Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.51 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.51 Mb.
#12974
1   2   3   4   5   6   7

Việt Nam

Sự Phát Triển, Dân Chủ

và Cuộc Diễu Hành APEC




  • Carlyle A. Thayer:
    Đặng Sao Minh chuyển ngữ
Âu Dương Thệ, phân tích tình hình nội bộ ĐCSVN qua ĐH 10, Website: www.DCPT.org


. Thông báo của HNTU 3, Nhân dân (ND) 30.7.06

. ND 29.8 và 7.9.06

. Cộng sản (CS) điện tử 29.9.06

. BBC 10.10, ND 28.9.06

. ND 10.10.06

. Công an Nhân dân 23.9, Vietnam Net (VNN) 31.10.06

. Website Chính phủ 4.11.06

. CS 6.10.06

. Chính phủ 23.10.06

. Tuổi trẻ (TT) 3.10, BBC 3.10.06

. Chính phủ 5.10.06

. Công an Nhân dân (CAND) 28.11.06

. Chính phủ 28.11.06

. BBC 4.10, 1.11; TT 6.10, CP 24.10.06

. CP 29.11.06

. Thanh niên điện tử 18.7.06

. VNN 8.8.06.  Xem Âu Dương Thệ, cách chống „giặc nội xâm“ của giới lãnh đạo mới ĐCSVN như thế nào? (phỏng vấn của RFA), www.DCPT.org

. VNN 8.8.06

. Đỗ Mười, tập trung sức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, ND 19.9.06; Nguyễn Tấn Dũng, về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, ND 7.10.06

. Lê Kiên Thành, VNN 17.10.06

. TT 4.11.06

. GS Hoàng Tụy, phỏng vấn  của Hồng Thanh Quang,  CAND 20.11.06

. Như trên



Lời Giới thiệu:
Tôi xin tỏ lời cảm tạ Tổ chức Ân xá Quốc tế và Cộng Đồng Người Việt Tự do Úc Châu về lời mời để có mặt hôm nay để bày tỏ quan điểm của tôi cùng quan khách.
Trong lúc chúng ta đang họp mặt hôm nay thì khoảng mười ngàn đại diện và chính khác nước ngoài hiện đang hội tụ tại Hà Nội cho một loạt hội họp cao cấp cho lần thứ 14 Thượng đỉnh Nguyên thủ của diễn đàn APEC. Mục đích của APEC là để tạo thuận tiện cho sự phát triển kinh tế, việc hợp tác, và việc đầu tư cùng thương mãi trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Những thành viên của APEC ước lượng khoảng 40% của dân số thế giới, 47% mậu dịch của toàn cầu, và 60% của GDP thế giới.
Sự tiến hành của APEC cũng bao gồm những buổi hộp họp của những nguyên thủ then chốt quốc tế sẽ diễn ra bên lề của những APEC chương trình chính thức. Thêm vào đó, năm lãnh đạo của chính quyền, gồm có những tổng thống của Trung Quốc, Nga Xô và Hoa Kỳ và Thủ tướng của Nhật Bản sẽ riêng rẽ chính thức viếng thăm Việt Nam.
Sự tiến hành chính thức của APEC thông thường không có nhắm đến những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Vào ngày 16 tháng 11, buổi họp lần thứ 18 của những bộ trưởng APEC đã kết thúc trong 2 ngày với Bản Tuyên bố Chung dày 29 trang. Nhân quyền đã không quan tâm đến trong chủ đề của buổi họp lần thứ 18 này, mặc dù những vấn đề an sinh đã bàn đến ( chống khủng bố, sức khỏe [bịnh truyền nhiễm, cúm Avian, bịnh cảm cúm], an ninh năng liệu). Bản Tuyên bố Chung cũng nói qua về việc chống tham nhũng and sự minh bạch cùng sự phát triển bền bỉ.
Thông thường thì những đề tài nhân quyền và tự do tôn giáo sẽ giành riêng cho cuộc họp mặt không chính thức của những hội đoàn dân sự, viết tắc là (NGOs) hay gặp nhau, song song với buổi hội họp chính thức. Nhưng không có trong cộng sản Việt Nam. Không những những tiếng nói này bị bịp miệng, song chính quyền Việt Nam cũng cấm những cuộc biểu tình công khai và đã ngăn rào xung quanh nhà cửa của những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu. Mật vụ an ninh cho cắm những bản bằng tiếng Anh như "No Foreigners" - "Cấm Người Ngoại quốc". Công an cho dàng dựng bàn ghế ở phía ngoài nhà của những nhà bất đồng chính kiến và/hay ngăn chận những con đường và lối vào ra vào nơi họ cư trú. Thật đúng vậy là những tổ chức dân sự như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) cần lên tiếng cho sự quan tâm về vấn đề nhân quyền and lobby Thủ tướng Howard. Thủ tướng Canada đã gặp các lãnh tụ Việt Nam và đã trình bày sự quan tâm về tình trạng nhân quyền. Rất mong đợi Thủ tướng John Howard cũng sẽ làm như vậy.
Mục tiêu của sự phát triển trong mỗi nhà nước cần phải nhắm đến sự an sinh - sự cải tiến của cuộc sống của toàn công dân, đặc biệt là tầng lớp thấp nhất của cán cân kinh tế-xã hội, những thành phần mà thường bị bỏ lại bên lề trong giai đoạn của một nền kinh tế tăng tiến nhanh chóng.
Mục đích của tôi hôm nay là để nhận diện các kiềm chế quan trọng trong việc tiến trình phát triển ở một nhà nước độc đảng của Việt Nam. Tôi có ý nói đến ba vấn đề chủ chốt: lãnh đạo mới, việc tham nhũng, và sự tiến hành của APEC.
Ban Lãnh đạo
Đã đến lúc cho việc kiểm chứng thực tiễn về sự tường trình chính trị tại Việt Nam. Nếu giới truyền thông quốc tế thật sự tin tưởng rằng, Việt Nam đã vứt bỏ những thành phần lãnh đạo lỗi thời và đề xướng một thế hệ trẻ của bộ phận cải cách từ thành phần miền nam nơi nền kinh tế phồn thịnh của đất nước. Tân chủ tịch nhà nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, là một khuôn mặt của cuộc cách mạng này. Ông Triết xuất đạt từ tỉnh Sông Bé miền nam, nơi ông giám thị sự lớn mạnh của nó như một trong các khu vực hấp dẫn nhất của Đông Nam Á cho sự đầu tư của nước ngoài. Cùng ông được bổ nhiệm là thêm một người miền nam, Nguyễn Tấn Dũng, - gần đây được chọn làm thủ tướng - người trẻ tuổi nhất chọn giữ chức vụ này kể từ năm 1975. Nhưng những điểm khuyến khích này không có nghĩa là chính quyền của họ được dệt từ mảnh vải khác, hay việc cải cách kinh tế sẽ nhất thiết tăng nhanh dưới sự lãnh đạo của họ.
Như nước hàng xóm Trung Quốc, cái tin tồn của sự tiến triển kinh tế ở Việt Nam đã làm khó hiểu một điểm là hệ thống chính trị phần lớn vẫn không thay đổi. Triết, Dũng, và các đồng sự trong Ban Điều Hành là sản phẩm của cái chế độ chính trị Việt Nam-Lêninít và là một phong cách của kiểu lãnh đạo tập trung. Các lãnh đạo mới của Việt Nam đã được tuyển chọn bởi vì họ được đánh giá từ các đảng viên khác về sự trung thành đối với đường lối của đảng. Gần đây cái đường lối này đưa ra vài cái quyết tâm mới đối với việc chống tham nhũng và những cải cách thị trường từng bước một, nhưng nó vẫn còn bảo thủ. Bộ phận lãnh đạo còn bị hạn chế do đảng chỉ thị là cần phải theo đuổi một "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa," có nghĩa rằng nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát các bộ phận chiến thuật của nền kinh tế và những giới hạn từ sự ảnh hưởng của các doanh nhân tư nhân. Triết và Dũng là những nhà cải cách kinh tế đối với một phần nào đó là họ sẽ thật sự hành quyết để thi hành các giao ước quốc tế của Việt Nam, bao gồm những điều kiện tất yếu của tư cách hội viên trong tổ chức WTO.
Cả hai chủ tịch nước và thủ tướng thừa nhận lời tuyên bố chính thức đó là sự ổn định chính trị ( đọc: đảng cộng sản phải duy trì quyền thống trị) phải là nền tảng căn bản cho sự tiến triển kinh tế. Việc bổ nhiệm người mang đầu óc cuồng tín tư tưởng như Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ chủ tịch quốc hội rõ ràng biểu lộ việc cải cách luật pháp và hành chánh của Việt Nam sẽ làm nản lòng cho một thể chế đa nguyên chính trị. Một điều mà thường bị coi nhẹ đó là chủ tịch quốc hội chứng tỏ nắm quyền hành lớn hơn chủ tịch nhà nước. Vai trò của chủ tịch nhà nước phần lớn là để cho việc nghi lễ trong khi chủ tịch quốc hội có thẩm quyền thảo ra các đề án lập pháp. Hội nghị quốc hội đang trở thành một hội đồng có nhiều ảnh hưởng mạnh nhất từ chính cái thẩm quyền đó để uốn nắn các bộ trưởng và sửa đổi lập pháp.  
Cuối cùng, các lãnh đạo mới của Việt Nam chỉ có trách nhiệm với Ban Chấp hành và Bộ Chính trị, nơi mà quyền lực của họ được ban cho. Điều khó hiểu cho cái tồn tại một cách lạc lõng đối với giới lãnh đạo Việt Nam là những đảng viên đó thường chỉ đủ tư cách cho các chức vụ cao nhất của đảng và nhà nước sau khi hoàn thành một nhiệm kỳ 5-năm trong Ban Chấp hành. Cách nghiêm khắc này dẫn đến chỉ cho một nhóm nhỏ của thành phần tuyệt đối trung thành thử-và-tin cậy mới đủ tiêu chuẩn cho việc tăng chức. Họ được chọn từ một Ban Chấp hành 16-hội viên mà phần lớn là lỗi thời và bảo thủ: rất là thông thường cho một-phần-ba đến một-nữa của Ban Chấp hành là về hưu thường có mặt tại mỗi Quốc hội Đảng Toàn quốc.
Nói vậy không có nghĩa là Triết và đồng sự không có khả năng thay đổi hiện trạng. Trong vài cách nhìn, sự thăng tiến của Triết đang báo hiệu những thay đổi đang tiến hành trong nền chính trị tại Việt Nam. Tổng quát lại, ông đã giữ vai trò chính trong việc vạch mặt vụ tai tiếng tham nhũng: với chức vụ bí thư thành ủy Sài Gòn năm 2002, - dính líu đến Năm Cam, một ông trùm của xã hội đen, kẻ đã bị buộc tội hối lộ lực lượng công an Sài Gòn và đút lót vài viên chức nhà nước cao cấp [ một lực lượng nhân sự bên ngoài đã đảm nhiệm việc điều tra và khởi tố]. Chuyện lên án gần đây của công chúng về việc quan chức tham nhũng, và sự thừa nhận của chính quyền là cần phải quét sạch để ngăn chận sự hỗn loạn, biểu hiện chút ít trách nhiệm đang khai tâm cho trong chế độ một-đảng tại Việt Nam. Và sự tăng chức của Triết trong tháng 4 lên chức vụ chủ tịch nước, cùng với những uy tín đáng kể chống tham nhũng, biểu lộ tính quyết tâm của chính quyền để giải quyết vấn đề.
Nhưng nhìn chung, sự bổ nhiệm thành phần lãnh đạo mới của Việt Nam không có báo hiệu các thay đổi sâu sắc so với quá khứ.
Sự bổ nhiệm của Triết và Dũng vào các chức vụ cao nhất của nhà nước theo đánh giá từ vài phân tích gia chỉ là một phần của cái xu hướng đang lên của sự nhóm đại diện miền nam trong tầng lớp lãnh đạo cao nhất. Nên cần lưu ý, thí dụ, trong tháng 4 nhóm miền nam chiếm khoảng phần nửa của hội viên trong Ban Chấp hành. Sự cân bằng mới này chia theo vùng nói lên cách tượng trưng cho một tầm quan trọng mới về các giá trị của miền nam như thể chế tư bản và sự tiến triển công nghệ, và sự từ chối một hệ thống truyền thống cứng-như-xương nơi mà mỗi của ba chức vụ cao nhất phải là mỗi đại diện của ba miền Việt Nam.
Tuy nhiên, quan sát kỷ hơn tại bộ phận lãnh đạo mới, cho thấy sự hơi cân bằng giữa miền bắc và miền nam và giữa ba vùng vẫn được duy trì. Triết và Dũng là người từ miền nam, nhưng tổng bí thư, Nông Đức Mạnh, và chủ tịch quốc hội, Nguyễn Phú Trọng, là người từ miền bắc. Trong ba phó thủ tướng, Phạm Gia Khiêm là người phía bắc, trong khi Nguyễn Sinh Hùng là người từ phía trung và Trương Vĩnh Trọng là người phía nam.
Vả lại với bất cứ đề xướng nào chủ tịch nước có thể phát động cho các cuộc cải cách, sẽ bị ngăn cản bởi lẽ những giới hạn quyền lực của ông. Ông phải chia sẻ nó với tổng bí thư, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Nếu đất nước thành công trong nền kinh tế thị trường hóa trên một mức ngang nhau mà hiện thời đã được dự đoán trong giới báo chí, đây sẽ là một kết quả cho một tiến triển dài và chập của sự phối hợp-đồng lòng (và đang đấu nhau) trong Ban Chấp hành. Có thể ngày đó chưa đến khi chính Ban Chấp hành hiểu rõ việc áp đặt quyền lực tuyệt đối không còn giữ được. Nhưng từ nay đến đó, nay có thể nói một cách an toàn là Việt Nam vẫn chưa từ bỏ bộ máy chính trị kiểu Lêninít.
Nạn Tham Nhũng
Một vụ nhục nhã tham nhũng lớn ở Việt Nam xảy ra trong giai đoạn chính trong tháng 4 dưới sự đạo diễn cẩn thận tại Quốc hội Đảng lần thứ 10 tại Hà Nội. Đến nổi chính quyền cũng bày tỏ sự quan tâm một cách công khai. Trong phần phát biểu mở đầu của ông ta đến các đại biểu, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh lên tiếng nạn hối lộ phổ biến là "một trong nhiều nguy cơ chính đang đe dọa sự tồn tại của chế độ chúng ta." Tuy nhiên, giới lãnh đạo Việt Nam không có vẻ hiểu rõ là họ không thể giải quyết các vấn đề mà không nói đến nguồn gốc của nó: Sự thống trị độc-đảng của họ.  
Sự đáng chú ý của vụ nhục nhã gần đây vượt quá xa tổng số dính líu vào -- đó là, hơn US$7 triệu tiền tham ô từ các quan chức cao cấp trong một chi nhánh của Bộ Vận tải và Giao thông, còn được biết là PMU 18. Đây không thể là một ổ tham nhũng thuộc-cở-tầm-thường, do vậy có lẽ tại sao giới truyền thông báo chí Việt Nam được có cái quyền tự do hiếm có này để đưa tin về các sự phát giác. Phần lớn số tiền bị ăn cắp là từ Ngân hàng Thế giới và Nhật bản, mà thật ra là ngân quỹ do thuế của người dân trong nước. Bọn ăn trộm kiểu này sẽ làm cho các ân nhân ngoại quốc suy ngẫm thật kỷ trước khi ủy nhiệm thêm ngân quỹ cho sau này. Còn quan trọng hơn nữa là đã có các quan chức cao cấp liên quan rất trầm trọng vào các vụ bê bối này.
Giới báo chí truyền thông Việt Nam đưa tin là có một nhóm quan chức trong đảng với mối liên hệ chặt chẻ mà ổ tham nhũng với nhiều uy quyền của họ được nhắc đến khắp Việt Nam. Một số người có liên quan đến là các tay thầu tư nhân, các quan chức tỉnh và bọn cò mồi, bọn này hay lo lót hối lộ các nhân viên thuế vụ, công an và viên chức toà án. Ổ tham nhũng này cũng được đưa tin là có mối quan hệ với phía trên từ bộ vận tải lên đến những cơ quan đầy quyền lực khác, bao gồm Bộ An ninh và Cơ quan Nhà nước.  
Đã vậy, bộ trưởng và thứ trưởng của bộ vận tải đã bị áp lực là phải từ chức. [thứ trưởng là người liên quan trực tiếp, bởi vì ông ta có trách nhiệm điều hành toàn diện] Nhưng trong sự kiện khá đặc biệt này với cái éo le xấu hổ cho ban lãnh đạo, hai người của các quan chức cao cấp liên quan đến ổ tham nhũng đã được Bộ Chính trị tán thành là ứng cử viên cho "cuộc bầu cử" vào bộ phận đầy quyền lực của đảng này. Sau khi vụ nhục nhã bị đổ bể, sự bổ nhiệm của họ đã nhanh chóng bị  từ chối trước ngày 18 tháng 4, ngày khai mạc Quốc hội Đảng lần thứ 10, tại đó Bộ Chính trị mới sẽ được tuyển chọn.  
Chỉ vụ kiện ấy cũng đủ làm lu mờ Quốc hội Đảng với mong đợi là sẽ làm sáng sự nổi bật về sự thành công kinh tế đáng kể của đất nước. Như phe đối phương Trung Quốc của họ, Cộng sản Việt Nam từ lâu rồi đã dẹp bỏ ý thức hệ mà chỉ ủng hộ nền kinh tế tiến triển nhanh là chìa khóa cho sự sống còn của họ. Cho đến nay nó vẫn tốt đẹp. Trong 5 năm qua, GDP Việt Nam chỉ mới tăng dưới 8% mỗi năm. Việt Nam cũng bắt đầu thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài một cách đáng kể. Chuyến viếng thăm gần đây của ông Bill Gates, người sáng lập Microsoft, cũng chứng tỏ thêm là đất nước đang bắt đầu cần được coi trọng như một nền kinh tế hùng mạnh đang trưởng thành.
Nhưng tất cả những thành tích này đã bị dẹp qua bên lề trong giây phút này do vụ nhục nhã PMU 18. Trong một sự phát giác gần đây, tin cho biết là người con rể ông Mạnh, Tổng bí thư, có làm việc cho PMU 18, mặc dầu không có dấu hiệu cho thấy người này có dính líu vào ổ tham nhũng đó. Sự chọn đúng lúc của tin phát giác này, đi đôi với các khám phá về PMU 18 mà chưa từng thấy trước đây trong giới báo chí truyền thông Việt Nam thường bị kiểm soát chặt chẻ, gợi ý là vài quan chức trong Đảng đang khai thác vụ nhục nhã này để cố tình phá hoại bộ phận lãnh đạo hiện thời.
Đó sẽ là chiều hướng trung bình tại Việt Nam, nơi mà những chiến dịch chống tham nhũng thường luôn sử dụng nó như một trận bóng đá chính trị, thật đang làm cản trở đến những cố gắng nhiệt huyết để tìm giải pháp cho bài toán. Với những lãnh đạo đang theo đuổi thêm một nhiệm kỳ, cần phải công khai biểu lộ lập trường cứng rắn chống tham nhũng để làm tăng danh tín của họ đối với công chúng. Những lãnh đạo khác cần nên lên tiếng ủng hộ về chiến dịch chống tham nhũng để thăng tiến sự nghiệp của họ và cũng gây lúng túng cho đối thủ. [tin đồn cho biết là con trai ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt có dính líu vào các vụ buôn bán mờ ám đã bị phanh phui trong 2 kỳ hội nghị quốc hội vừa qua; bà vợ ông tướng Văn Tiến Dũng, cựu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ trưởng Quốc phòng, đã bị cáo buộc là hốt "mười" phần trăm; các tin đồn về nạn tham nhũng cũng xoay quanh Nguyễn Văn An và các đường dây liên quan đến bang đãng xã hội đen Năm Cam].  
Lý lịch thành tích của Đảng cho thấy không có cơ sở cho sự lạc quan mà việc nổ lực hiện nay chống tham nhũng sẽ có thể thành công hơn so với những cố gắng trước đây. Tổng quát lại, lần đầu tiên Đảng đã nhận biết nạn tham nhũng như một trong bốn nguy cơ chính mà nhà cầm quyền phải đương đầu với trong năm 1994 [tại hội nghị đảng lần đầu tiên và chỉ giữa-nhiệm kỳ. Quy chế đảng điều chỉnh lại vài điều khoản để cho hội nghị trong giữa hai quốc hội toàn quốc]. Nhưng sau 12 năm và hai Quốc hội Đảng, nạn tham nhũng nơi quan chức cao cấp vẫn còn vi phạm mãi như xưa.    
Với cách xử sự đối với những vụ án theo tính cách cá nhân khi xảy ra sẽ không thể giải quyết được bài toán. Nạn tham nhũng ở cấp quy mô tại Việt Nam tập trung vào những đường dây có sự bảo trợ của các quan chức cao cấp trong đảng, gia đình họ và thành phần xu gia. Thông thường, những đường dây này vẫn nằm ngoài vòng pháp luật. Đến khi các vụ tai tiếng bị phanh phui, nó đã được đảng dàn xếp qua các buổi họp kín. Lấy thí dụ, 12 đảng viên của Bộ Chính trị chuẩn bị về vườn đã bị đảng kỷ luật về các liên quan với nạn tham nhũng của họ. Nhưng chỉ có vài người chính thức bị buộc tội và xử lý tại toà. Cho dù họ phạm tội, các vụ án này thường chỉ bị nhắc đến qua loa trên các báo chí nhà nước-kiểm soát, hoàn toàn trái ngược đối với hàng loạt tin tức đưa tin công khai về những phát giác trong vụ PMU 18. [Thông thường thì các quan chức đảng ở cấp thấp, như một thứ trưởng không nằm trong Bộ Chính trị, sẽ bị đem ra toà xét sử].   
Việt Nam và Sự Tiến hành APEC
Việt Nam có một cơ hội duy nhất để phô trương cho Việt Nam trong cuối tuần này như là một đất nước đã sẵn sàng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tôn trọng các điều lệ định sẵn. Nhưng cái cơ hội ấy đang gặp nguy cơ bởi vì hai sự kiện gây nhiều tranh luận gần đây nêu lên những nghi ngờ đáng ngại về tính quyết tâm của đất nước đối với việc tôn trọng luật pháp.   
Đây là điểm thích đáng nói riêng để Việt Nam chuẩn bị bước vào WTO. Vào đầu tháng qua, Tổng Hội đồng của bộ phận mậu dịch toàn cầu đã chính thức chấp nhận các điều lệ cho Việt Nam gia nhập vào WTO, thành viên thứ 150. Hôm nay, tổng thống Mỹ George W. Bush và những nguyên thủ quốc gia khác trong 21-thành viên hội đồng APEC sẽ gặp mặt cho lần thứ 14 thượng đỉnh của ban lãnh đạo.
Kế hoạch của tổng thống Bush để ủng hộ Việt Nam trở thành hội viện của WTO tại Hà Nội đang tạm thời bị đẩy lùi bởi lẽ một vài sự kiện không mấy tốt đẹp. Thứ nhất, Thượng sĩ Mel Martinez của bang Florida đe doạ sẽ không bỏ phiếu ủng hộ PNTR cho đến khi Việt Nam trả tự do cho một cử tri của ông hiện đang bị giam cầm. Vụ kiện liên quan đến bà Thương Nguyễn "Cúc" Foshee, một công dân Mỹ gốc Việt, bà bị buộc tội có ý đồ lật đổ chế độ Cộng sản đã bị giam cầm từ tháng 9, 2005. Bà là một nhà hoạt động của nhóm Chính quyền Tự do Việt Nam, một nhóm thường vận động chống lại chính quyền Hà Nội.
Việt Nam khẩn cấp cho mở cuộc 1-ngày xử lý và phán quyết bà Foshee và 6 bị can khác là phạm tội. Họ bị kết án 14 tháng tù, nó thật sự tương đương với thời gian họ đã ngồi tù. Sau khi bà Foshee "xin lỗi", chính quyền Việt Nam thả bà ta và nay bà đã trở về Mỹ an toàn.
Quy chế PNTR
Thứ hai, để cho tổng thống Mỹ đồng ý chấp thuận cho Việt Nam trở thành thành viên WTO, Quốc hội Mỹ trước tiên phải cấp cho Việt Nam cái quy chế PNTR. Bỏ phiếu cho cái quy chế này đã bị hoãn lại trong cuộc bầu cử quốc hội giữa-nhiệm kỳ. Lại vào tuần này, chính phủ Bush bị thiệt hại thêm một trận nữa khi quốc hội nhanh chóng thông qua một điều lệ đình hoãn cho phép không cần tranh luận nhưng đòi hỏi sự đồng thuận với số phiếu 2/3. Đến khi quy chế PNTR đưa ra quốc hội Hạ viện để bỏ phiếu thì tuy số nhiều bỏ phiếu thuận cho quy chế, nhưng không đủ số phiếu cần phải đạt được là 2/3. Ban quản lý đảng Cộng hòa sau đó lại lên tiếng là họ sẽ đem dự luật này trở lại vào cuối tuần dựa vào điều lệ thông thường là chỉ cần phiếu thuận đủ cho số nhiều. Việc thông qua quy chế này đã được dời lại vào đầu tháng 12.  
Việt Nam chưa phải là hội viên chính thức của WTO. Hội đồng Toàn quốc phải thông qua các đạo luật cần thiết và gởi nó đến tổng thư ký của WTO tại Geneva. Việt Nam sẽ trở thành hội viên sau 30 ngày. Có thể được nhưng không hoàn toàn chắc chắc là Quốc hội Mỹ sẽ cho thông qua dự luật PNTR trước khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ cần viện dẫn một điều khoản "không phải - loại đơn xin" để công nhận rằng đây không cần ở trong tư thế để áp dụng điều lệ WTO trong cách xử sự với Việt Nam.
Hai sự kiện, vụ kiện bà Foshee và sự thất bại về quy chế PNTR, đã làm lu mờ những ý nghĩa trọng đại về những giây phút huy hoàng đối của Việt Nam - Hội thượng đỉnh APEC và cuộc viếng thăm chính thức của tổng thống Hoa Kỳ.
Vụ kiện bà Foshee nêu lên những vấn đề quan trọng đối với khả năng của Hà Nội về cách quản lý những-việc-phải-làm của quốc nội lẫn quốc tế. Nói cho cùng, dẫu cho nếu bà Foshee cố tình làm ầm ĩ về việc có ý chống lại chính quyền trong khi viếng thăm, thì đây thật ra không phải là cái tội trong nhiều quốc gia. Dầu sao đi nữa, trục xuất bà ta sẽ ít làm tổn hại cho bộ mặt Việt Nam đối với quốc tế hơn là tiếp tục giam giữ bà ta và sau đó đem ra toà xử lý phiên toà 1-ngày cho có lệ.
ABN-AMRO
Thật sự cũng giống như những vụ khác cần nêu lên những nghi ngại nghiêm trọng về sự quyết tâm của Việt Nam đối với sự tôn trọng luật pháp - các nhân viên của ngân hàng ABN-AMRO Hoà Lan. Hai nhân viên của ngân hàng này đã bị giam giữ không xét xử từ tháng Ba, và thêm hai người nữa từ tháng Bảy. Trong bốn vụ án, tội của họ chỉ trao đổi tiền tệ với ngân hàng Việt Nam ICB, kết quả bị mất US$5.4 triệu của ngân hàng nhà nước.
Giới chức trách Việt Nam tự cho là, vì lẽ rằng trách nhiệm của nhân viên Incombank đối với những việc giao dịch này không có giấy phép để thực hành kiểu giao dịch trao-đổi-với-nước-ngoài, cho nên nhân viên ABN-AMRO đã phạm lỗi khi tiến hành cuộc trao đổi đó. Rốt cuộc là, họ đã yêu cầu ngân hành Hoà Lan "bồi thường" Incombank cho các lần giao dịch bị-mất-mát trước khi các nhân viên đang bị giam cầm sẽ được thả.
Đây là những báo động đáng kể đã làm

xôn xao đến những doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam, lo ngại về việc can thiệp sâu vào của bộ phận công an đối với các vụ tranh chấp của nhà băng mà nó coi như thường xuyên xảy ra. Nhưng sự thật của vấn đề là không biết viên chức thương mãi Việt Nam có khả năng thực thi theo quy định của luật pháp khi xử sực với người nước ngoài không -- và chịu trách nhiệm cho những hành động của họ.   
Vụ ABN-AMRO làm sáng tỏ rằng viên chức Việt Nam tiếp tục say mê với những dấu vết của nền kinh tế tập trung chỉ đạo lạc hậu. Nói cách khác, nhà nước coi như là chổ cho mướn, không cần biết doanh nghiệp có thành công hay không là chuyện khác.  
Luật pháp như vậy trở thành thứ công cụ để áp dụng cho việc moi móc tiền mướn từ doanh nhân nước ngoài. Đây lại chứng tỏ một lần nữa trong đầu tháng này, khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một chỉ thị đề nghị ABN-AMRO phải hoàn trả lại US$5.4 triệu nếu như nhà băng Hoà Lan muốn thấy nhân viên họ được đối xử một cách nhân hậu.
Đối với hai vụ kiện, bà Foshee và ABN-AMRO, vẫn cho thấy cái nhược điểm vẫn tồn tại về sự quyết tâm của Hà Nội đối với sự tôn trọng luật pháp, các nhà đầu tư nước ngoài cần nên tiếp tục suy nghĩ cho thật kỷ. Tất cả những vui mừng về chuyện được vào WTO và là chủ nhà của thượng đỉnh APEC, Việt Nam vẫn còn là khu vực khó khăn--và rất bấp bênh để làm ăn trong nhiều năm tới đây.  
Kết luận
Một Đảng Cộng sản Việt Nam với những đổi thay, nhưng từ chối các quyền lực phân chia và tin cậy vào cách thống trị tuỳ tiện của độc-đảng, là chủ yếu. Một nhóm nhỏ lãnh đạo không-phải-do-dân-bầu kiểm soát các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Các bộ phận này không hành quyết một cách độc lập đối với phía đảng và chỉ có thể hành xử một khi các lãnh đạo cao cấp cho phép, tạo nên sự phơi bày của nạn tham nhũng về sự kiện mang tính cách chính trị hoá một cách quy mô và tuỳ tiện. Chỉ có một phương cách hữu hiệu nhất để giải quyết việc vi phạm tham nhũng là phải thiết lập một thể chế chính quyền độc lập của đảng, từ đó có thể điều tra, khởi tố, xét xử và trừng trị các quan chức tham nhũng không cần biết thuộc chức vụ gì. Giới truyền thông báo chí cũng cần được tự do tham gia cho đúng vai trò đưa tin về nạn tham nhũng mà không lo sợ hay thiên vị.
Nhưng như vậy sẽ đòi hỏi quan chức Cộng sản Việt Nam từ bỏ bản chất độc quyền của họ về những công cụ cai trị, những chuyện mà nhóm lãnh đạo ngày nay vẫn sẽ không thích suy ngẫm đến. Trong khi nạn tham nhũng vẫn tiếp diễn có lẽ cần cú đe doạ đến quyền bá chủ của đảng, tìm cách giải quyết nó cho thích hợp sẽ dẫn đến một đe doạ có thể quy mô hơn. Thật sự chỉ khi nào Việt Nam có dân chủ và nhân quyền là đất nước có khả năng duy trì sự phát triển kinh tế và an sinh./. 
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương