Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thầy giê-su trong tin mừng gio-an giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 2.31 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.31 Mb.
#38777
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

PHÉP RỬA TỘI - TÁI SINH

Trích Tin Mừng Gioan 3.1-5


Ở Yêrusalem có một cụ già thông thái, quí hiệu là Nicôđêmô. Cụ có chân trong nhóm Biệt phái và là nghị viên trong Thượng Nghị Viện Do thái. Cụ đã từng nghe nhiều về Giêsu Nadarét, nhưng là người thận trọng, cụ ít tin vào những truyện phép mầu. Tuy nhiên, những phép lạ của Nhà tiên tri trẻ tuổi thành Nadarét càng ngày càng được dân chúng đồn vang dậy khắp nơi. Cụ muốn đến gặp tận mặt để hỏi cho rõ. Một đêm đẹp trời, cụ đi tìm Đức Giêsu để được hiểu về đạo lý của Ngài, sợ ban ngày sẽ lộ truyện, các bạn đồng nghiẹp nghi ngờ cụ chạy theo cái mới lạ, nên cụ đến ban đêm, vả lại, ban đêm thường là cho câu chuyện thêm thân mật. Gặp Đức Giêsu, cụ mở đầu câu chuyện cách khiêm tốn :

-  Thưa Thày, Thày quả là Người của Chúa, vì không ai làm được những phép lạ như Thày, trừ phi là có Thiên Chúa ở với.

Thấy cụ thẳng thắn, Đức Giêsu đi thẳng vào vấn đề :

-  Để vào được Nước Thiên Chúa mà tôi rao báo, phải giữ một điều kiện là phải tái sinh.

Cụ Nicôđêmô mỉm cười bỡ ngỡ :

-  Thế nào? Phải tái sinh? Ngần này tuổi như tôi mà phải vào bụng mẹ để sinh lại ư?

Đức Giêsu đáp :

-  Thế đấy! Ai muốn vào Nước Thiên Chúa phải sinh lại cả. Song ông chớ lầm ! Việc sinh lại đây là sinh bởi Chúa Thánh Thần và bằng nước. Vì nếu người ta vào bụng mẹ mà sinh ra, thì đó chỉ là chuyện thuộc phạm vi xác thịt, phạm vi sức lực tự nhiên loài người ; người ấy có sinh cả 100 lần ra lại cách như thế, cũng chỉ lặp lại lần sinh trước, có gì hơn đâu. Còn đây là sự sinh ra bởi bên trên, bởi Thiên Chúa làm, bằng sức lực của Chúa Thánh Thần, thì người sinh lại lần nữa mới trở nên giống Thiên Chúa, có Thần Khí Thiên Chúa, có sự sống Thiên Chúa, ông hiểu được chưa ?

Ông Nicôđêmô cúi đầu ngẫm nghĩ trước một điều quá ư mới mẻ, lạ lùng. Đức Giêsu giúp ông :

-  Ông bỡ ngỡ ư ?... Ông có nghe làn gió thoảng qua không ? Đó là một ví dụ cho ông dễ hiểu. Kìa làn gió ấy thổi đi đâu ông có biết không ? Nó xuất phát từ đâu, ông cũng không rõ, song nghe tiếng. Thế thì người sinh ra bởi Thần Khí cũng vậy. Cuộc tái sinh bởi Chúa Thánh Thần làm trong tâm hồn người ta cách thiêng liêng cũng vậy, không ai xem thấy, không biết bắt đầu từ đâu, rồi đi đến đâu, nhưng công hiệu của nó thì người ta vẫn cảm nghiệm được.

Cụ già ngẩng đầu lên. Cụ có vẻ đã hiểu được phần nào :

- A ! Quả thật việc tái sinh là như thế ư ?

Đức Giêsu tiếp lời :

- Chính vậy ! Ông là tiến sĩ trong dân mà không hiểu ư ? Nếu ta nói những chuyện xảy ra dưới đất mà ông không tin, đến lúc Ta nói về những sự trên trời, ông sẽ tin sao được ?

*  Đó là Lời Chúa ! - Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !

Suy niệm Lời Chúa


Cụ Nicôđêmô là người thuộc đạo cũ, không hiểu việc tái sinh cũng còn được đi. Chúng ta đây, người Kitô hữu, chúng ta có hiểu không ? Chưa chắc. Tệ hơn, có lẽ ta cũng chẳng để ý tìm hiểu nó nữa kia. Có người trong chúng ta có khi mới nghe nói tái sinh lần này là lần đầu cũng chưa biết chừng ! Ôi ! Chúa chúng ta sẽ nghĩ sao về chúng ta ? Từ trước đến nay, ta sống cái gì ? tư cách nào ?

+ Tại sao có tình trạng trên ?

Một trong những lý do chính là tại các người dạy giáo lý hoặc giảng dạy cho ta không nói về vấn đề ấy. Họ thường nói về phép rửa tội. Thế là chúng ta đâm ra coi đó như một lễ nghi, một tục lệ, làm một lần thế là xong ! Người thì cử hành lễ nghi ấy lúc nhỏ tí ti, mới sinh ra ; người khác lúc lớn, học đạo và chịu phép rửa tội như là một lễ nghi kết thúc kỳ học đạo. Lễ nghi xong, ta thở phào nhẹ nhõm, từ nay, ta sống sao kệ ta, chỉ cần đi dự lễ, đọc kinh, có tội thì xưng... Nghĩ như thế, thật là tai hại..., chẳng khác gì coi Phép Rửa như một cái vé, vào đến cửa rạp, đưa cho người soát vé, họ cầm lấy coi rồi xé ngang, cho phép ta được vào rạp, thế là xong, chiếc vé ấy chỉ còn việc nhét vào túi hay vứt vào sọt rác : thủ tục đã xong !

+  Nhưng nếu như bài Phúc Âm ta đọc trên đây, chính Đức Giêsu dạy cho ta rằng đó là một việc sinh ra, chứ không hề bảo đó là một lễ nghi, thì ta nghĩ sao ? Có ai coi việc sinh ra là một lễ nghi đâu ? Ta cứ nghĩ đến một đứa trẻ vừa sinh ra, hoàn toàn đó không phải một lễ nghi hay thủ tục, làm xong là thôi. Trái lại, nó là một biến cố độc nhất : một con người sinh ra, một con người mới được ra ánh sáng mặt trời. Đó là một cuộc sống bắt đầu, và từ phút giây đó nó phát triển, nó là một sự sống, nó bắt đầu một cuộc đời... cứ phát triển mãi cho đến ngày thành nhân, vĩ nhân, anh hùng... Không phải chúng tôi sẽ khuyên anh chị em nên thay đổi cách nghĩ đâu, vì đã rõ : đây chính là lời dạy của Chúa chúng ta : phải tái sinh mới vào Nước Trời. Chúa không bảo đây là một lễ nghi, một thủ tục ; song bảo : đây là một cuộc sinh ra thiêng liêng và bắt đầu một cuộc sống : chúng ta mỗi người sinh lại cách bí nhiệm bởi Chúa Thánh Thần, và từ nay, ta tiếp tục phát triển lớn lên, thành nhân..., trưởng thành trước Chúa.

+ Chúng ta thử diễn tả việc tái sinh ấy bằng hình ảnh giọt máu. Người ta thường nói : “Thằng X. là giọt máu của ông đó!” Đúng thế, con cái là do một giọt máu của cha mẹ truyền vào chúng. Cứ thử máu là biết. Thì đây, khi Thiên Chúa sinh ta lại, để từ nay, ta thực là con cái Thiên Chúa, Người cũng truyền vào ta một giọt máu. Giọt máu ấy ví như là Chúa Thánh Thần mà Thiên Chúa ban xuống trong ta, thế là ta có cùng một máu với Thiên Chúa, có Thần Khí của Thiên Chúa. Vì bản tính của “Thiên Chúa là Thần Khí” (Ga 4.24). Người lấy chút Thần Khí của Người truyền sang cho ta. Vậy khi Thiên Chúa thấy ai có máu Người, mới nhận họ làm con cái, và cho họ được vào ở nhà Người. Vì thế, Đức Giêsu nói : “Phải tái sinh bởi Thiên Chúa mới vào được Nước Trời”, vì Nước Trời là nhà của Thiên Chúa.

Hình ảnh giọt máu này không xa sự thật lắm đâu ! Ta hãy nghe Thánh Kinh nói : “Phàm ai sinh bởi Thiên Chúa thì không làm sự tội, vì mầm giống của Người lưu lại trong kẻ ấy” (Thư 1 Ga 3.9). Nhưng nhà chú giải cắt nghĩa : mầm giống ấy là Chúa Thánh Thần : trên kia, ta ví Chúa Thánh Thần như giọt máu, ở đây, Kinh Thánh nói Ngài là mầm giống, chẳng phải gần giống nhau sao ?

+ Thiên Chúa nhét mầm giống Thánh Thần, hoặc nói cách hình bóng, Thiên Chúa truyền giọt máu Thánh Thần xuống cho ta hồi nào ? Xin hãy nghe lời Kinh Thánh : “Bởi vì Thiên Chúa coi anh em là con cái, thì Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Chúa Giêsu, Con Người đến trong lòng anh em, Thần Khí lúc ấy kêu lên : Abba ! Cha ơi ! Lạy Cha của con” (Thư Galát 4,6). Việc truyền máu ấy xảy ra hồi ta nghe giảng dạy về Chúa Giêsu và ta đáp lại bằng lòng tin, thế là Thiên Chúa nhận ta làm con, bằng cách truyền giọt máu Thần Khí xuống trong lòng ta. Rồi Phép Rửa đến đóng dấu chứng nhận. Nhờ đó, ta mới có phép xưng hô với Thiên Chúa : Lạy Cha, Cha ơi, Cha của chúng con ! Và đáp lại, Thiên Chúa sẽ gọi : Con là con Cha !

Điều này, không đạo nào có thể ban được. Do đó, đừng ai trong chúng ta dại mồm dại miệng nói : đạo nào cũng như đạo nào, vì đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Không đúng ! Có đạo nào làm cho các tín đồ nên con cái Chúa đâu, trừ đạo Chúa ? Vả lại, có bao giờ Phật bảo họ là con Phật đâu ? Nếu họ tự nhận là Phật tử, thì chỉ là một cách nói ví von thôi, và họ chỉ là đệ tử Phật, chứ không nghe miệng Đức Phật nói họ là con cái bao giờ. Mà cũng không nghe Phật dạy họ gọi ông ấy là cha họ cả. (Sau này, Phật giáo nói: trong con người ai cũng có Phật tánh..., đó là điều người ta thêm vào sau).

Còn chúng ta thì Thánh Kinh nói rõ : “Hãy coi, Thiên Chúa yêu thương chúng ta chừng nào : Người ban cho ta được gọi là con cái Thiên Chúa, - và thực là thế - hiện giờ, ta là con cái Thiên Chúa, cái đó sẽ ra sao, thì chưa được tỏ hiện, nhưng ta biết rằng : một khi Ngài tỏ hiện, thì ta được giống như Ngài” (Thư 1 Ga 3,1-2).

+ Thế là ta được sinh ra trong đời làm con Thiên Chúa. Có thể nói lần tái sinh này mới là sinh ra thật của ta, vì sinh lại cách bí nhiệm là sinh ra để sống và sống đời đời, còn những kẻ chỉ sinh ra bằng bụng mẹ thôi là sinh ra để rồi chết. Vì không có Chúa Thánh Thần là giọt máu, là sự sống Thiên Chúa, thì không vào được Nước Trời hằng sống. Mà không vào Nước Trời là rơi vào tối tăm, vào sự chết đời đời. Vì thế, ta có thể nói tái sinh mới là sinh ra thật, sinh ra để mà sống. Từ nay, ta là con của Thiên Chúa hơn là con của cha mẹ ta. Ta có một tên mới, đó là tên thánh, có cha mẹ mới là Thiên Chúa, có anh em mới là các thiên thần, các thánh, các tín hữu, và trước hết là Đức Giêsu mà Kinh Thánh gọi là “Trưởng Tử của một đoàn em đông đúc” (Rm), có một quê hương mới vĩnh cửu là Nước Trời.

+ Những ai không có giọt máu Thiên Chúa, không được vào Nước Trời. Đến cửa thiên đàng khám không thấy có, thử máu không thấy có, thì đi chỗ khác chơi. Thánh Gioan (8.35) nói : “Con mới được ở lại trong nhà mãi mãi”. Những người các đạo khác họ lầm to, khi họ tưởng cứ tụng kinh, ăn chay trường, tu thân tích đức là lên thiên đường, lên cõi cực lạc trường sinh. Lầm to và mất công toi. Bao công khổ tu, ăn chay, tụng niệm, có khi suốt đời, thành vô ích. Vì Chúa Giêsu xác định rõ : Có tái sinh mới vào Nước Trường sinh.

Một lần kia, trong một nhóm chia sẻ lời Chúa, một thiếu nữ công giáo nghe nói đến đây, tròn xoe mắt ngạc nhiên và hỏi : “Thế sao? Con tưởng họ có công tu thân luyện tánh, ăn chay, tụng niệm, từ bi hỉ xả, thì họ cũng được Chúa cho lên thiên đàng chứ ?”. Chúng tôi phải mất công lắm mới làm cho cô ấy hiểu được rằng: các nỗ lực tu thân luyện tánh kia không đủ để vào Nước Trời. Đức Giêsu nói rõ: “Phải tái sinh mới được vào”. Ông Nicôđêmô trong bài Kinh Thánh trên đây chẳng đạo đức siêu đẳng ư? Ông thuộc nhóm Biệt phái, tức cũng ví như các tu sĩ bây giờ: cầu nguyện ngày ba lần, ăn chay tuần hai lần, giữ 10 điều răn không trách cứ vào đâu được, làm phúc bố thí... và còn nhiều điều phúc đức nữa, không kể hết ra đây được. Mà khi đến hỏi Đức Giêsu, Ngài trả lời không đủ, phải tái sinh. Ông ấy còn là tiến sĩ dạy người ta về đạo, ông là người nhân đức và thông thái đến nỗi được chọn vào Thượng nghị viện là Hội đồng tối cao của Israen... Thử hỏi : ngay chúng ta đây, và ngay cả các tu sĩ, linh mục của ta, xét nguyên về mặt tu thân tích đức, dễ mấy ai bằng ? Thế mà Chúa dạy không đủ đấy, phải tái sinh. Huống chi mấy người các đạo khác. Tại sao vậy ? Vì lẽ đơn giản mà trên kia ta đã nói : tái sinh là Thiên Chúa ban Thánh Thần, làm cho người ấy có Thần Khí Thiên Chúa ví như có giọt máu của Chúa, làm con Chúa, mà làm con thì mới được vào nhà của Chúa, ở với Chúa, hưởng gia tài của Chúa ! Chúng ta thử lấy một ví dụ : Nếu có đứa trẻ nào cầu bơ cầu bất đến trước cửa nhà anh chị em, nó nói : Tôi có tập võ giỏi, tôi học hành chăm chỉ, tôi ngoan, tôi tốt, rồi nó nói : vậy ông bà phải cho tôi vào ở trong nhà ông bà ! Anh chị em có cho không ? Anh chị em lại chẳng trả lời nó rằng : Con có mọi đức tính ấy thì quí lắm, song con không có giọt máu của chúng ta, con đâu có phải là con mà đòi vào ở với chúng ta, rồi đòi phải chia gia tài cho con thừa kế ư ? Đâu có được ! Không phải con chúng ta thì con vô nhà bố mẹ con mà ở ! Thế đó ! Chúa cũng nói với các người không có đạo, hoặc người các đạo khác như vậy.

Thế còn đối với chúng ta, theo danh nghĩa là Kitô hữu, có đạo thì sao ? Phải phân biệt : Kitô hữu thật và giả ! Có người chỉ là Kitô hữu bởi danh nghĩa chứ thực không là thế. Làm sao biết được ? Biết được chứ ! Đức Giêsu đã nói cách biết trong bài Tin Mừng trên kia : Gió từ đâu tới, sẽ đi đâu, ta không biết, vì là chuyện mắt thường không thấy, nhưng ta nghe được tiếng nó, thì người sinh ra bởi Thần Khí cũng vậy: Cuộc tái sinh thiêng liêng Chúa Thánh Thần làm thì người ta không thấy, nhưng công hiệu của nó, hậu quả của nó thì người ta vẫn có thể nghiệm thấy được. Nó tỏ ra trong đời sống, trong hạnh kiểm, trong cử chỉ, trong lời ăn tiếng nói, trong mọi hoàn cảnh. Những Kitô hữu nào đích thật, tức là đã được tái sinh, thì đời sống và hạnh kiểm họ bày tỏ ra, họ sống xứng đáng như con cái Thiên Chúa, tốt lành, bình an, yêu thương, tiết độ, hiền từ... như Cha mình là Thiên Chúa: “Các con hãy nên trọn lành giống cha các con trên trời”. Còn các Kitô hữu giả thì chỉ chịu phép Rửa như một thủ tục, một lễ nghi, chứ không tái sinh, không là con Chúa, nên đời sống họ bày tỏ ra toàn những tính hư nết xấu : nhậu nhẹt say sưa, tham lam, gian dối, dâm dục, phóng đãng, mê tín dị đoan, đồng bóng, chửi rủa, đánh nhau, chia bè kết đảng, hằn thù, kình địch... Thiên Chúa đâu có chút nào như thế, mà họ như thế thì họ không là con, vì con phải giống Cha. Thế thì đối với Kitô hữu giả này, dù có chịu phép Rửa tội, mà không tái sinh, thì Chúa cũng phán bảo với họ: con không là con Ta, vậy không vào Nước Trời. Nước Trời là vương quốc, là nơi ở của những ai sống theo Thần Khí. Còn ngươi, ngươi chỉ có cái lễ nghi rửa tội, mà không tái sinh, không có Thần Khí, chỉ có toàn các việc xác thịt, trần tục, ô uế... ngươi vẫn hoàn là một người vô đạo. Không có chỗ cho ngươi trong Nước Trời.

Vậy hỡi anh chị em đang làm việc đền tạ, bài hôm nay rất quan trọng, ta hãy suy đi gẫm lại để thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống. Ta xin Chúa thứ tha lối sống cũ chưa tái sinh, và nếu ta xin ơn tái sinh, Chúa sẽ ban lại cho ta. Cách nào ? Kỳ khác ta sẽ bàn. Nhưng nên nhớ, - phải nói ngay ở đây - không phải chỉ sám hối, ăn năn, đi xưng tội là Chúa Cha ban lại ơn tái sinh đâu. Còn cần một hai điều quan trọng hơn nữa mà ta sẽ xem sau.


Tích truyện


Vào một đêm cuối năm, trời tối dần và tuyết cứ mãi rơi. Có một cô bé đầu trần, chân đất, đi dọc theo đường phố. Tay cô cầm bó diêm đem đi bán. Suốt ngày, chẳng ai mua dùm cô. Cô bé đói rét, thất thểu những bước đi run rẩy trông thật tội nghiệp. Cuối cùng, cô uể oải ngồi phệt xuống góc tường. Cô bé không dám về nhà, bố sẽ đánh chết vì không đem được chút tiền về mua bánh mì. Ngồi một lát thì lạnh cóng, cô bé nghĩ rằng có thể sưởi ấm đôi tay bằng cách bật một que diêm. Que diêm bùng cháy một ánh lửa rực rỡ..., cô tưởng tượng như mình đang ngồi trước một lò sưởi tuyệt đẹp, cô duỗi đôi chân mong nó được sưởi ấm đôi chút, nhưng xui xẻo, ánh lửa tắt ngấm, lò sưởi biến mất. Cô bật một que diêm nữa, ánh lửa rọi vào bức tường, dường như cô bé thấy trong bức tường giống như một căn phòng ấm áp, có trải khăn bàn trắng, trên bàn có những bát đĩa sứ, ở giữa lại có một con ngỗng quay vàng óng, bốc lên mùi thơm phức, sốt nóng. Nhưng que diêm cháy hết lại vụt tắt, trước mặt cô bé chỉ còn bức tường lạnh lẽo. Một que diêm nữa, lần này cô bé thấy mình ngồi trước một cây Noel to lớn, lộng lẫy, đủ ánh đèn màu sắc lung linh. Cô muốn đưa tay sờ cây Noel, song que diêm lại tắt. Những ánh sao trên cây Noel bay dần lên trời. Cùng lúc ấy, một ánh sao băng, sẹt một vệt sáng trên nền trời, cô bỗng nhớ đến bà ngoại, vì bà thường kể rằng : khi một vì sao rơi, ắt có một linh hồn bay lên thiên đàng. Cô chợt nhớ bà ngoại, người duy nhất trên đời yêu thương cô, nhưng bà đã qua đời. Cô đánh que diêm khác, và chao ôi! Khi ánh lửa bừng sáng, cô bé thấy bà ngoại yêu dấu đang đứng giữa vầng hào quang mỉm cười nhìn cô. Cô bé kêu lên:

-  Bà ơi! Bà cho cháu theo với! Cháu sợ khi diêm tắt, bà lại biến mất như lò sưởi, bữa ăn ngon và cây Noel lúc nãy thôi.

Và cô bé vội vàng quẹt tất cả những que diêm còn lại, như muốn giữ bà yêu dấu ở lại. Những que diêm sáng rực đến nỗi bầu trời bừng lên trong đêm như có mặt trời mọc. Và bà của cô chưa bao giờ lại đẹp như lúc này. Bà ôm cô vào lòng. Trong cảnh rực rỡ ngập tràn hạnh phúc ấy, hai bà cháu bay lên trời, xa dần trần gian để đến nơi mà hai người không còn cảm thấy đói lạnh và khổ đau nữa...

Sáng hôm sau, một ngày đầu năm giá lạnh, ở góc đường ấy, người ta thấy một cô bé bán diêm, gương mặt tái mét nhưng đôi môi vẫn mỉm cười. Cô ngồi dựa tường, tuyết phủ kín nửa người và đã bị chết cóng trong cái đêm cuối năm sương tuyết lạnh lùng ấy. Thiên hạ bảo nhau khi thấy tàn những que diêm còn vương vãi:

-  Cô bé đã cố sưởi ấm cho mình đấy, song tội nghiệp... ! nó đã chết vì đói và lạnh!

Nhưng có ai ngờ : cô bé đã nhìn thấy những hình ảnh tuyệt vời và lộng lẫy như một giấc mơ. Cô bé đã cùng bà ngoại bước vào một nơi ngập tràn hạnh phúc.

(Phỏng theo tạp chí “Kiến thức ngày nay”, số 51, ngày 1-1-1991).

Lm Hoàng Minh Tuấn, DCCT



BÀI ĐỌC THÊM (06)

TÁI SINH XẢY RA Ở ĐÂU ?

Trích thư Rôma, 6.3-11


Anh em có biết không : khi chúng ta được dìm vào trong Đức Kitô Giêsu (nhờ chịu phép Thanh tẩy), là chính trong cái chết của Ngài mà ta được dìm vào. Và khi được dìm vào trong cái chết của Ngài, thì chúng ta cùng được mai táng với Ngài. Nhưng sau khi chết và bị mai táng, Đức Giêsu đã chỗi dậy khỏi mồ, sống lại nhờ bởi quyền năng phép tắc của Đức Chúa Cha, thì cũng vậy, ta cũng sẽ bước đi trong một cuộc sống mới.

Bởi vì, nếu ta đã được giống Đức Giêsu mà cùng chết với Ngài, thì chúng ta cũng sẽ được giống Ngài mà sống lại. Chúng ta biết điều này là con người cũ của ta, cội rễ mọi tội lỗi đã cùng bị đóng đinh thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người cũ bị tội lỗi thống trị ấy nay đã bị hủy diệt, thế là từ nay chúng ta không còn phải làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Vì ai đã chết, thì hết tội, thoát khỏi quyền hành thống trị của tội lỗi.

Cũng như Đức Kitô, sau khi dâng mình chịu chết có một lần thôi, thì không bao giờ Ngài phải chết nữa, quyền hành sự chết không còn thống trị được Ngài nữa ; nay Ngài đang sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy kể mình là đã chết rồi đối với tội lỗi, không còn lân la bén mảng gì với chúng nó nữa, nay anh em chỉ sống cho Thiên Chúa mà thôi.

* Đó là Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !


Suy niệm Lời Chúa


Chắc anh chị em còn nhớ đến bài “Hai phương án cứu độ của Thiên Chúa”, ở đó chúng ta có nói đến Thân mình Đức Giêsu phục sinh mà ta nhờ tin được nhập vào, ví như nhập vào trong lò Bát Quái... Anh chị em nhớ rồi chứ ? (bài 74bis).

Vậy việc tái sinh xảy ra ở đó, diễn ra trong đó... Thoạt chúng ta tin Đức Giêsu hết lòng, thì theo qui luật thông thường là ta sẽ chịu phép Thanh tẩy, để đóng ấn chắc chắn cho lòng tin của ta. Cũng như ngoài chữ ký, còn có dấu mộc đỏ mới chắc chắn. Như vậy, nhờ tin và chịu Thanh tẩy, thì ta được nhập vào Đức Giêsu, đúng như lời Thánh Phaolô dạy : “Hết thảy ta được nhờ thanh tẩy mà nhập vào thân mình độc nhất (tức Đức Kitô)” (1Cr 12,13).



Điểm 1 : Nhập vào thì việc gì xảy ra ?

Thánh Phaolô lại dạy: “Hết thảy ta được dìm vào (nhờ chịu phép Thanh tẩy) trong Đức Kitô, thì chính trong cái chết của Ngài mà ta được dìm vào” (Rm 6,3). Như thế là ta được dìm vào trong sự chết cứu chuộc của Chúa. Lấy hình bóng cái lò bát quái Của Thái Thượng Lão Quân trong truyện Tàu mà nói tương tự như thế này: khi ta được nhập vào thân mình Đức Giêsu tử nạn, phục sinh, ta được dìm vào trong lò bát quái, trong đó, máu Đức Giêsu đổ ra đền tội ta, sẽ tẩy ta sạch hết mọi tội lỗi, giặt áo linh hồn ta trắng như tuyết : nào tội tổ tông, tội riêng mình phạm từ trước cho đến lúc chịu phép Rửa, thì đều được xóa sạch hết, ta được nên công chính, hết bị án phạt. Kinh Thánh xác nhận : “Vậy bây giờ không còn án phạt nữa cho những ai ở trong Đức Kitô” (Rm 8,1). Nói giả sử lúc ấy ta chết ngay, ta sẽ được vào thiên đàng tức thì. Thánh Kinh tả một cách cụ thể việc xóa sạch tội bằng những câu đã đọc trên kia : “Chúng ta biết điều này : là con người cũ của ta cùng bị đóng đinh thập giá với Đức Kitô, thế là con người cũ tội lỗi bị hủy diệt (cùng bị đóng đinh là cùng chết, như Đức Giêsu đã bị đóng đinh thì đã chết). Mà chết thì hết tội, hết bị tội thống trị” (Rm 6,6-7). Thánh Phaolô còn nhấn mạnh hơn : ví như thể ta được cùng mai táng với Đức Kitô. Vì chết, có khi còn hồi sinh, có khi mới chết giả. Nhưng đã mai táng rồi thì không còn cách gì gọi là còn sống được. Ấy vậy, khi chịu phép rửa tội là ta nhập vào lò bát quái, sự chết của Đức Giêsu làm cho ta cùng chết, tội lỗi ta bị hủy diệt, rồi bị mai táng, chôn sâu hết thảy. Tạ ơn Chúa Giêsu !



Điểm 2 : Nhưng trong thân mình Đức Giêsu, không chỉ có chết, mà còn có sự phục sinh nữa ; cho nên như Đức Kitô đã sống lại thế nào sau khi con người cũ bị hủy diệt, thì ta sống lại trong một đời sống mới ! Thánh Phaolô dạy rõ điều đó : “Như Đức Kitô nhờ bởi quyền năng của Cha mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, cũng (sống lại và) bước đi trong đời sống mới. Vì “nếu ta cùng chết với Đức Kitô, thì ta tin rằng ta cũng sẽ cùng sống với Ngài... Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, Ngài không còn bao giờ phải chết nữa, sự chết không còn quyền gì trên Ngài nữa... Ngài đang sống, sống cho Thiên Chúa, thì cũng vậy, ta hãy kể là mình đã chết rồi đối với tội, và từ nay chỉ sống cho Thiên Chúa mà thôi (Rm 6.4,8-11). Thế là sau khi tội lỗi và con người cũ chết, là ta sống lại và sống cho Chúa.

- Mấy câu Kinh Thánh trên này hơi khô khan, nhưng chỉ vì mầu nhiệm quá cao siêu, lại muốn diễn tả bằng ngôn ngữ thiếu sót của loài người, cho nên nó phức tạp và khó hiểu... Nhưng nó nói lên một sự thật rất vui mừng cho ta. Đây, hãy xem người các đạo khác : ăn chay trường, niệm phật luôn miệng, ra công trừ diệt tham sân si, mọi đam mê dục vọng..., khổ công tu thân luyện tánh như thế, nhiều khi mất cả cuộc đời mà chưa đủ, vẫn còn sót tội này, tội nọ, gây thành tiền oan nghiệp chướng (giống như cối đá buộc vào cổ), khiến họ lại phải nhào vào vòng luân hồi... để tu lại, hoặc tu tiếp... Hầu hết họ cứ vào luân hồi rồi sinh ra kiếp khác như thế, luẩn quẩn, loanh quanh mãi đến ba bốn ngàn kiếp mà chưa thành chánh quả... Còn ta, chỉ cần một kiếp độc nhất là kiếp người hiện thời, ta tin vào Đức Giêsu cứu chuộc và được nhập vào thân mình Tử nạn phục sinh của Ngài, thế là được máu Ngài luyện sạch ngay tức thì. Nói đến đây, ta ngừng lại mà vui mừng tạ ơn Chúa Giêsu, Đấng đã lạ lùng, nhẹ nhàng, mau chóng tẩy sạch tiền khiên, (hoặc nói theo tiếng nhà Phật) tẩy sạch mọi tiền oan nghiệp chướng “cái rụp” cho ta như vậy để ta được sống đời đời.

* [Mời tất cả đứng lên hát một bài ca vui vẻ tạ ơn... Sau đó mời ngồi. Hoặc nếu thấy dài, có thể để phần sau cho một buổi khác...]

Điểm 3 : Công việc lò bát quái (= thân mình Chúa Kitô) luyện tẩy chúng ta đến đây đã kết thúc chưa ? Thưa : chưa, đúng hơn mới bắt đầu !

Số là vì “cái tôi” của ta nó chưa chết hẳn. Bao lâu ta còn sống ở trần gian, còn gặp bao nhiêu cám dỗ, bao thử thách, đang khi đó ma quỉ, thế gian còn đó, đứa thì xúi giục, đứa thì bầy ra nhiều cái hấp dẫn, lôi kéo, cám dỗ, quyến rũ “cái tôi” của ta !

Khi ta vừa nhập vào lò tẩy luyện, tội được tẩy sạch rồi, ta được nên công chính rồi. Nếu ta chết ngay, thì như trên đã nói, ta lên thiên đàng tức thì. Nhưng ta còn tiếp tục sống..., ma quỉ và thế gian sẽ cám dỗ ta, và muốn lôi ta ra khỏi Đức Giêsu ! “Cái tôi” của ta lại bị lôi kéo... Tuy nhiên, có những người, một khi nhập vào Đức Giêsu, họ hết lòng thuộc về Chúa Giêsu, hết lòng để cho Thần Khí Chúa dẫn đưa, thì họ được sức mạnh, luôn luôn làm theo ý Chúa, họ bắt “cái tôi” của họ đầu phục Chúa hoàn toàn, thế là họ cứ sống trong ơn sủng, sống thánh thiện mãi. Cái tôi của họ nay được Đức Giêsu chiếm lấy trọn vẹn... Họ vẫn sống ở đời, vẫn ăn uống làm việc, nhưng xem ra như có một người khác đang sống trong họ, điều khiển họ, chi phối mọi hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của họ. Đó là điều mà Thánh Phaolô đã kinh nghiệm và diễn tả như sau : “Cái tôi (cũ) của tôi đã chết rồi, đã bị đóng đinh và mai táng trong mồ cùng với Chúa Giêsu rồi. Này tôi sống (tôi vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc...), nhưng (xem ra) không phải tôi nữa, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi. Đời sống của tôi hiện tại trong xác phàm này, tôi sống nó trong lòng tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và phó nộp mình vì tôi” (Galát 2.19-20). Những người sống như thế, thật là tuyệt vời. Trước kia, đời họ đâu có tốt lành như thế, trái lại, “cái tôi” làm chủ hết, cái gì họ cũng làm theo ý riêng mình, thích thì làm, không thích thì thôi, thích gì làm nấy: thích ăn thì cứ ăn, thích chơi bời cứ chơi bời, thích giận ai, muốn báo thù, cứ làm cho thỏa..., thích tiền, chạy theo tiền, thích danh vọng, chạy theo chiếm cho kỳ được ! Lương tâm cắn rứt ư ? Bẻ răng nó đi ! Hoặc lấy lý nọ, cớ kia để bào chữa, để đánh lừa lương tâm, dối lòng. Vợ chồng, con cái có phàn nàn, kêu trách ư ? Thây kệ, giả điếc làm ngơ, nếu tính cộc cằn hơn thì đánh đập, bịt miệng lại ! Chúng tôi tạm vẽ chuyện đó dưới hình một cái nhà, là hình bóng tất cả đời sống ta, trong đó diễn ra các hoạt động, ăn uống, giải trí, vui chơi, ngủ nghỉ, liên lạc với người nọ, người kia, đọc sách trong tủ sách, buôn bán... Trong căn nhà ấy, ở giữa có một cái ghế làm ngai, trên ngai ấy, CÁI TÔI ngự trị, làm chủ, làm theo ý thích riêng của mình mọi sự, mọi việc.  

Vấn đề là đưa ĐỨC KITÔ lên ngai làm chủ, hạ bệ CÁI TÔI xuống, phục quyền Chúa, để Chúa dẫn dắt, điều kiện mọi sự, mọi việc. Công việc này dài hay ngắn, tùy lòng đại độ của mỗi người. Có người rất lâu, rất dài, có người rất chóng, rất ngắn. Bởi đó, ta nói trên kia là việc nhập vào lò luyện của Chúa Kitô mới chỉ là bước đầu. Cái TÔI ấy (Thánh Phaolô thường nói : con người cũ) là cội rễ mọi sự dữ, chúng ta đã thừa kế từ ông tổ, bà tổ Ađam, Eva. Nó phải bị hạ bệ, truất phế khỏi ngai, không được làm chủ nữa, để Chúa Kitô lên ngai, làm Chúa, làm chủ. Công việc ấy rất khó, nếu xét theo sức loài người. Song anh chị em đừng sợ, khó mà lại hóa dễ, vì trong Đức Kitô, anh chị em không chỉ có một mình như khi người ta giữ luật thời Cựu Ước, mà còn có Thánh Thần, là quyền năng Thiên Chúa giúp ta. “Ngoài Thày ra, các con không làm được việc gì”, Đức Giêsu nói như thế. Cho nên, cần nhất là cứ ở trong Đức Giêsu luôn. Thánh Phaolô nói kinh nghiệm của ông : “Trong Thiên Chúa, tôi có thể làm được mọi sự”. Vì Chúa hứa : “Ơn ta là đủ cho ngươi ! Vì chưng trong yếu đuối, quyền năng Thiên Chúa mới có dịp thi thố hết hiệu năng” (2 Cr 12,9). Vậy chúng ta đừng sợ, một hãy tin. Với đức tin, chúng ta sẽ thắng, sẽ thành công. Chỉ cần anh chị em hãy phú thác cho Chúa Giêsu hết cả, với một niềm tin cậy trọn vẹn, rồi anh chị em sẽ thấy phép lạ xảy ra : cuộc đời anh chị em sẽ biến đổi, sẽ sống vui mừng, sẽ thấy bình an, hoan lạc, sẽ hạnh phúc ngay từ đời này cho đến mãi đời đời.


Tích truyện


Một câu chuyện cổ tích thuật lại rằng : Khi Chúa giáng sinh, các thú vật đều tới mừng Chúa. Mỗi con đều dâng Chúa chút quà. Bò cái dâng sữa, khỉ biếu Chúa mấy trái dừa, sóc nâu bé nhỏ tình nguyện ở lại làm đồ chơi cho Chúa. Chúa Hài Đồng vui vẻ nhận tất cả. Đang lúc ấy, chàng cáo xuất hiện. Các thú vật đều ghét cáo, vì hắn ta gian manh, quỉ quyệt. Chúng chặn không cho cáo đến gần Chúa, sợ nó lại âm mưu chuyện gì đây. Cáo nói :

-  Tôi đến dâng lễ vật cho Chúa !

Nhưng chẳng thấy cáo mang theo lễ vật nào. Tuy nhiên, Chúa vẫn ra hiệu cho cáo vào. Quì bên Chúa, chàng cáo thì thầm dâng cho Chúa lòng quỉ quyệt của mình.

Mọi thú vật đều bỡ ngỡ : dâng gì kỳ cục vậy ? Trái lại, cáo ta vui mừng, hớn hở. Còn Chúa đặt hai tay lên đầu cáo tỏ dấu chúc lành. Xưa nay, cáo sống sung sướng trên lưng kẻ khác nhờ sự quỉ quyệt của mình. Từ đây, dâng cho Chúa rồi, nó sẽ phải kiếm ăn cực nhọc với tấm lòng lương thiện. Hóa ra chàng cáo đã dâng nhiều hơn tất cả.

Chúng ta cũng vậy, con người và đời sống ta có xấu xa, gian manh, quỉ quyệt như chàng cáo, cứ tin cậy dâng mình cho Chúa, một khi Chúa nhận của lễ, đem ta vào trong Chúa, mọi sự sẽ biến đổi tất cả.

Lm Hoàng Minh Tuấn, DCCT



BÀI ĐỌC THÊM (07)

BA ĐOẠN VĂN THÁNH KINH HÍP-RI (CỰU ƯỚC) LIÊN QUAN TỚI BA CUỘC HÔN NHÂN

KHỞI ĐẦU TỪ BÊN BỜ GIẾNG
1. Ông I-xa-ác lấy bà Rê-bê-ca (St 24,1-61)

1 Ông Áp-ra-ham đã già nua tuổi tác, và ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ông Áp-ra-ham trong mọi sự. 2 Ông Áp-ra-ham bảo người lão bộc sống lâu năm nhất trong nhà ông, và cũng là người quản lý mọi tài sản của ông : "Chú hãy đặt tay dưới đùi tôi, 3 và tôi xin chú nhân danh ĐỨC CHÚA là Chúa trời đất, mà thề rằng chú sẽ không cưới cho con trai tôi một người vợ trong số con gái xứ Ca-na-an, nơi tôi đang sống. 4 Nhưng chú sẽ về quê tôi, đến với họ hàng tôi, mà cưới vợ cho con tôi là I-xa-ác." 5 Người lão bộc thưa với ông : "Có thể người đàn bà ấy không chịu đi theo tôi về đất này ; vậy tôi có phải đưa cậu con trai ông về đất mà từ đó ông đã ra đi không ?" 6 Ông Áp-ra-ham bảo người ấy : "Coi chừng, đừng có đưa con trai tôi về đó ! 7 ĐỨC CHÚA là Chúa Trời, Đấng đã đưa tôi ra khỏi nhà cha tôi, khỏi quê hương tôi, Đấng đã phán với tôi và thề với tôi rằng : "Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất này", chính Người sẽ sai sứ thần Người đi trước mặt chú, để từ nơi đó chú cưới vợ về cho con tôi. 8 Nếu người đàn bà không chịu đi theo chú, thì chú không còn buộc phải giữ lời thề với tôi nữa. Nhưng dù sao, cũng đừng đưa con tôi về đó." 9 Người lão bộc đặt tay dưới đùi ông Áp-ra-ham, chủ mình, và thề với ông điều ấy.

10 Người lão bộc lấy mười con lạc đà trong số lạc đà của chủ và ra đi. Ông lên đường đi về miền A-ram Na-ha-ra-gim, về thành của ông Na-kho, đem theo tất cả những gì

quý nhất của chủ. 11 Ông cho lạc đà nằm phục ở ngoài thành, gần giếng nước, vào buổi chiều lúc đàn bà con gái ra múc nước. 12 Ông khấn : "Lạy ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ông Áp-ra-ham, chủ con, xin cho con hôm nay gặp được may mắn, và xin tỏ tình thương đối với ông Áp-ra-ham, chủ con. 13 Đây con đứng gần suối nước, con gái của người trong thành đang ra múc nước. 14 Cô nào con nói : "Cô làm ơn nghiêng vò cho tôi uống", mà cô ấy trả lời : "Xin mời ông, con sẽ cho cả lạc đà của ông uống nữa", thì đó là người Chúa đã xe duyên cho tôi tớ Chúa là I-xa-ác ; cứ đó, con sẽ biết rằng Chúa đã tỏ tình thương đối với chủ con."

15 Ông chưa khấn xong, thì này cô Rê-bê-ca vai mang vò đi ra ; cô là con gái ông Bơ-thu-ên, ông này là con trai bà Min-ca, vợ ông Na-kho ; ông Na-kho là em ông Áp-ra-ham. 16 Cô gái nhan sắc tuyệt vời; cô còn trinh, chưa người đàn ông nào ăn ở với cô. Cô xuống suối, múc đầy nước, rồi đi lên. 17 Người lão bộc chạy lại đón cô và nói : "Cô làm ơn cho tôi uống chút nước trong vò của cô." 18 Cô thưa : "Thưa ngài, mời ngài uống", rồi cô vội vã hạ vò xuống tay và mời ông uống. 19 Mời ông uống xong, cô nói : "Con cũng sẽ múc cho lạc đà của ngài nữa, cho đến khi chúng uống xong." 20 Cô vội đổ hết vò vào máng, lại chạy đến giếng để múc, và múc cho tất cả lạc đà của ông. 21 Đang khi đó, ông già cứ lặng lẽ ngắm cô, tự hỏi xem ĐỨC CHÚA có cho chuyến đi của mình thành công hay không.

22 Vậy khi lạc đà uống xong, ông lấy một chiếc khuyên vàng hai chỉ và một đôi xuyến vàng ba lượng đeo vào tay cô. 23 Rồi ông hỏi : "Cô là con ai ? Xin làm ơn cho biết. Nhà cha cô có chỗ cho chúng tôi trọ đêm không ?" 24 Cô trả lời ông : "Con là con gái ông Bơ-thu-ên, ông Bơ-thu-ên là người con trai mà bà Min-ca đã sinh cho ông Na-kho." 25 Cô tiếp : "Nhà con có nhiều rơm, nhiều cỏ, có cả chỗ trọ đêm nữa." 26 Ông già phủ phục xuống thờ lạy ĐỨC CHÚA 27 và nói : "Chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ông Áp-ra-ham, chủ tôi, đã không ngừng tỏ tình thương và lòng thành tín của Người đối với chủ tôi ; còn tôi, ĐỨC CHÚA đã dẫn dắt tôi trên đường đến nhà anh em họ hàng của chủ tôi."

28 Cô gái chạy về nhà mẹ cô, báo cho biết những việc ấy. 29 Cô Rê-bê-ca có một người anh tên là La-ban. Ông La-ban chạy ra ngoài, đến với ông già, ở bên suối. 30 Khi ông thấy chiếc khuyên và đôi xuyến ở tay em gái, và khi nghe những lời của cô Rê-bê-ca, em gái ông, nói rằng : "Người ấy đã nói với em như thế !", thì ông đến gặp ông già, lúc đó đang đứng cạnh các con lạc đà, ở bên suối. 31 Ông nói : "Xin mời ông vào, hỡi người được ĐỨC CHÚA chúc phúc, sao lại đứng ở ngoài ? Tôi đã dọn dẹp nhà cửa và cả chỗ cho lạc đà." 32 Ông già vào nhà. Người ta tháo yên cho lạc đà, lấy rơm và cỏ cho lạc đà ăn, và đem nước cho ông già và những người cùng đi với ông rửa chân.

33 Người ta dọn cho ông ăn, nhưng ông nói : "Tôi sẽ không ăn gì trước khi nói những điều tôi cần phải nói." Ông La-ban thưa : "Xin ông cứ nói." 34 Ông nói : "Tôi là đầy tớ ông Áp-ra-ham. 35 ĐỨC CHÚA đã đổ muôn vàn phúc lộc xuống cho chủ tôi. Ông đã trở nên một phú hào ; ĐỨC CHÚA đã ban cho ông chiên bò, bạc vàng, tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa. 36 Bà Xa-ra, vợ của chủ tôi, lúc tuổi già đã sinh cho ông một con trai. Ông đã cho cậu mọi tài sản của ông. 37 Chủ tôi đã bắt tôi thề, ông nói : "Chú sẽ không cưới cho con trai tôi một người vợ trong số con gái xứ Ca-na-an, nơi tôi đang sống. 38 Nhưng chú sẽ đi về nhà cha tôi, về gia tộc tôi, cưới vợ cho con trai tôi." 39 Tôi thưa với chủ tôi : "Có thể người đàn bà ấy sẽ không đi theo tôi." 40 Ông nói : "Tôi đã bước đi trước tôn nhan ĐỨC CHÚA, thì chính Người sẽ sai sứ thần của Người ở với chú và Người sẽ cho chuyến đi của chú thành công. Chú sẽ cưới cho con trai tôi một người vợ thuộc gia tộc tôi và nhà cha tôi. 41 Chú sẽ không còn buộc phải giữ lời tôi đã bắt chú thề, nếu chú đến với gia tộc tôi ; nếu họ không chịu gả, thì chú sẽ không còn buộc phải giữ lời tôi đã bắt chú thề." 42 Vậy hôm nay tôi đã đến suối và khấn : "Lạy ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ông Áp-ra-ham, chủ con, nếu Ngài thương cho chuyến đi con đang thực hiện được thành công, 43 thì này con đứng gần suối nước : hễ thiếu nữ nào ra múc nước và con nói với cô ấy : Cô làm ơn cho tôi uống chút nước, 44 mà cô ấy trả lời : Xin mời ông cứ uống, con sẽ múc cho cả lạc đà của ông nữa, thì đó là người vợ mà ĐỨC CHÚA đã xe duyên cho con trai chủ con." 45 Tôi thầm khấn chưa xong, thì này cô Rê-bê-ca vai mang vò đi ra. Cô xuống suối và múc nước. Tôi nói với cô : "Cô làm ơn cho tôi uống." 46 Cô vội vã hạ vò xuống, và nói : "Xin mời ông, con sẽ cho cả lạc đà của ông uống nữa." Tôi uống và cô cho cả lạc đà uống nữa. 47 Tôi hỏi cô rằng : "Cô là con ai ?" Cô trả lời : "Con là con gái ông Bơ-thu-ên ; ông Bơ-thu-ên là con trai ông Na-kho mà bà Min-kha đã sinh cho ông ấy." Tôi đã xỏ khuyên vào mũi và đeo xuyến vào tay cô ấy. 48 Tôi đã phủ phục xuống thờ lạy ĐỨC CHÚA và đã chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ông Áp-ra-ham, chủ tôi, đã dẫn dắt tôi đi đúng đường, để cưới con gái người anh em họ hàng của chủ tôi cho con trai ông ấy. 49 Vậy bây giờ, nếu quý ông muốn tỏ ra có tình có nghĩa với chủ tôi, thì xin cho tôi biết. Bằng không, thì xin cũng cho tôi biết để tôi còn liệu cách này cách khác."

50 Ông La-ban và ông Bơ-thu-ên trả lời : "Việc này ĐỨC CHÚA đã xe định, chúng tôi không thể nói thuận hay nghịch nữa. 51 Rê-bê-ca đang ở trước mặt ông đây : Ông cứ đưa nó về. Nó sẽ thành vợ của con trai chủ ông, như ĐỨC CHÚA đã phán." 52 Khi người lão bộc của ông Áp-ra-ham nghe những lời họ nói, thì phủ phục xuống đất thờ lạy ĐỨC CHÚA. 53 Rồi người lão bộc đưa ra những đồ bạc, đồ vàng và quần áo tặng cô Rê-bê-ca, và biếu anh và mẹ cô những món quà quý giá. 54 Ông và những người đi với ông ăn uống rồi nghỉ đêm.

Sáng hôm sau họ thức dậy, và ông nói : "Xin cho tôi đi về với chủ tôi." 55 Anh và mẹ cô trả lời : "Xin cho con bé ở lại với chúng tôi ít bữa, khoảng mươi ngày thôi, sau đó nó sẽ đi." 56 Ông nói với họ : "Xin đừng giữ tôi lại. ĐỨC CHÚA đã cho chuyến đi của tôi thành công, xin cho tôi đi, để tôi trở về với chủ tôi." 57 Họ đáp : "Chúng ta hãy gọi con bé ra và hỏi xem ý nó thế nào." 58 Họ gọi cô Rê-bê-ca ra và hỏi : "Rê-bê-ca, có muốn đi với ông này không?" Cô trả lời : "Có." 59 Thế rồi họ tiễn cô Rê-bê-ca, người em của họ, đi cùng với người vú nuôi của cô, người lão bộc của ông Áp-ra-ham và những người đi theo ông. 60 Họ chúc phúc cho cô Rê-bê-ca rằng :

"Chúc em sinh vạn sinh ngàn.

Giống dòng chiếm cứ cửa thành địch quân."

61 Cô Rê-bê-ca cùng với các tớ gái đứng dậy, cỡi lên lạc đà mà đi theo người lão bộc. Ông nhận cô Rê-bê-ca và ra đi.
2. Gia-cóp lấy con gái ông La-ban là Ra-khen (St 29,1-20)

1 Gia-cóp cất bước đi về đất con cái Phương Đông. 2 Cậu nhìn và thấy một cái giếng ở ngoài đồng. Ở đó có ba đàn chiên đang nằm gần giếng, vì người ta cho các đàn vật uống nước giếng này. Trên miệng giếng, có một tảng đá lớn. 3 Khi các đàn vật đã tụ tập đông đủ, thì người ta lăn tảng đá ra khỏi miệng giếng và cho chiên uống, rồi lại đưa tảng đá về chỗ cũ trên miệng giếng. 4 Gia-cóp hỏi họ : "Anh em ở đâu đến ?" Họ đáp : "Chúng tôi từ Kha-ran đến." 5 Cậu hỏi : "Anh em có biết ông La-ban, con cháu ông Na-kho không ?" Họ trả lời : "Chúng tôi biết." 6 Cậu lại hỏi : "Ông ấy có được bình an không ?" Họ trả lời : "Ông ấy được bình an ; cô Ra-khen, con gái ông ấy, đang đến cùng với chiên dê kia kìa." 7 Cậu nói : "Trời còn sáng thế này, chưa phải là lúc tụ tập đàn vật, anh em cho chiên dê uống rồi đi chăn đi !" 8 Họ đáp : "Chúng tôi không được làm như vậy, trước khi các đàn vật tụ tập đông đủ ; bấy giờ người ta mới lăn tảng đá khỏi miệng giếng, và chúng tôi sẽ cho chiên dê uống."

9 Ông còn đang nói chuyện với họ, thì cô Ra-khen đến cùng với chiên dê của cha cô, vì cô là người chăn súc vật. 10 Gia-cóp vừa nhìn thấy cô Ra-khen, con gái ông La-ban, anh của mẹ cậu, và chiên dê của ông La-ban, anh của mẹ cậu, thì cậu lăn tảng đá ra khỏi miệng giếng, và cho chiên dê của ông La-ban, anh của mẹ cậu, uống. 11 Gia-cóp hôn cô Ra-khen rồi oà lên khóc. 12 Gia-cóp nói cho cô Ra-khen biết cậu là anh em họ hàng với cha cô và là con trai bà Rê-bê-ca ; cô liền chạy về báo tin cho cha. 13 Ông La-ban vừa nghe nói đến Gia-cóp, con của em gái ông, liền chạy ra đón, ôm cậu mà hôn, rồi đưa vào nhà. Cậu kể lại cho ông La-ban hết mọi việc. 14 Ông La-ban nói : "Cháu đúng là cốt nhục của bác." Cậu ở lại với ông trọn một tháng.

15 Ông La-ban nói với Gia-cóp: "Vì cháu là anh em họ hàng với bác, mà cháu phục vụ bác không công hay sao? Cháu cứ cho bác biết công xá của cháu thế nào." 16 Ông La-ban có hai con gái, cô chị tên là Lê-a, cô em tên là Ra-khen. 17 Cô Lê-a mắt lờ đờ, còn cô Ra-khen thì duyên dáng và có nhan sắc. 18 Gia-cóp yêu cô Ra-khen, nên cậu nói : "Cháu sẽ phục vụ bác bảy năm để được Ra-khen, con gái út của bác." 19 Ông La-ban nói: "Bác gả nó cho cháu thì hơn là gả cho người khác. Cháu cứ ở lại với bác." 20 Vì cô Ra-khen, Gia-cóp đã phục vụ bảy năm, nhưng đối với cậu chỉ như vài ngày vì cậu quá yêu cô.


3. Ông Mô-sê lấy bà Xíp-pô-ra, con gái tư tế Rơ-u-ên (Xh 2,15b-22)

15b Ông Mô-sê liền đi trốn Pha-ra-ô và ở lại miền Ma-đi-an. Ông ngồi bên bờ giếng.

16 Thầy tư tế Ma-đi-an có bảy người con gái. Các cô đến múc nước và đổ đầy máng cho chiên của cha mình uống. 17 Bấy giờ, có những người chăn chiên đến và đuổi các cô đi. Ông Mô-sê liền đứng lên bênh vực các cô và cho chiên uống. 18 Các cô về với cha là ông Rơ-u-ên. Ông hỏi: "Sao hôm nay các con về sớm thế?" 19 Các cô thưa: "Có một người Ai-cập đã cứu chúng con khỏi tay bọn chăn chiên, lại còn múc nước giùm chúng con và cho chiên uống nữa." 20 Người cha hỏi các con: "Thế người đó đâu rồi ? Sao lại bỏ người ta ở đấy? Mời người ta đến dùng bữa đi!" 21 Ông Mô-sê bằng lòng ở lại với thầy tư tế, và ông này gả con gái là Xíp-pô-ra cho ông. 22 Nàng sinh một con trai và ông đặt tên cho nó là Ghéc-sôm, vì ông nói: "Tôi là ngoại kiều nơi đất khách quê người."
BÀI ĐỌC THÊM (08)

CUỘc GẶP GỠ bẤt Ng

  (Gioan 4,5-42 – CN III MC - A)


1.- Ngữ cảnh

Trong cuộc chuyện trò với Nicôđêmô, tác giả Gioan đã mô tả cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với một đại diện của giai cấp cầm quyền Do Thái. Hoạt cảnh tiếp theo có nội dung là cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với một người phụ nữ Samari. Người Do Thái và người Samari sống những tương quan căng thẳng. Người Samari coi mình là hậu duệ của các tổ phụ (x. Ga 4,12.20) và là số sót của Israel , vì Bắc quốc đã bị người Átsua tiêu diệt vào năm 722 tr CG. Thiên Chúa của họ là Yhwh, là Thiên Chúa của Israel . Họ chỉ chấp nhận năm cuốn sách của Môsê (= Ngũ Thư). Người Do Thái Giêrusalem coi họ như là một dân tộc hỗn hợp bán ngoại giáo (x. 2 V 17,24-41), nên đã cấm họ không được tham gia vào việc tái thiết Đền Thờ sau Lưu đày (x. Er 4,1-24), và lại còn ghét họ thậm tệ mà coi họ như là dân ngu ngốc sống tại Sikhem (Hc 50,26).

Đức Giêsu không để mình bị ảnh hưởng bởi những kiểu đánh giá như thế. Người đã đón tiếp vị đại diện của Thượng Hội Đồng đã lén lút đến ban đêm để gặp Người như đi gặp một vị tôn sư. Bây giờ Người ngỏ lời với một phụ nữ Samari, có lối sống dường như nước đôi (x. 4,17-18), mà Người tình cờ gặp lúc giữa trưa. Trong cả hai trường hợp, Đức Giêsu đều ý thức Người chu toàn nhiệm vụ Chúa Cha giao phó (x. 4,34); trong cả hai trường hợp, Người đều muốn chỉ cho thấy con đường đưa tới sự sống.

2.- Bố cục

Bản văn có thể được chia thành ba phần:

1) Mở (4,1-3);

2) Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ (4,4-38):

a) Khung cảnh và các nhân vật (cc. 4-6),

b) Cuộc đối thoại với người phụ nữ (cc. 7-26):

- Lời xin nước và ân ban nước hằng sống (cc. 7-15),

- Mạc khải về phụng tự chân thật (cc. 16-26),

+ Các người chồng (cc. 16-18),

+ “Nếu ông là một ngôn sứ” (c. 19),

+ Nền phụng tự mới (cc. 20-26: 20-24; 25-26),

c) Đối thoại với các môn đệ (cc. 27-38),

3) Gặp gỡ với dân Samari (4,39-42).

 

3.- Vài điểm chú giải

- Người phải băng qua (4): Edei (thì vị hoàn của dei), “phải”, diễn tả một điều nằm trong ý muốn hoặc chương trình của Thiên Chúa.

- Xykha … Giacóp (5): Đa số các thủ bản chép là “Xykha” (Sychar). Trong thực tế, trong miền Samari, không có thành Xykha, mà chỉ có Sêkhem (Shechem) thôi. Có lẽ từ Shechem đã bị đọc lầm thành Sychar do vần ar trong Samari. Về liên hệ giữa Giacóp và Shechem, xin đọc St 33,18; 48,22; Gs 24,32.



- Người Do Thái ... người Samari (9): Người Samari là con cháu của hai nhóm: 1) Những người Israel không phải đi lưu đày khi Vương quốc phía Bắc sụp đổ vào năm 722 trước CG. 2) Những người thực dân xứ Babylon và Mêđia do các đoàn quân xâm lăng Átsua đưa vào (x. 2 V 17,24tt).

Có một sự đối lập về thần học giữa những người Do Thái phía Bắc này và người Do Thái phía Nam, bởi vì người Samari không chịu thờ phượng Thiên Chúa tại Giêrusalem. Tình trạng này thêm trầm trọng vì người Samari đã gây khó khăn cho người Do Thái hồi hương trong việc tái thiết Đền Thờ Giêrusalem, rồi đến thế kỷ ii tr CG, người Samari lại giúp các vua Syri trong các cuộc chiến chống người Do Thái. Vào năm 128 trước CG, thượng tế Do Thái đã đốt Đền Thờ Samari trên núi Garidim. Đối với người Do Thái, dân Samari là dân ô uế.



- Người ấy ban cho chị nước hằng sống... Vạy Người lấy đâu ra nước hằng sống (10-11): Trong Ga, chúng ta thường gặp tình trạng các người đối thoại với Đức Giêsu hiểu lầm những công thức Người dùng, ví dụ ở đây, hai công thức “nước hằng sống” trên môi Đức Giêsu và trên môi người phụ nữ không cùng một ý nghĩa. Tác giả dùng kiểu viết đó để trình bày mạc khải của Đức Giêsu về bản thân Người.

- Giếng (cc. 6.11): Trong c. 6, “cái giếng” là pêgê (Hl), trong c. 11, “cái giếng” là phrear (Hl). Trong bản Cựu Ước Hy Lạp (= Bản LXX), pêgêphrear có nghĩa gần như nhau, nhưng phrear thì gần với nghĩa là “giếng nước”, còn pêgê thì gần với nghĩa là “mạch/suối nước”. Ý nghĩa là: Lúc đầu, khi nói về nước tự nhiên của giếng Giacóp, tác giả chưa phân biệt; bây giờ, khi câu chuyện chuyển sang đề tài nước hằng sống của Đức Giêsu, tác giả mới phân biệt: Đức Giêsu bây giờ là mạch nước (pêgê; Người sẽ chính thức tuyên bố như thế ở c. 14), còn giếng Giacóp chỉ là một “cái giếng” thôi (phrear).



- Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Giacóp (12): Đây là một ví dụ về nét hài hước trong Ga: các nhân vật vô tình nói ra sự thật về Đức Giêsu. 

- Thưa Ngai (cc. 11.15.19): Ba lần, bản văn Hy Lạp cho thấy người phụ nữ gọi Đức Giêsu là Kyrios (sir, lord; seigneur). Cùng một kiểu xưng hô, nhưng chúng ta hiểu là có một sự chuyển biến về ý nghĩa vì người phụ nữ thưa với thái độ càng lúc càng tôn kính hơn.

- Núi này (21): x. Đnl 27,4. Đây là núi Garidim. Trong Bản Ngũ Thư Samari, ở Đnl 27,4, chúng ta đọc được huấn thị ban cho Giôsuê là dựng một thánh điện trên núi Garidim, núi thánh của người Samari, chứ không phải trên núi Êvan. Cụm từ “Núi Êvan” rất có thể đã được sửa lại trong bản văn Híp-ri do chủ trương chống Samari. 

- Thần khí và sự thật (24): tức là Thánh Thần và Đức Giêsu (là sự thật).

- Đấng ấy chính là tôi (26): Đây là công thức bằng tiếng Hy Lạp egô eimi (I am; Je suis). Công thức này là chính danh xưng Thiên Chúa tỏ cho Môsê. Tác giả muốn ngầm giới thiệu thần tính của Đức Giêsu.

 

4.- Ý nghĩa của bản văn

Bản văn được bố cục thành những “xen” qua đó Đức Giêsu đối thoại với người phụ nữ và các môn đệ để đưa họ đến chỗ đón nhận những mạc khải chính yếu về bản thân Người.

 

* Mở (1-3)

Chương 4 của TM Ga mở đầu bằng một đoạn văn tóm tắt có vai trò “làm cầu” nối [vì liên kết] 3,22-36 với [vì chuẩn bị cho] 4,4-42. Đoạn Ga 4,1-4 này thông tin cho chúng ta về Đức Giêsu và các môn đệ Người, và về phép rửa mà Người đã làm. Hoạt động này của Đức Giêsu và nhóm của Người dường như diễn tiến song song với hoạt động của Gioan và các môn đệ ông.

Các câu 1-2 nói với chúng ta một lần nữa rằng Đức Giêsu đã làm phép rửa cùng với các môn đệ Người (x. Ga 3,22), rồi nhờ một mệnh đề xen vào giữa, chúng ta biết rằng chính các môn đệ đã làm phép rửa, đồng thời, bản văn cho biết là Đức Giêsu cũng biết việc ấy.

Sang c. 3, bản văn xác định rằng Đức Giêsu bỏ miền Giuđê, mà trở lại miền Galilê.     

 

* Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samari (4-42)



a) Khung cảnh và các nhân vật (cc. 4-6),

Để trở lại miền Galilê, Đức Giêsu phải băng qua miền Samari. Không phải là Đức Giêsu và các môn đệ không còn cách nào khác ngoài cách băng qua Samari, một miền đất nổi tiếng là không hiếu khách (x. Lc 9,51-56). Sự bó buộc này (“phải”, edei) mang tính thần học và thiêng liêng, vì thuộc về chương trình của Thiên Chúa, sẽ tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ.

Đến đây chúng ta được giới thiệu khung cảnh của cuộc gặp gỡ: bên cạnh giếng Giacóp, trong thửa đất mà Giacóp đã cho con là Giuse. Với chi tiết này, tác giả đưa ta trở lại với bài anh hùng ca là lịch sử các tổ phụ và đặc biệt của tổ phụ Giacóp. Tác giả TM IV đã đối chiếu Đức Giêsu với Giacóp trong giai thoại Nathanaen, khi ngài nói đến các thiên thần lên xuống trên Con Người, tức là gợi đến thị kiến của Giacóp. Thế rồi truyện Giacóp lại được đặt liên kết với truyện Giuse, từ nơi ông mọi phúc lành đến với nhà Israel . Cả câu “Người nói gì, các anh cứ việc làm theo” được Đức Maria nói ở Cana (Ga 2,5b) cũng liên kết với truyện Giuse. Vậy tác giả muốn liên kết Đức Giêsu cả với cuộc đời Giacóp lẫn cuộc đời Giuse và với những gì làm nên ý nghĩa của vai trò Giuse trong lịch sử Israel . Đức Giêsu là Đấng ban lương thực, Đấng cho người đói ăn no, và vì đói luôn đi với khát, Người cũng là Đấng giải khát, như đã xảy ra trước đây với Giacóp rồi với Giuse. Phải chăng ở đây chúng ta còn gặp lại đề tài những cuộc hôn nhân phát sinh từ bên một bờ giếng?.

Và hai nhân vật chính là Đức Giêsu và người phụ nữ Samari xuất hiện, trong khi các môn đệ đã đi vào thành mua thức ăn.

Đức Giêsu đến ngồi ngay xuống bờ giếng, vì mệt mỏi. TM IV nhắc đến sự mệt mỏi của Đức Giêsu (khác với quan niệm của ảo thân thuyết hay của phái ngộ đạo). Người không phải chỉ là Thiên Chúa, mà cũng còn là một người thật, và vì thế, đôi lúc Người cảm thấy mệt nhọc. Xa hơn một chút, nhân tính Người còn được nêu bật thêm một lần nữa khi tác giả viết rằng Người cảm thấy sức nóng nực của lúc giữa trưa và cần uống nước (x. cc. 6 và 7). Nhu cầu này khiến Người xin nước với người nào xuất hiện đầu tiên, và đây là một phụ nữ Samari(Ga 4,7-15), bà này có lẽ vẫn quen đi kín nước tại giếng này.

 

b) Cuộc đối thoại với người phụ nữ (cc. 7-26)

Người phụ nữ vừa đến nơi, liền xảy ra cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và bà ấy, Trong mẩu đối thoại, sẽ xuất hiện chuyển động này: các nhân vật đi từ nhu cầu thể lý (của Đức Giêsu), để đi tới cơn khát thiêng liêng (của người phụ nữ), cơn khát duy nhất có thể giải tỏa tình trạng khao khát của thân phận con người. Nhu cầu hoặc các nhu cầu tự nhiên luôn luôn có đó để ta phải tìm thỏa mãn, nhưng không đến độ bóp nghẹt ước vọng sâu xa của con người.

- Lời xin nước và ân ban nước hằng sống (cc. 7-15). Trong phân đoạn cc. 7-15,  chúng ta gặp được một mạc khải về nước hằng sống. Khi thấy người phụ nữ, Đức Giêsu liền xin uống. Người đang ở một mình, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn (c. 8), nên Người không thể xin các ông đáp ứng nhu cầu.

Có lẽ do nghe giọng nói của Đức Giêsu, người phụ nữ biết rằng Người không phải là dân địa phương, nên đã cao giọng đưa ra mấy nhận xét tiêu cực. Làm sao Người lại dám xin điều gì với một người Samari? Chẳng lẽ Người lại không biết tập tục cấm một người đàn ông nói chuyện một mình với một người đàn bà lạ mặt? Các kinh sư thường dạy rằng nếu ai cần xin một phụ nữ điều gì, thì phải nói thật ít. Do đó, chúng ta hiểu nỗi ngạc nhiên của các môn đệ, khi trở về, thấy Đức Giêsu đang trò chuyện với một người phụ nữ và lại là một phụ nữ Samari.

Cũng như trong truyện Nicôđêmô, ở đây cơn khát của Đức Giêsu tạo dịp cho Người đối thoại, nhưng hoàn cảnh đầy những dị nghĩa khiến cuộc đối thoại có thể bị phá vỡ. Quả thế, câu nói của người phụ nữ: “Ông là người Do Thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” (c. 9) lẽ ra đã bắt Đức Giêsu phải thinh lặng. Nhưng Đức Giêsu lại có sáng kiến bỏ qua cuộc tranh luận về các quy luật xã hội tôn giáo dựa trên những đối lập hỗ tương có từ bao đời. Các đối lập ấy không bao giờ là tiếng nói cuối cùng cho các tương quan giữa con người với nhau.

Thoạt tiên, câu trả lời của Đức Giêsu: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống” (c. 10), dường như muốn nhắc bà nhớ đến truyền thống hiếu khách của dân Địa Trung Hải: giúp đỡ tận tình bất cứ người lữ khách nào. Thế nhưng Đức Giêsu còn nhắm một đề tài lớn hơn. Từ c. 10 đến c. 15, có một mẩu đối thoại nhỏ xoay quanh đề tài “nước/ân ban”. Bằng cách đó, Người muốn lôi kéo sự chú ý của người phụ nữ vào điểm mà lẽ ra bà phải hiểu, nghĩa là lẽ ra bà không được lẫn lộn hai yếu tố: một bên là nước cụ thể và vật chất, và bên kia là nước hằng sống, ân ban hoàn toàn đặc biệt bây giờ được trao tặng.

Từ c. 10, nổi rõ là “nước” mà Đức Giêsu nói đến thì cao trọng hơn là nước thiên nhiên, nước kín từ giếng lên. Còn phải hiểu ngầm một điều song song khác, đó là nước mà Đức Giêsu hứa ban thì cao trọng hơn nước các tổ phụ đã ban; như vậy, mạc khải của Đức Giêsu về phẩm chất, thì cao trọng hơn mạc khải của các tổ phụ (như pêgê so với phrear). Ta thấy rõ trên bình diện biểu tượng, trọn con đường mà người phụ nữ phải trải qua: khởi đi từ cái giếng Giacóp (x. St 24), bà phải đi lên tới tận nguồn nước hằng sống, là chính Đức Giêsu. Đây hầu như là lời loan báo chương trình mà bài tường thuật sẽ phải rảo qua. Bởi vì người đàn bà có thể thực hiện bước ấy, Đức Giêsu mới đề nghị cho bà nước hằng sống (Ga 4,10).

Đã mơ hồ linh cảm người đang đối thoại với mình là một người khác thường, người phụ nữ không quay về điều được nói đến nữa, nhưng quay về người đã xin bà cho uống, và bây giờ lại tỏ ra sẵn sàng ban cho bà nước hằng sống. Bà hỏi (c. 11), y như thể muốn nói với giọng mỉa mai rằng: “Ông tưởng ông là ai chứ? Ông không có gầu để kín nước mà giếng lại sâu, thế mà ông lại đề nghị như thế?” Rồi bà tiếp: “Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Giacóp, là người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu...”.

Một lần nữa, cuộc gặp gỡ có thể bị phá hỏng, bởi vì đề nghị của Đức Giêsu đã không được đón nhận. Nhưng Đức Giêsu kiên nhẫn tiếp tục. Người tìm cách gợi lên nơi bà khát vọng chân thật sẽ đưa bà đến chỗ quay hướng về Người, như quay về với Đấng duy nhất có thể thỏa mãn điều bà đang đi tìm. Vậy điều đầu tiên là làm cho bà hiểu rằng có hai loại nước: loại thứ nhất là nước tự nhiên của giếng, không thể làm cho hết khát, và loại thứ hai, nước mà Người sẽ ban, sẽ giải khát hoàn toàn. Hơn nữa, loại nước thứ hai còn biến kẻ uống thành một mạch nước trào dâng. Đàng khác, Đức Giêsu muốn đưa bà chuyển đi từ ân ban đơn giản hoặc ân ban của Thiên Chúa đến Đấng ban ơn, là chính Người. Ở c. 15, người phụ nữ đã đưa một bước chân về phía Đức Giêsu, nhưng đồng thời lại kéo mọi sự về bình diện của bà, về các nhu cầu trực tiếp của bà, điều đó chứng tỏ bà chưa hiểu gì cả. Thứ nước bà ấy mong có không phải là thứ mà Đức Giêsu muốn ban cho bà.

Mặc dù lại gặp một thất bại thứ hai, Đức Giêsu không nản lòng, không dừng lại, Người vẫn tiếp tục bằng cách dựa trên sự mở lòng nửa vời của người đàn bà.

- Mạc khải về nền phụng tự chân thật (cc. 16-26). Cuộc đối thoại lại chuyển sang một hướng khác hẳn. Không úp mở, Đức Giêsu bảo bà đi gọi chồng lại đây. Qua câu nói này, Đức Giêsu nắm lại phần chủ động trong đối thoại. Bà đã thú nhận không mập mờ rằng bà không có chồng. Đức Giêsu trân trọng sự chân thành đó. Nhưng Người cho bà thấy khả năng hiểu biết đặc biệt của Người khi nói rằng rằng bà đã có năm đời chồng. Đã thế, Người còn nói: “Hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị”. Nếu nói Đức Giêsu đã cư xử thiếu tế nhị và lịch sự, là chúng ta phán đoán với các tiêu chí của chúng ta hôm nay. Thật ra, khi nói như thế, Đức Giêsu đã cư xử như các ngôn sứ Cựu Ước, có khả năng đọc trong tim người đối thoại (x. Êlisa).

Người phụ nữ không mất tinh thần. Bà nhận ra chiều kích ngôn sứ này. Đây không phải là một cuộc xưng thú tội lỗi ép buộc, nhưng là một bước đi tới sự thật, nhờ đó người phụ nữ cảm thấy được giải thoát khỏi quá khứ của bà. Sự thật và sự rõ ràng của cuộc gặp gỡ đòi hỏi sự trong suốt này. Bây giờ bà hướng về hiện tại và tương lai một cách mới mẻ, và hậu quả là bà tuyên xưng Đức Giêsu là một ngôn sứ. Ở đây có hai chuyển động đồng thời: một đàng, người phụ nữ xưng thú tình cảnh thực tế của mình; đàng khác, việc xưng thú này giúp bà nhận biết chân tính của Đức Giêsu. Như vậy, bà đã thực sự chuyển sang một bình diện khác và bắt đầu nhìn các sự việc dưới một góc độ mới. Một mẩu đối thoại về nền phụng tự chân thật đã sẵn sàng được mở ra.

Cuộc đối thoại tiến sang một giai đoạn mới nữa. Người phụ nữ đi tới một bình diện hiểu biết mới: đã linh cảm Đức Giêsu là ngôn sứ, bà hỏi Người rằng đâu là nơi hợp pháp để thờ phượng Thiên Chúa, núi Garidim hay Giêrusalem, và bà dùng lời lẽ nghèo nàn để trình bày thế lưỡng nan truyền thống giữa người Do Thái và người Samari. Mặc nhiên bà nhìn nhận uy tín của Người nên xin Người giải quyết vấn đề. Đây là dịp tốt để Đức Giêsu đưa bà vào việc phụng tự chân thật (Ga 4,21-24), Người đã nói thẳng thắn và đơn giản về ý nghĩa của phụng tự trong thần khí và sự thật, mà không bận tâm xem là bà có hiểu chăng. Người không đi vào các tranh cãi “truyền thống”, cứ để cuộc xung đột trong tình trạng mở, chỉ nêu bật ý nghĩa đích thực của việc thờ phượng.

Đối với Đức Giêsu, điểm chính của vấn đề không chỉ nằm tại việc “thờ phượng”, mà là “thờ phượng Chúa Cha”. Để nói về thực tại này, Người dùng các đại từ “các người” và “chúng tôi”. Có những tác giả cho rằng “chúng tôi” là Đức Giêsu, hoặc là cộng đoàn Kitô hữu, còn “các người” là những người đối thoại không phải là Kitô hữu; nhưng đọc như thế là không tôn trọng mặt chữ và thời điểm của bản văn. Chắc chắn nhất, trên bình diện lịch sử, và theo ngữ cảnh cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari, là coi “các người” là dân Samari, còn “chúng tôi” là người Do Thái, và Đức Giêsu cũng thuộc về nhóm đó.

Sau khi đã nêu bật các yếu tố chính của tranh luận tôn giáo, trước khi đi tiếp, Đức Giêsu không ngần ngại khẳng định rõ ràng rằng ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái (c. 22). Ý nghĩa đầu tiên của câu này là Đức Giêsu không đặt lập trường của người Do Thái và người Samari trên cùng một bình diện (như chúng ta nói: có những người là “chính thống” và có những người là “lạc giáo”). Không thể dễ dàng loại trừ những khác biệt thuộc quá khứ; chúng đã có đó, chúng có ý nghĩa của chúng. Nhưng còn có ý nghĩa khác nữa: Đức Giêsu muốn nhắc nhớ đến lịch sử cứu độ như đã có và như Thiên Chúa đã muốn có. Và như vậy, đây không phải là một câu thêm vào (glose) như Bultmann và một vài tác giả đã chủ trương. Khởi đi từ công thức này, phải nhìn nhận Đức Giêsu đã nhập thể trong dân Do Thái. Điều này lại làm nổi rõ hơn tầm quan trọng của Cựu Ước, liên hệ đến lịch sử cứu độ. Bây giờ, cho cả hai nhóm, không còn có một quyền ưu tiên nào cả, họ cần phải đi đến một kiểu phụng tự mới, “trong thần khí và sự thật”.

Dọc theo lịch sử, người ta đã thờ phượng Thiên Chúa, bây giờ cần tiếp tục. Việc thờ phượng của người Israel không sai; vào thời đó, kiểu thờ phượng như thế là tốt và đúng. Nhưng tính từ “đích thực” (alêthinoi) cho thấy rằng trong kiểu thờ phượng trước đây còn có nhiều thiếu sót, và chỉ kiểu thờ phượng mới này mới đạt sự hoàn hảo, do có giá trị phổ quát. Kiểu thờ phượng sau không phải là một ngẫu hứng của loài người, nhưng là do mạc khải của Thiên Chúa như là Cha trong Con, Đức Giêsu Kitô. Mạc khải này được đưa đến chỗ thành toàn nhờ chính Đức Giêsu. Việc thờ phượng này là chân thật bởi vì do Thần Khí, do Thiên Chúa, do từ trên cao, gợi lên. Kiểu thờ phượng này chuẩn nhận sự thật của những gì Đức Giêsu nói. Từ nay, bất cứ người nào thờ phượng đích thực đều phải quan tâm thờ phượng Thiên Chúa như Ngai muốn được thờ phượng, chứ không như họ thấy là tốt.

Người phụ nữ lại nêu ra một nhận định tổng hợp (Do Thái và Samari) liên quan đến Đấng Mêsia sẽ đến, mà người Samari cũng đang chờ đợi (Samari: Ta’eb). Đã nhìn nhận Đức Giêsu là ngôn sứ, lúc này bà còn linh cảm mạnh mẽ tầm quan trọng của con người Đức Giêsu. Thế là bà đã đủ chín muồi để có thể đón nhận lời công bố long trọng của Đức Giêsu trong tư cách Đấng Mêsia. Đây là đỉnh cao của cuộc đối thoại.

Hướng đi cứ thay đổi liên tục. Và Đức Giêsu, chỉ sau tất cả những chặng này, mới tự mạc khải cho bà như là Đấng Mêsia, Người nói đơn giản: “Chính là tôi (egô eimi)”. Công thức egô eimi đưa chúng ta trở lại với tên của Yhwh, khiến chúng ta có thể nói Đức Giêsu là chính là Đức Chúa đến viếng thăm dân Samari. Đến cuối cuộc thăm viếng, người Samari đã nhận biết Người như là “Đấng cứu độ trần gian” (c. 42); người đã đến để ban sự sống đời đời (c. 14) và dạy cho biết nền phụng tự chân thật (cc. 23-24)..

 

- Đối thoại với các môn đệ (cc. 27-38). Trong khi các hiệu quả của cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari còn đang triển nở như thế, Đức Giêsu lại đi vào một cuộc đối thoại khác bên bờ giếng (Ga 4,31-38). Sau những lời nói với Nathanaen, đây là lần đầu tiên Người quan tâm rõ ràng đến các môn đệ Người. Các ông này đã cùng đi đường với Người và liên tục được Người nhắc nhở, nhưng rất hiếm khi Người ngỏ lời riêng với các ông. Chỉ các diễn từ cáo biệt mới trọn vẹn được ngỏ với các ông thôi. Với người phụ nữ đã đến kín nước, Đức Giêsu nói về ân huệ của Người, nước vô song; với các môn đệ vừa về tới nơi sau khi đã mua thực phẩm, Người nói về lương thực mà chính Người nhờ đó mà sống. Cuộc đối thoại có hai đề tài: Đức Giêsu nói cho các môn đệ biết công việc của Người có những nét tiêu biểu nào (c. 34) và lần đầu tiên Người khẳng định rằng họ được tham dự vào sứ mạng của Người và cách thức tham dự (c. 38). Chính Người cũng không đến nhân danh chính mình, cũng không làm việc theo ý riêng, nhưng đến như là sứ giả của Chúa Cha và tất cả cuộc đời Người nhắm thi hành ý muốn của Chúa Cha. Tất cả những gì Người loan báo và cống hiến đều góp phần vào công trình mà Chúa Cha đã khởi sự (x. 3,16) và nay Đức Giêsu là Chúa Con đưa đến chỗ hoàn tất. Điều này cũng đúng cho công việc Đức Giêsu đang làm nơi người Samari, mà bây giờ người ta đã thấy kết quả. Đến lượt Người, Đức Giêsu lại sai phái các môn đệ, để họ tham dự vào công việc của Người và tiếp tục công việc đó. Nhưng nỗi mệt nhọc thật là của Đức Giêsu. Những gì các môn đệ làm hoàn toàn lệ thuộc vào những gì Đức Giêsu đã làm trước đây.

 

* Kết luận: Gặp gỡ với dân Samari (39-42)

Sau khi đối thoại với Đức Giêsu, các môn đệ lại bị bỏ rơi trong bóng tối một lần nữa. Được đánh động bởi lời chứng của người phụ nữ, dân Samari đã đến gặp Đức Giêsu. Bây giờ họ muốn trực tiếp nghe Người. Thế là các môn đệ đầu tiên đã ở lại với Đức Giêsu (Ga 1,39), còn những người Samari này đã xin Người ở lại với họ. Nhưng dù thế nào, chỉ nhờ tiếp tục mở ra hiệp thông với Người, người ta mới có thể có kinh nghiệm về Người là ai và Người ban tặng điều gì. Được Đức Giêsu nhận cho ở lại với Người, các môn đệ đầu tiên đã khám phá ra Người là “Đấng Mêsia” (1,41); được Đức Giêsu chấp nhận ở lại với họ, người Samari đã nhìn nhận Người như là “Đấng Cứu độ trần gian” (4,42), như là Đấng đã được Chúa Cha ban vì lòng yêu thương và được sai phái đến để cứu độ trần gian (3,16-17). Nay họ tin là nhờ chính tương quan trực tiếp với Đức Giêsu chứ không dựa vào lời chứng của người phụ nữ nữa. Lời chứng ấy đưa họ đến chỗ nghe Đức Giêsu để đào sâu đức tin, và bây giờ đức tin đó có thể thực sự bắt đầu triển nở.

 

+ Kết luận

Bằng cách dùng nhiều danh hiệu cách tiệm tiến, mỗi danh hiệu lại như một lời mời gọi tin vào Đức Giêsu, bản văn này vén mở cho thấy mầu nhiệm Đức Giêsu. Lúc đầu, Người chỉ là một người lữ khách vô danh. Sau đó, Người đã được coi là một người Do Thái (c. 9). Dần dần Người xuất hiện ra như nhân vật còn cao trọng hơn tổ phụ Giacóp (c. 12). Thêm một bước nữa, Người được được gọi là ngôn sứ (c. 19). Và cuối cùng, người phụ nữ linh cảm Người là Đấng Mêsia (c. 29). Nhưng lại chính là những người Samari, hoa trái đầu mùa của Dân ngoại, mới tuyên xưng niềm tin của họ vào Đức Giêsu, “Đấng Cứu độ trần gian” (c. 42). Quả thật, Đức Giêsu chính là ánh sáng thế gian (Ga 8,12; 12,46), Đấng mạc khải và Đấng Mêsia, là Con Môt Thiên Chúa được Ngài cử đến cứu trần gian. Bất cứ người nào tin vào Người thì được sống đời đời (3,16-18). Người là Ngôi Lời đang thực hiện điều mà Lời Tựa đã nói: “Những ai đón nhận (Người), tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (1,12).

Ngoài ra, có một ý nghĩa khác của bản văn, ý nghĩa biểu tượng, cũng có thể nêu ra. Trong truyền thống Kinh Thánh, cái giếng đã là nơi khởi đầu của nhiều cuộc tình duyên. Vậy “cái giếng Xykha” này gợi nhớ đến cuộc “tình duyên” nào? Trong Cựu Ước, Israel thường được giới thiệu là hôn thê của Đức Chúa (Yhwh). Israel-hôn thê thường thất trung, ngoại tình với các thần Ai Cập, Átsua, Babylon , Ba Tư, Rôma. Câu truyện người phụ nữ Samari hẳn là câu truyện của dân Israel mà Đức Giêsu đến gặp và muốn dẫn về với Đức Chúa. Hơn nữa, TM IV còn giới thiệu Đức Giêsu như chàng rể và nhân loại như một hôn thê tội lỗi, mà Người đến để đưa về sống trung thành.

 

5.- Gợi ý suy niệm



1. Qua cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari, chúng ta nhận ra cả một khoa sư phạm Đức Giêsu đã vận dụng để đưa bà đến đức tin. Trước tiên, Người khơi lên sự tò mò để bà tìm hiểu, qua việc nhắc đến một công việc tầm thường làm mỗi ngày, là đến giếng kín nước để giải tỏa cơn khát thể lý. Từ đó, Người gợi đến một thực tại khác, nước hằng sống. Thế rồi câu chuyện lại chuyển sang một hướng khác khi Đức Giêsu đề cập đến đời sống riêng tư nhất của bà, cơn khát tình yêu dường như vẫn chưa được đáp ứng thỏa đáng. Mục tiêu của Đức Giêsu không phải là đưa bà đến chỗ nhìn vào mình, nhưng là nhìn vào Người để nhận biết Người là ai.
2. Là con người, với sức riêng, chúng ta không thể đạt tới Thiên Chúa và nhận biết Ngài trong thực tại của Ngài. Chúng ta là “xác thịt”, những hữu thể yếu đuối, mỏng manh, tạm bợ; ngược lại, Thiên Chúa là “Thần Khí”, đầy sức mạnh ban sự sống vô biên và bất khả kháng. Bằng sức riêng, chúng ta không thể đạt đến bất cứ sự hiểu biết chân thật nào về Thiên Chúa, hoặc một tương quan đúng đắn nào với Ngài. Chỉ Đức Giêsu mới chỉ cho chúng ta và giúp chúng ta thờ phượng Thiên Chúa đúng đắn, bởi vì Người ban Thần Khí và Chân Lý cho chúng ta, Người là Đấng Mêsia, Đấng Cứu độ trần gian (Ga 6,42). 
3. Đức Giêsu là Đấng có khả năng giúp chúng ta khám phá ra mọi chiều kích và ý nghĩa đích thực của cơn khát đang dày vò lòng dạ chúng ta. Người là Đấng duy nhất có thể tố giác những phương tiện tạm bợ chúng ta vẫn đang vận dụng để đánh lừa cơn khát ấy hoặc thỏa mãn nó cách rẻ tiền. Người sẽ dạy chúng ta biết cách sống và làm cho từ lòng chúng ta trào vọt ra dòng suối ân huệ của Thiên Chúa.
4. Các môn đệ được Đức Giêsu sai đi, tiếp nối công việc của Người (là công việc Chúa Cha giao phó). Họ được thu hoạch hoa trái là công việc mệt nhọc của Đức Giêsu; những gì các môn đệ làm tùy thuộc hoàn toàn vào những gì Đức Giêsu đã làm trước. Đến lượt họ, họ cũng phải tận tình gieo vãi, để những người đến sau họ được gặt hái hoa trái. Người này gieo, người kia gặt. Đó chính là sự hiệp thông liên đới trong sứ mạng chung mà Đức Giêsu đã để lại cho các môn đệ Người cho đến tận thế. Khi làm như thế, họ cũng luôn cần ý thức họ làm ý muốn của Chúa Cha.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm

BÀI ĐỌC THÊM (09)

So sánh các bản văn Kinh Thánh về Thánh Thể


Mt 26,

26-29

Mc 14,

22-25

Lc 22,14-20

1 Cr 11,17-34


26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.
29 Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."



22 Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người.
25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa."




14 Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. 15 Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. 16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa."

17 Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. 18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến."

19 Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." 20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.”



17 Nhân lúc đưa ra các chỉ thị này, tôi chẳng khen anh em đâu, vì những buổi họp của anh em không đem lại lợi ích gì, mà chỉ gây hại. 18 Thật thế, trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau, và tôi tin là điều ấy có phần nào đúng. 19 Những sự chia rẽ giữa anh em, thế nào cũng có, nhưng nhờ vậy mới rõ ai là người đạo đức chắc chắn. 20 Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. 21 Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say. 22 Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của? Tôi phải nói gì với anh em? Chẳng lẽ tôi khen anh em sao? Về điểm này, tôi chẳng khen đâu!

23 Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

27 Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.

28 Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. 29 Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. 30 Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết.31 Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử. 32 Nhưng khi Chúa xét xử là Người sửa dạy chúng ta, để chúng ta khỏi bị kết án cùng với thế gian.

33 Cho nên, thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. 34 Ai đói, thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án. Về các vấn đề khác, tôi sẽ liệu khi nào đến thăm anh em.




Chúng ta thấy một số điểm giống và khác nhau như sau:

1°) Trước hết chúng ta nên nhớ rằng đoạn văn của Phao-lô (năm 55) có trước ba đoạn văn của Tin Mừng Nhất Lãm: Mác-cô (năm 64), Mát-thêu (năm 70) và Lu-ca (năm 85-90).


2°) Hành động và lời "truyền phép” của Chúa Giê-su tức hành động và lời nói làm nên Bí Tích Thánh Thể được nêu lên trong cả 4 đoạn văn của Phao-lô, Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca: "Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em" và "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới." Như vậy cốt yếu của Mầu Nhiệm hay Bí Tích Thánh Thể là sự hiến tế thập giá của Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, vì con người, vì chúng ta! Và đồng thới là Lễ Tạ Ơn đối với Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một ... (Ga 3,16).
3°) Từ «Giao Ước» cũng được nêu lên trong cả 4 đoạn văn của Phao-lô, Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca. Đây là Giao Ước Mới, thay thế Giao Ước Cũ giữa Thiên Chúa và dân Ít-ra-en.
4°) «Lệnh truyền» của Chúa Giê-su về việc làm lại việc Người làm: "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy" chúng ta chỉ tìm thấy trong hai đoạn văn của Phao-lô (1 Cr 11, 25) và Lu-ca (22,19).
5°) «Bữa Tiệc Cánh Chung» được Chúa Giê-su nhắc đến trong ba đoạn văn của Mát-thêu (26,29), Mác-cô (14,25) và Lu-ca (22,15.18).
6°) Trong đoạn văn của Lu-ca, chúng ta thấy trước Bữa Ăn Thánh Thể là Bữa Ăn Vượt Qua của Cựu Ước (xem Xh 12,1-28). Trong bản văn Lu-ca trong Bữa Ăn Vượt Qua còn có một chi tiết trong lời nói của Chúa Giê-su: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau” thay vì "cầm lấy mà ăn, mà uống"!
7°) Trong đoạn văn của Phao-lô, chúng ta thấy phần đầu (1 Cr 11, 17-22) và phần cuối (1 Cr 11, 27-34) là hai văn đoạn không có trong ba bản văn Phúc Âm. Phần đầu có thể được xem là nguyên do hay cơ hội khiến Phao-lô phải nhắc đến sự kiện Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể. Còn phần cuối là những lời cảnh báo của Phao-lô về những vi phạm của một số Ki-tô hữu Cô-rin-tô trong các buổi cử hành Thánh Thể. Cũng trong đoạn văn này chúng ta thấy Phao-lô nói lên ý nghĩa của việc tham dự Thánh Thể: "Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết." (1 Cr 11, 26).
8°) Ngoài ra, phần đầu đoạn văn của Phao-lô (1 Cr 11, 17-22) còn cho chúng ta thấy một sinh hoạt rất đặc biệt của người thời xưa: Đó là "tập tục nhiều người tụ tập lại để ăn bữa chung với nhau và có một loại tiệc đặc biệt là eranos, mỗi người đem theo phần ăn riêng của mình, tất cả góp lại để làm một bữa ăn chung. Hội Thánh sơ khai cũng có thói quen đó. Các Ki-tô hữu có một bữa ăn gọi là agape, bữa tiệc yêu thương. Khi đến dự, mỗi người đem thức ăn tới để chung mọi thứ lại rồi cùng ngồi ăn chung với nhau. Đây là một tập tục tốt... một phuơng thức nhằm kiến tạo và nuôi dưỡng sự hiệp thông thật sự giữa các Ki-tô hữu. Nhưng giáo đoàn có kẻ giầu, người nghèo, có người đem đến nhiều thức ăn, nhưng cũng có nhiều nô lệ vốn chẳng có gì để góp phần cả. Quả thật, với một người nô lệ nghèo khổ thì bữa tiệc yêu thương chính là bữa ăn đầy đủ nhất trong tuần. Nhưng tại Cô-rin-tô, nghệ thuật chia sẻ cho nhau đã bị đánh mất, người giầu đã không chia thức ăn của mình, nhưng tụ tập thành một nhóm riêng, ăn uống hối hả như sợ phải chia phần cho kẻ khác, trong khi số người nghèo thì hầu như chẳng có gì mà ăn cả. Hậu quả trong bữa mà lẽ ra việc phân chia giai cấp xã hội bị xóa sổ, lại càng mài nhọn, gây nên tình trạng trầm trọng thêm. Đáng lẽ phải là cơ hội thông hiệp, lại thoái hóa để trở thành những điều gây phân chia giai cấp. Cho nên Phao-lô đã không ngần ngại quở trách không tiếc lời."

(William Barclay, Thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, NXB Tôn giáo, 2008, trang 87-88).


Để dễ nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt trong 4 bản văn Kinh Thánh nói trên, chúng ta hãy nhìn vào biểu đồ sau đây:


Nội dung

Mt

26,26-29

Mc

14,22-25


Lc

22,14-20

1 Cr 11,17-34

1. Niên hiệu

Năm 70

Năm 64

75-80

Năm 55

2. Hành động và lời làm nên Thánh Thể

X

X

X

X

3. ”Giao Ước”

X

X

X

X

4. Lệnh truyền lập lại

O

O

X

X

5. Bữa Tiệc Cánh Chung

X

X

X

O

6. Bữa Ăn Vượt Qua

O

O

X

O

7. Ý nghĩa của việc ăn bánh uống chén

O

O

O

X

8a. Bữa Ăn Yêu Thương (Agapê)

O

O

O

X

8b. Tội phạm đên Thánh Thể

O

O

O

X

Tội phạm đến Thánh Thể theo giáo huấn của Thánh Phao-lô:

Thánh Phao-lô cảnh báo: "Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này." (1 Cr 11,27-28). Chính Thánh Phao-lô giải thích ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng là không phân biệt được Thân Thể Chúa. Câu này có thể được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

* Nghĩa thứ nhất là người ăn Bánh và uống Chén mà không hiểu rõ ý nghĩa, không ý thức được tính quan trọng của việc mình làm, không lãnh hội thấu đáo tính cách thánh thiêng của sự việc. Cũng có thể hiểu là người ăn Bánh và uống Chén mà không có lòng tôn kính, không ý thức được tình yêu thương và phần trách nhiệm việc làm đó sẽ áp đặt trên người ấy.

* Nghĩa thứ hai là người ăn Bánh và uống Chén mà không biết rằng Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô (12,12) vì thế không kể gì đến anh chị em minh trong buổi lễ cử hành Thánh Thể. Nói cách khác là người không hiểu Thân Thể Chúa Ki-tô là cộng đoàn tín hữu, nên kỳ thị anh em mình, nhìn anh em mình bằng con mắt đố kỵ như không phải là một người trong anh em. Vì thế tất cả những ai có lòng hận thù, cay đắng, đố kỵ anh em mình sẽ ăn và uống cách không xứng đáng nếu còn giữ tinh thần đó trong lòng mà đến bàn tiệc của Chúa.


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

BÀI ĐỌC THÊM (10)


tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương