Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.51 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.51 Mb.
#12974
1   2   3   4   5   6   7

Địa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420


Thanh Xuân Bắc – Hà Nội.

Điện thoại:

Bị cắt theo lệnh của công an.



N

Luật về bảo vệ nạn nhân bạo hành


23 Tháng 11 2006 - Cập nhật 11h28 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/11/061123_torture_protectionact.shtml



  • Nguyễn Đạt


ăm 1992 Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Bạo hành (Torture Victim Protection Act) mang ký hiệu Pub. L. No. 102-256, 106 Stat. 73 (1992), nhằm mục đích thi hành Công ước Chống Bạo hành, Ngược đãi và những Hình thức Đối xử Tàn bạo, Phi nhân và Chà đạp Nhân phẩm khác (Convention Against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) mà Hoa Kỳ đã phê chuẩn tham gia.

Công ước này cũng được ghi nhận trong hệ thống tra cứu luật pháp Hoa Kỳ dưới ký hiệu G.A. Res. 39/46, 39 U.N. GAOR Supp. No. 51, at 197, U.N. Doc. A/RES/39/708 (1984).

Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Bạo hành cho phép nạn nhân là công dân ngoại quốc (không phải công dân Mỹ) hoặc người đại diện họ được quyền khởi kiện dân sự trước tòa án liên bang Mỹ chống lại các chính phủ ngoại quốc và cá nhân quan chức ngoại quốc đã có hành vi bạo hành đối với nạn nhân là công dân nước họ hoặc nước khác. Luật này có mục đích bảo vệ các nạn nhân chính trị ở những quốc gia theo đuổi chính sách độc tài quân sự thường thấy ở Á châu và Trung Mỹ, nơi mà nhân quyền bị chà đạp thô bạo.

Thật ra không phải chờ đến năm 1992 Quốc hội Mỹ mới thông qua một đạo luật như vậy. Trước đó hơn hai thế kỷ, vào năm 1789, Đạo luật Dân sự phạm Ngoại kiều (Alien Tort Act) đã được ban hành và điển chế hóa dưới ký hiệu 28 U.S.C. §1350 hay gọn hơn §1350, nhưng bị chìm vào quên lãng mãi cho đến năm 1980 sau khi phán quyết liên quan đến vụ kiện Filartiga v. Pena-Irala trở thành án lệ nổi tiếng và được ghi nhận trong hệ thống tra cứu luật pháp Hoa Kỳ dưới ký hiệu 630 F.2d 876 (2d Cir. 1980).

Trong vụ kiện Filartiga v. Pena-Irala, các nguyên đơn là hai cha con gia đình Filartiga người Paraguay có con trai và anh trai bị quan chức cảnh sát tên là Pena-Irala ở một thành phố của Paraguay tra tấn thô bạo đến chết. Sau khi khởi kiện bất thành tại các tòa án Paraguay, các nguyên đơn quyết định kiện quan chức cảnh sát đó ra trước tòa án Mỹ yêu cầu bồi thường. Tòa án liên bang Mỹ chấp nhận giải quyết vụ kiện với nhận định rằng luật quốc tế nghiêm cấm các hành vi bạo hành của nhà nước đối với cá nhân và Đạo luật Dân sự phạm Ngoại kiều ban cấp thẩm quyền tài phán cho tòa án liên bang trong việc giải quyết những vụ kiện chống lại các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế như vậy.

Án lệ Filartiga 1980 ngay lập tức tạo ra một làn sóng các vụ kiện theo Đạo luật Dân sự phạm Ngoại kiều do các công dân ngoại quốc khởi kiện chính phủ và quan chức nước họ vi phạm nhân quyền ra trước tòa án Mỹ, nhiều vụ kiện thành công với số tiền bồi thường thiệt hại được tuyên lên đến hàng triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, sự thành công của những vụ kiện như vậy khiến ngành hành pháp Mỹ quan ngại vì việc xét xử của cơ quan tài phán Mỹ đối với hành vi vi phạm nhân quyền ở nước khác dường như đã can thiệp vào chính sách đối ngoại của Chính phủ Hoa Kỳ.

Kết quả của quan ngại đó đã dẫn đến một án lệ khác không kém phần nổi tiếng, đó là phán quyết trong vụ kiện Tel-Oren v. Libyan Arab Republic năm 1984, được ghi nhận trong hệ thống tra cứu luật pháp Hoa Kỳ dưới ký hiệu 726 F.2d 774 (D.C. Cir. 1984). Trong vụ này, gia đình các nạn nhân người Israel, Mỹ và Hà Lan bị thiệt mạng trong vụ mưu sát mang tính chất khủng bố do Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) chủ mưu và thực hiện (nhóm khủng bố này lúc đó được chính phủ Libya chứa chấp), đã khởi kiện cả PLO lẫn Chính phủ Libya ra trước tòa án Mỹ. Tuy nhiên, cả tòa sơ thẩm lẫn thượng thẩm đều bác bỏ đơn kiện của phía nguyên đơn với nhiều lập luận khác nhau.

Án lệ Tel-Oren 1984 ngay lập tức khiến hình ảnh nước Mỹ trong vai trò người bảo vệ nhân quyền tin cậy trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Để đáp lại Án lệ Tel-Oren, năm 1992 các nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đã vận động thông qua Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Bạo hành như đã nêu trên, cho phép các nạn nhân chính trị trên toàn thế giới có thể khởi kiện chính phủ và quan chức nước họ vì những hành vi bạo hành vi phạm nhân quyền dưới mọi hình thức.

Bạo hành trong phạm vi áp dụng của Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Bạo hành bao gồm những hành vi đe dọa, ngược đãi, chà đạp nhân phẩm, trấn áp, tù đày, giam cầm, đánh đập, tra tấn, sát hại hoặc thủ tiêu mà các chính phủ và quan chức ngoại quốc thực hiện nhằm xâm phạm đến thể xác hoặc tinh thần của nạn nhân với mục đích cưỡng bức họ, chẳng hạn, phải cung cấp thông tin hoặc thừa nhận những cáo buộc vô lý hoặc chịu đựng phân biệt đối xử vì những lý do văn hóa, tôn giáo, chính kiến, sắc tộc, v.v…

Chi tiết

Một vụ kiện khởi xướng theo Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Bạo hành có những đặc điểm và chi tiết sau đây:

1. Nguyên đơn có thể là chính nạn nhân của hành vi bạo hành hoặc có thể là gia đình hoặc những cá nhân và tổ chức đại diện họ tại Hoa Kỳ.

2. Bị đơn là các chính phủ hoặc quan chức đã thực hiện hành vi bạo hành đối với nạn nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp thông qua những cá nhân hoặc tổ chức mà họ thành lập hay vận động. Cần lưu ý rằng bị đơn có thể bao gồm cả chính phủ và quan chức liên quan.

3. Cơ sở khởi kiện là sự hiện hữu của hành vi “vi phạm luật pháp quốc tế”, một điều kiện xác lập thẩm quyền tài phán của tòa án liên bang Mỹ đối với loại vụ kiện này. Vì bạo hành của nhà nước đối với cá nhân bị nghiêm cấm tuyệt đối trong các văn kiện quốc tế đa phương, bao gồm cả Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế về nhân quyền, nên nếu có bằng chứng về sự bạo hành, tức là có sự hiện hữu của hành vi “vi phạm luật pháp quốc tế” thì nguyên do khởi kiện (cause of action) được xác lập để tòa án thụ lý giải quyết.

4. Trách nhiệm dẫn chứng (burden of proof) thuộc về nguyên đơn, tuy nhiên không khó để cung cấp bằng chứng hợp lệ theo luật pháp Hoa Kỳ và thuyết phục tòa án chấp nhận. Vì đây là một vụ kiện dân sự nên những yêu cầu về hình thức của bằng chứng bạo hành không khắc khe như đối với những vụ án hình sự, nên nếu bị đơn từ chối tham gia vụ kiện, tòa án sẽ dễ dàng và nhanh chóng chấp nhận sự hữu hiệu của bằng chứng do nguyên đơn xuất trình.

5. Thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ ngày sự bạo hành được chứng minh là hiện hữu.

6. Nhìn chung, nguyên đơn có những lợi thế sau đây so với bị đơn trong vụ kiện:

(a) Do “thể diện quốc gia” bị đơn thường không dễ dàng chấp nhận tham gia vụ kiện để thách thức chứng cứ của nguyên đơn hoặc đưa ra lập luận phản biện. Điều này gây bất lợi lớn cho bị đơn vì thủ tục tranh tụng dân sự ở Mỹ tuân theo nguyên tắc đối tụng, tức là các bên đương sự toàn quyền cung cấp chứng cứ và lập luận, thẩm phán chỉ thủ giữ vai trò trọng tài trung gian. Nếu một bên không cung cấp chứng cứ và lập luận của mình, tòa án sẽ dựa trên chứng cứ và lập luận của bên kia để phân xử.

(b) Tổn thất về thể xác và tinh thần nếu chứng minh được sẽ là cơ sở để yêu cầu bồi thường với trị giá đáng kể. Nếu bị đơn khước từ phán quyết buộc bồi thường thì tài sản của họ bên ngoài lãnh thổ quốc gia có thể bị sai áp (kê biên) để thi hành án. Nếu bị đơn là một quan chức, tài khoản ở ngoại quốc của người này dù do người khác đứng tên, nếu có bằng chứng về sự liên hệ trực tiếp, sẽ bị phong tỏa để bồi thường. Nếu bị đơn là nhà nước, mọi phương tiện giao thông vận tải giá trị lớn, như máy bay và tàu bè, khi di chuyển ra nước ngoài sẽ bị sai áp bán đấu giá để bồi thường.

(c) Sự câu thúc thân thể và dẫn độ bị đơn hoặc đại diện của họ có thể được áp dụng nếu có bằng chứng về sự gian lận trong việc tẩu tán tài sản nhằm tránh thi hành án, bởi lẽ khi đó sự gian lận là tội phạm hình sự.

7. Vụ kiện tuy nhiên có những trở ngại sau đây:

(a) Tòa án có thể phải cân nhắc cẩn thận yếu tố quan hệ ngoại giao nếu bị đơn là một chính phủ ngoại quốc. Như đã nói, nhiều phán quyết trước đây được tuyên theo Đạo luật Dân sự phạm Ngoại kiều đã bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn do sự quan ngại của Chính phủ Mỹ về sự can thiệp của ngành tư pháp vào chính sách ngoại giao.

Tuy nhiên, do Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Bạo hành được ban hành từ năm 1992, nên trở ngại này không còn đáng kể vì hai lẽ: thứ nhất, đạo luật này có mục đích thi hành Công ước Chống Bạo hành, Ngược đãi và những Hình thức Đối xử Tàn bạo, Phi nhân và Chà đạp Nhân phẩm khác mà Hoa Kỳ đã phê chuẩn tham gia; và thứ hai, một xu hướng thắng thế trong án lệ Hoa Kỳ bác bỏ sự quan ngại của Chính phủ Mỹ đã được hình thành trên cơ sở lập luận rằng thể chế chính trị của Mỹ tuân thủ nguyên tắc tam quyền phân lập, ngành tư pháp hoàn toàn độc lập để thực thi công lý, nên ngành hành pháp không có quyền đương nhiên can thiệp vào hay quan ngại về hoạt động tài phán của tòa án.

(b) Bị đơn là quan chức thường lập luận rằng trong lúc thực hiện hành vi bạo hành, họ đang đại diện quốc gia và do đó có quyền đặc miễn ngoại giao với tư cách là một nhân viên công vụ. Với quyền đặc miễn ngoại giao, bị đơn có quyền khước từ tham gia vụ kiện một cách hợp lệ. Tuy nhiên, lập luận này chỉ hữu hiệu khi quan chức vẫn còn đương chức trong lúc vụ kiện đang diễn ra. Nếu tòa án Mỹ chấp nhận lập luận của bị đơn, thì vụ kiện sẽ bị đình hoãn cho đến khi bị đơn không còn quyền đặc miễn ngoại giao do về hưu hay từ chức. Thời hiệu khởi kiện 10 năm, tuy nhiên, sẽ được tính lại từ thời điểm đình hoãn vụ kiện và tất nhiên đây là một lợi thế của nguyên đơn.

Giá trị phổ quát

Án lệ Hoa Kỳ cho thấy rằng hầu hết những vụ kiện liên quan đến bị đơn là những quan chức đã về hưu hay thôi chức vụ thường thành công vì họ không thể nại lý do quyền đặc miễn ngoại giao để khước từ tham gia vụ kiện một cách chính đáng, và ở những quốc gia Á châu và Trung Mỹ quan chức về hưu hay thôi chức vụ thường có nhiều tài khoản bí mật ở nước ngoài với ngạch số ký thác không nhỏ, nên khả năng thi hành án rất cao.

Nhân quyền là một quyền có tính chất toàn cầu, với giá trị phổ quát vượt mọi biên giới địa lý. Con người ở đâu cũng đều hưởng sự bình đẳng như nhau bất kể khác biệt, thậm chí dị biệt, về văn hóa, tôn giáo, chính kiến và sắc tộc, nên cách hiểu và sự tôn trọng nhân quyền cũng phải dựa trên nền tảng chung toàn nhân loại.

Nếu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định ra những quy tắc chung cho việc thực thi các quyền thương mại có tính chất toàn cầu, không phân biệt quốc gia và lãnh thổ, thì Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng buộc mọi thành viên của mình trong cộng đồng quốc tế phải tôn trọng nhân quyền theo những chuẩn mực chung, bất di bất dịch, của toàn nhân loại. Không thể có loại nhân quyền mang tính chất “đặc thù” của từng quốc gia theo cách lý giải ngụy biện với mục đích chà đạp nhân quyền thường thấy.

Vi phạm nhân quyền do vậy bị xem là vi phạm luật pháp quốc tế, nên để tuân thủ các cam kết quốc tế của Hoa Kỳ, luật pháp nước này đã mở rộng thẩm quyền cho phép tòa án Mỹ trực tiếp xét xử những vụ kiện đòi bồi thường của các nạn nhân bạo hành chính trị trên toàn thế giới.

.........................................................



Quang Thanh

Bài này qúa hay; nhưng rất tiếc là luật chỉ cho phép xử cá nhân và chính phủ nước ngoài; không biết ở Mỹ có luật nào cho phép nước ngoài kiện và xử công dân Mỹ với những tội danh tương tự và với những thuận lợi tương tự cho phía bị đơn.

Ngoài ra, nếu có luật này cũng nên vô hiệu biện pháp "cấm vận" mà chính phủ Mỹ hay áp dụng và không nên tính thời hiệu trong thời gian bị "cấm vận" đó.

Thêm nữa, nước Mỹ nên thúc đẩy các quốc gia khác noi gương mình xây dựng các bộ luật tương tự để bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Tôi nghĩ đây là một khía cạnh nhân quyền hết sức quan trọng mà một quốc gia tiêu biểu về nhân quyền như Mỹ cần phải đưa vào chương trình hành động của mình.



Đăng, Hải Phòng

Cảm ơn bạn Nguyễn Đạt đã viết bài này. Việt Nam cho tới nay đã ký rất nhiều công ước Quốc tế nhưng việc thực hiện nghiêm chỉnh các công ước này hầu như chỉ mang tính chính trị.

Khi các tổ chức quóc tế đến kiểm sát thì chính quyền tìm mọi cách che dấu hoặc biện minh cho các hành động vi phạm nhân quyền của họ. Họ muốn thế giới biết tới họ như là một nước văn minh và dân chủ nhưng hành động của họ thì lại vi phạm các công ước Quốc tế một cách nghiêm trọng, hành xử theo một cách rất lạc hậu.

Ngay cả bản Hiến pháp 1992 chưa tính đến một số điều phi lý để phục vụ mục đích độc tôn của ĐCSVN mà họ cũng là một nhà nước luật phâp và thực hiện luật pháp một các vi hiến trầm trọng. Đến khi nào người dân chúng tôi mới có được một nhà nước thực sự do dân, vì dân và dân chủ đây?





 





Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương