Thuyết minh kỹ thuật thiết kế Hệ thống thông tin đa dịch vụ siemens hipath 4000


CÁC GIAO DIỆN HỆ THỐNG Trung kế



tải về 193.36 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích193.36 Kb.
#20394
1   2   3   4   5   6

CÁC GIAO DIỆN HỆ THỐNG

    1. Trung kế


  • S0 (truy cập cơ bản): 4 dây đến mạng ISDN, 2 kênh B 64kbit/s, 1 kênh D (báo hiệu) 16 kbit/s, tốc độ truyền dẫn 144 kbit/s, giao thức ETSI-ISDN (DSS1) hoặc 1 TR6

  • S2 (truy cập cơ sở): 4 dây đến mạng ISDN, 30 kênh B 64 kbit/s, 1 kênh D (báo hiệu) 64 kbit/s, tốc độ truyền dẫn 2048 kbit/s, giao thức ETSI-ISDN (DSS1) hoặc 1 TR6, DPNSS1.

  • Tương tự (analog): các loại trung kế tương tự báo hiệu đa tần, xung đều được hỗ trợ.
    1. Giao diện kết nối mạng


  • S0/ S2 (E1): các giao thức CorNet-N, CorNet-NQ, QSIG, PSS1, E&M, CAS, MFC, SS7, DPNSS1.

  • Tương tự: các giao thức tương tự.

  • Ethernet 10/100BaseT: cung cấp dịch vụ IP trunking cho kết nối liên mạng với các tổng đài khác qua mạng IP

  • ATM 155 Mbit/s (STM-1): các giao thức CES, UNI 4.0, CorNet NQ, QSIG.
    1. Giao diện thuê bao


  • Up0/E: 2 dây cho các máy điện thoại số optiset E, optiPoint 500/600, điện thoại viên AC3/AC4/AC-WIN.

  • S0/ S0 bus: kết nối cho các đầu cuối ISDN, PC, fax G4, tối đa 8 thiết bị trên bus.

  • a/b (analog): các đầu cuối tương tự 2 dây (điện thoại/ fax analog, modem…)

  • Kênh H, nx64 kbit/s: cho các đầu cuối dữ liệu, truyền hình hội nghị, đa phương tiện.

  • ATM 155 Mbit/s (STM-1): cho các đầu cuối/ ứng dụng ATM.

  • Ethernet 10/100BaseT: cung cấp dịch vụ VoIP cho các đầu cuối IP.

  • DECT/GAP: giao diện vô tuyến cho các đầu cuối không dây, cấu trúc mạng tế bào.
    1. Giao diện quản trị/ ứng dụng


  • V.24, đồng bộ hoặc dị bộ, tối đa 115 kbit/s.

  • Ethernet 10/100Base-T

  • Các giao thức TCP/IP, PPP, FTP, HTTP, CSTA, TAPI/JTAPI.
  1. CÁC CẤU HÌNH DỰ PHÒNG

    1. Dự phòng nguồn


Bộ nguồn chính UACD được trang bị hai bộ nắn AC/DC LPC hoạt động theo cơ chế dự phòng nóng đảm bảo cấp nguồn không gián đoạn nếu một trong hai bộ nắn có sự cố.

Mỗi tủ điều khiển hay ngoại vi lại được trang bị hai bộ nguồn DC/DC PSUP cho phép duy trì hoạt động khi một trong hai bộ nguồn này có sự cố. Mỗi bộ nguồn PSUP cũng được cấp nguồn bằng một đường DC riêng từ UACD cho phép vẫn có một bộ làm việc khi cả hai bộ nguồn vẫn hoạt động tốt mà đường cấp nguồn bị gián đoạn.

Ngoài ra, tổ accu 48V, dung lượng 200Ah đảm bảo cấp nguồn cho hệ thống với thời gian hoạt động không cần điện lưới lên đến 10h.

    1. Dự phòng nóng phần điều khiển


Các chức năng điều khiển trung tâm và chuyển mạch được thực hiện bởi hai cạc điều khiển DCSXL. Hai bộ điều khiển này hoạt động theo cơ chế hoạt động – dự phòng (active/ standby), một bộ nắm quyền hoạt động trong khi bộ điều khiển kia ở trạng thái dự phòng sẵn sàng với bộ nhớ được cập nhật song song.

Nếu bộ điều khiển hoạt động có sự cố, điều khiển lập tức được chuyển giao cho bộ dự phòng. Thời gian chuyển giao rất ngắn (<50ns) hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của toàn hệ thống và không làm gián đoạn các cuộc gọi đang diễn ra.

Bộ xử lý có sự cố sẽ tự động nạp lại chương trình và nếu thành công sẽ chuyển sang trạng thái chờ. Các cảnh báo được gửi đến thiết bị quản lý và báo hiệu ngoài đến người quản lý hệ thống.

Mỗi tủ ngoại vi kết nối đến mỗi bộ điều khiển DSCXL bằng các đường tín hiệu điều khiển riêng biệt, cho phép duy trì kết nối khi một bộ điều khiển có sự cố hay bản thân cáp nối gián đoạn.


    1. Dự phòng nóng phương tiện lưu trữ


Hệ thống cho phép ghi đọc song song các ổ đĩa cứng và ổ đĩa quang từ nhằm đảm bảo độ tin cậy dữ liệu cao.

Phần mềm, dữ liệu hệ thống có thể được tự động sao lưu sang các đĩa quang từ MOD. Dữ liệu sao lưu ở MOD có thể được khôi phục lại sang ổ cứng và hệ thống cũng có thể khởi động và nạp lại dữ liệu từ MOD trong trường hợp các ổ ổ đĩa cứng bị hỏng.


  1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    1. Dung lượng


Hệ thống độc lập lên đến 12000 đầu cuối sử dụng.
    1. Năng lực chuyển mạch


Tải động: 115500 BHCA
    1. Nguồn cung cấp


Xoay chiều

Một pha: 230V ± 10%

Ba pha: 380 V ± 10%

Một chiều

-48V ± 15%


    1. Điều kiện môi trường


Nhiệt độ

+00C..450C



Độ ẩm tương đối

Tối đa 90%


    1. Kích thước


1 tủ (rộng x cao x sâu): 773x 645x515 mm

1 chồng (4 tủ): 773x1845x515 mm


    1. Trọng lượng


1 chồng (1 tủ điều khiển + 3 tủ ngoại vi): 180 kg
  1. Hệ thống quản lý tính cước

    1. Giới thiệu chung


CAS 4.0 (Call Accounting System) là giải pháp tin học nhằm cung cấp cho khách hàng khả năng quản lý và tính cước điện thoại cho đơn vị của mình.

CAS 4.0 được xây dựng dựa trên việc kế thừa các tính năng đã thực hiện ổn định, được khách hàng đánh giá cao trong các phiên bản trước đồng thời phát triển thêm các tính năng mới theo yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, CAS 4.0 thực sự tỏ rõ tính ưu việt của mình.

Sử dụng CAS 4.0, khách hàng có thể thực sự yên tâm về tính chính xác, độ ổn định, tốc độ xử lý cực nhanh và các công cụ hỗ trợ tiện lợi mà chưa phiên bản nào có được. Ngoài ra CAS 4.0 cũng được thiết kế hướng đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng riêng biệt, giúp cho khách hàng tiết kiệm đáng kể chi phí của mình.

    1. Các tính năng hệ thống


Quản lý hệ thống

Hiển thị các số máy chưa khai báo

Hiển thị các số máy chưa khai báo là một tiện ích đặc biệt chưa từng có trong các phiên bản trước. Nó giúp cho người quản trị hệ thống tránh được lỗi thiếu cước do việc khai báo không đầy đủ các máy lẻ gây ra. Đây cũng là một lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng CAS tại các phiên bản trước. Hiển thị các số máy chưa khai báo có nhiệm vụ hiển thị tất cả các số máy đã thực hiện cuộc gọi nhưng chưa được khai báo trong chương trình, đồng thời khai báo tự động các số máy này vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp.



Sao lưu phục hồi các cuộc gọi

Sao lưu dữ liệu là một thao tác cần thiết để cất trữ các dữ liệu quan trọng vào một nơi an toàn, độc lập với hệ thống, một mặt, thao tác này tránh các tổn thất có thể xảy ra khi hệ thống gặp sự cố, mặt khác, nó giúp hệ thống thực hiện nhanh hơn, các dữ liệu được bảo mật tốt hơn. Với những ưu điểm đó chúng tôi khuyến cáo người sử dụng nên chọn sao lưu dữ liệu một tháng một lần sau khi thực hiện báo cáo cước tháng.

Tính năng Sao lưu dữ liệu cuộc gọi sẽ thực hiện sao lưu tất cả các thông tin về cuộc gọi trong CSDL và các thông tin khác hỗ trợ cho việc tính cước tại thời điểm sao lưu. Tính năng phục hồi dữ liệu cho phép người dùng lấy lại các dữ liệu cần thiết đã được sao lưu để tiến hành kiểm tra, xem xét, thực hiện báo cáo...

Quản lý người dùng

Tính năng này chỉ có người dùng có quyền quản trị mới thực hiện được. Tính năng này cho phép người quản trị phân quyền truy cập cho những người làm việc với hệ thống.



Tuỳ chọn báo cáo

Tuỳ chọn báo cáo là tính năng mới có trong bản Enterprise hỗ trợ người dùng chuyển đổi các tiêu đề, tên báo cáo cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.



Xem tình trạng thực thi

Tính năng cho phép người sử dụng kiểm soát hoạt động sử dụng phần mềm CAS tại doanh nghiệp theo kiểu nhật ký, ghi lại số lần truy nhập, các thao tác đã thực hiện.



Cấu hình

Cấu hình là Tính năng cho phép người dùng lựa chọn ngôn ngữ sử dụng (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt), lựa chọn chu kỳ tính cước gộp và lựa chổn loại tộng đài. Ta có một số lựa chọn sau:



  • Nhập mật khẩu để thay đổi cấu hình mặc định của hệ thống

  • Ngôn ngữ : Hướng dẫn cách lựa chọn ngôn ngữ hiển thị của hệ thống

  • Chu kỳ tính cước: Hướng dẫn cách lựa chọn chu kỳ tính cước gộp

  • Tổng đài : Hướng dẫn cách lựa chọn loại tổng đài.

Quản lý chính sách tính cước

Mỗi cuộc gọi bao giờ cũng được áp dụng một chính sách tính cước nào đó. Mỗi chính sách tính cước có thể được nhiều dịch vụ áp dụng. Khi thực hiện một cuộc gọi, chương trình xác định được cuộc gọi đó thuộc dịch vụ nào, từ đó áp dụng chính sách tính cước thích hợp.

Điểm khác biệt mới đối với chương trình CAS 4.0 so với các phiên bản trước là cho phép quy định ngày áp dụng chính sách tính cước. Việc quy định ngày áp dụng chính sách cước rất thuận lợi cho việc tính lại cước ở nhiều thời điểm khác nhau mà không sợ áp dụng lẫn lộn các chính sách cước của chu kỳ mới cho chu kỳ cũ hoặc ngược lại.

Quản lý chương trình

Quản lý chương trình là tập hợp các tính năng làm nhiệm vụ quản lý dữ liệu, cho phép người dùng định nghĩa trước các cấu trúc dữ liệu, phục vụ cho việc nhập liệu có hệ thồng và chuẩn bị cho bước xử lý dữ liệu sau này.Dữ liệu được quản lý bao gồm:



Mô hình tổ chức doanh nghiệp

Tính năng này cung cấp công cụ cho phép quản lý mô hình tổ chức của doanh nghiệp dưới dạng cây thư mục trong đó đối tượng cấp thấp nhất là các máy lẻ người dùng.



Phân cấp các nhóm dịch vụ thoại

Tính năng này cho phép khai báo cơ cấu tính cước mà doanh nghiệp áp dụng, trong CAS các nhóm dịch vụ thoại được áp dụng theo chuẩn quản lý chung của bưu điện, người dùng có thể tự thêm, hoặc sửa đổi mô hình phân cấp dịch vụ thoại, rất cần thiết cho nhóm khách sạn, có các chính sách sau:



  • Quản lý chính sách tính cước

  • Quản lý các chính sách giảm giá

  • Quản lý các chính sách riêng của người quản lý tổng đài

Quản lý các tỷ giá hối đoái và tiền tệ

Tính năng này phân làm 2 nhóm:



  • Quản lý danh sách các loại tiền đang được sử dụng. Cho phép người dùng thêm, bớt, sửa một loại tiền nào đó.

  • Quản lý bảng tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền. Cho phép người dùng thêm, xoá sửa một dòng trong bảng.

Compact dữ liệu

Compact dữ liệu là một thao tác nhằm giảm bớt kích cỡ của database. Compact dữ liệu có thể thực hiện tự động hoặc bằng tay.



Tính cước

Tính cước là một trong những Tính năng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống. Tính năng này có nhiệm vụ xác định giá cho một cuộc gọi căn cứ theo dịch vụ mà cuộc gọi đó sử dụng kết hợp với các chính sách của bưu điện và các chính sách riêng do đơn vị đó tự qui định.

Có hai phương thức tính cước: Tính cước theo cuộc gọi và Tính cước gộp


  • Cước cuộc gọi: là một loại cước được áp dụng cho từng cuộc gọi riêng, gọi cuộc nào tính tiền cuộc ấy.

  • Cước gộp được mô tả như sau: Đối với một máy lẻ, phương thức tính cước gộp được thực hiện bằng các cộng dồn thời gian của tất cả các cuộc gọi sử dụng những dịch vụ được áp dụng chính sách cước gộp trong một chu kỳ nhất định.

Báo cáo

Tính năng xem báo cáo này có nhiệm vụ đưa ra báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng. Nếu phân biệt báo cáo theo thời gian ta có hai loại báo cáo là : Báo cáo theo chu kỳ và báo cáo theo thời gian tự chọn. Sau đây là một số mẫu báo cáo cơ bản mà CAS 4.0 cung cấp cho các doanh nghiệp :



  • Báo cáo cước phí theo phòng ban: Tạo báo cáo cước phí điện thoại của từng phòng ban trong một khoảng thời gian.

  • Báo cáo cước phí theo người dùng: Tạo báo cáo cước phí điện thoại của từng người dùng trong một khoảng thời gian.

  • Báo cáo cước phí theo số máy lẻ: Tạo báo cáo cước phí điện thoại của từng số máy lẻ trong một khoảng thời gian.

  • Báo cáo cước phí theo dịch vụ: Tạo báo cáo cước phí cho từng loại dịch vụ trong một khoảng thời gian.

  • Báo cáo cước phí theo nhóm dịch vụ: Tạo báo cáo cước phí điện thoại theo nhóm dịch vụ trong một khoảng thời gian.

  • Báo cáo cước phí theo tài khoản: Tạo báo cáo cước phí điện thoại theo tất cả các tài khoản được khai báo. (Loại báo cáo này chỉ có trong bản Enterprise)

  • Báo cáo thống kê các cuộc gọi phục vụ công tác : Thống kê tất cả các cuộc gọi phục vụ công tác. (Loại báo cáo này chỉ có trong bản Enterprise)

  • Báo cáo tổng kết: Báo cáo tổng hợp của các loại báo cáo trên.

Biểu đồ so sánh

Biểu đồ là tính năng mới và chỉ có trong bản Enterprise. Tính năng này giúp người quản trị hệ thống có thêm một dụng cụ thống kê trực quan rất tiện lợi, chỉ bằng vài thao tác, người quản trị có thể đưa ngay ra một con số chính xác về tình hình sử dụng điện thoại trong đơn vị mình.



Trợ giúp trực tuyến

Cas 4.0 cung cấp khả năng trợ giúp trực tuyến trong đó mô tả chi tiết về hệ thống đồng thời hướng dẫn một cách đầy đủ, rõ ràng về cách thực hiện các thao tác cài đặt và sử dụng CAS 4.0.

Khi gặp các vấn đề phức tạp trong việc sử dụng chương trình, bạn chỉ cần nhấn phím F1 hay kích vào nút trợ giúp trên thanh công cụ hoặc chọn mục trợ giúp trên trình đơn trợ giúp, những thông tin liên quan đến công việc bạn đang muốn thực hiện sẽ hiển thị đầy đủ giúp bạn hiểu rõ và thao tác chính xác cho các bước tiếp theo.

Hệ thống - xử lý dữ liệu cước

Cho phép thiết lập cách thức đọc dữ liệu.



  • Đóng/Mở cổng COM.

  • Cập nhật dữ liệu từ tệp CDR.

  • Thiết lập cấu trúc dữ liệu CDR.

  • Thiết lập tham số truyền thông.

Đóng/Mở cổng COM

Trong các tổng đài thế hệ mới, dữ liệu về các cuộc gọi có thể được lưu vào trong ổ cứng của tổng đài. Chẳng hạn, đối với tổng đài Hicom300E, dữ liệu cuộc gọi được lưu dưới dạng các tệp CDR. Vì vậy khi thực hiện tính cước có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ cổng COM hoặc có thể lấy dữ liệu từ các tệp dữ liệu trong ổ cứng của tổng đài. Tại một thời điểm hệ thống chỉ cho phép cập nhật dữ liệu ở một chế độ hoặc là từ cổng COM (chế độ ONLINE) hoặc là từ các tệp CDR (chế độ OFFLINE).

Làm việc với chế độ Online bạn phải mở cổng COM, thiết lập các thông số truyền thông cho cổng COM. Còn nếu làm việc dưới chế độ OFFLINE (cổng COM đóng), hệ thống cho phép đọc dữ liệu từ đĩa cứng của tổng đài.

Cập nhật dữ liệu từ tệp CDR (offline mode)

Tính năng này cho phép người sử dụng đưa dữ liệu từ các tệp CDR vào CSDL. Trước khi thực hiện cập nhật dữ liệu từ các tệp CDR, người dùng phải copy các tệp đó từ ổ cứng của tổng đài vào trong ổ cứng của máy tính.

Dữ liệu trong tệp CDR bao gồm các thông tin về cuộc gọi: Thời điểm thực hiện cuộc gọi (Ngày, giờ bắt đầu cuộc gọi), số máy gọi, số máy bị gọi, thời lượng cuộc gọi, số trung kế và tuyến.

Trong khi cập nhật dữ liệu từ tệp CDR, những cuộc gọi đã xác định được dịch vụ thì được xử lý rồi đưa vào Database, còn những cuộc gọi không xác định được dịch vụ thì được ghi riêng ra từng tệp theo tháng của cuộc gọi trong thư mục \\NoService\, sau đó người quản lý phải quay trở lại chương trình Quản lý dữ liệu cước định nghĩa thêm các dịch vụ còn thiếu, tính lại cước phục vụ việc lập báo cáo.



Thiết lập cấu trúc dữ liệu CDR

Các cấu trúc CDR dùng để xác định các trường trong tệp dữ liệu về cuộc gọi từ tổng đài. Thiết lập các cấu trúc CDR là công việc hết sức quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dữ liệu nhận được đúng hay sai. Tuỳ theo từng cách thiết đặt trong tổng đài mà có các định nghĩa cấu trúc CDR tương ứng.



Thiết lập các tham số truyền thông

Để CAS có thể nhận được số liệu cước từ tổng đài, các thông số cho cổng COM – cổng truyền thông nối tiếp của máy tính cần được thiết lập phù hợp với các thông số tương ứng của cổng số liệu cước của tổng đài. Do đó bạn chỉ cần biết được các thông số thiết lập cổng COM của tổng đài và thiết lập tương tự đối với máy tính. Các thông số cần thiết lập bao gồm:



  • Cổng COM: số hiệu cổng COM dùng để nhận số liệu cước.

  • Tốc độ baud: tốc độ số liệu truyền từ cổng số liệu cước.

  • Số bit số liệu: số bit số liệu cho một ký tự.

  • Số bit dừng: số bit dừng cho một ký tự.

  • Phương thức kiểm tra chẵn lẻ.

  • Định dạng phân cách CRLF: dùng để báo cho máy tính kết thúc xử lý một dòng dữ liệu cước và chuyển sang dòng mới.

  • Chương trình cho phép người dùng chon sẵn các thông số cổng COM từ các hộp danh sách thả xuống (drag and drop). Sau khi chọn các thông số, nhấn nút lệnh Chấp nhận để ghi các thông tin vừa nhập, nhấn nút lệnh Kết thúc để thoát khỏi màn hình nhập.

Hiển thị

Trình đơn Hiển thị chứa các trình đơn con cho phép người dùng xem thông tin về các cuộc gọi chưa xác định dịch vụ, xem màn hình xử lý dữ liệu cước và các thông tin về tình trạng của hệ thống.



Xem cuộc gọi chưa xác định dịch vụ

Trong cả hai trường hợp: Khi cập nhật dữ liệu từ tệp CDR hoặc từ cổng COM, những cuộc gọi không xác định được dịch vụ đều được ghi riêng ra từng tệp theo tháng của cuộc gọi trong thư mục \\NoService\ (Chẳng hạn mọi cuộc gọi không xác định được dịch vụ trong tháng 5/2001 đều được ghi vào tệp 05-2001.CDR). Khi kích hoạt trình đơn Xem cuộc gọi chưa xác định dịch vụ, chọn tệp chứa các cuộc gọi theo tháng, màn hình sẽ hiển thị danh sách những cuộc gọi chưa xác định dịch vụ theo tháng đó.



Xem tình trạng thực thi

Ghi lại các thao tác sử dụng CAS dưới dạng nhật ký


    1. KẾT LUẬN


Giải pháp hệ thống thông tin đa dịch vụ đề xuất thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, phù hợp với kiến trúc địa lý, tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng hiện có của trường. Hệ thống không những đáp ứng được những nhu cầu về sử dụng mà với những công nghệ tiến tiến nhất hiện nay (VoIP) hệ thống còn cho phép hỗ trợ đắc lực cho thoại trong và ngoài mạng

Hệ thống tương thích được với nhiều thiết bị của các hãng khác nhau thỏa mãn nhu cầu mở rộng tích hợp hệ thống và các ứng dụng mới. Hệ thống cho phép mở rộng và phát triển một cách linh hoạt, với các cơ chế dự phòng khác nhau cho phép hoạt động một cách ổn định và tin cậy.


    1. CATALOGUE THIẾT BỊ




Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 193.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương