Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thầy giê-su trong tin mừng gio-an giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 2.31 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.31 Mb.
#38777
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

1.4 Thinh lặng một phút để Lời Chúa thấm sâu vào tâm trí chúng ta.
1.5 Cầu nguyện 

Người hướng dẫn: Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Cha vì Cha đã ban Con Một yêu dấu của Cha cho chúng con và vì Cha đã nhận lời cầu xin của Con Cha mà làm cho anh La-da-rô sống lại. Xin Cha ban cho chúng con ơn tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô là sự sống và là sự sống lại của các tín hữu.

Cộng đoàn: Xin Cha ban cho chúng con ơn tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô là sự sống và là sự sống lại của các tín hữu Amen.
II. CHIA SẺ

Liên quan tới Đề Tài VI: “Thầy Giê-su mạc khải là mục tử nhân lành hy sinh mạng sống vì/cho đàn chiên” anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức, quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên và các bạn học cùng lớp không? Nếu có, xin mời chia sẻ.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ hay CÂU HỎI GỢI Ý SUY NGHĨ, TÌM TÒI

3.1 Thầy Giê-su thân thiết với ba chị em nhà Bê-ta-ni-a như thế nào?

3.2 Thầy Giê-su đã thể hiện tình cảm với La-da-rô và hai người chị của anh như thế nào?

3.3 Thầy Giê-su đã làm gì để giúp các người bạn thân của mình trong hoàn cảnh đau thương mất mát

3.4 Chúng ta rút ra được những điều quan trọng nào từ việc Thầy Giê-su đã làm cho ông La-da-rô sống lại sau khi ông đã chết được bốn ngày?
IV. HỌC HỎI
Sách Thánh cần đọc: Ga 11,1-44.
4.1 Thầy Giê-su thân thiết với ba chị em nhà Bê-ta-ni-a như thế nào?

- Để tìm hiểu mối liên hệ thân thiết của Thầy Giê-su với ba chị em Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô, ngoài tường thuật Thầy Giê-su đã làm cho anh La-da-rô sống lại mà chúng ta nghiên cứu trong Đề Tài VII này, chúng ta cần đọc thêm ít nhất 2 đoạn Tin Mừng khác: 1 của Tin Mừng Lu-ca (10,38-42) và 1 của Tin Mừng Gio-an (Ga 12,1-11):

- Lc 10,38-42 là tường thuật cách hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a đón tiếp Thầy Giê-su trong một lần Người ghé thăm gia đình họ ở Bê-ta-ni-a. Trong câu chuyện này, tác giả Tin Mừng không nhắc đến tên anh La-da-rô; nhưng những lời Thầy Giê-su trách khéo người Mác-ta chị và khen ngợi cô em Ma-ri-a cho thấy mối tương quan thân thiết giữa họ:

Mác-ta, Mác-ta ơi, chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.”

- Ga 12,1-11 là tường thuật sự kiện cô Ma-ri-a xức dầu thơm cho Thầy Giê-su trong một bữa tiệc người ta khoản đãi Thầy tại làng Bê-ta-ni-a. Trong câu chuyện này, cả 3 chị em Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô đều được nhắc đến với những chi tiết riêng của từng người: cô chị Mác-ta lo hầu bàn, cô em Ma-ri-a thì lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Thầy Giê-su và lấy tóc mình mà lau, còn cậu em La-da-rô (người đã được Thầy Giê-su làm cho sống lại) là một trong những khách mời cùng dự tiệc hôm đó.

Nhờ hai tường thuật trên, chúng ta biết thêm về mối liên hệ thân thiết giữa Thầy Giê-su và 3 chị em Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô ở Bê-ta-ni-a. Nhưng tường thuật anh La-da-rô được Thầy Giê-su làm cho sống lại (Ga 11,1-44) mới cung cấp đầy đủ chi tiết về mối liên hệ thân thiết giữa Thầy và 3 chị em nhà nọ.


4.2 Thầy Giê-su đã thể hiện tình cảm với anh La-da-rô và 2 người chị của anh như thế nào?

- Theo tường thuật của Tin Mừng Gio-an thì khi được báo tin người bạn thân La-da-rô bị bệnh, Thầy Giê-su đã không vội vã đi Bê-ta-ni-a ngay, dù Thầy biết là anh La-da-rô bệnh nặng. Lý do của sự “cố ý chậm trễ” là để Thầy có thể làm cho La-da-rô sống lại sau khi anh đã chôn trong mồ được những 4 ngày rồi.

Qua những lời mà 2 người chị Mác-ta và Ma-ri-a nói với Thầy Giê-su, chúng ta thấy được tình cảm chân thành, lòng quý trọng và tin tưởng của họ:

Cô Mác-ta nói với Thầy Giê-su ngay khi gặp Người:



"Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy."

Cô Ma-ri-a nói với Thầy Giê-su cũng một câu mà chị cô đã nói cách đó ít phút:



"Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết."

Đáp lại Thầy Giê-su đã trấn an họ:



"Em chị sẽ sống lại!"

Và hỏi:


"Các người để xác anh ấy ở đâu?"

Tin Mừng Gio-an kể tiếp:



"Thấy cô (Ma-ri-a) khóc, và những người Do-thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. (....)

: “Đức Giê-su liền khóc.

Người Do-thái mới nói:

"Kìa xem! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy!"

Thầy Giê-su đã nghẹn ngào, xúc động và không cầm được nước mắt trước nấm mồ của một người bạn thân và trước nỗi đau thương tột cùng của 2 bà chị người quá cố ấy. Hai người phụ nữ này cũng là những người bạn thân, những môn đệ chân chính và hết lòng gắn bó với Thầy. Quả Thầy Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Ngôi Lời đã trở thành một người, một người hoàn hảo, tinh tế trong tình cảm, dạt dào cảm xúc trước nỗi đau của bạn bè thân thiết.


4.3 Thầy Giê-su đã làm gì để giúp các người bạn thân của mình trong hoàn cảnh đau thương mất mát?

- Để giúp ba chị em Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô trong hoàn cảnh đau thương mất mát vô cùng lớn, Thầy Giê-su đã làm 2 việc sau:

* Một là có những lời an ủi và mạc khải những điều huyền nhiệm liên quan tới sự sống và sự chết, liên quan tới lòng tin và ơn cứu độ, cũng liên quan tới chân dung và sứ mạng của chính Thầy nữa:

* "Em chị sẽ sống lại!"

* "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.

Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.

Chị có tin thế không?"

* "Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?"

* "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con.

Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con."

* Hai là Thầy Giê-su đã ra lệnh cho anh La-da-rô bước ra khỏi mồ:



Nói xong, Người kêu lớn tiếng:

"Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!"

Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn.

Đức Giê-su bảo:



"Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi."

Một chuyện chưa từng có trong lịch sử loài người. Một thanh niên đã được chôn trong mồ 4 ngày, xác đã bốc mùi, các tế bào đã bắt đầu phân hủy, nay bước ra khỏi mồ, chân tay còn quấn vải, mặt còn phủ khăn! Thầy Giê-su đã dùng chính hành động “làm cho La-da-rô sống lại” để giúp mọi người tin vào những lời Thầy vừa nói trước đó:



"Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.

Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.”
4.4 Chúng ta rút ra được những điều quan trọng nào từ việc Thầy Giê-su đã làm cho anh La-da-rô sống lại sau khi anh đã chết được bốn ngày?

[Xem phần ứng dụng]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO

Từ Đề Tài V là “Thầy Giê-su mặc khải là sự sống lại và là sự sống” chúng ta có thể rút ra được những điều quan trọng sau đây cho bản thân và cộng đoàn :



5.1 Điều quan trọng thứ nhất là Thầy Giê-su đã thể hiện một cách tuyệt vời tính nhân văn của một con người dạt dào tình cảm và nhậy bén: Trước sự ra đi của người bạn thân và trước nỗi đau khổ tột cùng của hai người chị của kẻ chết, Thầy Giê-su đã bồi hồi xúc động và đã khóc, khiến những người chứng kiến phải xúc động theo và hết lòng ngưỡng mộ.
5.2 Điều quan trọng thứ hai là khi Thầy Giê-su làm cho anh La-da-rô sống lại là Thầy phục hồi sự sống không chỉ cho anh mà còn cho cả hai người chị của ann ấy nữa, vì theo quan niệm của người Do-thái thời ấy, người phụ nữ không có chỗ đứng độc lập trong xã hội. Họ chỉ có chỗ đứng khi dựa vào một người đàn ông hoặc là cha, hoặc là chồng, hoặc là con trai, hoặc là em trai. Rõ ràng trong gia đình Bê-ta-ni-a không có ai khác ngoài 3 chị em đã được nêu tên là Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô. Nay người em trai mất, hai bà chị không còn chỗ dựa, không còn chỗ đứng trong xã hội. Khi anh La-da-rô sống lại, hai người chị của anh lại có chỗ đứng, tư thế xã hội của mình. Chúng ta có thể nói: một cách nào đó hai người chị cũng được sống lại.
5.3 Điều quan trọng thứ ba là Thầy Giê-su không chỉ dùng lời nói mà còn dùng cả hành động (hay việc làm) để mặc khải những chân lý cao siêu thuộc thế giới vô hình. Qua việc Thầy Giê-su làm cho ông La-da-rô sống lại, mọi người có thể thấy Thầy có quyền năng trên sự chết, Thầy đã chiến thắng tử thần, Thầy là sự sống lại và là sự sống.
5.4 Điều quan trọng thứ bốn là đức tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong các câu chuyện phép lạ (hay dấu lạ). Thầy Giê-su hỏi người chị cả Mác-ta: “Chị có tin không?” (câu 26) và chị ấy đã mạnh dạn đáp lại: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.” (câu 27).
5.5 Điều quan trọng thứ năm là dù biết rõ hậu quả của việc mình làm, Thầy Giê-su vẫn thực hiện dấu lạ động trời một cách bình tĩnh và sáng suốt:

Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người. Nhưng lại có những người đi gặp nhóm Pha-ri-sêu và kể cho họ những gì Đức Giê-su đã làm. Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: "Chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta." Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Cai-pha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng: "Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giê-su.” (Ga 9,45-53).


VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI VIII: THÀY GIÊ-SU KHAI MỞ CỘNG ĐOÀN RỬA CHÂN hay CỘNG ĐOÀN TÔI TỚ [Tường thuật Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ (Ga 13)]

6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Liên quan tới Đề Tài VII là “Thầy Giê-su mạc khải là sự



sống và sự sống lại” anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức,

quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên

và các bạn học cùng lớp không? Nếu có, xin mời chia sẻ.
6.2 Câu hỏi gợi ý tìm tòi học hỏi

1o) Thày Giê-su rửa chân cho các môn đệ trong khung cảnh nào?

2o) Đối với người Do-thái thời Đức Giê-su hành động rửa chân có ý nghĩa gì?

3°) Khi rửa chân cho các môn đệ xong Thầy Giê-su đã giảng giải thế nào về việc Thầy vừa làm?

4°) Chúng ta rút ra được bài học gì từ việc Thầy Giê-su quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ?
6.3 Sách Thánh cần đọc: Ga 13,1-20.

VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học Đề Tài VII là “Thầy Giê-su mạc khải là sự sống lại và là sự sống” qua việc Thầy làm cho anh La-da-rô là người đã chết được bốn ngày sống lại. Khi đọc lại tường thuật của Tin Mừng Gio-an, chúng ta như được chứng kiến tận mắt những sự việc đã xẩy ra. Nhưng phải thú nhận rằng không dễ gì để chúng ta hiểu được mạc khải của Thầy Giê-su là sự sống lại và là sự sống. Chúng ta cần được ơn Chúa nâng đỡ để củng cố lòng tin. Chúng ta hãy nói với Thầy Giê-su là chúng ta cần được Thầy nâng đỡ để niềm tin của chúng ta được củng cố.


7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thầy Giê-su, Thầy đã mạc khải Thầy là Sự Sống Lại và là Sự Sống của tất cả mọi người. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Thầy đã mạc khải Mầu Nhiệm vượt quá sức hiểu của loài người. Chúng con tin vào Lời Thầy và chúng con cần được Thầy nâng đỡ để lòng tin cậy phó thác của chúng con được củng cố. Xin Thầy giúp chúng con, Thầy là Thiên Chúa hằng sống và cùng ngự trị với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen.


7.3 Cùng hát 

TRÔNG CẬY CHÚA.

PK 1: Con vẫn trông cậy Chúa, lòng con tin tưởng nơi Ngài. Con hy vọng vào Ngài, đời con nương bóng Chúa thôi. Con xin trao về Chúa niềm tin và ước mơ này được quên đi những âu lo, tìm vui theo bước chân Cha.

ĐK: Con luôn trông cậy Chúa khác nào em bé ngủ yên trong tay mẹ hiền, bên đời yêu mến. Tình Chúa mãi mãi theo con cho tâm hồn dù trong mưa gió mãi mãi bình yên, mãi mãi bình yên.

PK 2: Nếu Chúa không gọi nắng thì hoa đâu nở trong vườn. Con không tựa vào Ngài thì con như lá úa phai. Yếu đuối trong cuộc sống, đời con tay trắng hư không, đường đi sông núi mênh mông, làm sao qua hết long đong.

PK 3: Đã thấy trong đời sống, thời gian trôi dạt vô tình. Ai tin được cuộc đời ngày mai vẫn mãi thế thôi. Xin trao muôn đổi thay vào tay Thiên Chúa an bài. Ngài đưa con bước hôm nay, còn thương con mãi tương lai.



ĐỀ TÀI VIII

THÀY GIÊ-SU KHAI MỞ CỘNG ĐOÀN

RỬA CHÂN hay CỘNG ĐOÀN TÔI TỚ

[Tường thuật Đức Giê-su rửa chân

cho các môn đệ (Ga 13)]



I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Hôm nay chúng ta học đề tài VIII là «Thầy Giê-su khai mở cộng đoàn rửa chân hay cộng đoàn tôi tớ.» Đây là một trong những đề tài quan trọng nhất của Tin Mừng Gio-an vì hành động độc đáo này của Thầy Giê-su đã để lại dấu ấn hết sức sâu đậm trong tâm trí các môn đệ và tất cả những ai đọc lại tường thuật của Tin Mừng Gio-an cũng không khỏi ngạc nhiên và ngưỡng mộ.

Với bài hát «Xin chỉ cho con», chúng ta hãy tha thiết cầu xin Thần Khí tác động trong tâm hồn chúng ta, bằng ơn soi sáng và sức mạnh canh tân, để chúng ta hiểu được sứ điệp của Thầy Giê-su mà đem ra thực hành.

1.2 Cùng hát 

XIN CHỈ CHO CON

ĐK.- Xin chỉ cho con (xin chỉ cho con) đường đi của Chúa (đường đi của Chúa). Xin dạy bảo con (xin dạy bảo con) nước bước của Ngài (nước bước của Ngài). Xin hướng dẫn con trong chân lý. Xin dạy bảo con những điều cao quý, vì Chúa là Đấng cứu độ con, là Đấng ngày đêm con cậy trông.

1. Tất cả đường nẻo Chúa là Tình Yêu và Chân Lý dành cho những ai giữ trọn minh ước. Điều răn Chúa ra nghiêm chỉnh thực thi.

2. Xin mở lượng từ bi từ ngàn xưa Ngài vẫn có, mà quên hết những lỗi lầm con mắc, hồi niên thiếu vươn lên trong dại thơ.



1.3 Lắng nghe Lời Chúa: Đức Giê-su rửa chân cho các môn đệ

1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.

2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. 3 Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, 4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. 5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?" 7 Đức Giê-su trả lời: "Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu." 8 Ông Phê-rô lại thưa: "Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!" Đức Giê-su đáp: "Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy." 9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: "Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa." 10 Đức Giê-su bảo ông: "Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!" 11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: "Không phải tất cả anh em đều sạch."

12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? 13 Anh em gọi Thầy là 'Thầy', là 'Chúa', điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. 14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. 15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. 16 Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. 17 Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em! 18 Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. 19 Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu. 20 Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy." (Ga 13,1-20).
1.4 Thinh lặng một phút để Lời Chúa thấm sâu vào tâm trí chúng ta.
1.5 Cầu nguyện 

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Cha đã ban Con Một yêu dấu của Cha cho chúng con để Người mạc khải Cha cho chúng con và chỉ cho chúng con biết phải sống như thế nào cho đẹp lòng Cha. Trước khi bước vào cuộc Thương Khó, Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Việc làm này của Người vừa là một hành động mạc khải vừa là một lời nhắn nhủ, một di chúc ngàn năm không phai. Chúng con cám ơn Cha, ngợi khen Cha! Chúng con dâng giờ học này cho Cha để Cha chúc lành cho tất cả chúng con, người hướng dẫn cũng như các học viên. Xin cho chúng con hiểu được ý nghĩa của việcrửa chân các môn đệ của Thầy Giê-su là Chúa của chúng con.


II. CHIA SẺ

Liên quan tới Đề Tài VII là “Thầy Giê-su mạc khải là sự sống và sự sống lại”, anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức, quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên và các bạn học cùng lớp. Nếu có, xin mời chia sẻ.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ hay CÂU HỎI GỢI Ý SUY NGHĨ, TÌM TÒI

3.1 Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ trong khung cảnh nào?

3.2 Đối với người Do-thái thời Đức Giê-su, hành động rửa chân có ý nghĩa gì?

3.3 Sau khi rửa chân cho các môn đệ xong Thầy Giê-su đã giảng giải thế nào về việc làm của Thầy?

3.4 Chúng ta rút ra được bài học gì từ việc Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ?
IV. HỌC HỎI

Sách Thánh cần đọc: Ga13,1-20; Mc 10,41-45

4.1 Thầy Giê-su đã rửa chân cho các môn đệ trong khung cảnh nào?

- Thầy Giê-su đã rửa chân cho các môn đệ trong một khung cảnh hết sức đặc biệt.

* Đối với Thầy Giê-su thì đây là những khoảnh khắc vô cùng trọng đại của đời sống trần gian của Người:

“Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha....”

“Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa.”

Như thế có nghĩa là khung cảnh của việc Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ là khoảnh khắc ở giữa 2 thời kỳ của cuộc đời Thầy Giê-su: từ trần gian bước vào/trở về cõi vĩnh hằng....

* Còn đối với các môn đệ cùng với Thầy Giê-su thì đó là khung cảnh của Bữa Ăn Vượt Qua, bữa ăn nhắc lại kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện cho Ít-ra-en trong lịch sử Xuất Hành.

Như thế có nghĩa là khung cảnh của việc Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ là khoảnh khắc giữa sống và chết, giữa nô lệ và tự do.

Chúng ta nên ghi nhận chi tiết này là Tin Mừng Gio-an không tường thuật việc lập phép Thánh Thể, nhưng kể lại khá tỉ mỉ việc Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ trong bữa ăn tối cuối cùng. Hai hành động trên có cùng một mục đích là nuôi dưỡng cộng đoàn và có cùng một ý nghĩa là quện mình phục vụ anh chị em mình.
4.2 Đối với người Do-thái thời Đức Giê-su, hành động rửa chân có ý nghĩa gì?

- Đối với người Do-thái nghiêm ngặt trong việc giữ luật rửa chân tay, thì việc rửa chân tay là rất quan trọng. Trước hết, hành động ấy nói lên lòng hiếu khách của chủ nhà: trước khi khách bước vào nhà thì đầy tớ của gia chủ đem nước đến cho người ấy rửa tay chân cho sạch. Kế đến, hành động ấy thể hiện việc tuân giữ luật thanh sạch của truyền thống. Nhưng việc ấy lại chỉ dành cho những người nô lệ không phải là công dân Ít-ra-en, vì là hành động có tính hèn hạ.

Thế mà Thầy Giê-su đã nhận/hạ mình là người nô lệ, là kẻ hèn hạ trước mắt/đối với các môn đệ của Người. Chính vì thế mà ông Phê-rô bị xốc và ngỡ ngàng: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?"
4.3 Sau khi rửa chân cho các môn đệ xong, Thầy Giê-su đã giảng giải như thế nào về việc làm của Thầy?

- Tin Mừng Gio-an ghi lại khá đầy đủ lời giảng giải của Thầy Giê-su về hành động rửa chân các môn đệ mà Thầy vừa làm:

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là 'Thầy', là 'Chúa', điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em! Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu. Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy." (Ga 13,12-20).
4.4 Chúng ta rút ra được bài học gì từ việc Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ?

[Xem phần ứng dụng]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

- Từ việc Thầy Giê-su rửa chân cho các môn đệ chúng ta có thể rút ra ba bài học sau đây cho bản thân và cộng đoàn:

5.1 Bài học thứ nhất là tình yêu lớn lao và cao trọng của Thầy Giê-su dành cho các môn đệ là những kẻ thuộc về Người, những kẻ được Thiên Chúa Cha ban cho Người: Người yêu thương họ đến cùng, theo 2 nghĩa: đến giờ phút cuối cùng và đến mức độ cao nhất. Tình yêu ấy đã khiến Thầy Giê-su từ bỏ địa vị cao sang là làm Chúa, làm Thầy các môn đệ mà chấp nhận làm tôi tớ, làm người phục vụ các ông, theo nghĩa là người hầu kẻ hạ qua việc rửa chân là việc làm của nô lệ hèn hạ.
5.2 Bài học thứ hai là về tinh thần khiêm tốn, tự hạ của Thầy Giê-su: Chúa, là Thầy của các môn đệ mà Thầy Giê-su nhận/hạ mình là người tôi tớ, là kẻ nô lệ của các môn đệ mình. Bài học khiêm nhường, tự hạ này Thầy muốn các môn đệ, nhất là những người lãnh đạo phải ghi nhớ và thực hành.
5.2 Bài học thứ ba là Thầy Giê-su đã khai mở cho các môn đệ một cộng đoàn mới là cộng đoàn rửa chân hay cộng đoàn tối tớ: Các môn đệ, thành viên của cộng đoàn sẽ phải khiêm nhường, tự hạ để phục vụ lẫn nhau như những người tôi tớ, theo gương Thầy đã làm và đã dậy họ phải làm.


VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI IX: THÀY GIÊ-SU MẠC KHẢI LÀ CÂY NHO VÀ CÁC MÔN ĐỆ LÀ CÀNH [Câu chuyện Cây Nho thật]
6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Liên quan tới Đề Tài VIII là “Thầy Giê-su khai mở cộng đoàn rửa chân hay cộng đoàn tôi tớ”, anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức, quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên và các bạn học cùng lớp không? Nếu có, xin mời chia sẻ.


6.2 Câu hỏi gợi ý tìm tòi học hỏi Đề Tài IX

1°) Cây nho là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người Do-thái như thế nào?

2°) Khi Thầy Giê-su khẳng định là cây nho, các môn đệ là cành nho thì ý Thầy muốn nói điều gì?

3°) Chúng ta học được gì từ dụ ngôn Thầy Giê-su à cây nho còn các môn đệ là cành?

6.3 Sách Thánh cần đọc: Ga 15,1-17



VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học Đề Tài VIII là “Thầy Giê-su khai mở cộng đoàn rửa chân hay cộng đoàn tôi tớ”. Đây là giáo huấn và mạc khải vô cùng quan trọng đối với các Ki-tô hữu, nhất là đối với những người đứng đầu các cộng đoàn (gia đình, hội đoàn, giáo xứ, giáo phận...).

Cung cách lãnh đạo đặc thù và riêng biệt của Ki-tô giáo là lãnh đạo tôi tớ (Servant Leadership) vì chính Thầy Giê-su đã long trọng công bố và đã thực hiện lời công bố ấy:

Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ (hầu hạ) nhưng là để phục vụ (hầu hạ) và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10,43-45).

Chúng ta hãy dâng những tâm tình riêng của chúng ta lên Chúa Cha, lên Chúa Giê-su (.....)
7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha: vì Cha đã ban Con Yêu Dấu của Cha cho chúng con. Người đã khai mở cộng đoàn rửa chân hay cộng đoàn tôi tớ để chúng con trở nên thành viên của cộng đoàn ấy và góp công xây dựng cộng đoàn ấy trong các môi trường của chúng con. Chúng con cảm tạ Cha, ngợi khen Cha và chúc tụng Cha, trong Danh Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con và trong Thánh Thần của Cha. Amen.


7.3 Cùng hát 

CON CHỈ LÀ TẠO VẬT
1. Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật. Chúa thật (í a) sang giầu, có gì mà dâng Chúa đâu, có gì mà dâng Chúa đâu. Vì trước mặt Chúa Thái Sơn cũng mọn hèn. Dòng sông cả mấy sâu có là mấy đâu, giữa đời thay không nhỏ bé, biết tìm chi dâng tiến Ngài.
ĐK: Con xin dâng lên con người nhỏ bé có chi đâu, có chi đâu. Ôi con người ngàn năm mấy thưở có chi đâu. Con xin dâng lên chính là Chiên Thiên Chúa gánh tội tình, gánh tội tình, tháng năm máu Người đã đổ làm hy sinh.
2. Tình Chúa trao máu hồng tử nạn chưa cạn suối ơn an hòa, dẫu mà ngàn năm đã qua, dẫu mà ngàn năm đã qua. Tình Chúa ngời sáng ví như khung trời đầy, lòng con nhỏ có chi hơn một thoáng mây, cảm tạ tình thương tuyệt đối, biết tìm chi dâng tiến Ngài.
3. Đời sống bao tháng ngài còn lại, e ngại những cơn mưa đời, sẽ làm lòng con úa phai, sẽ làm lòng con úa phai. Lời Chúa là ánh sáng soi trên đường dài, là gió thổi dẫn đưa con thuyền đến nơi, trót đời con đây nhỏ bé, trót đời xin dâng tiến Ngài.


ĐỀ TÀI IX

THÀY GIÊ-SU MẠC KHẢI LÀ CÂY NHO,

CÁC MÔN ĐỆ LÀ CÀNH NHO

[Câu chuyện Cây Nho và Cành Nho (Ga 15)]





I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Hôm nay chúng ta học đề tài IX là đề tài áp chót: «Thầy Giê-su mạc khải là cây nho và các môn đệ là cành nho» Đề tài này giúp chúng ta hiểu mối tương quan gắn bó, mật thiết, máu thịt giữa Thầy Giê-su và các môn đệ. Đó là điều rất quan trọng trong đời sống đức tin vì tin có nhiều mức độ: hời hợt hay sâu đậm, nhạt nhòa hay thắm thiết, thụ động hay dấn thân. Thầy Giê-su đã khẳng định: «Không có Thầy, anh em không làm được gì» (Ga 14,5). Vậy chúng ta có thể hiểu «Càng có Thầy, chúng ta càng làm được nhiều việc» tức càng sống gắn bó, càng nối kết chặt chẽ với Thầy chúng ta càng có khả năng và sức mạnh.

Chúng ta hãy cầu xin cho được ơn cao quý ấy!
1.2 Cùng hát 

CHÚA LÀ CÂY NHO

1. Chúa là cây nho, con là cành nho. Chúa đưa con vào mối tình, mối tình đầu tiên. Chúa khoác con bằng hồng ân, áo trắng vô ngần. Chúa là cây nho, con là cành nho. Con chết mỗi ngày, với Ngài cho ngàn tội lỗi. Con sống cho Ngài từ đây trong cuộc đời mới.

ĐK: Để từ đây con xưng Chúa là Cha, là Thiên Chúa, là Đấng con tôn thờ. Để từ đây sống luôn trong niềm tin, một niềm tin thiết tha yêu mặn nồng. Để từ đây con hoan chúc tình thương, Ngài dủ thương phận bé thơ à thấp hèn. Để từ đây con sẽ là bài ca, một bài ca muôn đời tạ ơn.

2. Chúa là cây nho, con là cành nho. Cũng như muôn cành kết hợp, kết hợp cùng cây, Chúa muốn con hằng trổ sinh hoa trái thơm lành. Chúa là cây nho, con là cành nho. Chúa muốn con hằng ở lại trong tình yêu Chúa. Chúa muốn con là từ đây như người bạn thân.

3. Chúa là cha con, Chúa là Mẹ con. Chúa thương vô vàn, có tình, có tình nào hơn, chăm sóc vỗ về ngày đêm vẳng tiếng ru hiền. Chúa là anh con, Chúa là chị con, Chúa đỡ nâng hoài, mỗi ngày trên đường con bước, Chúa an ủi bằng lời vui chan hòa sức sống.
1.3 Lắng nghe Lời Chúa: Cây nho thật

1 "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.

5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.

9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.” (Ga 15,1-17).

1.4 Thinh lặng một phút để Lời Chúa thấm sâu vào tâm trí chúng ta.

1.5 Cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Cha đã ban Con Một yêu dấu của Cha cho chúng con để Người trở thành sức sống thần linh trong chúng con giúp chúng con sinh hoa trái thiêng liêng cho mình và cho cộng đồng. Chúng con quyết tâm trở thành cành nho của Cây Nho thật là Thầy Giê-su. Xin Cha ban sức mạnh Thánh Linh cho chúng con.


II. CHIA SẺ

Liên quan tới Đề Tài VIII là “Thầy Giê-su khai mở cộng đoàn rửa chân hay cộng đoàn tôi tớ”, anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức, quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên và các bạn học cùng lớp không? Nếu có, xin mời chia sẻ.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ hay CÂU HỎI GỢI Ý SUY NGHĨ, TÌM TÒI

3.1 Cây nho là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người Do-thái thời Đức Giê-su như thế nào?

3.2 Thầy Giê-su muốn nói gì khi tuyên bố Thầy là cây nho còn các môn đệ là cành?

3.3 Chúng ta rút ra được bài học gì từ dụ ngôn Thầy Giê-su là cây nho, các môn đệ là cành?
IV. HỌC HỎI
Sách Thánh cần đọc: Ga 15,1-17
4.1 Cây nho là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người Do-thái thời Chúa Giê-su như thế nào?

- Giống như hình ảnh người mục tử và hình ảnh đàn chiên, hình ảnh cây nho và hình ảnh người trồng nho cũng hết sức quen thuộc và gần gũi với dân Do-thái thời Chúa Giê-su là những người sống với nghề canh nông, nhất là nghề trồng nho. Đất Pa-lét-tin là mảnh đất trù phú nhưng đầy sỏi đá và núi đồi (không có đồng lúa nước như Việt Nam) nên những cánh đồng nho là đặc sản của vùng đất này.

Các ngôn sứ đã dùng hình ảnh vườn nho, đồng nho đế ám chỉ dân Do-thái và Nước Trời. Chúa Giê-su cũng dùng dụ ngôn vườn nho để chuyển tải giáo lý của Người cho các môn đệ và người đương thời.
4.2 Thầy Giê-su muốn nói gì khi tuyên bố Thầy là cây nho, các môn đệ là cành?

- Khi nói mình là cây nho, các môn đệ là cành chắc hẳn Thầy Giê-su muốn gợi lên mối quan hệ gắn bó, mật thiết của Thầy với các môn đệ. Không cần phải là nông dân chuyên nghiêp, ai trong chúng ta cũng biết cành nho tốt tươi, có nhiều trái hay không là tùy vào cây nho hay đúng hơn vào nhựa sống trong thân nho. Thầy Giê-su muốn nói đến sự kết hợp phong nhiêu ấy giữa Thầy và các môn đệ.


4.3 Chúng ta rút ra được bài học gì từ mạc khải Thầy Giê-su là cây nho, các môn đệ là cành?

[Xem phần ứng dụng]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

Từ Đề Tài IX là “Thầy Giê-su mạc khải là cây nho và các môn đệ là cành” chúng ta có thể rút ra hai bài học sau đây cho bản thân và cộng đoàn :

5.1 Bài học thứ nhất là về sự liên kết máu thịt giữa Thầy Giê-su và các môn đệ trong dời sống tâm linh: cành nho sống và sinh trái nhờ thân nho thế nào thì người môn đệ sống đạo đức và sinh trái thánh thiện n hờ Thầy Giê-su cũng y như vậy. Chính Thầy đã khẳng định: “Không có Thầy, các con không thể làm được gì” (Ga 14,5) hoặc: “Không ở trong Thầy, các con không thể sinh hoa trái”.
5.2 Bài học thứ hai là về nhu cầu được chăm sóc, thanh luyện trong đời sống tâm linh của người môn đệ, giống y như cành nho cần được chăm sóc, cắt tỉa bởi người trồng nho hay các người thợ làm vườn nho, để sinh nhiều hoa trái. Chính Thầy Giê-su đã nói đi nói lại nhiều lần: “Nếu ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,34-35).


VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI X: THÀY GIÊ-SU ĐƯA CÁC MÔN ĐỆ ĐỂ VÀO HUYỀN NHIỆM CỦA CHA

[Những mạc khải về mối tương quan giữa Chúa Cha và Thầy Giê-su, giữa Chúa Cha và các môn đệ của Thầy Giê-su]


6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Liên quan tới Đề Tài IX là “Thầy Giê-su mạc khải là cây nho va các môn đệ là cành” anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức, quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên và các bạn học cùng lớp không? Nếu có, xin mời chia sẻ.



6.2 Câu hỏi gợi ý tìm tòi học hỏi Đề Tài X

1°) Tin Mừng Gio-an cho chúng ta thấy Thầy Giê-su có mối tương quan như thế nào với Chúa Cha?

2°) Thầy Giê-su đưa các môn đệ của Người vào mối tương quan với Chúa Cha như thế nào?

3°) Chúng ta học được gì từ việc Thầy Giê-su đưa các môn đệ của Người vào huyền nhiệm của Cha?
6.3 Sách Thánh cần đọc: Ga 1,1; 2,16-17; 3,16-17; 4,21-24.34; 5,17-47; 10,29-39; 11,41-42; 12,27-30; 14,1-31; 15, 9-11; 17,1-26; 20,20-23.



VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học Đề Tài IX: “Thầy Giê-su mạc khải là cây nho và các môn đệ là cành.” Chúng ta thật sự vinh dự được tháp nhập vào Chúa Ki-tô như cành nho tháp nhập vào cây nho. Nhờ đó chúng ta có cuộc sống linh thánh, vì là sự sống của chính Thiên Chúa. Chúng ta hãy cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Chúa Giê-su đã gắn liền chúng ta vào với Người, để chúng ta thành cành nho...


7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Yêu Dấu của Cha cho chúng con. Người đã trở thành nguồn sống cho chúng con.

Chúng con quyết tâm bám chặt vào Người là Cây Nho Thật mà Cha đã trồng trong cánh đồng nhân loại, để đón nhận nhựa sống thần linh của Người. Nhờ đó, chẳng những chúng con sống mà chúng con còn sinh được hoa thơm trái ngọt cho đời làm sáng danh Cha nữa.
7.3 Cùng hát 

VƯỜN NHO CỦA CHÚA

Lê Cát Bằng

ĐK : Vườn nho của Chúa là nhà Israel, cây nho của con là đức cậy tin vào Chúa. Cây dứt mạch đi, thì cành phải thương đau. Liên kết cùng cây thì cành luôn tươi mầu.
1. Cùng một cây nho được Chúa ấp ủ vun trồng, là nhà Israel, được Chúa hứa ban đất rộng, nẩy chồi mọc ra sông lớn, ngọn ngành rập nhâm đồi núi, gió bay lá hoa đẹp tươi, thoáng đưa nhẹ rơi ngát thơm hương trời.
2. Hàng rào cây nho, địch quân phá đổ tan tành, và để vườn nho, mặc cho thú rừng tung hoành, người người mặc tình hái trái, địch thù điềm nhiên xông tới, khiến cho cây nho thuở xưa, Chúa đã thề hứa, bỗng ra tơi bời.
3. Khẩn nài lên Chúa, từ nơi sâu thẳm xa vời, nhìn cảnh tang thương vườn nho sau khi phá hoại, thịnh nộ tại sao giữ mãi, nguyện cầu Chúa thương tha lỗi, viếng thăm cây nho đổi mới, như tâm hồn tối đến khi cải hồi.

ĐỀ TÀI X

THÀY GIÊ-SU ĐƯA CÁC MÔN ĐỆ

VÀO HUYỀN NHIỆM CỦA CHA

[Những mạc khải về mối tương quan

giữa Chúa Cha và Thầy Giê-su,

giữa Chúa Cha và các môn đệ của Thầy Giê-su.

(Ga các chương 1-5; 11-12; 14-15; 17 và 20)]



I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Hôm nay chúng ta kết thúc Khóa LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THẦY GIÊ-SU TRONG TIN MỪNG GIO-AN» với đề tài X là đề tài cuối cùng là «Thầy Giê-su đưa các môn đệ vào huyền nhiệm của Cha».

Có thể nói đây vừa là cao điểm của tiến trình mạc khải của Thầy Giê-su, vừa là đích điểm của tiến trình ấy, vì mục đích của «Ngôi Lời đã thành xác (người) phàm và cư ngụ giữa chúng ta» là đưa tất cả mọi người phàm đến cùng Cha của Người, là đưa các môn đệ của Người vào huyền nhiệm của Cha.

Chúng ta hãy nói lên tâm tình thật của mình với Thiên Chúa:

- Lạy Chúa, chúng con cần đến Chúa, vì chúng con yếu hèn và không làm gì được nếu không có Chúa.

- Lạy Chúa, Chúa biết chúng con cần đến Chúa, xin Chúa hãy ra tay giúp đỡ phò trì.


1.2 Cùng hát 
CHÚNG CON CẦN ĐẾN CHÚA
1. Tựa nép bên lòng Chúa, con xin ngỏ hết tâm tư, vui buồn của đời sống dương gian, đêm ngày miệt mài những lo toan, khi vội vàng, khi muộn màng, tiếng cười giọt lệ những miên man.
ĐK: Chúa vẫn biết chúng con cần đến Chúa, tháng năm ưu tư ngập tràn. Chúa vẫn biết chúng con cần đến Chúa, dẫn đưa đời vui sống bình an.
2. Ngày tháng năm đời sống, không ai nhìn thấy tương lai, mong chờ chỉ còn biết hôm nay, lao nhọc cả đời trắng đôi tay, trong nụ cười, bao ngậm ngùi, nơi nào trọn vẹn những an vui.
3. Đời sống như trời gió, thân con tựa cánh chim bay, bao ngày miệt mài những tha hương, mong về cùng tổ ấm, yêu thương, xa cội nguồn, tim nặng buồn, mong về tựa lòng Chúa yêu thương.
1.3 Lắng nghe Lời Chúa

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”

(Ga 3,16-17).

1.4 Thinh lặng một phút để Lời Chúa thấm sâu vào tâm trí chúng ta.
1.5 Cầu nguyện 

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Cha đã ban Con Một yêu dầu của Cha cho chúng con để Người mạc khải Cha cho chúng con và dẫn đưa chúng con vào huyền nhiệm của Cha.

Chúng con cám ơn Cha, ngợi khen Cha!

Chúng con xin Cha mở lòng mở trí chúng con để chúng con đón nhận Cha và để chúng con được Thầy Giê-su đưa vào Huyền Nhiệm của Cha.


II. CHIA SẺ

Liên quan tới Đề Tài IX là “Thầy Giê-su mạc khải là cây nho và các môn đệ là cành”, anh/chị có gì (cảm nghiệm, nhận thức, quyết tâm, hành động, thắc mắc) để chia sẻ với giảng viên và các bạn học cùng lớp không? Nếu có, xin mời chia sẻ.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ hay CÂU HỎI GỢI Ý SUY NGHĨ, TÌM TÒI

3.1 Tin Mừng Gio-an cho chúng ta thấy giữa Thầy Giê-su và Thiên Chúa Cha có mối tương quan nào?

3.2 Thầy Giê-su đưa các môn đệ của Người vào huyền nhiệm của Cha bằng những cách nào?

3.3 Thế nào là huyền nhiệm của Thiên Chúa (Cha)?

3.4 Chúng ta học được gì từ việc Thầy Giê-su đưa các môn đệ của Người vào huyền nhiệm của Cha?

IV. HỌC HỎI


Sách Thánh cần đọc: Ga 1,1; 2,18; 3,16-17; 4,21-24.34; 5,17-47; 10,29-39; 11,41-42; 12,27-30; 14,1-31; 15, 9-11; 17,1-26; 20,20-23.


4.1 Tin Mừng Gio-an cho chúng ta thấy giữa Thầy Giê-su và Thiên Chúa Cha có mối tương quan nào?

- Tin Mừng Gio-an cung cấp cho những ai tìm hiểu nghiên cứu rất nhiều dữ liệu liên quan tới mối tương quan giữa Thầy Giê-su (là Con) và Thiên Chúa Cha:



1º) Ga 1,1-3: Lời đã có lúc khởi đầu, Lời ở cùng Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa:

Lúc khởi đầu đã có Lời và Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa. Ngài đã có lúc khởi nguyên nơi Thiên Chúa.Mọi sự đã nhờ Ngài mà thành sự, không Ngài thì không có gì đã thành sự.”

[Bd của lm Nguyễn Thế Thuấn DCCT).

2º) Ga 2,18: Con Một Thiên Chúa mạc khải Thiên Chúa không-ai-thấy- bao- giờ cho chúng ta:

Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.”



3º)Ga 3,16-17: Thiên Chúa yêu thế gian nên sai Con Một đến thế gian để cứu thế gian:

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”



4º) Ga 4,21-24: Thiên Chúa là Thần Khí nên cách thờ phượng đích thực phải là thờ phượng trong thần khí và sự thật:

Đức Giê-su phán: "Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật."



5º) Ga 4,34: Ý muốn và công trình của Chúa Cha là lương thực của Thầy Giê-su:

"Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.”

6º) Ga 5,17-24: Cha và Con trong mối tương quan chặt chẽ:

Nhưng Đức Giê-su đáp lại: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc." Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.”



Đức Giê-su lên tiếng nói với họ rằng: "Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc. Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý. Quả thật, Chúa Cha không xét xử một ai, nhưng đã ban cho người Con mọi quyền xét xử, để ai nấy đều tôn kính người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính người Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai người Con. Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống.

7º) Ga 5,30-44: Cha sai Con nên Cha làm chứng cho Con:

Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi được nghe, và phán quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi.



Nếu tôi làm chứng về chính mình, thì lời chứng của tôi không thật. Có Đấng khác làm chứng về tôi, và tôi biết: lời Người làm chứng về tôi là lời chứng thật. Chính các ông đã cử người đến gặp ông Gio-an, và ông ấy đã làm chứng cho sự thật.Phần tôi, tôi không cần lời chứng của một phàm nhân, nhưng tôi nói ra những điều này để các ông được cứu độ. Ông Gio-an là ngọn đèn cháy sáng, và các ông đã muốn vui hưởng ánh sáng của ông trong một thời gian. Nhưng phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gio-an: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi. Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng đã làm chứng cho tôi. Các ông đã không bao giờ nghe tiếng Người, cũng chẳng bao giờ thấy tôn nhan Người. Các ông đã không để cho lời Người ở mãi trong lòng, bởi vì chính các ông không tin vào Đấng Người đã sai đến. Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi. Các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống. Tôi không cần người đời tôn vinh. Nhưng tôi biết: các ông không có lòng yêu mến Thiên Chúa. Tôi đã đến nhân danh Cha tôi, nhưng các ông không đón nhận. Nếu có ai khác nhân danh mình mà đến, thì các ông lại đón nhận. Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin được?

Các ông đừng tưởng là tôi sẽ tố cáo các ông với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các ông chính là ông Mô-sê, người mà các ông tin cậy. Vì nếu các ông tin ông Mô-sê, thì hẳn các ông cũng tin tôi, bởi lẽ ông ấy đã viết về tôi.Nhưng nếu điều ông ấy viết mà các ông không tin, thì làm sao tin được lời tôi nói?"

8º) Ga 10,29-30: Cha với Con là một:

Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một."



9º) Ga 11,41-42: Cha nhận lời Con:

Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con."



10º) Ga 12,27-29: Con xin vâng theo Thánh Ý Cha:

Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha." Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!"



11º) Ga 14,1-4: Thầy Giê-su về với Cha để dọn chỗ cho các môn đệ:

Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi."



12º) Ga 15, 9-11: Cha Con cùng có một Tình Yêu như nhau:

Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”



13º) Ga 16,15: Cha Con cùng sở hữu:

Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy.”



14º) Ga 17,1-26: Thầy cầu nguyện cùng Cha cho các môn đệ của mọi thời đại:

Nói thế xong, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện: "Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô.



Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm. Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian. Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.

Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.

Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.

Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.

Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa."

15º) Ga 19,30: Thầy Giê-su hoàn tất công việc Cha giao:

Nhắp xong, Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.”



16º) Ga 20,17: Đấng Phục Sinh với Cha:

Đức Giê-su bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: 'Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em."


4.2 Thế nào là Huyền Nhiệm của Thiên Chúa/Cha?

- Huyền Nhiệm của Thiên Chúa/Cha chính là Mầu Nhiệm diệu huyền của Thiên Chúa. Mầu Nhiệm ấy con người không thể biết được nếu không được Thiên Chúa mạc khải cho biết. Mầu Nhiệm ấy con người không thể thấu hiểu được vì khả năng của con người giới hạn mà Mầu Nhiệm ấy lại quá cao siêu, khôn lường. Chúng ta cũng có thể nói Huyền Nhiệm của Thiên Chúa chính là bản tính thâm sâu của Thiên Chúa, là thế giới của Thiên Chúa, là cõi lòng của Thiên Chúa, là đời sống nội tại của Thiên Chúa.

Cao điểm của Mạc Khải Thánh Kinh nói chung và của Tin Mừng Gio-an nói riêng là mạc khải “Thiên Chúa là Tình Yêu” (Deus Caritas est), và Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần có cùng một bản thể, cùng hiện hữu từ đời đời, cùng sáng tạo vũ trụ vạn vất cứu độ và thánh hóa con người vì yêu.
4.3 Thầy Giê-su đưa các môn đệ vào Huyền Nhiệm của Cha như thế nào?

- Thầy Giê-su đưa các môn đệ vào Huyền Nhiệm của Cha bằng nhiều cách khác nhau:



1º) Trước hết là Thầy Giê-su mạc khải cho các môn đệ biết về Cha:

* Thiên Chúa là Thần Khí (Ga 4,24),

* Cha yêu thương thế gian (Ga 5,16),

* Cha làm việc không ngừng (Ga 5,17),

* Cha với Con là một (Ga 10,40).

2º) Kế đến là Thầy Giê-su mạc khải mối tương quan mật thiết giữa Cha và Thầy:

* Con mạc khải Cha cho các môn đệ và loài người (Ga 2,18),

* Cha sai Con đến thế gian để cứu độ nhân loại (Ga 5,17; 16,28),

* Cha làm chứng cho Con (Ga 5,31),

* Cha nghe lời Con cầu xin (Ga 11,41).

3º) Tiếp theo là Thầy Giê-su chỉ cho các môn đệ biết cách đến với Chúa Cha:

* Tin vào Con (Ga 5,24),

* Giữ các điều răn, nhất là giới răn riêng của Thầy là yêu thương nhau (Ga 15,9-10).

4º) Tiếp theo nữa là Thầy Giê-su hứa ban cho các môn đệ Đấng Bảo Trợ:

* Đấng Bảo Trợ từ Cha đến sẽ làm chứng về Thầy (Ga 15,26),

* Đấng Bảo Trợ từ Cha đến sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm (Ga 16,8-11),

* Đấng Bảo Trợ từ Cha đến sẽ dẫn các môn đệ tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,13).



5º) Sau cùng là Thầy Giê-su cầu nguyện cho các môn đệ:

* Thầy xin Cha gìn giữ các môn đệ để họ nên một như Cha Con là một (Ga 17,11),

* Thầy xin Cha gìn giữ các môn đệ khỏi ác thần (Ga 17,15),

* Thầy xin Cha cho các môn đệ được ở cùng Thầy (Ga 17,24).


4.4 Chúng ta rút ra được bài học gì từ việc Thầy Giê-su đưa các môn đệ của mình vào huyền nhiệm của Chúa Cha?

[Xem phần ứng dụng]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

 Từ Đề Tài X chúng ta có thể rút ra ba bài học sau đây cho bản thân và cộng đoàn :

5.1 Bài học thứ nhất là Thầy Giê-su đã cho thấy Thầy yêu thương các môn đệ như thế nào. Vì yêu các môn đệ dường ấy nên Thầy nói cho các môn đệ biết về Cha và dẫn đưa họ vào Huyền Nhiệm của Cha.
5.2 Bài học thứ hai là Thầy Giê-su đã mạc khải Cha khá đầy đủ cho các môn đệ, vì đó là sứ mạng cao cả của Thầy và nếu không có mạc khải của Thầy thì các môn đệ không biết gì về Cha.
5.3 Bài học thứ ba là Thầy Giê-su đã cho thấy giữa Thầy và Chúa Cha có mối tương quan Cha-Con mật thiết như thế nào. Và Thầy muốn giữa Thầy và các môn đệ cũng có mối tương quan tương tự (tương quan bạn hữu).

VI. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

6.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học Đề Tài X là “Thầy Giê-su đưa các môn đệ vào Huyền Nhiệm của Cha.” Chúng ta thật sự vinh dự được Thầy Giê-su dành cho hạnh phúc lớn lao ấy. Chúng ta hãy nói lời ca tụng, ngợi khen và cảm tạ đối với Thầy chí thánh của chúng ta. Chúng ta hãy nói với Cha lời yêu thương tôn kính của những kẻ làm con.


6.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Con Yêu Dấu của Cha đã đưa chúng con vào huyền nhiệm của Cha. Chúng con hạnh phúc vô cùng. Chúng con cảm tạ Cha, ngợi khen Cha và chúc tụng tấm lòng của Cha, trong Danh Đức Giê-su Ki-tô Con Cha Chúa chúng con. Amen.



6.3 Cùng hát 
TRONG TIM CHÚA
1. Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những ước mơ con có trong đời, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình Người.
ĐK: Trái tim hồng Thiên Chúa trái tim Người CHA. Mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca. Có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa.
2. Trong trái tim Chúa như nôi hồng, con xin được như bé ngủ mơ, một giấc mơ, nghìn giấc mơ, những giấc mơ ấm êm tuổi thơ. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những giấc mơ con có trong đời, là sống vui, là hát vui, là trẻ thơ trong mái nhà Người.
3. Trong trái tim Chúa bao ân cần, con xin được say nếm hồng ân, là trái ngon, là trái ngon, những trái ngon dưỡng nuôi đời con. Là bánh thơm, là sữa thơm giúp con mau chân bước lên trời, là đóa hoa, là tiếng ca, gọi lòng con mau bước về nhà.
4. Trong trái tim Chúa bao dịu dàng, con xin được nghe Chúa bảo ban, dậy dỗ con, dậy dỗ con, dậy dỗ con biết sống sao thắm tươi tình son. Tìm bước theo đường mến yêu, biết dâng trao, biết thứ tha nhiều. Cùng Chúa đi, cùng Chúa đi, hòa niềm vui chung với mọi người.


PHẦN THỨ HAI

CÁC BÀI DOC THEM

BÀI ĐỌC THÊM (01)
NGUYÊN NGHĨA CỦA CHỮ ''MẠC KHẢI''

Đaminh Phan văn Phước



Vài hàng ''phi lộ'':

Bài viết nhắm làm sáng tỏ nguyên nghĩa (sens étymologique) của chữ ''MẠC KHẢI'' được dịch từ chữ Hy-lạp ''ἀποκάλυψις'', được đọc là: ''apocalypsis''. Nhiều tiếng như La-tinh, Anh, Pháp, Đức, Tây-ban-nha, Ý... cũng có các chữ tương tự: ''apocalypsis, apocalyse, Apokalyse, apocalipsis, apocalisse ...''. Do ý nghĩa này, chữ ''revelatio, revelation, révélation, Revelation, revelacióna, rivelazione'' là những danh từ của động từ gốc La-tinh ''revelare'' có nghĩa đen (nghĩa thật: sens propre) là ''lấy, cất cái màn che đi''! Cho nên, bài viết ủng hộ ''dụng ý tốt'' (bonne intention) của rất nhiều Học Giả Thần Học bởi vì chữ ''MẠC KHẢI: RÉVÉLATION'' lấy từ Nguồn là Kinh Thánh !

+++

Trước đây, tôi đã từng dùng chữ ''mc khải''. Nhưng, sau khi tham khảo nhiều tài liệu và một số từ ngữ Anh, Pháp, Đức, La-Hy, Việt … về chữ ''mc'' và nghiên cứu về chữ ''màn'' (mc) trong Cựu Ước, nhất là trong Tân Ước, tôi liền sử dụng từ ''mc khải''.



A. Chữ ''MẶC'' ''MẠC'' trong Từ Điển

1. MẶC

a) Từ Điển Hán-Việt Đào Duy Anh và vài Từ Điển khác - Chữ ''mặc'' có nghĩa như sau: mực, sắc đen, không hơi tiếng, lặng lẽ. Ví dụ: mặc ngư là con mực; mặc lại là quan lại tham ô (làm việc đen tối, xấu xa); mặc tả là nhớ mà viết trầm ra; mặc niệm là cầu nguyện, tưởng nhớ trong im lặng. Mặc khải là lặng lẽ mở ra.

b) Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu (Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, năm 2005) - Chữ ''mặc'' có nghĩa: sắc đen, mực, yên lặng, không nói, không cười.

c) Việt-Pháp Từ Điển của Đào Đăng Vỹ - Chữ ''mặc'' có nghĩa: encre noire, écrit, littérature, noir, obscur; silence, silencieux, tacite, tacitement. Nhà thơ yêu trăng chọn bút hiệu ''Hàn Mạc Tử'', liền được ông (nào tôi quên quý danh) đề nghị đổi thành ''Hàn Mặc Tử'', tức là ''người bút mực'' thay vì ''người (sau) màn lạnh''. Chữ ''tao nhân mặc khách '' là ''nhà thơ'' chứ không phải là ''người làm thơ huyền nhiệm''.

d) Phật Giáo Từ Điển - Chữ ''mặc'' là ''trầm mặc'': silent, profound, secret, dark. (Xin lưu ý: Từ điển này chỉ cho nghĩa là tính từ, chứ không phải danh từ.)

Trong cả bốn (4) cuốn vừa nêu, không ghi nghĩa ''Huyền nhiệm'' !

e) Cao Đài Từ Điển - Chữ ''mặc'' lặng lẽ, nín lặng, không nói. Ngoài ra, tác giả còn ghi: ''Khải: mở ra. Mặc: yên lặng, thanh tịnh.'' Tác giả cho định nghĩa: Mặc khải là mở ra cho biết một điều thiêng liêng mầu nhiệm trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được. T.d: Sự mặc khải của Thượng Đế.

Tác giả dùng bốn chữ ''trong sự tĩnh lặng'' là trạng ngữ cách thức (adverb phrase of manner) bổ nghĩa (modifying, modifier of) động từ ''khải''. Như vậy, trong ví dụ của tác giả, chữ ''mặc'' không phải là danh từ !!! Tác giả còn đưa ví dụ: ''sự mc khải của Thượng Đế'' vì ông ta là người ngoài Kitô Hữu nên quan niệm rằng Ngài là Thiên Chúa giấu ẩn, không thể nào đến gần được …



2. MẠC

a) Từ Điển Đào Duy Anh- Chữ ''mạc'' có nghĩa ''cái màn, yên lặng; xa''.

b) Từ Điển Thiều Chửu – Chữ ''mạc'' có nghĩa ''cái màn; cái bạt; lặng; xa tít; xa không thể tới được'' ....Vì thế, sự gì mới bắt đầu làm đều gọi là khai mạc, mở màn.

c)Việt-Pháp Từ Điển của Đào Đăng Vỹ – Chữ ''mạc'' là ''voile, rideau, tente, couverture''.

d) Phật Giáo Từ Điển – Chữ ''mạc'' là ''màng: a membrane.''

e) Cao Đài Từ Điển - Chữ ''mạc'' là cái màn che ở trên sân khấu; chữ ''khai'' là mở ra, mở đầu, mở mang, bắt đầu. T.d: khai đàn, khai đạo, khai hóa. Chữ ''khai mạc'' là mở màn trên sân khấu, ý nói cuộc hội nghị bắt đầu, hay bắt đầu một cuộc lễ, một cuộc triển lãm. Diễn Văn khai mạc: Bài Diễn Văn của Ban Tổ Chức đọc trước khi Hội Nghị bắt đầu làm việc.



B. Ngữ nguyênÝ kiến của người viết

Trước khi nêu lên ý kiến và các câu Kinh Thánh với những phạm trù (catégories) có nghĩa là ''màn, màng'', tôi xin giải thích nguyên ngữ (étymologie) của từ RÉVÉLATION (MẠC KHẢI) như sau:



a) Ngữ nguyên

Nhờ trực quan sinh động như ''sấm sét ngang dọc xé màn trời (voûte / voile céleste) khi Chúa tắt hơi, nhờ biết đến sự kiện bức màn trong Đền Thánh bị xé ra ở giữa và đến cái màng con mắt của Saulô ...'', các Tông Đồ và Giáo Phụ mới dùng những từ Hy-lạp ''apocalypsis''. Tiếp đầu ngữ Hy-lạp ''apo'' có nghĩa ''cách, tách biệt, khỏi: off, from, away''; còn ''calypsis'' là do ''kalyptein'' có nghĩa là ''che, phủ: cover'' ! Như vậy, ''không che phủ nữa'' tức là ''tỏ ra cho biết, cho thấy'' ! Từ ý nghĩa này, các Thánh Tông Đồ và các Giáo Phụ mới dùng chữ La-tinh REVELATIO là danh từ của động từ REVELARE. Ngoài một vài nghĩa thông dụng, tiếp đầu ngữ RE còn đồng nghĩa với DÉ có nghĩa phủ định, bỏ đi (négation, suppression) hay bớt đi (réduction, diminution). Còn ''ngữ căn'' (radical) hay ''từ gốc'' VELARE (che) là do danh từ Latinh VELUM là cái MÀN, tức là VOILE (*) trong tiếng Pháp, là VEIL trong tiếng Anh. Thậm chí người Anh còn dùng VELUM, (số nhiều: vela) với nghĩa là cái MÀNG bọc mỏng (a thin membranous covering) của cá biển hay nấm (muschrooms). Như vậy, động từ ''REVELARE, RÉVÉLER, REVEAL'' có nghĩa là ''tháo màn hay màng che phủ đi'', tức là MẠC KHẢI: DISCLOSE !

b) Ý kiến

Khi dựng nên Thiên Thần, Thiên Chúa đã mạc khải (tỏ bày) Quyền Năng và Tình Yêu của Ngài. Và, khi dựng nên Vũ Trụ, cũng thế, Ngài đã tự mạc khải như Kinh Chúc Tụng trong Thánh Lễ: ''Trời và đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời.''

Thiết tưởng cần làm sáng tỏ thêm rằng chữ ''mạc'' trong ''mạc khải'' không có ''phạm thượng'', mà rất ''tượng hình'' đối với con người là thọ tạo hữu hạn. Cho nên, trong Cựu Ước (Xuất Hành), Thiên Chúa đã dạy con người làm cho Ngài Nhà Tạm bằng vải, tấm thảm bằng lông dê, sợi gai mịn và bạt che bằng da cừu nhuộm đỏ và da cá heo, làm một bức màn che cửa lều bằng vải đỏ tía, vải điều, làm năm cột gỗ keo thiếp vàng để treo bức màn đó … (XH 36-38)

c) Các câu khác trong Kinh Thánh có chữ MÀN



Cựu Ước:

1. Chúa truyền lệnh: ''Con hãy đặt hương án đó trước Màn che Hòm Bia Chứng Tri … là nơi Ta sẽ gặp gỡ con.'' (Xuất Hành 30, 6. Thì tương lai ''mettras / shall put'' có giá trị là mệnh lệnh.) Do đó, sau này, Thánh Phaolô mới nhắc đến Bức Màn ấy: ''Đằng sau bức màn thứ hai, có một cái lều gọi là Nơi Cực Thánh. (Do Thái hay Hipri 9,3)

2. Chữ ''mạc mạc'' có nghĩa là mây đen, là màn che như trong Cựu Ước: ''Chúa dùng bóng tối làm màn bao phủ, lấy mây đen nghịt làm trướng che Ngài. (TV 105, 39) Kinh Thánh cũng gọi tầng trời là màn như sau: ''Ngài căng trời như màn trướng ...'' (TV 104, 2)

3. Ngày xưa, Chúa tự mạc khải chỉ bằng Lời nói cho những ai được biệt chọn, chứ không cho họ ngắm Thánh Nhan của Ngài như sau: ''Vinh quang Chúa Giavê ngự trên núi Xi-nai và mây bao phủ núi sáu ngày. Đến ngày thứ bảy, từ giữa đám mây, Ngài gọi ông Mô-sê. (XH 24, 16) Như vậy, có thể nói rằng Thiên Chúa chỉ ''mở hé màn'' cho người trong Cựu Ước nghe tiếng Ngài mà thôi.



Tân Ước:

1. Trong Tân Ước, Thiên Chúa ''mở màn trướng là trời'' để Lời Hằng Hữu trong Cha nhập thể và nhập thế như Dân Do Thái đã ngóng trông. Thiên Chúa là LỜI (Logos, Verbe, Parole, Word, Wort) thì Ngài không ''thinh lặng'' như suy nghĩ của Anh-Em Cao Đài hay người ngoài Kitô Giáo. Ngài tự mạc khải là ''kéo màn ngăn cách'' để ''Thiên-nhân tương dữ: Trời và người giao hảo, xe chữ ĐỒNG'' để họ chẳng những nghe tiếng Ngài, mà còn nhìn ngắm Ngài như Thánh Gioan đã tuyên xưng: ''Và Lời đã trở thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng tôi và chúng tôi đã ngắm vinh quang của Ngài, vinh quang của Con Một từ Cha ...'' (Gioan 1,14)

2. Màn trời phải được ''xé ra'' (se déchirer) để Chúa Thánh Linh và Chúa Cha tự mạc khải như sau: ''Vừa lên khỏi nước, Ngài thấy các tầng trời xé ra và Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài; và một tiếng phát ra từ trời: ''Con là Con chí ái của Ta mà Ta đã sủng mộ. (Marcô 1, 10-11)

3. Trên núi Tabôrê, sau khi đã tỏ (mạc khải: révélé) cho ba Tông Đồ: Phêrô, Gioan, Giacôbê thấy Ngài đàm đạo với Môsê và Êlia, Chúa Giêsu lại dùng mây làm màn che như sau: ''Ông đang nói thế thì xảy đến một đám mây, và nó rợp bóng trên họ. Họ kinh hãi lúc các Ngài đi vào đám mây. Và một tiếng phát ra tự đám mây: ''Ngài là Con Ta, mà Ta đã chọn, các ngươi hãy nghe Ngài." (Luca, 9,34, 35)

4. Màn Đền Thánh (Le Voile du Temple) bị xé ra ở giữa là dấu chỉ rằng Chúa Cha yêu mến Con Một của Ngài phải tắt hơi trên Thập Giá. Nhưng đó cũng là mạc khải (xé màn ra) cho biết rằng GIỜ TRỌNG ĐẠI của Chương Trình Cứu Rỗi đã điểm bởi lẽ CÁI CHẾT của CON MỘT mang lại SỰ SỐNG đời đời cho người tin vào Chúa Cứu Thế. Theo phong tục xưa của Do Thái, mỗi lần con trai mình qua đời, người cha xé áo xống từ trên xuống dưới (depuis le haut jusqu'en bas) để chịu tang.

5. Tông Đồ ra Mộ Chúa, chỉ thấy dải vải và tấm khâm phủ đầu Ngài được cuộn riêng một chỗ. Bấy giờ, các ngài mới tin Chúa đã sống lại. Như vậy, những tấm vải che ấy đã được Chúa tháo ra (mạc khải) để các ngài tin vững vàng. (Gioan 20, 1-10)

6. Theo Phật Giáo Từ Điển, ''MẠC'' còn có nghĩa là MÀNG. Vậy thì qua phép lạ chữa người mù được thấy, Chúa Giêsu đã mở màng mắt thể lý và Đức Tin cho nhiều người. Chẳng hạn, hai môn đồ đi chung với Chúa trên đường Emmau mà vẫn không nhận ra Ngài. Nhưng, khi Chúa trao cho họ bánh nơi bàn ăn, ''mắt họ liền mở ra và họ nhận biết Ngài.'' (Luca 24, 31) Còn người bắt Đạo khét tiếng cũng được Chúa mở màng mắt như sau: ''Và lập tức, bong khỏi mắt Saulô như những cái vảy, và ông lại thấy được.'' (TĐCV 9,18) Nhờ ''mạc khải'' ấy mà Saulô trở thành Tông Đồ Phaolô cho Lương Dân ! (Xin đọc thêm cả Đoạn 9 Tin Mừng theo Thánh Gioan về người mù bẩm sinh được Chúa mở màng mắt và T.M theo Th. Marcô 8, 31-37 kể việc Chúa chữa người điếc và ngọng. ''Ephata! - Con hãy mở ra! Vậy là Chúa dạy chúng ta mở ''mắt, tai, tay, miệng, lưỡi, lòng, trí'', tức là lấy đi cái màn, màng ngăn cách con người với Thiên Chúa.)

7. Trước khi trở thành người đầu tiên Tử Đạo, Thánh Stêphanô được Chúa mạc khải nên ông ta nói: "Này, tôi thấy các tầng trời mở ra và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa." (TĐCV 7, 56)



Chính vì ý nghĩa của chữ MẠC là MÀNG, mà người Anh viết, nói như sau: ''It was a revelation to me !'' Còn người Pháp, Đức, Việt thì cụ thể hơn: ''Cela m'a ouvert les yeux ! - Das hat mir die Augen geoffnet ! Điều ấy đã làm tôi sáng mắt ra !''

C. LỜI KẾT

Tóm lại, MẠC KHẢI là từ phải được Kitô Hữu Việt Nam trân trọng vì ý nghĩa của NÓ, vì có SÁCH, có CHỨNG là LỜI CHÚA trong KINH THÁNH. Ước gì được như vậy.

Đức Quốc, 29.6.2011

Ghi chú:

* Theo luật biến âm (évolution phonétique), phụ âm cuối /u/ yếu đi để trở thành /e/ câm. - La voyelle finale s'affaiblit sous forme de /e/. Người Pháp thời xưa bỏ luôn âm /m/ trong VELUM để có VOILE. Ví dụ khác: Họ lấy chữ GAUDIUM, bỏ âm /m/, biến /u/ thành /e/, biến luôn /g/ thành /j/, /au/ là ''diphtongue: nhị trùng âm'' thành /o/ và cũng bỏ hẳn /d/ là phụ âm ''transitoire, intermédiaire'' (tạm thời, trung gian), giữ lại /i/. Từ đó, tiếng Pháp có chữ JOIE mà E là câm / không đọc. Người Anh lấy JOIE, biến thành JOY là vậy.

BÀI ĐỌC THÊM (02)


tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương