Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội


Ghi nhanh từ Hà Nội của nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn



tải về 0.51 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.51 Mb.
#12974
1   2   3   4   5   6   7

Ghi nhanh từ Hà Nội của nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn.

Ngày 22-11-2006.

Địa chỉ: số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.

Mobile: 0916-731-829.

Yêu cầu VinaPhone không được vô cớ cắt bỏ theo lệnh phi pháp của Bộ công an Việt Nam.



Ảnh Cô Lê Thị Kim Thu, cô Vũ Thanh Phương chụp kỷ niệm cùng nhà báo Nguyễn Khắc Toàn ngay sau khi các cô Kim Thu, Thanh Phương được công an thả ra khỏi trại giam bảo trợ xã hội 1 Đông Anh, Hà Nội trong vụ càn quét bảo vệ APEC vừa qua. Ảnh chụp lúc chiều tối ngày 21-11-2006, trên hè phố Hàng Khay, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.






Phóng ảnh biên bản của nhà cầm quyền CSVN vu cáo các cô Kim Thu và Thanh Phương gây rối mất trật tự công cộng và ý kiến phản đối của các cô.




T

Ðối Thoại Online phỏng vấn Ls. Lê Thị Công Nhân

về chỉ thị báo chí 37-TTg

ngày 29/11/2006
hưa quý thính giả, sau khi đại họi APEC bế mạc, tuân hành chỉ thị của Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký chỉ thị số 37 vào ngày 29/11/2006 qui định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Chỉ thị 37 có hai mục đích rõ rệt là quản lý truyền thông bà báo chí thuộc viện nhà nước vốn đã chặc chẽ lại càng chặc chẽ hơn và nhất quyết ngăn cấm báo tư nhân.


Đối Thoại Online rất hân hạnh được luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam cho biết một số vấn đề liên quan đến chỉ thị 37 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mời quý thính giả theo dõi phần trao đổi của chúng tôi sau đây:

Duy Khang: Thưa luật sư, như luật sư đã biết, theo chỉ thị của Bộ Chính trị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký chỉ thị số 37 vào ngày 29/11/2006 về báo chí, qui định sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông và báo chí, cũng như cương quyết không chấp nhận báo tư nhân. Như vậy thì phát xuất từ thực tế như thế nào mà Bộ Chính trị và thủ tướng Dũng đã quyết định như vậy, thưa luật sư?

Ls Lê Thị Công Nhân: Xin chào anh Duy Khang. Theo tôi thì trong bối cảnh nào mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra một chỉ thị đang gây xôn xao dư luận như vậy. Như chúng ta đều biết thì thông báo số 41 của Bộ Chính trị đã được ra đời vào ngày 11/10/2006, tức là trước hội nghị APEC một thời gian tương đối dài là khoảng 1 tháng rưỡi. Sau khi hội nghị APEC kết thúc cũng như Việt Nam đã được kết nạp vào WTO thì nhà cầm quyền Việt Nam mà cụ thể là chính phủ đã cho ra chỉ thị số 37 TTg ngày 29/11. Trong chỉ thị này thì có hai nội dung chính, đó là tăng cường quản lý triệt để tất cả các báo chí ở trong nước thuộc quyền quản lý của nhà nước. Thứ hai là một lần nữa nhà cầm quyền Việt Nam thể hiện môt thái độ ấu trỉ và ngoan cố, nhứt quyết không cho có báo chí tư nhân tại Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng việc này hoàn toàn không phải là vô tình mà đều đã được chuẩn bị vào sắp xếp kế hoạch cũng như thời điểm để công bố việc làm này.

Như tôi đã nói, chỉ thị 37 thì hoàn toàn ra đời trên cơ sở thông báo 41 của Bộ Chính trị mà thôi. Tại sao khi có thông báo này thì chỉ thị 37 chưa ra đời ngay? Có lẽ nhà cầm quyền Việt Nam người ta muốn cho sự kiện APEC cũng như việc Việt Nam gia nhập WTO được thuận lợi. Ngay sau đó, như tất cả chúng ta đều biết thì Việt Nam đã gia nhập WTO và thế giới rất quan tâm về vấn đề các giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu các ấn phẩm, báo chí cũng như văn học và những sản phẩm liên quan đến văn hóa – gọi tắt là văn hóa phẩm khac.

Trong quá trình đàm phán WTO, như chúng ta đã biết trong thông báo của Bộ Ngoại giao về nội dung chính đàm phán gia nhập WTO thì cũng đã nói rằng Việt Nam không cho tự do về báo chí, nhưng có lẽ vì nhà cầm quyền Việt Nam người ta vẫn cảm thấy có một cái gì đó bất an, rằng những cam kết đó chưa phải là triệt để lắm, cho nên nó cũng chỉ là mới quốc tế thôi, cho nên người ta cho ra đời chỉ thị 37 này nhằm đối phó phần lớn với mặt trận báo chí ở trong nước mà hiện nay đang có một khuynh hướng, theo tôi là không thể đảo ngược, đó là tự do hóa về báo chí.



Duy Khang: Với tư cách là một luật sư thì luật sư đánh giá chỉ thị 37 như thế nào về mục đích cũng như về phương diện pháp lý?

Ls Lê Thị Công Nhân: Cảm ơn anh, đây quả thật là một câu hỏi rất là hay. Trước mặt tôi là hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 hiện nay có hiệu lực thực thi. Có thể nói ngắn gọn một câu thôi là chị thị 37 này là một sự thể hiện sự độc tài tuyệt đối của đảng CSVN trên hệ thống bộ máy nhà nước của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hệ thống hành pháp (tức chính phủ) cũng như hệ thống tư pháp. Gần như tất cả các hệ thống này, kể cả lập pháp, quốc hội đều nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của đảng CSVN mà cơ quan có quyền lực nhất chính là Bộ Chính trị. Tôi nói vậy là vì sao? Như chúng ta đều biết, quốc hội trong pháp luật thì được qui định là một cơ quan quyền lực cao nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam thì cũng có một qui định như vậy, và hiến pháp là luật cao nhất trong tất cả các luật, còn gọi là luật gốc hoặc luật mẹ trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Và tất cả văn bản luật khác đều nằm dưới hiến pháp và đều phải tuân thủ hiến pháp. Nếu nó trái với hiến pháp thì người ta gọi đó là vi hiến và cần phải được loại bỏ ngay.

Là một luật sư thì tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37-TTG ngày 29/11/2006 là hoàn toàn vi hiến. Nói vậy là vì sao? Tôi xin trích dẫn điều 33 hiến pháp Việt Nam năm 1992:



Ðiều 33

Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.

Vậy thì điều 33 này có lẽ là cũng không cần gì phải phân tích nhiều hay bàn cãi, nó đã nói rất rõ. Đó là nhà nước có nghĩa vụ là phải phát triển báo chí và thông tin. Bên cạnh đó nhà nước có thẩm quyền cấm những hoạt động văn hóa và thông tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và những vấn đề liên quan đến đạo đức v.v… Đó không có nghĩa rằng là nhà nước cấm hoặc không cho phép báo chí tư nhân phát triển.

Ở đây chúng ta phải hiểu nguyên tắc của pháp luật là phía cơ quan công quyền thì chỉ được thực thi những gì nằm trong sự cho phép mà thôi. Còn công dân cũng như với những tổ chức tư nhân thì người ta được quyền làm tất cả những gì không cấm.

Vậy thì điều 33 của hiến pháp đã nói rất rõ trách nhiệm của nhà nước là phải phát triển thông tin báo chí, truyền thanh và tất cả những loại hình báo chí khác. Tôi xin được trích dẫn một điều nói rõ hơn để cho thấy tính vi hiến của chị thị số 37. Đó chính là điều 60, 69.

Điều 60 thì liên quan ở phương diện rộng hơn một chút. Điều 60 hiến pháp Việt Nam qui định:

Ðiều 60

Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Ở đây chúng ta quan tâm tới khía cạnh sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Ở một khía cạnh, báo chí cũng thuộc lãnh vực của hoạt động văn hóa.

Tiếp theo tôi xin trích dẫn điều 69. Điều 69 hiến pháp Việt Nam là một điều khoảng rất ngắn gọn và qui định rất cụ thể và đầy đủ những quyền liên quan đến báo chí của công dân mà cụ thể là tư nhân. Điều 69 ghi:

Ðiều 69

Công dân VN có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Vậy mà trong chỉ thị 37CT-TTg vừa mới được ra đời thì lại có một điều khoản không thể nào chấp nhận được và hoàn toàn vi phạm pháp luật, vi phạm ở đây là vi phạm bộ luật mẹ của cả quốc gia – đó là hiến pháp.

Tại điểm D điều 2 của chỉ thị 37 ghi rằng:

Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại cho đất nước”.

Như thế nào là lợi dụng báo chí để phục vụ lợi ích riêng hoặc gây tổn hại cho đất nước thì thiết nghĩ việc làm này của Bộ Văn hóa thông tin hoặc của những cơ quan an ninh bây giờ người ta làm, theo tôi thì đã rất triệt để và chặt chẽ, phục vụ cho lợi ích của đất nước cũng như đảng CSVN rồi.

Vậy ở đây vấn đề là kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức. Điều này đã xâm phạm vào quyền được tự do báo chí của tất cả công dân Việt Nam cũng như của mỗi một công dân Việt Nam – là một quyền đã được hiến định bởi điều 69 của hiến pháp Việt Nam.

Bên cạnh đó thì tôi cũng xin được trích dẫn Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã là thành viên tham gia vào ngày 24/9/1982. Về nguyên tắc thì trong hệ thống pháp luật nội địa của một đất nước thì không ai có quyền ép buộc một quốc gia tham gia một điều ước quốc tế, nhưng nguyên tắc vàng của luật quốc tế đó là khi mà anh đã tham gia thì anh phải tuân thủ. Vấn đề là Việt Nam đã tham gia công ước của LHQ về các quyền dân sự cũng như quyền chính trị và luật Việt Nam cũng qui định rất rõ nếu như giữa luật quốc nội và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết có những sự mâu thuẩn hoặc trái ngược thì ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc là luật quốc tế áp dụng trước hết và trên hết. Chính vì vậy tôi xin được trích dẫn điều 19 của Công ước LHQ về các quyền dân sự và chính trị năm 1966:

Ðiều 19:


  1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

  2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

  3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

    1. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

    2. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Như những điều vừa rồi thì chúng ta đều thấy rõ chỉ thị 37 đã vi phạm nghiêm trọng không những luật của chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành mà cả luật quốc tế. Ở đây chúng ta phải phân biệt hai khía cạnh khi chúng ta nhìn vào một điều luật. Thứ nhất là việc ban hành một văn bản pháp luật hoặc điều luật như vậy nó có đúng trình tự tư pháp, luật pháp của một quốc gia hay không, và đã được kiểm tra hay chưa. Và trong mối quan hệ của hệ thống văn bản pháp luật của một quốc gia thì nó cũng có quan hệ với pháp luật quốc tế, ở đây cụ thể là những điều ước quốc tế, là tên gọi chung của công ước quốc tế hoặc là những thỏa thuận quốc tế, mà quốc gia đó đã tham gia. Cái thứ hai chúng ta mới quan tâm đến, đó là nội dung của điều luật là như thế nào.

Cho nên ở đây, ngay từ vấn đề hình thức của văn bản pháp luật này cũng như trình tự của mối quan hệ pháp lý giữa các văn bản khác thì chỉ thị 37 này đã thể hiện sự sai lầm nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam là nó đã vi hiến, tức là vi phạm chính pháp luật của nội địa Việt Nam và vi phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Câu hỏi này thuần túy mang tính chất pháp lý cho nên tôi trả lời có phần khô khan, mong quý vị thông cảm.

Duy Khang: Xin luật sư cho biết ảnh hưởng của chỉ thị 37 đối với báo chí và truyền thông thuộc diện nhà nước quản lý như thế nào?

Ls Lê Thị Công Nhân: Hiện giờ chúng ta cũng đã thấy rằng nó đã gây những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ báo giới, đây là cả báo giới ở trong nước cũng như giới làm báo của quốc tế đang có mặt tại Việt Nam và cũng đã gây những phản ứng không phải nhỏ đối với báo giới quốc tế đang có mặt tại Việt Nam.

Cá nhân tôi thì cho rằng quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận là quyền đầu tiên của nhân quyền là cũng là quyền có chức năng như một phương tiện để thực hiện những nhân quyền khác. Vậy mà một chỉ thị với nội dung như vậy thì từ trước tới nay chúng ta đều biết hơn 600 tờ báo của Việt Nam vẫn đã và đang nằm dưới một tên gọi là “quốc doanh”, tức là sự kiểm soát của nhà nước là tuyệt đối. Tôi cũng thấy khó hiểu vì nếu tôi là nhà cầm quyền Việt Nam thì không cần thiết phải cho ra đời thêm một chỉ thị 37 như thế này làm gì. Bởi vì hiện tại, như chúng ta đã biết ở tại Việt Nam cũng làm gì đã có báo chí tư nhân. Nhưng có lẽ là chỉ thị này đã được ra đời trong một bối cảnh việc Việt Nam gia nhập WTO đã xong và người ta bắt đầu có những hoạt động thực tế, những giao dịch thực tế đối với thế giới về khía cạnh thương mại mà trong đó những giao dịch thương mại về văn hóa phẩm mà trong đó báo chí là một phần lớn.

Tôi nghĩ rằng chỉ thị 37 này là một sự bất công rất lớn đối với báo giới Việt Nam. Báo giới Việt Nam trong thời gian qua chúng ta cũng phải ghi nhận là họ đã có những đóng góp lớn đối với sự phát triển của đất nước cũng như đóng góp vào một công cuộc mà trước hết là đã chỉ ra những điều xấu, những điều sai của các cơ quan công quyền, trong việc chống tham nhũng, chống tiêu cực của bộ máy hành chánh nhà nước. Và hơi thở tự do thì đang được thổi vào rộng khắp báo giới của Việt Nam. Mặc dù chịu sự quản lý gần như tuyệt đối của nhà nước nhưng khuynh hướng đó trong khoảng 5 năm trở lại đây thì đã mang đến niềm lạc quan tích cực cho báo giới.

Và tôi nghĩ rằng chỉ thị này giống như – không phải là một gáo nước lạnh – mà là một sô nước lạnh tạt vào mặt của báo giới Việt Nam. Khi có rất nhiều người, thậm chí còn đang nghĩ đến việc cổ phần hóa các tờ báo hoặc tự mình cho ra đời những tờ báo riêng v.v…

Người ta nói đến sự bất công là ở chỗ nếu như những tờ báo hiện đang được nhập khẩu một cách chính ngạch vào Việt Nam thì đa phần chúng ta đều biết, đều là của những tập đoàn truyền thông tư nhân hoặc hoặc của những hãng thông tấn tư nhân. Vậy thì tại sao báo chí tư nhân của nước ngoài, người ta có một thị trường rất lớn tại Việt Nam như vậy, người ta cũng có một cơ hội rất lớn để phát triển nghề nghiệp, phát triển kỹ năng của người ta thì chỉ thị 37 này lại đập bẹp tất cả những điều đó đối với báo giới của nội địa Việt Nam.

Việt Nam có gần 9,000 nhà báo làm cho hơn 600 tờ báo. Vậy thì bao giờ báo giới Việt Nam mới có một sự tự do phát triển, sáng tạo và có một phong cách cũng như một bản lĩnh, một trình độ báo chí tương đương với khu vực ĐNÁ thôi, chưa nói đến thế giới. Điều này sẽ gây nên một sự thiệt thòi rất lớn cho báo giới Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng những nhà báo của Việt Nam không phải người ta không có khả năng để có thể học tập hoặc phát triển năng lực của mình để có thể phấn đấu phát triển ngang hàng với các nhà báo ở trình độ quốc tế.

Chỉ thị này, theo tôi, nó sẽ làm lụi tàn đi rất nhiều những ý tưởng hoặc những niềm mong muốn phát triển và sáng tạo của báo giới Việt Nam.

Cái này là một ảnh hưởng mà tôi muốn nhấn mạnh là trước tiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với báo giới quốc nội đang hành nghề dưới qui định của pháp luật CSVN hiện nay.



Duy Khang: Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay đang có 3 tờ báo tư nhân. Thứ nhất là tờ Tự Do Ngôn Luận do linh mục Chân Tín làm Tổng biên tập, tờ Tự Do Dân Chủ do nhà văn Hoàng Tiến làm Tổng Biên Tập, và tờ Tổ Quốc có sự hiện diện của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Thưa luật sư, những tờ báo này chịu ảnh hưởng của chỉ thị 37 như thế nào ạ?

Ls Lê Thị Công Nhân: Về khía cạnh pháp lý thì như thế này. Ba tờ báo mà anh vừa nêu tên là những tờ báo có thể nói là đặc biệt nhất của đất nước Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là bởi vì nó không được nhà cầm quyền Việt Nam thừa nhận. Chúng ta cứ nói thẳng ra là “báo chui” – vâng, nó là một tờ báo chui. Ở đây tôi chưa xét về nội dung mà là hình thức thôi, mà tại sao nó lại là báo chui. Là bởi vì những thủ tục để có được một giấy phép do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành thì những tờ báo này chắc chắn là sẽ không bao giờ có được giấy phép đó.

Về nội dung thì chắc chúng ta khỏi phải bàn. Những tờ báo này đều là những tờ báo lương tâm, đều là những tờ báo có tính chất từ thiện, không hề vì một lợi nhuận gì cả và đều có một nội dung chung, đó là phát biểu chính kiến và lương tâm của những người có trách nhiệm với đất nước, Đang nhìn thấy đất nước lâm nguy trước nạn độc tài của đảng CSVN và họ đòi hỏi, yêu cầu và họ đấu tranh cho một nền dân chủ đa nguyên tại Việt Nam.

Chỉ thị 37 này ra đời sau khi 3 tờ báo đó đã được phát hành trong nước mà cụ thể có một tờ phát hành là báo giấy là Tự Do Ngôn Luận.

Đến thời điểm này với một chỉ thị như vậy, tôi đang nói thuần túy về mặt pháp lý thôi thì có lẽ cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến 3 tờ báo đó. Bởi vì sao? Trước khi có chỉ thị này, hay sau khi có thì 3 tờ báo này – thời điểm chúng ta đang trò chuyện thì vẫn là 3 tờ báo không được nhà nước thừa nhận và là những tờ báo chui.

Nhưng thực tế với một tuyên bố rất ngoan cố như vậy của nhà cầm quyền Việt Nam trong chỉ thị 37 thì chắc chắn trong thực tế 3 tờ báo mà chúng ta vừa nêu sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Chắc chắn là những người đứng tên trong ban biên tập sẽ phải chịu những sóng gió đầu tiên.

Bởi vì 600 tờ báo của Việt Nam có những phát triển rất lớn trong khoảng 5-6 năm gần đây nhưng tuyệt đối những tờ báo này gần như không đả động gì đến vấn đề yêu cầu có một nền dân chủ tại Việt Nam. Thường là những tờ báo chuyên ngành, hoặc về văn hóa, xã hội, vui chơi giải trí hoặc kỹ thuật thuần túy v.v… Tất nhiên thỉnh thoảng cũng có một vài bài mang tính chính trị - Nhưng tôi xin nhắc lại là chỉ mang tính chính trị nói chung, chớ chưa có một bài viết hoặc một tờ báo nào dám đưa ra một yêu cầu là đất nước cần phải có dân chủ và đa nguyên.

Lạc quan thì tôi vẫn lạc quan bởi vì như tôi đã nói, 3 tờ báo này có trước, và sau chỉ thị 37 thì vẫn là những tờ báo không được công nhận hợp pháp. Nhưng lo lắng một chút thì cũng có. Bởi vì trên cơ sở chị thị 37 này thì người ta sẽ ra tiếp những nghị định để pháp hiệu hóa chỉ thị đó.

Và trên cơ sở đó mà những cơ quan bảo vệ cho nền độc tài của đảng CSVN, người ta sẽ làm những việc để đàn áp 3 tờ báo này. Riêng cá nhân tôi thì tôi lại nghĩ đến một khía cạnh hơi khác một chút, là chúng ta chưa có được những việc làm đàn áp thực tế từ khi chỉ thị 37 này ra đời. Bởi vì đến hôm nay thì nó chỉ có được chưa tới một tuần. Nhưng sức phản ứng của thế giới đã thể hiện.

Chính nhà cầm quyền Việt Nam đã giơ xấu bộ mặt của họ cho thế giới xem mà chẳng cần những người đấu tranh dân chủ hoặc phong trào đấu tranh dân chủ trong quốc nội cũng như ở hải ngoại người ta phải lên tiếng nhiều về chỉ thị này.

Chúng ta theo dõi báo chí trong nước trong những ngày qua, nhất là báo chí điện tử thì chúng ta thấy rằng họ đã phản ứng hết sức dữ dội. Nhưng chỉ có điều là mức độ công khai hay chính thức thì chưa được nhiều. Chúng ta phân biệt hình thức cũng như mức độ của sự phản ứng. Mức độ, theo tôi thì hết sức kinh khủng chỉ có điều sống trong quốc nội này thì lời ăn tiếng nói phải hết sức cẩn trọng thôi.

Tôi cảm thấy đây, xét ở một gốc độ nào đó có phần lạc quan và mỉa mai vì nó như là một món quà mà đảng CSVN tặng cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Một bằng chứng hết sức sống động chính là chỉ thị 37 này cho thấy việc nhà cầm quyền Việt Nam hết sức ngoan cố để ôm lấy, giữ chặt lấy quyền quản lý thông tin. Chỉ cho biết những gì mà đảng CS muốn cho người dân biết mà thôi – và cũng không cần gì nhiều. Một sự phản ứng quá gay gắt và mãnh liệt hiện nay đối với phong trào dân chủ trong nước. Chính việc làm này của nhà cầm quyền CSVN đã vô tình đẩy báo giới – hợp pháp và công khai – tại Việt Nam hiện nay đứng về phe dân chủ, theo một phương diện nào đó, cho dù cá nhân một vài người chưa chắc là đã muốn lắm.

Nhưng việc làm này nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến quyền lợi của những người làm báo, cũng như những người đang hết sức giàu có mà có ý tưởng muốn có những tờ báo riêng của mình.

Nói chung là tôi không cảm thấy quá bi quan hay tiêu cực về chỉ thị 37 này.

Duy Khang: Theo luật sự thì phong trào dân chủ Việt Nam trong nước đã có phản ứng nào về chỉ thị 37 chưa ạ?

Ls Lê Thị Công Nhân: Trước đây, cũng như hiện nay thì phong trào đấu tranh dân chủ chúng tôi luôn cố gắng hết sức mình để có thể xóa bỏ dần dần sự bưng bít thông tin đã được nhà cầm quyền CSCN tạo dựng trong suốt bao năm dài đằng đẳng vừa qua. Việc bưng bít thông tin đó đã làm cho dân tộc chúng ta bị lạc hậu, bị ấu trỉ đi rất nhiều bởi vì không có những thông tin đa chiều và đa dạng để có thể phát triển được sự hiểu biết cũng như trình độ kiến thức và trí óc của mình.

Như tôi đã nói, việc tố cáo những việc làm sai trái, những việc đàn áp phong trào đấu tranh trong nước từ phía nhà cầm quyền Việt Nam thì chúng tôi làm một cách trường kỳ và thường xuyên. Chỉ thị 37 này, tự nhà cầm quyền Việt Nam, như tôi đã nói, giơ mặt xấu của họ cho cả thế giới biết. mà phong trào đấu tranh dân chủ trong nước cũng không cần phải làm gì nhiều để cho thế giới người ta tự phản ứng về việc này. Mà trước hết là báo giới quốc nội người ta sẽ phản ứng.

Đến thời điểm hiện nay thì các tổ chức cũng như những cá nhân đấu tranh công khai trong phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam, ví dụ như Liêm Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, Khối 8406, các đảng chính trị phi cộng sản tại Việt Nam như Đảng Dân Chủ Thế Kỷ 21, Đảng Dân Chủ Nhân Dân và Đảng Thăng Tiến mà tôi hiện là người phát ngôn. Chúng tôi chưa có một văn bản chính thức nào để thể hiện phản ứng của mình về chỉ thị 37 này.

Về cá nhân của từng người thì chúng tôi đều chưa đưa ra một phát ngôn chính thức nào để phản ứng lại chỉ thị 37 này, có chăng là những cuộc phỏng vấn. Thái độ đó cũng không có gì là khó hiểu cả bởi vì chúng tôi thiết nghĩ trong 4, 5 ngày vừa qua thì cũng chưa cần có một phản ứng mạnh mẽ từ phía chúng tôi. Nó cũng giống như một thời gian “tạm nghỉ” để cho thế giới và báo giới quốc nội Việt Nam người ta phản ứng với chính quyền Việt Nam là đủ rồi.

Nhưng tất nhiên, trước mắt chúng ta cũng chưa biết điều gì có thể xảy đến và những mưu mẹo, những sự lương lẹo của nhà cầm quyền Việt Nam thì nó đã thể hiện quá nhiều bằng chứng trong quá khứ rồi. Phong trào đấu tranh dân chủ sẽ luôn hết sức tỉnh táo và cảnh giác để chuẩn bị cho những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Mặc dầu vậy nhưng chúng tôi cũng luôn nhìn nhận một sự việc hoặc một hiện tượng nào đó trong một bối cảnh tổng thể - tức là đối chiếu với trong nước cũng như nhìn ra sự quan hệ với chính trường quốc tế để có thể nhận biết và có thể rút ra được những kết luận, đánh giá sáng suốt để có những hành xử phù hợp và đúng lúc.

Cho đến thời điểm này cá nhân tôi cũng nghĩ là như vậy. Những cuộc phỏng vấn hoặc trả lời trên phương diện cá nhân thì đã có nhiều, nhưng chưa có phản ứng chính thức nào bằng văn bản của phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đối với chỉ thị. Bởi vì chúng tôi muốn cho thế giới phản ứng trước đã rồi chúng tôi có nói sau thì cũng không có gì là muộn.

Duy Khang: Chúng tôi, Duy Khang, xin thay mặt cho độc giả và thính giả của Đối Thoại Online xin cám ơn luật sư Lê Thị Công Nhân đã dành thì giờ chia sẻ quan điểm của luật sư với chỉ thị 37 của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến truyền thông, báo chí và ra báo tư nhân.

Trước khi dứt lời, luật sư có điều gì cần trình bày thêm với độc giả và thính giả của Đối Thoại Online?

Ls Lê Thị Công Nhân: Tôi chỉ muốn nói một điều ngắn gọn là cuộc đấu tranh để giành tự do dân chủ cho Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài và muôn vàn những khó khăn. Tôi mong rằng với sự quan tâm, sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và trước tiên chính là vấn đề thông tin báo chí và hỗ trợ về tinh thần sẽ góp một phần lớn, một phần cực kỳ quan trọng để có thể truyền bá, phổ biến về cuộc đấu tranh dân chủ cho toàn thể người dân ở trong nước biết.

Cuộc phỏng vấn hôm nay thì cũng liên quan trực tiếp đến những công việc mà chúng tôi đang làm trước tiên, và cũng gần như là một nhiệm vụ. Tôi nghĩ rằng thời điểm này là duy nhất để Việt Nam có một nền dân chủ, đó là chúng ta phải phá bỏ được sự bưng bít thông tin và độc quyền về tự do ngôn luận, báo chí của nhà cầm quyền Việt Nam.

Chỉ khi nào chúng ta làm được việc đó thì đa số hơn 80 triệu dân Việt Nam mới có thể biết một cách thật sự về phong trào đấu tranh dân chủ này một cách đầy đủ nhất và từ đó người ta sẽ có những hiểu biết và sự quan tâm đúng đắn dành cho phong trào này.

Tôi cũng mong lực lượng người Việt của chúng ta tại hải ngoại có cuộc sống hết sức thoải mái và tự do, có những phương tiện về mặt kỹ thuật rất tốt và những trình độ và những kỹ năng về thông tin, báo chí tốt như vậy thì chúng ta cũng sẽ góp phần liên lạc và thông tin với báo giới quốc tế cũng như các tổ chức quốc tế, chính phủ nước ngoài về hiện trạng đấu tranh dân chủ tại Việt Nam một cách kịp thời và đầy đủ bằng chính báo chí, cụ thể là báo chí trên mạng như thế này.

Như cá nhân tôi đây, tôi biết đến phong trào đấu tranh dân chủ trong nước một phần lớn là cũng qua mạng internet. Và tôi mong rằng ngày càng có nhiều những tờ báo hay, tốt và trung thực như tờ Đối Thoại để phổ biến được nhiều hơn, giúp nâng cao dân trí của người Việt Nam.

Cá nhân tôi rất thích một câu, đó là “trong sự dối trá, chúng ta chỉ có một điều duy nhất – đó là dốt nát. Và sự thật, dù có phủ phàng đến mấy thì cũng đáng được trân trọng”.

Tôi xin được cám ơn báo Đối Thoại đã dành cho tôi thời gian để tâm sự và trò chuyện với quý vị và xin hẹn gặp lại vào dịp khác.

Duy Khang: Quý thính giả đang theo dõi cuộc trao đổi của chúng tôi với luật sư Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội và là phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam liên quan đến vấn đề chỉ thị 37/2006/CT-TTg của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xin hẹn gặp lại quý thính giả.


 


Người làm báo ở Việt Nam phải rất can đảm và khôn khéo, vì lúc nào cũng đi dây, không khéo thì té ngã. Té nguy hiểm, vì trên cổ người làm báo lúc nào cũng có những cái thòng lọng, sẵn sàng siết cứng. Ông Nguyễn Tấn Dũng mới ban ra một chỉ thị siết chặt thêm những sợi dây thòng lọng trên cổ báo chí Việt Nam.

Cảnh đi dây nguy hiểm như thế nào, nhìn vào những tin tức về tham nhũng thì biết. Tham nhũng tràn ngập khắp nước được chính các lãnh tụ cộng sản coi là quốc nạn, các nhà báo thấy những tai hại do tham nhũng gây ra đều muốn loan tin. Nhưng phải đi dây coi tham nhũng cỡ nào thì được loan tin, cỡ nào bị cấm. Nhưng điều tra tham nhũng là nhà báo làm bổn phận đối với độc giả, với dân tộc, vì cả nước đều biết tham nhũng còn lộng hành thì kinh tế không tiến lên được. Phải khen ngợi các đồng nghiệp của chúng tôi ở trong nước; hễ thấy đảng hé một khe cửa nào ra là họ hăng hái xông vào. Trong phong trào chống tham nhũng, báo chí đã đi săn tin, loan tin nhiều vụ động trời. Nếu không có các tờ báo thì làm sao dân Việt Nam biết được có những người đem tiền của nhân dân đánh cá, tốn bạc triệu đô la? Nhưng bây giờ đảng Cộng Sản đã run, muốn khóa miệng cho các nhà báo bớt hăng say đi, tiêu biểu là trong vụ in tiền.

Các nhà báo ở Sài Gòn khám phá ra đồng tiền do Ngân Hàng Nhà Nước phát hành in trên loại giấy “polimer” tồi, tiền in ra mực lem luốc, có đồng tiền in không đủ hình nhũ vàng, có đồng tiền không đúng kích thước. Nhà báo lại nghe một đại biểu quốc hội nói con trai của ông thống đốc ngân hàng là phó giám đốc của một công ty lớn liên quan đến việc in tiền. Rồi lại có người bên trong Ngân Hàng Nhà Nước cho biết đã can đừng in tiền bằng giấy polymer nhưng không được sếp chấp thuận. Tất nhiên người làm báo có lương tâm phải nêu các sự kiện đó lên cho công chúng biết. Ở tất cả các nước tự do trên thế giới các nhà báo đều làm công việc thông tin như vậy. Báo nào tìm được tin mới và sớm nhất sẽ được độc giả tín nhiệm. Nhưng ở Việt Nam thì khác. Sau khi loan báo các tin tức đó, tám tờ báo ở bị “xử phạt hành chánh,” và ba tờ báo bị đóng cửa.

Bây giờ hãy coi ở một nước tự do trong một trường hợp tương tự người ta hành xử như thế nào. Nếu Bộ Tài Chánh Mỹ in đồng đô la bằng giấy chất lượng kém cỏi thì báo nào tìm ra tin đó sẽ loan tin ngay, giành loan tin sớm nhất. Nếu lại biết công ty in tiền là con cháu ông bộ trưởng tài chánh, thì càng nên báo tin cho dân chúng biết thêm. Ví dụ, sau đó ông bộ trưởng đưa ra bằng chứng nói rằng hợp đồng in tiền đã ký với công ty này từ 10 năm trước khi ông ấy nhậm chức, thì sao? Họ có thể kiện các tờ báo ra tòa vì loan báo hai tin bên cạnh nhau, khiến thanh danh của ông bộ trưởng bị thương tổn. Tòa án sẽ xử theo luật. Nhưng chắc quan tòa sẽ không phạt các tờ báo về tội loan tin vội vàng trước khi kiểm chứng kỹ, làm ông bộ trưởng mang tiếng oan uổng. Tại sao tòa không phạt? Vì có những đạo luật ở Mỹ bảo vệ người làm báo và “quyền được nghe thông tin” của dân Mỹ.

K
Siết Họng Báo Chí Việt Nam


  • Ngô Nhân Dụng

hi loan tin về hành động của những nhân vật có trách nhiệm lớn, như các bộ trưởng, hoặc những người có danh tiếng như các cầu thủ nổi danh, nhà báo có thể đăng tin trước khi kiểm chứng, để công chúng biết tin sớm. Những người quyền thế hoặc danh tiếng, gọi là “nhân vật của công luận” (public figures) có ảnh hưởng đến quần chúng. Họ không thể bắt lỗi nhà báo khi loan tin sai vì chưa kiểm chứng. Các nhà lập pháp Mỹ khi làm ra các đạo luật này đã cân nhắc, thấy “quyền được thông tin nhanh chóng” của công chúng quan trọng hơn quyền “bảo vệ uy tín” của các nhân vật công cộng. Nếu nhà báo ngay tình muốn làm tin nhanh mà vì thế loan tin sai lầm, họ cải chính lại là đủ nếu có bằng cớ, chứ không thể bắt tội họ được. Vì họ phục vụ cho công luận. Việc cung cấp thông tin nhanh chóng cho công chúng biết là một điều kiện cần thiết cho một xã hội sống tự do, lành mạnh và tiến bộ. Gây trở ngại cho việc thông tin là có tội, vì làm cho cả xã hội chậm tiến.

Khi xử phạt các tờ báo ở trong nước vì họ loan tin về vụ in tiền polymer bê bối, đảng Cộng Sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của quan chức Ngân Hàng Nhà Nước lên trên quyền lợi chung của mọi người dân, quyền được thông tin. Họ đặt quyền lợi các đảng viên cộng sản lên trên nhiệm vụ thông tin mà các đồng nghiệp của chúng tôi ở trong nước đang gánh vác.

Nếu muốn bênh vực các quan chức của họ, đảng Cộng Sản Việt Nam phải có can đảm thưa kiện các tờ báo loan tin trên ra tòa, coi họ có phạm luật nào hay không. Phải có can đảm cho người làm báo tự biện hộ, đưa ra các nhân chứng đối chất, để coi các tin tức đã loan báo là sai hay đúng. Nhưng không, đảng Cộng Sản chỉ “xử phạt hành chánh” và đóng cửa các báo. Lệnh của đảng là lệnh tối hậu, không ai được bàn cãi. Như thế thì những người làm báo khi đi săn tin tức, biết tin nào nên loan báo, tin nào không nên in? Không lẽ bất cứ thấy một bản tin nào “nhạy cảm” có thể đụng tới các “sếp lớn” đều phải trình lên xin phép các sếp trước khi in? Mà biết xin phép sếp nào?

Không biết vị sếp nào có thể siết sợi dây thòng lọng treo trên cổ mình, vì nhiều sếp quá. Ðó là nỗi khổ của người làm báo ở Việt Nam. Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ban ra một chỉ thị vẽ ra đầy đủ danh sách các dây thòng lọng.

Chỉ thị số 37 ngày 29 Tháng Mười Một năm 2006 (ghi rõ để nhớ một ngày tang tóc của báo chí nước ta, hàng năm con cháu nhớ đến ngày đó thì thắp hương) ra lệnh cho đủ các thứ cơ quan của đảng và nhà nước làm



những việc gọi là “rà soát, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, sắp xếp, kiện toàn, bố trí, xử lý nghiêm, xử lý sai phạm, xử lý kỷ luật, hướng dẫn, lãnh đạo, động viên, thực hiện, tổ chức,” công việc thông tin hàng ngày những của người làm báo. Phải liệt kê tất cả những động từ trên đây, những chữ nghe đúng giọng công an mật vụ như “rà soát, thanh tra, kiểm tra” được bản chỉ thị lặp đi lặp lại nhiều lần, để quý vị có thể tưởng tượng các người làm báo ở nước ta đang bị đe dọa như thế nào.

Ở một nước tự do, một ông tổng thống hay ông thủ tướng không bao giờ phải ra chỉ thị cho ai làm gì với các nhà báo hết. Quyền làm báo tự do là quyền đương nhiên, các nhà báo cũng bình đẳng với các bà bán xôi hay các em bé đánh giày. Khi nào có ai phạm luật thì họ bị truy tố hay bị thưa kiện như nhau cả. Người làm báo cũng như bà bán xôi ở khu Tiểu Sài Gòn không ai phải nghe ông George W. Bush hay ông Arnold Schwarzenegger ra lệnh cho ai “rà soát, thanh tra, chấn chỉnh, sắp xếp, kiện toàn, bố trí, xử lý, hướng dẫn, động viên, thực hiện, tổ chức” công việc làm báo cả. Các ông, các bà lớn cả rồi, làm báo hay bán xôi thì cũng như mọi người thường dân khác, phải tôn trọng pháp luật. Ai mà đòi rà soát, xử lý, hướng dẫn, động viên họ, họ chửi cho ngay.

Tại sao ông thủ tướng nhà nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa phải làm ra một cái một chỉ thị 37 như vậy? Mà tại sao các nhà báo đều im thin thít, coi như chuyện này đang xảy ra bên Congo? Vì đảng của ông Nguyễn Tấn Dũng nắm độc quyền thông tin. Tất cả các tờ báo, báo in hay mạng lưới, đài phát thanh, truyền hình, đều do đảng làm chủ. Không có ai được làm báo bên ngoài vòng kiểm soát của đảng. Ðảng mướn ai làm báo thì người đó trở thành nhà báo. Họ làm công cho một ông chủ độc quyền, ông ấy cấp giấy hành nghề, ông chủ sa thải thì họ không còn là nhà báo nữa. Chỉ thị 37 của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng giống như lệnh của một ông giám đốc đồn điền cao su, bảo các cặp rằng phải “rà soát, kiểm tra, động viên, tổ chức, rà soát lần nữa, xử lý nghiêm, quản lý đội ngũ” các công nhân cạo mủ, theo lệnh ông chủ. Tất cả những nơi nhận được chỉ thị đó hiểu rằng họ phải thi hành, không được cãi. Ông chủ được nêu tên trong chỉ thị là Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản.

Cứ nhìn vào danh sách những cơ quan mà ông Nguyễn Tấn Dũng gửi chỉ thị của ông thì thấy có hàng ngàn con mắt phải chăm chú rà soát, hàng ngàn bàn tay đang nắm sẵn sàng còng số tám để “xử lý” các nhà báo của chúng ta. Ông Dũng ban chỉ thị cho các bộ và cơ quan ngang bộ, cho các hội đồng nhân dân các tỉnh và thành phố, cho văn phòng trung ương và các ban của đảng Cộng Sản, cho cơ quan trung ương của các đoàn thể, cho quốc hội, cho cả tòa án nhân dân tối cao nữa!

Trực thuộc ông thủ tướng có Bộ Văn Hóa-Thông Tin. Họ phải lo chủ trì việc “rà soát, kiểm tra, động viên, tổ chức, xử lý...” các nhà báo. Nhưng chưa hết, còn có Ban Tư Tưởng-Văn Hóa Trung Ương, các hội đồng nhân dân tỉnh và thành phố, có bộ tài chính, có các cơ quan chủ quản tức là đứng tên xuất bản báo, có những cơ quan báo chí ở địa phương, tất cả cùng lo làm nhiệm vụ “rà soát, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, sắp xếp, kiện toàn, bố trí, hướng dẫn, lãnh đạo, động viên, thực hiện, tổ chức, xử lý kỷ luật,” các người làm báo. Tức là trên cổ các người làm báo ở nước ta có hàng trăm cái dây thòng lọng, chỉ cần một sợi dây siết lại cũng đủ nghẹt thở! Cho nên phải ca ngợi đức can đảm chịu đựng của người làm báo ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là người dựng lên chế độ thòng lọng đó. Công trình này đã được Thống Chế Stalin ở Liên Xô sáng chế ra, được Hồ Chí Minh nhập cảng về dùng trong nước Việt Nam, được các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Ðỗ Mười... phát triển, kiện toàn, bổ sung, mỗi ngày một chặt chẽ hơn. Tựu trung, đảng Cộng Sản cầm quyền muốn kiểm soát cái đầu của tất cả mọi người, cho trong đó chứa cái gì thì người dân được biết cái đó. Có như vậy mới cầm quyền lâu được, lâu được ngày nào hay ngày đó. Ông thủ tướng chính phủ chỉ nhắc lại cho các nhà báo đừng quên những cái thòng lọng trên cổ họ. Hơn nữa, đảng ông cần đe dọa những công dân đang quyết tâm thể hiện quyền tự do báo chí ghi trong hiến pháp, họ đã làm các tờ báo Tự Do Dân Chủ (nhà văn Hoàng Tiến, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài,) báo Tự Do Ngôn Luận (Linh Mục Chân Tín), vân vân. Cho nên muốn chắc ăn, ông Nguyễn Tấn Dũng còn lặp lại một chủ trương cấm báo tư nhân, bằng một câu có thể coi là tư tưởng biện minh cho chính sách độc quyền thông tin của đảng Cộng Sản. Chỉ thị 37 của ông Dũng viết: “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước.”

Người làm báo hay không làm báo đều có thể đặt câu hỏi này: Có phải là báo chí hễ của tư nhân thì bao giờ cũng “phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước” hay không? Các ông đọc thử hai “tờ báo tư nhân” kể tên trên đây xem có ích lợi cho đất nước, cho người dân biết bao nhiêu? Hãy nhìn ra ngoài, coi các quốc gia có báo chí tư nhân, so sánh với những nước chỉ có báo của đảng và nhà nước, thì thấy sao? Những nước đầy rẫy những tờ báo, mạng lưới, đài truyền hình tư nhân như Nhật Bản, Thụy Ðiển, Canada, cũng là những nước kinh tế phát triển cao nhất và xã hội lành mạnh, chính quyền ít tham nhũng nhất. Còn những nước chỉ có báo của đảng và nhà nước độc quyền như Miến Ðiện, Bắc Hàn, Cuba, cũng là những nước nghèo nàn lạc hậu và tham nhũng nhiều nhất. Thế thì tại sao lại cứ nhét vào đầu người ta cái ý tưởng là làm báo tư nhân thì chỉ “phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước?”

Từ nửa thế kỷ nay ở nước ta chỉ có một tổ chức độc quyền làm báo và chuyên môn “lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước;” tổ chức đó chính là đảng Cộng Sản Việt Nam. Xin bà con trong nước và các bạn đồng nghiệp của chúng tôi hãy nghĩ kỹ xem có đúng như vậy hay không.



  • Ngô Nhân Dụng

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=52375&z=7




BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG

DO NGUYỄN TẤN DŨNG CẦM ĐẦU

CHỈ LÀ HỔ KHÔNG RĂNG!

  • ÂU DƯƠNG THỆ



* Những tín hiệu mâu thuẫn từ ngay bản thân Nguyễn Tấn Dũng!

* Trương Vĩnh Trọng đã thất bại trong tư cách Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) nhưng vẫn được vào BCT và trở thành người thứ hai của Ban chống tham nhũng mới!

 

 Trước đồng lương vô cùng đói rách của đa số công nhân viên trong các cơ quan, nhóm lãnh đạo đã tăng lương tối thiểu cho một số giới kể từ 1.10. Trong dịp này Trần Duy, bút hiệu của Thiếu tướng Trần Duy Hương, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, trong số tháng 9.06 đã làm một cuộc so sánh mang nhiều ý nghĩa về sự tha hóa đạo đức, bất công và phí phạm liên quan tới tệ trạng tham nhũng của các tham quan (nhưng vẫn tự nhân danh là người đi tiên phong bảo vệ quyền lợi tầng lớp nghèo khó)  ngày càng trở nên bất trị. Trần Duy xác nhận là tham nhũng đang bùng nổ theo „tỉ lệ thuận với quyền lực“!



Chúng ta biết rằng, để cải thiện một mức lương cho những người ăn lương, ngân sách Nhà nước phải chi hơn 5.000 tỉ đồng. Trong khi chỉ một vụ tham nhũng, ngân sách Nhà nước đã bị tổn thất hàng mấy ngàn tỉ đồng“

Sự thật hiển nhiên là, chỉ những ai có quyền lực mới có thể tham nhũng và cấp độ của tham nhũng luôn luôn tỉ lệ thuận với quyền lực.“ 

Chỉ tính riêng vụ tham nhũng trong PMU 18 (viết tắt từ Project Management Unit- Ban Quản lí Dự án) cho thấy, cho tới khi tình cờ bị phát giác tham nhũng vào cuối năm 2005, cơ quan này đang có một tổng số vốn lên tới 33.000 tỉ đồng và làm chủ đầu tư 20 dự án.  Để biết tầm quan trọng tiền bạc của PMU 18 quản trị như thế nào hãy so sánh với ngân sách thu của quốc gia. Trong năm 2005, tổng số thu ngân sách của Nhà nước là 210.000 tỉ đồng.  Nghĩa là chỉ một PMU 18 thôi đã quản trị một số tiền bằng trên 1/6 ngân sách thu của Nhà nước!

Cũng như các vụ tham nhũng lớn bị lộ trước đây, vụ PMU 18 không do cơ quan đảng hay nhà nước khám phá mà đã tình cờ bị phát giác vào thời gian trước Đại hội 10 ĐCSVN, khi  Bùi Tiến Dũng, Giám đốc PMU 18, đánh cá độ cả hàng triệu USD. PMU18 [ Sở dĩ có tên PMU 18 là vì PMU này khởi đầu với dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 18 từ Nội bài (Hà nội) đi Móng cái (Quảng ninh)], là cơ quan quản lí nhiều công trình xây đường xá, cầu cống của Bộ Giao thông vận tải và dưới quyền trực tiếp của Đào Đình Binh, Bộ trưởng  Giao thông vận tải, Ủy viên Trung ương đảng (TUĐ) lúc đó có rất nhiều quyền lực, và Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến. Vì tiền dành cho các công trình này đã bị đục khoét, xà xẻo cho nên nhiều đoạn đường và cây cầu vừa xây xong đã hư hỏng hoặc xuống cấp.

Cho tới trước khi vụ này bị đổ bể thì những người này đều được xếp là những „đảng viên A1“ , nghĩa là „trong sạch, vững mạnh“.  Theo sự chuẩn bị của phe Nông Đức Mạnh thì Đào Đình Binh sẽ tiếp tục ngồi trong TUĐ và Nguyễn Việt Tiến cũng sẽ được đề cử làm Ủy viên TUĐ tại ĐH 10. Báo chí trong nước vào đầu năm đã cho biết chính con rể Tổng bí thư (TBT) Nông Đức Mạnh (Ngô Hoàng Hải) làm việc trong PMU 18. Vì tham nhũng đã đến mức nghiêm trọng chui được cả vào gia đình người đứng đầu chế độ, nên tướng Võ Nguyên Giáp, một nhân vật cuối cùng thuộc lớp người sáng lập chế độ, ít ngày trước khi ĐH 10 họp đã yêu cầu phải đưa vụ PMU 18 ra thảo luận trong ĐH 10 (4.06) và trừng trị nghiêm minh những kẻ chủ mưu.  Nhưng như mọi người biết, Nông Đức Mạnh đã dựa vào phe bảo thủ quanh Đỗ Mười và Lê Đức Anh dùng mọi cách để tiếp tục giữ chức TBT, mặc dầu theo qui định của TUĐ ông Mạnh đã quá tuổi (trên 65) và ngăn cản không cho thảo luận về vụ PMU 18 trong ĐH 10.

Chỉ một vụ tham nhũng PMU 18 đã nói rõ, những kẻ tham nhũng đang trở thành nhóm „siêu quyền lực“ như thế nào trong Bộ chính trị ( BCT) hiện nay, tiếng nói của Võ Nguyên Giáp cũng bị gạt sang một bên!  Trong ĐH 10 phe bảo thủ lại đã thắng một keo quan trọng và gài một số người tiếp tục ngồi vào các chức vụ then chốt trong BCT. Nhưng để tìm cách ve vãn dư luận và sự chống đối của quần chúng đảng viên, nên phe bảo thủ hứa là sẽ tích cực chống tệ trạng tham nhũng càng ngày càng trở nên bất trị. Chính vì thế, trọng tâm chính của Hội nghị Trung ương (HNTU)  3 vào cuối tháng 7.06 đã mổ xẻ về tham nhũng và BCT đã ra Nghị quyết để thực thi Luật phòng và chống tham nhũng. Sau đó Ban Chỉ đạo phòng và chống tham nhũng ra đời đứng đầu là tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.



Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Đây là cơ quan đầu não lo việc phòng và chống tham nhũng của Khóa 10.  Cơ quan này đã được BCT quyết định, sau đó giao cho QH hợp pháp hóa vào cuối tháng 8 bằng Nghị quyết số 1939/2006/NQ-UBTVQH11 và đầu tháng 9 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thông qua. Nghị quyết này gồm 3 chương với 21 điều qui định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cách làm việc của Ban này.



Điểm nổi bật nhất là, tất cả thành viên của Ban này đều là các cán bộ cao cấp tới trung cấp bậc cao của ĐCSVN. Trong đó có ba ủy viên BCT là TT Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng ban), Phó TT Trương Vĩnh Trọng (Phó Trưởng ban) và Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh. Ngoài ra, Tổng Thanh tra Nhà nước, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là các ủy viên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Trong Ban này không có một người nào độc lập, đứng ngoài đảng, ngay cả nhân sĩ có uy tín cũng không được mời!

Đặc điểm thứ hai là, trong Ban này cả những cơ quan làm nhiệm vụ kiểm tra và tư pháp cũng có mặt bên cạnh các cơ quan hành pháp. Hãy mường tượng một quan đã nhúng tay vào tham nhũng lại tự đưa mình ra xử và tự kết án  bỏ tù mình! Nếu các quan lớn của chế độ CSVN anh minh và thanh liêm, chính trực thì làm sao còn có sự tham nhũng bùng nổ ra như bây giờ! Với một cơ cấu tổ chức như thế thì rõ ràng Ban mới này chỉ đóng vai một người vừa thổi còi vừa đá bóng!

Điểm nổi bật thứ ba là, đã không có sự phân quyền lại còn lôi cả những cơ quan đã dính dấp và bảo vệ các quan tham nhũng vào Ban mới này. Thật vậy, tất cả các cơ quan của đảng và chính phủ từ trước tới nay có dính líu trực tiếp hay gián tiếp trong các vụ tham nhũng đã được phát giác đều có mặt trong Ban này (công an, thanh tra, kiểm sát, tòa án, thông tin, kiểm tra và nội chính). Các chứng minh cụ thể cho việc này là hai vụ tham nhũng động trời PMU 18 hiện nay và vụ Mafia Năm Cam vài năm trước đây!  Một cơ quan trung ương cao nhất lo việc phòng và chống tham nhũng chỉ bao gồm các thành viên từ những cơ quan đã can dự vào những vụ tham nhũng hoặc đã bất lực trong việc chống tham nhũng từ bao nhiêu năm qua có đủ tư cách và đủ khả năng cũng như uy tín giải quyết nạn tham nhũng khủng khiếp hiện nay được không?

Ba điểm trên đã chứng minh rằng, trước sau BCT –mà trong thực tế là một vài người có quyền lực lớn nhất- sẽ thao túng mọi hoạt động của Ban này. Tức là người quyết định cũng là người hành động và đồng thời cũng là người xét xử các việc làm của mình. Nghĩa là, vai trò của quan tòa, biện lí và luật sư trước sau vẫn nằm trong tay một người. Vậy thì Ban mới này sẽ chống tham nhũng hay vẫn làm công việc bao che và bảo vệ cho các tham quan như các Ban tiền nhiệm của nó ?



Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương