TIÊu chuẩn ngành 04tcn 33: 2001 HẠt giống cây trồng lâm nghiệp phưƠng pháp kiểm nghiệm những quy định chung



tải về 393.8 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích393.8 Kb.
#19032
1   2   3   4

5. Xác định trọng lượng 1.000 hạt

5.1. Nguyên tắc

5.1.1. Mẫu hạt để xác định trọng lượng 1.000 hạt được lấy ra từ phần hạt thuần đã loại bỏ tạp chất.

5.1.2. Trọng lượng 1.000 hạt được quy về trọng lượng 1.000 hạt ở hàm lượng nước tiêu chuẩn (theo từng loại hạt).

5.2. Dụng cụ

- Cân điện tử có độ chính xác đến 0,01g.

- Máy đếm hạt hoặc bảng đếm hạt (hay tấm kính dày).

- Panh, dao, thước kim loại.

- Hộp petri

5.3. Mẫu phân tích

Mẫu để xác định trọng lượng 1.000 hạt được chuẩn bị bằng cách trộn đều phần hạt thuần và từ đó lấy ngẫu nhiên 800 hạt, 1.000 hạt hoặc, có thể sử dụng toàn bộ số hạt thuần đó.



5.4. Các phương pháp tiến hành

5.4.1. Trường hợp sử dụng toàn bộ số hạt thuần: Đưa toàn bộ mẫu phân tích vào trong máy đếm hạt, đọc số lượng hạt trên màn hình. Sau khi đếm hạt, cân trọng lượng mẫu hạt tính bằng gam với độ chính xác đến 0,01g.

5.4.2. Trường hợp sử dụng phương pháp kiểm nghiệm lặp lại: Từ mẫu phân tích, lấy ra 800 hạt thuần theo phương pháp ngẫu nhiên, chia số hạt này thành 8 tổ, mỗi tổ 100 hạt (8 lần lặp). Cân trọng lượng của từng tổ (tính bằng gam) với độ chính xác đến 0,01g.

Công thức tính toán các trị số: Trị số trung bình, độ biến động, sai tiêu chuẩn, và hệ số biến động theo các công thức sau:



Trị số trung bình: m (g) = (g) =

m1 + m2 + m3 + … + m8

(g)

8

Trong đó:

+ = trọng lượng trung bình tính bằng gam của 100 hạt thuần.

+ m1, m2 … m8 = trọng lượng tính bằng gam của các lần lặp.

- Độ biến động:



Trong đó:

+ mi = trọng lượng của mỗi lần lặp, tính bằng gam.

+ n = số lần lặp.

+ Σ = tổng số.

- Sai tiêu chuẩn:



Hệ số biến động: Hệ số biến động (%) = trong đó:

+ S = sai tiêu chuẩn.

+ = trọng lượng trung bình của 100 hạt.

Hệ số biến động tiêu chuẩn là 4,0%. Nếu hệ số biến động vượt quá chỉ số này thì phải đếm thêm 800 hạt, chia làm 8 lần lặp, cân trọng lượng từng tổ, tính sai tiêu chuẩn cho 16 tổ. Loại bỏ bất cứ tổ nào nếu có sự sai khác lớn hơn 2 lần trị số sai tiêu chuẩn đã tính.

5.4.3. Tính toán kết quả:

5.4.3.1. Trường hợp sử dụng toàn bộ số hạt thuần:

Tính trọng lượng 1.000 hạt theo công thức:

Trong đó:

+ m: Trọng lượng 1.000 hạt (gam).

+ n: Tổng số hạt kiểm nghiệm.

+ M: Tổng trọng lượng của n, hạt kiểm nghiệm (gam)

5.4.3.2. Trường hợp sử dụng phương pháp kiểm nghiệm lặp lại:

Tính trọng lượng trung bình cộng của 100 hạt (g) theo công thức tại mục 5.4.2.

Trọng lượng 1.000 hạt = (g) x 10.

Trong đó:  là trọng lượng trung bình tính bằng gam của mẫu 100 hạt thuần.

Quá trình phân tích, kết quả tính toán được ghi vào phiếu theo dõi kiểm nghiệm (phụ lục 2).

5.4.4. Công thức quy trọng lượng 1.000 hạt ở độ ẩm thực tế sang trọng lượng 1.000 hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn như sau:



Trong đó:

+ Mtc = trọng lượng 1.000 hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn (g).

+ Mtt = trọng lượng 1.000 hạt ở độ ẩm thực tế (g).

+ Wtt = độ ẩm thực tế của hạt (%).

+ Wtc = độ ẩm tiêu chuẩn của hạt (%).



6. Tính so hạt / 1 đơn vị trọng lượng

6.1. Từ trọng lượng 1.000 hạt, tính ra số hạt / 1g hoặc số hạt / 1kg

- Số hạt /1g =

1.000

Trọng lượng (g) của 1.000 hạt

- Số hạt /1kg =

1.000 x 1.000

Trọng lượng (g) của 1.000 hạt

6.2. Nếu mẫu cân không phải là 1.000 hạt thì công thức tương ứng là

- Số hạt /1g =

Số hạt của mẫu

Trọng lượng (g) của mẫu

- Số hạt /1kg =

Số hạt của mẫu x 1.000

Trọng lượng (g) của mẫu

7. Kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm và thế nẩy mầm

7.1. Nguyên tắc

- Xác định tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm trên các mẫu lấy từ phần hạt được tính là hạt thuần.

- Xác định tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm trong điều kiện môi trường ẩm độ, nhiệt độ, không khí, ánh sáng thích hợp nhất cho sự nảy mầm và phát triển của cây mầm.

- Xác định tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm trong điều kiện vô trùng.

- Xác định tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm dựa trên số hạt mọc thành cây mầm bình thường và tổng số hạt kiểm nghiệm

- Trước khi đặt hạt trên giá thể, phải tiến hành xử lý hạt (đối với các loại hạt ngủ)



7.2. Môi trường nảy mầm

7.2.1. Giá thể:

● Giấy lọc: Giá thể cho hạt giống nảy mầm trong phòng kiểm nghiệm là giấy lọc với một số tính chất sau:

- Thành phần: giấy được chế tạo từ sợi gỗ đã được tẩy bằng hóa chất hoặc sợi bông.

- Giấy phải vô trùng, không có mầm mống nấm, vi khuẩn, sâu bệnh hoặc các chất độc hại.

- Kết cấu: Giấy có kết cấu xốp tự nhiên, dễ tiếp xúc để cho hệ rễ của cây mầm có thể phát triển ở phía trên nhưng không đâm sâu xuống phía dưới.

- Độ dai: Giấy phải có độ dai để chịu đựng được sự co, kéo khi dùng panh gắp hạt và sự phát triển hệ rễ của cây mầm trong quá trình nảy mầm.

- Khả năng giữ ẩm: Có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm.

- Độ pH: Độ pH của giấy biến động từ 6,0 – 7,5.

● Cát:

- Thành phần: Cát tinh, đồng nhất về kích thước: > 0,05 ÷ < 0,8 mm.



- Cát phải vô trùng, không lẫn các loại hạt giống, không có mầm mống nấm, vi khuẩn, sâu bệnh hoặc các chất độc hại.

- Khả năng giữ ẩm: Có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm và cây mầm đồng thời có độ thông thoáng cần thiết cho không khí lưu thông.

- Độ pH: Độ pH của cát biến động từ 6,0 – 7,5.

● Đất:


- Thành phần: Đất có cấu tượng tốt, không bị kết vón, không lẫn với các viên to.

- Đất phải vô trùng, không lẫn các loại hạt giống, không có mầm mống nấm, vi khuẩn, sâu bệnh hoặc các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây mầm hoặc việc đánh giá kết quả nảy mầm.

- Khả năng giữ ẩm: Khi được điều chỉnh đến giới hạn độ ẩm thích hợp, có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm và cây mầm, đồng thời có độ thông thoáng cần thiết cho không khí lưu thông.

- Độ pH: Độ pH của đất biến động từ 6,0 – 7,5.



7.2.2. Khay, hộp đựng giá thể: phải vô trùng, không lẫn các hợp chất vô cơ, hữu cơ làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt và có độ pH = 6,0 – 7,5.

7.2.3. Nước:

- Độ tinh sạch: Nước dùng để tưới ẩm cho giá thể phải trong sạch, vô trùng và không hòa lẫn các chất hữu cơ, vô cơ khác.

- Chất lượng nước: dùng nước cất là tốt nhất.

- Độ pH = 6,0-7,5.



7.2.4. Nhiệt độ: Nhiệt độ của môi trường nảy mầm trong khoảng: 20-300C.

7.2.5. Ánh sáng và độ thoáng khí: Đặt hạt trong điều kiện ánh sáng thay đổi tự nhiên giữa ngày và đêm và có đủ dưỡng khí cho hạt hô hấp.

7.3. Dụng cụ để kiểm nghiệm nảy mầm

- Tủ nảy mầm

- Khay men.

- Hộp petri.

- Tấm kính đậy.

- Chuông thủy tinh.

- Panh.

- Kính lúp



- Các loại giá thể.

7.4. Phương pháp tiến hành

7.4.1. Phương pháp sử dụng số lượng hạt thuần (áp dụng cho các loại hạt có kích thước tương đối lớn):

7.4.1.1. Mẫu phân tích: Trộn đều phần hạt thuần, lấy ngẫu nhiên 400 hạt, chia thành 4 tổ để kiểm nghiệm nảy mầm (4 lần lặp, mỗi lần 100 hạt). Đối với các loại hạt đa mầm, không cần tách riêng rẽ mà mỗi hạt được coi như một hạt đơn.

7.4.1.2. Xử lý hạt: Đối với các loại hạt có tính ngủ sâu, trước khi gieo cần tiến hành xử lý, kích thích cho hạt nảy mầm, bằng các phương pháp xử lý vật lý hoặc hóa học.

* Phân loại các dạng ngủ của hạt

Dạng ngủ

Đặc điểm

Tác nhân kích thích phá ngủ

Quá trình xử trí hạt giống

a. Phôi chưa thành thục

Hạt chưa chín sinh lý, chưa thể nảy mầm

Quá trình ủ sau khi thu hái.

b. Ngủ cơ học

Sự phát triển sinh lý của phôi bị hạn chế do vỏ hạt, vỏ quả dày

Phá vỡ tính cơ học của các cấu trúc giới hạn

c. Ngủ vật lý

Sự hút nước bị cản trở do vỏ hạt hoặc vỏ quả không thấm nước

Tác động cơ học (cọ xát, đốt), nước sôi, hoặc xử lý bằng axít.

d. Ngủ hóa học

Quả và hạt có chứa các hợp chất hóa học gây ức chế, cản trở sự nảy mầm

Loại bỏ lớp cơm quả, ngâm, lọc trong nước

e. Ngủ quang học

Hạt không thể nảy mầm nếu không được chiếu sáng thích hợp

Phơi hạt ra ánh sáng trong quá trình nảy mầm, hoặc tạo ra chu kỳ sáng tối

f. Ngủ nhiệt độ

Sự nảy mầm rất thấp nếu không được xử lý trong điều kiện nhiệt độ thích hợp

Trải hạt thành tầng hoặc xử lý bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp.

* Các phương pháp xử lý (phá ngủ) cụ thể cho hạt giống

- Các phương pháp vật lý:

+ Nhiệt độ: Có thể đốt, phơi, sấy hoặc ngâm hạt vào nước nóng ở nhiệt độ thích hợp tùy theo từng loại hạt. Cũng có những loại hạt cần thay đổi nhiệt độ trong quá trình xử lý mới có tác dụng. Một số loại hạt (vùng ôn đới và á nhiệt đới) phải đặt trong điều kiện ấm lạnh mới nảy mầm được.

+ Ngâm nước: Ngâm hạt vào nước là phương pháp thông dụng nhất. Một số loại hạt tương đối dễ nảy mầm thì chỉ cần ngâm nước từ 12-48 giờ ở nhiệt độ bình thường. Một số loại khác thì cần xử lý bằng nước ấm (40-450C), nước nóng (60-800C) hoặc nước sôi. Có loại hạt cần duy trì trạng thái luân phiên ngâm nước/phơi nắng nhiều lần mới nảy mầm được.

+ Tác động cơ giới làm cho vỏ hạt mềm ra, châm chích, khía vỏ, tách hoặc làm nứt vỏ, cắt đi một phần vỏ về phía đối diện với rốn hạt. Thông dụng nhất là việc chà xát cơ giới làm cho vỏ hạt mỏng đi, nước dễ thấm qua. Có thể trộn hạt với cát, sỏi nhỏ, chà xát nhiều lần.

- Phương pháp hóa học:

Dùng các loại hóa chất để xử lý hạt giống là nhằm làm cho vỏ hạt mỏng ra, hạt thấm nước và khí dễ dàng, kích thích sự hoạt động của các loại men, tăng cường hoạt động trao đổi chất trong nội tại của hạt, do đó hạt nảy mầm nhanh, tỷ lệ nảy mầm cao hơn.

Các hóa chất thường dùng là các loại a xít, các muối vô cơ như H2SO4, HNO3, KNO3, (0,1 – 0,2%), GA3 (0,05%), MnSO4 (0,03-0,2%), ZnSO4 (0,03 – 0,05%), CuSO4 (0,001-0,01%) … với nồng độ và thời gian ngâm tùy theo từng loại hạt:

* Sau khi xử lý, hạt được rửa bằng nước sạch rồi đem gieo trên các loại giá thể phù hợp.

7.4.1.3. Chuẩn bị giá thể:

- Giấy lọc được xếp 2-3 lớp trong khay men hoặc hộp petri, dùng bình phun, phun nước đều trên khắp bề mặt của giấy lọc cho giấy thấm đều nước, nghiêng khay (hoặc hộp petri) cho nước thừa chảy hết ra ngoài, giữ cho môi trường nảy mầm đủ ấm nhưng không ướt.

- Cát, đất đựng trong khay được tưới nước đủ ẩm, trộn đều cho tơi xốp, không khí dễ lưu thông, dàn phẳng bề mặt để dễ gieo hạt.

7.4.1.4. Gieo hạt: Hạt được chia làm 4 tổ (4 lần lặp), mỗi tổ (một lần lặp) gieo 100 hạt trên giá thể trong khay men hay hộp petri. Chú ý tạo khoảng cách giữa các hạt đều nhau và không ảnh hưởng lẫn nhau khi hạt đã nảy mầm và phát triển thì không chạm nhau.

7.4.1.5. Trên mỗi khay men hay hộp petri gieo hạt đều có nhãn ghi:

- Tên hạt giống.

- Ký hiệu lô hạt.

- Số hiệu lần lặp.

- Ngày xử lý .

- Ngày đặt hạt vào môi trường nảy mầm.

7.4.1.6. Đặt khay hạt vào trong tủ nảy mầm: với nhiệt độ, ẩm độ được điều chỉnh thích hợp hoặc, nếu phòng kiểm nghiệm có điều kiện nhiệt độ phù hợp thì có thể đặt khay hạt lên trên giá, có kính đậy phía trên.

Hàng ngày kiểm tra, phun thêm nước cho giá thể đủ ẩm.

7.4.1.7. Trường hợp xuất hiện hiện tượng nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm thì phải kịp thời thay thế giá thể đang sử dụng bằng giá thể khác. Nếu nấm bệnh xuất hiện nhiều, gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường thì phải kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm cao hơn không xử lý, cơ quan kiểm nghiệm phải thông báo cho chủ lô hạt biết để có biện pháp khắc phục



7.4.2. Phương pháp chia tổ theo trọng lượng (áp dụng cho các hạt nhỏ, khó phân tích độ thuần, như hạt Tràm cừ hoặc hạt của một số loài Bạch đàn):

7.4.2.1. Mẫu phân tích: Trộn đều mẫu phân tích, lấy ngẫu nhiên (tùy theo loại hạt từ 0,4g – 4,0g, bao gồm cả hạt tinh và tạp vật) để kiểm nghiệm nảy mầm. Chia đều thành 4 tổ, mỗi tổ có khối lượng 0,1g-1,0g (tùy theo loại hạt, sao cho mỗi lần lặp có xấp xỉ 100 hạt thuần).

7.4.2.2. Chuẩn bị giá thể:

Giấy lọc được xếp 2-3 lớp trong khay men hoặc hộp petri, dùng bình phun, phun nước đều trên khắp bề mặt của giấy lọc cho giấy thấm đều nước, nghiêng khay (hoặc hộp petri) cho nước thừa chảy hết ra ngoài, giữ cho môi trường nảy mầm đủ ẩm nhưng không ướt.

7.4.2.3. Gieo hạt:

Hạt được chia làm 4 tổ (4 lần lặp), mỗi tổ (một lần lặp) gieo 0,1g – 1,0g trên giấy lọc trong khay men hay hộp petri. Chú ý tạo khoảng cách giữa các hạt đều nhau và không ảnh hưởng lẫn nhau khi hạt đã nảy mầm và phát triển thì không chạm nhau.

7.4.2.4. Trên mỗi khay men hay hộp petri gieo hạt đều có nhãn ghi:

- Tên hạt giống.

- Ký hiệu lô hạt.

- Số hiệu lần lặp.

- Ngày xử lý.

- Ngày đặt hạt vào môi trường nảy mầm.

7.4.2.5. Đặt khay hạt vào trong tủ nảy mầm: với nhiệt độ, ẩm độ được điều chỉnh thích hợp hoặc, nếu phòng kiểm nghiệm có điều kiện nhiệt độ phù hợp thì có thể đặt khay hạt lên trên giá, có kính đậy phía trên.

Hàng ngày kiểm tra, phun thêm nước cho giấy lọc đủ ẩm.

7.4.2.6. Trường hợp xuất hiện hiện tượng nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm thì phải kịp thời thay thế giá thể đang sử dụng bằng giá thể khác. Nếu nấm bệnh xuất hiện nhiều, gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường thì phải kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm cao hơn không xử lý, cơ quan kiểm nghiệm phải thông báo cho chủ lô hạt biết để có biện pháp khắc phục.

7.5. Đánh giá

7.5.1. Phương pháp sử dụng số lượng hạt thuần (áp dụng cho các loại hạt có kích thước tương đối lớn):

7.5.1.1. Đếm hạt đã nảy mầm: Hàng ngày tiến hành quan sát những hạt đã nảy mầm theo từng tổ. Những cây mầm đạt tiêu chuẩn là cây mầm bình thường thì được lấy ra khỏi khay hạt và ghi vào sổ kiểm nghiệm từ lần đếm đầu tiên và những lần đếm trung gian tiếp theo. Những cây mầm bị thối hoặc bị bệnh nghiêm trọng phải được đưa ngay khỏi khay để tránh lây lan sang các cây bên cạnh. Những cây mầm không bình thường với những khuyết tật khác thì nên giữ lại trên giá thể cho đến lần đếm cuối cùng.

- Đếm lần đầu: Ngày thứ … kể từ ngày gieo hạt.

- Đếm lần cuối: Ngày thứ … kể từ ngày gieo hạt.

Đối với các loại hạt đa mầm, khi xuất hiện nhiều cây mầm (cây mầm bình thường) thì cũng chỉ tính một mầm cho một hạt.

7.5.1.2. Hạt không nảy mầm:

Hạt cứng: khi kết thúc kiểm nghiệm nảy mầm, những hạt cứng không nảy mầm được đếm và thống kê.

Hạt vẫn tươi: khi kết thúc kiểm nghiệm nảy mầm, những hạt tươi không nảy mầm được đếm và thống kê.

Hai loại hạt nêu trên sẽ được kiểm tra khả năng sống bằng phương pháp mổ hạt xem phôi và được thống kê kèm theo với kết quả kiểm nghiệm chung.

Hạt chết (hạt mềm, mốc), hạt rỗng (lép), hạt không phôi, hạt bị sâu phá hủy … được ghi chép, thống kê.

Tất cả quá trình quan sát, đếm hạt và phân loại được ghi vào phiếu kiểm nghiệm (phụ lục 3).

7.5.2. Phương pháp chia tổ theo trọng lượng (áp dụng cho các loại hạt nhỏ, khó phân tích độ thuần, như hạt Tràm cừ hoặc hạt của một số loài Bạch đàn):

7.5.2.1. Đếm hạt đã nảy mầm: Hàng ngày tiến hành quan sát những hạt đã nảy mầm theo từng tổ. Những cây mầm đạt tiêu chuẩn là cây mầm bình thường thì được lấy ra khỏi khay hạt và ghi vào sổ kiểm nghiệm từ lần đếm đầu tiên và những lần đếm trung gian tiếp theo. Những cây mầm bị thối hoặc bị bệnh nghiêm trọng phải được đưa ngay khỏi khay để tránh lây lan sang các cây bên cạnh. Những cây mầm không bình thường với những khuyết tật khác thì nên giữ lại trên giá thể cho đến lần đếm cuối cùng.

- Đếm lần đầu: Ngày thứ … kể từ ngày gieo hạt.

- Đếm lần cuối: Ngày thứ … kể từ ngày gieo hạt.

7.5.2.2. Hạt không nảy mầm:

Không cần phân loại và đếm những hạt không nảy mầm như: hạt cứng, hạt tươi, hạt rỗng, hạt chết v.v… sau khi kết thúc quá trình nảy mầm.

Tất cả quá trình quan sát, đếm hạt đã nảy mầm được ghi vào phiếu kiểm nghiệm (phụ lục 3).

7.6. Tính toán kết quả

7.6.1. Phương pháp sử dụng số lượng hạt thuần (áp dụng cho các loại hạt có kích thước tương đối lớn):

7.6.1.1. Tính số hạt mọc thành cây mầm bình thường cho mỗi tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của các tổ bằng cách tính hiệu số giữa tổ có số cây mầm bình thường cao nhất và tổ có số cây mầm bình thường thấp nhất.

7.6.1.2. Tỷ lệ phần trăm trung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 tổ trong một lần kiểm nghiệm nảy mầm được coi là tỷ lệ nảy mầm của lô hạt nếu hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hay bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình quy định trong bảng 1a.

7.6.1.3. Nếu hiệu số giữa 2 số biên lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong bảng 1a, phải loại bớt một tổ có trị số xa nhất so với trị số trung bình của 4 tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của 3 tổ và tỷ lệ phần trăm trung bình của 3 tổ còn lại. Tỷ lệ phần trăm trung bình này được coi là tỷ lệ nảy mầm của lô hạt khi hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình quy định trong bảng 1a.



Nếu tỷ lệ phần trăm trung bình của 3 tổ đó vẫn lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong bảng 1a thì phải làm lại kiểm nghiệm nảy mầm.

Bảng 1a

Tỷ lệ trung bình của 4 (hoặc 3) tổ (%)

Sai lệch lớn nhất cho phép (%)

Tỷ lệ trung bình của 4 (hoặc 3) tổ (%)

Sai lệch lớn nhất cho phép (%)

99

5

87-88

13

98

6

84-86

14

97

7

81-83

15

96

8

78-80

16

95

9

73-77

17

93-94

10

67-72

18

91-92

11

56-66

19

89-90

12

51-55

20

7.6.1.4. Nếu lô hạt giống có nhiều cơ sở cùng kiểm nghiệm và cho những kết quả khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm (và thế nảy mầm) của lô hạt là trị số trung bình cộng của các kết quả đó nếu sự sai khác giữa các kết quả đó nhỏ hơn hay bằng sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong bảng 2a.

Bảng 2a.

Tỷ lệ nảy mầm trung bình (%)

Sai lệch lớn nhất cho phép (%)

Tỷ lệ nảy mầm trung bình (%)

Sai lệch lớn nhất cho phép (%)

98-99

2

77-84

6

95-97

3

60-76

7

91-94

4

51-59

8

85-90

5

 

 

7.6.1.5. Kiểm nghiệm thế nảy mầm giống như kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm nhưng thời gian chỉ bằng 1/3 thời gian đầu của kỳ hạn kiểm nghiệm nảy mầm.

7.6.1.6. Tính tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm theo tỷ lệ phần trăm chính xác đến con số thứ nhất sau dấu phẩy, theo qui tắc làm tròn số.

— Tỷ lệ cây mầm không bình thường, hạt sống nhưng không nảy mầm, hạt chết …. được tính theo cách tính trên. Tổng tỷ số phần trăm của các thành phần trên cộng lại phải bằng 100%.

— Công thức tính tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm cho từng tổ:



Tỷ lệ nảy mầm: Gp (%) =

Số hạt nảy mầm

x 100

Tổng số hạt kiểm nghiệm

 

Thế nảy mầm: GE (%) =

Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu kỳ của kỳ hạn n/m

x 100

Tổng số hạt kiểm nghiệm

* Tính tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm cho lô hạt: lấy số trung bình cộng của 4 tổ với độ chính xác đến 1% theo nguyên tắc làm tròn số và sử dụng kết quả này trong phiếu kiểm nghiệm.

Quá trình kiểm nghiệm, kết quả tính toán được ghi vào phiếu theo dõi kiểm nghiệm nảy mầm (phụ lục 3).



7.6.2. Phương pháp chia tổ theo trọng lượng (áp dụng cho các loại hạt nhỏ, khó phân tích độ thuần, như hạt Tràm cừ hoặc hạt của một số loài Bạch đàn):

7.6.2.1. Tính số hạt mọc thành cây mầm bình thường cho mỗi tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của các tổ bằng cách tính hiệu số giữa tổ có số cây mầm bình thường cao nhất và tổ có số cây mầm bình thường thấp nhất.

7.6.2.2. Trị số trung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 tổ trong một lần kiểm nghiệm nảy mầm được coi là trị số nảy mầm theo khối lượng (0,1g – 1,0g) của lô hạt nếu hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hay bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với số hạt đã nảy mầm trong tổng trọng lượng hạt kiểm nghiệm quy định trong bảng 1b dưới đây.

7.6.2.3. Nếu hiệu số giữa 2 số biên lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong bảng 1b phải loại bớt một tổ có trị số xa nhất so với trị số trung bình của 4 tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của 3 tổ và trị số trung bình của 3 tổ còn lại. Trị số trung bình này được coi là trị số nảy mầm của lô hạt khi hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với giới hạn lớn nhất quy định trong bảng 1b.



Nếu trị số trung bình của 3 tổ đó vẫn lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong bảng 1b thì phải làm lại kiểm nghiệm nảy mầm.


tải về 393.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương