng tối thiểu của các lần cắt để phân chia mẫu đơn ban đầu phải là bốn. Một số bằng nhau của các lần cắt phải được lấy từ mỗi mẫu đơn trong lô nhỏ.

b) Đối với phân chia theo tỷ lệ cố định, số lượng tối thiểu của các lần cắt để phân chia một mẫu đơn ban đầu khối lượng trung bình phải là bốn.

c) Đối với phân chia tiếp theo của các mẫu đơn riêng lẻ ban đầu đã phân chia, lấy tối thiểu một lần cắt từ mỗi lần cắt của phân chia trước đó.

Các ví dụ quy trình để phân chia các mẫu đơn riêng lẻ và phân chia mẫu tiếp theo được nêu trong Hình 7.

Trị số khối lượng tối thiểu của mẫu (mẫu ban đầu cũng như sau khi phân chia) được nêu trong Bảng 3 (xem 4.4.10).



a) Ví dụ chia mẫu đơn riêng lẻ (số lần cắt tối thiểu)

Hình 7 - Ví dụ các quy trình để phân chia mẫu đơn và mẫu



b) Ví dụ phân chia mẫu đơn riêng lẻ hai giai đoạn

Hình 7 - Ví dụ các quy trình để phân chia mẫu đơn và mẫu (kết thúc)

8.3.4.3 Phân chia mẫu

Mẫu đã được gộp từ tất cả các mẫu đơn hoặc các mẫu đơn đã phân chia và được phân chia bằng cách lấy một lượng tối thiểu của 60 lần cắt.

Nếu trong quá trình chuẩn bị, mẫu được trộn kỹ và có thể xác minh rằng có thể đạt được độ chụm yêu cầu, thì có thể giảm số lần cắt đến còn 20. Nếu khối lượng là quá thấp thì có thể sử dụng phương pháp phân chia thủ công thay thế.

Đối với hầu hết các thông số, đặc biệt phép phân tích cỡ hạt và những phân tích liên quan cỡ hạt, độ chụm của kết quả bị hạn chế, có thể do mẫu không đại diện cho tất cả cỡ hạt trong khối nhiên liệu được lấy mẫu. Khối lượng tối thiểu yêu cầu nhận được sau khi phân chia không đảm bảo được độ chụm qui định, vì độ chụm phân chia cũng phụ thuộc vào số lần cắt trong quá trình phân chia (xem 8.3.4.2).



8.3.5 Phương pháp thủ công

8.3.5.1 Máng phân chia

Máng phân chia (xem Hình 5) là bộ chia mẫu, trong một lần cho mẫu qua, chia thành hai nửa, một nửa giữ lại và một nửa thường loại bỏ. Thông thường dụng cụ này là loại xách tay, và để phân chia mẫu thường phải cấp liệu thủ công, nhiên liệu được phân phối đều dọc chiều dài. Bên cạnh máng, đối diện phía cấp liệu là thùng tiếp nhận.

Để mô tả máng phân chia, xem 8.3.2.

8.3.5.2 Phương pháp tạo đống phẳng

Quy trình được minh họa trong Hình 8 như sau.

a) Mẫu được trộn kỹ và dải lên tấm trộn có bề mặt nhẵn không hấp thụ, không nhiễm bẩn thành hình chữ nhật có chiều dày đều. Chiều dày lớn nhất phải là ba lần kích thước danh nghĩa lớn nhất. Nếu khối lượng của nhiên liệu là lớn hơn thì có thể tạo thành đống 2 m x 2,5 m, phải tạo thành hai hoặc nhiều đống có khối lượng bằng nhau và lấy mẫu riêng lẻ từ từng đống.

Đối với nhiên liệu ướt, phải tránh trộn kỹ, có thể dẫn đến mất độ ẩm.

b) Đánh dấu các ô trên mẫu đã dải để tạo ra tối thiểu 4 x 5 phần bằng nhau. Mẫu đơn được lấy ngẫu nhiên từ mỗi phần bằng cách dùng xẻng có bản mỏng xúc tận đáy của ô lớp. Các mẫu đơn được hợp nhất thành một mẫu đã phân chia.

Các mẫu đơn phải có khối lượng đều. Khối lượng tối thiểu yêu cầu đối với mỗi kích thước danh nghĩa lớn nhất là khối lượng mẫu đã phân chia (xem Bảng 3) được phân chia bằng số phần của đống phẳng.

Xẻng phải có đáy phẳng và chiều rộng của lối vào ít nhất phải bằng ba lần kích thước danh nghĩa lớn nhất của nhiên liệu. Thành bên hông phải cao hơn chiều cao của đống và chiều sâu phải đủ để cho phép lấy được khối lượng yêu cầu của mẫu đơn.

Điều quan trọng là các thao tác này phải thực hiện nhanh để tránh hao hụt ẩm.

Khi lấy mẫu bằng xẻng phải có sự trợ giúp của bản mỏng, được cắm thẳng đứng xuyên qua đống phẳng tới khi tiếp xúc với lớp đáy của mẫu. Sau đó xẻng được cắm tới đáy của nhiên liệu rồi chuyển dịch theo phương ngang tới khi đầu mở của xẻng tiếp xúc với bản mỏng thẳng đứng. Xẻng và bản mỏng cùng được nhấc lên để đảm bảo tất cả các hạt đều được thu nhận không bị rơi xuống trong khi nhấc.






a) Dải đều mẫu đã đập nhỏ thành đống hình chữ nhật có chiều dày tối đa bằng ba lần kích thước danh nghĩa lớn nhất

b) Dàn xếp thành 20 phần bằng nhau, ví dụ thành năm phần bằng nhau theo chiều dài và bốn phần bằng nhau theo chiều rộng





c) Dùng xẻng lấy mẫu ngẫu nhiên từ mỗi một trong số 20 phần bằng cách cắm xẻng xuống đến lớp đáy của mẫu. Gộp 20 xẻng thành một mẫu đã phân chia

d) Chi tiết lấy một mẫu đơn bằng cách sử dụng bản mỏng như đã nêu trong c)

Chú dẫn

1) Bản mỏng



Hình 8 - Phương pháp tạo đống phẳng

8.3.5.3 Phương pháp trộn tạo dải và chia cắt

Quy trình được minh họa trong Hình 9 như sau.

a) Mẫu nhiên liệu được đưa lên trên tấm trộn có bề mặt nhẵn, không hấp thụ, không nhiễm bẩn, định hình thành dải có chiều dài ít nhất bằng 10 lần chiều rộng, phân bố nhiên liệu dọc theo chiều dài dải càng đều càng tốt một cách ngẫu nhiên từ đầu nọ đến đầu kia và từ cả hai phía của dải. Sử dụng những tấm chặn đầu để đảm bảo hiện tượng phân tầng theo cỡ hạt chỉ xảy ra ở phần bên.

b) Các mẫu đơn phải lấy là toàn bộ thiết diện ngang của dải. Chiều rộng của mỗi thiết diện ngang phải không nhỏ hơn ba lần kích thước trên của nhiên liệu.

Dụng cụ riêng để cắt mẫu đơn có thể được thiết kế nếu cần thiết.

Thông thường yêu cầu 20 mẫu đơn. Có thể lấy mẫu đơn ít hơn, nhưng tối thiểu là 10, khi nhiên liệu cùng chất lượng được chuẩn bị định kỳ trong cùng điều kiện và điều đầu tiên là phải thiết lập các điều kiện để có thể nhận được độ chụm qui định (xem 4.4).

CHÚ THÍCH Bởi vì trộn đều theo chiều dọc đạt hiệu quả trong việc tạo dải, có thể đạt độ chụm như nhau với phương pháp tạo đống phẳng với số mẫu đơn ít hơn.

CHÚ DẪN


1) mẫu đơn

2) khung lấy mẫu

3) các tấm chặn đầu

Hình 9 - Phương pháp trộn đều tạo dải và chia cắt mẫu và dụng cụ

8.4 Giảm cỡ hạt

8.4.1 Quy định chung

Phải sử dụng thiết bị cơ giới để giảm cỡ hạt, nhưng cho phép đập theo phương pháp thủ công để phá vỡ vật liệu lớn tới cỡ hạt chấp nhận được cấp liệu tối đa cho giai đoạn nghiền thứ nhất.

Mẫu thử phải được giảm đến cỡ hạt quy định trong phương pháp thử liên quan.

Sản phẩm nghiền phải được kiểm tra định kỳ bằng sàng và xác định kích thước danh nghĩa lớn nhất do từng máy nghiền tạo ra.



8.4.2 Máy nghiền giảm cỡ hạt

Cỡ hạt sản phẩm phụ thuộc vào tốc độ của máy nghiền và thiết kế của máy. Máy nghiền phải được thiết kế sao cho cỡ hạt yêu cầu của mẫu có thể đạt được mà không bị nghiền quá mịn. Phải giảm thiểu hao hụt mẫu hoặc lưu giữ vật liệu từ các mẫu khác nhau có thể nhiễm bẩn mẫu kế tiếp. Phải giảm thiểu hậu quả việc nung nóng mẫu và dòng không khí, đặc biệt khi mẫu được sử dụng để xác định độ ẩm toàn phần, giá trị nhiệt lượng và cho các phép thử cốc.

Không có sự tiếp xúc giữa các bề mặt kim loại của máy nghiền để tránh làm nóng cục bộ mẫu. Không được sử dụng máy nghiền bị kín hoàn toàn, cao tốc (> 20Hz). Cỡ hạt của sản phẩm bị ảnh hưởng bởi độ cứng của than, nhưng phụ thuộc mạnh vào dải tốc độ.

Đối với các phép thử nhất định, có yêu cầu riêng về cỡ hạt và phải chọn kiểu máy nghiền để đảm bảo đạt được cỡ hạt yêu cầu.

Trong quá trình chuẩn bị, để đập than dùng máy đập búa hoặc máy nghiền thanh là phù hợp nhất. Trên thực tế, các mẫu để phân tích chung đều được nghiền lọt qua rây 212 m bằng cách sử dụng máy đập búa tốc độ cao có lưới.

8.5 Trộn

Về lý thuyết, trộn đều mẫu trước khi phân chia sẽ giảm sai số do chuẩn bị mẫu. Trên thực tế, điều đó không dễ đạt được và có một số phương pháp trộn thủ công, ví dụ việc tạo đống hình côn rồi đổ lại thành đống hình côn, có thể có hiệu quả trái ngược, dẫn đến gia tăng sự phân tầng. Trộn đều cũng có thể gây ra hao hụt độ ẩm.

Có thể sử dụng một phương pháp là đổ mẫu qua máng phân chia (8.3.5.1) hoặc bộ chia mẫu kiểu thùng chứa (xem Hình 6.c) ba lần, hợp nhất các phần sau mỗi lần đổ mẫu qua. Trong quá trình chuẩn bị mẫu nếu sử dụng bộ chia mẫu cơ giới, thì không cần thiết phải có bước trộn đều bổ sung để đáp ứng độ chụm yêu cầu.

CHÚ THÍCH Trộn cơ giới có thể là có lợi trong giai đoạn kết thúc chuẩn bị mẫu thử.



8.6 Sấy khô trong không khí

Quy trình sấy khô trong không khí như sau.

a) Cân toàn bộ mẫu trong thùng chứa trên cân có thể đọc chính xác ít nhất là 0,1%.

b) Dải mẫu thành lớp mỏng độ dày không quá 1,5 lần kích thước danh nghĩa lớn nhất của nhiên liệu trên tấm thép trong phòng ấm, thông gió tốt và để cho mẫu đạt được độ cân bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh.

Thời gian để đạt cân bằng đến 40 oC tại các nhiệt độ xung quanh khác nhau được ghi trong Bảng 6. Thông thường, thời gian nêu trong Bảng 6 sẽ là đủ, nhưng nếu cần, có thể sử dụng thời gian sấy lâu hơn, miễn là sự gia tăng được giữ ở mức tối thiểu, đặc biệt đối với nhiên liệu nhạy với sự oxy hóa.

Bảng 6 - Thời gian phù hợp để sấy khô trong không khí


Nhiệt độ sấy,

oC

Thời gian sấy,

h


20

Không nên quá 24

30

Không nên quá 6

40

Không nên quá 4

Không được sử dụng nhiệt độ sấy trên 40 oC đối với mẫu dễ bị oxy hóa hoặc nếu mẫu để sử dụng cho các phép thử sau:

a) giá trị nhiệt lượng,

b) tính đóng bánh,

c) tính trương nở,

d) sấy khô trong không khí là một phần của phép xác định độ ẩm toàn phần.

Đối với nhiệt độ sấy cao hơn nhiệt độ xung quanh thông thường, phải sử dụng buồng sấy hoặc lò sấy có thay đổi không khí phù hợp. Nếu thực hiện sấy tại những nhiệt độ như vậy, phải làm nguội mẫu đến khi cân bằng ẩm tại nhiệt độ xung quanh trước khi cân lại. Thời gian làm nguội yêu cầu phụ thuộc vào nhiệt độ sấy. Ví dụ, thông thường 3 h là đủ nếu mẫu đã được sấy tại 40oC. Nếu sự thay đổi về khối lượng mẫu sau 1 h là ít hơn 0,1% khối lượng ban đầu của mẫu thì mẫu coi như đã được sấy khô trong không khí.

Sấy khô và cân thùng chứa. Gom mẫu đã sấy khô trong không khí trong thùng chứa ban đầu rồi cân và tính toán phần trăm hao hụt khối lượng. Tiếp tục chuẩn bị cho các phép thử khác.

Sau khi đã xác định được lượng ẩm của mẫu đã sấy khô như mô tả trong 8.7.2 (than) 8.8.2.3 (cốc), tính độ ẩm toàn phần, MT, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, theo phương trình (21):



MT = X + M (21)

trong đó


X là lượng hao hụt khi sấy mẫu, tính bằng phần trăm;

M là độ ẩm xác định như mô tả trong 8.7.2 (than) 8.8.2.3 (cốc), tính bằng phần trăm.


tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương