Tiêu chuẩn hoá trong công tác lưu trữ


Tieâu chuaån hoaù trong coâng taùc Vaên thö Löu tröõ



tải về 0.51 Mb.
Chế độ xem pdf
trang48/49
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2022
Kích0.51 Mb.
#52324
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49
TIÊU CHUẨN HOÁ TRONG CÔNG TÁC LƯU TRỮ

Tieâu chuaån hoaù trong coâng taùc Vaên thö Löu tröõ
 Nguyeã
n Duy Vónh 
49 
- Am hiểu tình hình và xu thế phát triển của công tác lưu trữ trong nước và thế 
giới. Có năng lực nghiên cứu khoa học. 
- Có trình độ tổng hợp nhanh nhạy, thông thạo về tổ chức chỉ đạo, triển khai 
nghiệp vụ lưu trữ, tổ chức công tác kiểm tra, tổ chức phối hợp và thu hút các cộng tác 
viên liên quan trong triển khai nghiệp vụ lưu trữ. 
c. Yêu cầu trình độ: 
- Tốt nghiệp đại học lưu trữ lịch sử trở lên, có thâm niên ở ngạch chuyên viên 
tối thiểu là 9 năm. 
- Qua khoá đào tạo nghiệp vụ hành chính ngạch chuyên viên chính. 
- Biết ngoại ngữ trình độ B (nghe hiểu, đọc, nói thông thường). 
- Có công trình khoa học hoặc đề án sáng tạo về lưu trữ được Hội đồng khoa 
học cấp ngành nghiệm thu. 
2.4.2.4. Chuyên viên cao cấp lưu trữ
a. Chức trách: 
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong hệ thống quản lý Nhà 
nước, giúp Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước và một số Bộ, ngành ở TW có lưu trữ 
cố định, chủ trì tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý các nghiệp vụ lưu trữ có độ phức 
tạp rất cao thuộc phạm vi thẩm quyền. 
Nhiệm vụ cụ thể: 
- Chủ trì xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, phương hướng chiến lược 
về phát triển công tác lưu trữ trong phạm vi cả nước. 
- Chủ trì tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, quy trình nghiệp vụ, quy 
phạm kỹ thuật, quy trình công nghệ, thể lệ, quy chế về công tác lưu trữ trong phạm vi 
toàn quốc. 
- Chủ trì tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp 
luật, pháp quy về công tác lưu trữ; đề xuất biện pháp điều chỉnh, uốn nắn, cải tiến 
quản lý nghiệp vụ lưu trữ trong phạm vi thẩm quyền, bảo đảm quản lý chặt chẽ và có 
hiệu quả. 
- Chủ trì tổ chức được việc phối hợp với các lĩnh vực nghiệp vụ liên quan, các 
cấp quản lý lưu trữ nhằm thống nhất và tăng cường khả năng hợp tác và trao đổi kinh 
nghiệm. 
- Tổ chức tổng hợp, chỉ đạo và phân tích, tổng kết đánh giá hiệu lực, hiệu quả, 
đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý. 
- Chủ trì tổ chức xây dựng nội dung chương trình và biên soạn các tài liệu 
hướng dẫn nghiệp vụ ứng dụng trong phạm vi toàn quốc. 
- Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ cho ngạch công chức 
cấp dưới, phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý toàn ngành. 
b. Hiểu biết: 
- Nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà 
nước và quy chế của ngành về công tác lưu trữ và các nghiệp vụ liên quan. 
- Nắm vững hệ thống lý luận và thực tiễn của công tác lưu trữ, am hiểu về các 
chuyên môn nghiệp vụ liên quan. 



tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương