TÀi liệu bồi dưỠng kiến thức cải cách hành chính nhà NƯỚc ban hành kèm theo Quyết định số 1296/QĐ-ubnd ngày


PHẦN B XÂY DỰNG BÁO CÁO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH



tải về 5.53 Mb.
trang5/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.53 Mb.
#38347
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

PHẦN B
XÂY DỰNG BÁO CÁO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

I. BÁO CÁO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Khái niệm


Báo cáo cải cách hành chính là một thể loại văn bản hành chính thông thường dùng để phản ánh tình hình hoặc trình bày những kết quả đạt được trong hoạt động cải cách hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình thực tế quản lý, chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và là căn cứ để cấp trên ra quyết định quản lý phù hợp.

2. Mục đích


- Phản ánh tình hình và kết quả đạt được trong cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị) trong một khoảng thời gian nhất định.

- Đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai cải cách hành chính của bộ, ngành, địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị), những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai cải cách hành chính của bộ, ngành, địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị).

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, cấp thông tin để cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định quản lý phù hợp.

3. Yêu cầu


- Báo cáo phải có nội dung trung thực, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình thực tế triển khai cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.

- Báo cáo không chỉ là một bản tổng hợp thông thường về thực trạng cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị mà phải kết hợp với nhận xét, đánh giá, phân tích định tính, định lượng về các nội dung cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị.

- Báo cáo phải có tính định hướng về triển khai cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị trong thời gian tiếp theo.

4. Phân loại báo cáo cải cách hành chính


a) Theo thời gian

- Báo cáo định kỳ: Theo tháng, quý, năm hoặc theo giai đoạn thực hiện chương trình, kết hoạch cải cách hành chính dài hạn (3, 5 năm).

- Báo cáo đột suất: Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các cơ quan quản lý cấp trên có thể yêu cầu cơ quan cấp dưới báo cáo đột suất về tình hình, kết quả cải cách hành chính ở một hoặc một số nội dung cụ thể. Loại hình báo cáo này không quy định trước về thời gian.

b) Theo nội dung

- Báo cáo tổng hợp: Tổng hợp kết quả cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực. Loại báo cáo này thường gắn với việc đánh giá kết quả cải cách hành chính theo kế hoạch hàng năm, hoặc quý, 6 tháng.

- Báo cáo chuyên đề: Đánh giá kết quả cải cách hành chính ở một hoặc một số nội dung cụ thể. Báo cáo này thường phục vụ cho công tác tổng kết năm, hoặc sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đạt được trong triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án, đề án cải cách hành chính.

c) Theo tính chất

- Báo cáo sơ kết: Là loại báo cáo định kỳ theo từng giai đoạn triển khai của các kế hoạch, chương trình, dự án, đề án cải cách hành chính có thời gian thực hiện dài hạn (3, 5, 10 năm).

- Báo cáo tổng kết: Là các báo cáo cải cách hành chính định kỳ hàng năm, báo cáo kết thúc triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án, đề án cải cách hành chính.

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Tình hình triển khai cải cách hành chính trong giai đoạn báo cáo


Nêu khái quát bối cảnh, điều kiện triển khai cải cách hành chính của bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn thực hiện báo cáo. Nêu những vấn đề về chỉ đạo, điều hành và khái quát các hoạt động về cải cách hành chính mà cơ quan, đơn vị đã triển khai, như: xây dựng, ban hành kế hoạch; tổ chức triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá... Đối với báo cáo tổng hợp từ nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải nêu được những điển hình thực hiện tốt, đơn vị thực hiện chưa tốt về triển khai cải cách hành chính.

2. Kết quả đạt được


Nêu kết quả đạt được trong cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị trên 6 nội dung cải cách: Thể chế; Thủ tục hành chính; Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; công chức, viên chức; tài chính công; hiện đại hoá hành chính. Các kết quả đạt được phải có phân tích định tính và định lượng.

3. Nhận xét, đánh giá và những bài học kinh nghiệm


- Những ưu, khuyết điểm của quá trình thực hiện.

- Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm. Có thể đánh giá những công việc chủ yếu của đơn vị theo từng nội dung công việc. Nếu là báo cáo tổng hợp, có thể kiểm điểm riêng từng nội dung, nhiệm vụ gồm kiểm điểm công việc đã làm và chưa làm đựơc, đánh giá ưu khuyết điểm và tìm nguyên nhân tồn tại riêng đối với từng lĩnh vực công tác, từng nhiệm vụ được giao.


4. Phương hướng nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn tới


Nêu những định hướng, nhiệm vụ chính trong triển khai cải cách hành chính của bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn tới.

5. Kiến nghị, đề xuất


- Kiến nghị với lãnh đạo cơ quan đơn vị;

- Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương (Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…).

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị trong giai đoạn tới.

III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Thu thập thông tin


Thông tin để viết báo cáo cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thu thập trên cơ sở báo cáo của các cơ quan đơn vị trực thuộc hoặc thông qua công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền.

Các thông tin để viết báo cáo phải có tính định lượng và phản ánh trung thực tình hình và kết quả đạt được trong cải cách hành chính của từng cơ quan, đơn vị, trên từng nội dung cải cách. Để có được các thông tin chính xác, kịp thời, cần phải bố trí công chức thực hiện việc theo dõi, đánh giá, tổng hợp tại các cơ quan hành chính, bảo đảm tính hệ thống trong công tác theo dõi, đánh giá.


2. Xây dựng đề cương


Đối với từng loại báo cáo, trước khi xây dựng báo cáo chi tiết phải vạch ra đề cương báo cáo với kết cấu cụ thể, dự kiến từng nội dung của báo cáo.

3. Dự thảo báo cáo


Trên cơ sở đề cương, căn cứ vào thông tin thu thập được tiến hành viết chi tiết từng nội dung của báo cáo. Báo cáo nên viết bằng ngôn ngữ phổ thông, nêu các sự kiện, nhận định, đánh giá, có thể dùng chữ số để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo sơ đồ và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn hơn. Khi đánh giá tình hình, cần dùng các sự kiện, số liệu khách quan và công bằng. Không nên dùng từ ngữ thể hiện tính chủ quan một chiều hoặc quá khoa trương mà không có căn cứ sẽ làm cho người đọc thiếu tin tưởng. Đối với các báo cáo chuyên đề, có thể dùng bảng phụ lục để tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung báo cáo, có thể lập bảng thống kê các biểu mẫu so sánh, các tài liệu tham khảo trong phần phụ lục. Một điều chú ý trong viết báo cáo là các nôi dung từng phần phải có sự liên kết, lô gich chặt chẽ với nhau và trách trùng lặp.

4. Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan


Đối với các báo cáo tổng hợp, báo cáo quan trọng cần phải lấy ý kiến của các cơ quan liên quan. Các cơ quan lấy ý kiến có thể là cơ quan hành chính, Hội đồng nhân dân cùng cấp các cơ quan đảng, đoàn thể, hoặc lấy ý kiến góp ý của người dân, doanh nghiệp thông qua các tổ chức hội. Việc lấy ý kiến có thể thực hiện bằng cách gửi dự thảo văn bản để lấy ý kiến hoặc tổ chức hội nghị để lấy ý kiến trực tiếp.

5. Trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị phê duyệt


- Đối với bản báo cáo gửi lên cấp trên, báo cáo trước hội nghị, báo cáo chuyên đề… cần phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi nhằm thống nhất với các quyết định quản lý và các thông tin khác mà người lãnh đạo chủ chốt đã cung cấp cho cấp trên hoặc hội nghị. Cuối cùng là việc ký, đóng dấu và gửi báo cáo đi. Việc gửi báo cáo trình cấp trên hoặc chuyển cho cơ quan khác thì phải có công văn gửi kèm theo.

6. Thời hạn gửi báo cáo cải cách hành chính:


a) Thời gian báo cáo cải cách hành chính định kỳ của các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ), cụ thể như sau:

- Báo cáo tháng: gửi trước ngày 10 của tháng.

- Báo cáo quý: gửi trước ngày 05 của tháng cuối quý.

- Báo cáo 6 tháng: gửi trước ngày 05 tháng 6.

- Báo cáo năm: gửi trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

b) Các báo cáo đột xuất về cải cách hành chính: Thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc Sở Nội vụ).

c) Báo cáo cải cách hành chính định kỳ của các xã, phường, thị trấn: Tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quy định thời hạn gửi báo cáo cải cách hành chính định kỳ của các xã, phường, thị trấn.


Каталог: chinhquyen -> sonv -> Lists -> VanBanPhapQuy -> Attachments
sonv -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
sonv -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
sonv -> SỞ NỘi vụ Số: 1219/bc-snv cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
sonv -> Ủy ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh ninh thuậN Độc lập Tự do Hạnh phúc
sonv -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh ninh thuậN Độc lập Tự do Hạnh phúc
sonv -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
sonv -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh ninh thuậN Độc lập Tự do Hạnh phúc
sonv -> V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch cchc và báo cáo cchc hàng năm
Attachments -> SỞ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương