Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thầy giê-su trong tin mừng gio-an giêrônimô Nguyễn Văn Nội


BÀI ĐỌC THÊM (14) Hãy bưỚc xuỐng! ĐỪng ĐỂ bỊ hẠ xuỐng!



tải về 2.31 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.31 Mb.
#38777
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

BÀI ĐỌC THÊM (14)

Hãy bưỚc xuỐng! ĐỪng ĐỂ bỊ hẠ xuỐng!


Đăng Bởi cheoreo Lúc 27/10/11 11:00 Chiều


VRNs (27.10.2011) – Suy niệm Lời Chúa CN 31 TN A

Ngay trong thời Cựu Ước, chức Tư Tế được ban cho một số người không phải vì tài năng hay công phúc của họ nhưng là ân huệ đặc biệt do lòng thương cách lạ lùng của Thiên Chúa, để họ phụng sự Thiên Chúa, để họ mời gọi mọi người phụng sự Thiên Chúa, làm vinh danh Thiên Chúa. Vì thế, khi một Tư Tế lạm dụng ân huệ này để thiên hạ phục vụ mình, làm vinh danh cho mình, thì đó là dấu chỉ của một sự phản nghịch. Đáng tiếc thay, thời ấy, đã có nhiều Tư Tế phản nghịch, đi sai đường lối của Thiên Chúa, nên đã bị Ngôn Sứ Malakhi cảnh cáo và chúc dữ. “Các ngươi đã đi sai đường lối, làm cho nhiều người vấp phạm lề luật” (x. Ml 1, 14b – 2, 2b. 8 – 10).

Chúa Giêsu, Tư Tế mới của Tân Ước, đã không đồng tình với cách sống của những Tư Tế Do Thái đương thời, vì:

- Họ “ngồi trên tòa Môsê” để giảng dạy, nhưng họ đã dạy điều họ không sống, không giữ. Họ nói mà không làm.

- Họ làm “hộp kinh” lớn hơn, “tua áo” dài hơn, không còn là để nhắc nhở họ chu toàn lề luật nhưng lại là vật trang trí khoe khoang rằng ta là người thông luật.

- Họ phải được trọng vọng, được chỗ ăn trên ngồi trước cho xứng với danh xưng là “thầy”, là “cha” hay là “người chỉ đạo”.

- Họ phải được mọi người kính nể và hầu hạ phục vụ chu đáo.

Thế thì, họ cũng không khác gì những Tư Tế thời Cựu Ước: làm Tư Tế để vinh danh mình, không phải làm Tư Tế để vinh danh Chúa.

Vì thế, Chúa dạy: “Trong các ngươi, ai quyền thế hơn phải là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” ( x. Mt 23, 1 – 12).

Lời Chúa Giêsu đã thấm nhuần trong Giáo Hội Công Giáo, và hai ngàn năm qua, chúng ta vui mừng có được vô số những Tư Tế thừa tác đã chia sẻ Thánh Chức Tư Tế của Chúa Giêsu, đã làm vinh danh Thiên Chúa nhờ đức khiêm tốn đáng kính của người được kêu gọi để “phục vụ chứ không phải để được phục vụ”.

Các ngài đã noi gương Chúa Giêsu Tư Tế của Thiên Chúa Khiêm Nhường và Giàu Lòng Thương Xót, Đấng đã “cúi xuống”, “nhìn xuống”, “bước xuống”, và cuối cùng là “xuống ở cùng nhân loại” và “xuống phục vụ nhân loại” trong mọi hoàn cảnh bi đát nhất của cuộc đời.

Cụ thể và gần gũi với Giáo Dân Việt Nam, là hình ảnh những Tư Tế biết hạ mình xuống và xuống với mọi người, để cuộc sống yêu thương phục vụ của họ nên bài giảng sống động.

Đã có những bài giảng sống động của các Chủ Chiên hiện nay, là những người đã từng “xuống” giảng trên đồng mía, nơi lò che, nơi chảo đường ở Tuy Hòa, nơi ruộng muối ở Qui Nhơn, đã từng xuống giảng trên nông trường Phạm Văn Hai nào đó ở ngoại thành Sàigòn, hoặc xuống trên ruộng lúa, trên rẫy ngô, trên chiếc xe bò ở Song Mỹ, Ninh Thuận, hoặc đã từng “xuống” giảng trên thuyền vượt khơi xa ngàn dặm…

Đã có Chủ Chiên xuống thăm giáo dân với chiếc xe đạp cũ kỹ cọc cạch vượt núi đồi Lạng Sơn, leo dốc bám vai xe Minks, xuống dốc thả xe chạy bon bon không cần đạp thắng.

Cụ thể hơn, gần đây hơn, bài giảng sống động bên bờ sông thượng nguồn giữa đại ngàn Tây Nguyên thật tuyệt. Bởi, một Giáo Dân ngủ ở bờ sông, chờ sáng, tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là chuyện bình thường, nhưng một Giám Mục cũng dám ngủ ở bờ sông, chờ sáng, cử hành Thánh Lễ cho Giáo Dân, lại là một chuyện… “dám xuống”. Một Giáo Dân nhặt rác quanh Đài Đức Mẹ là chuyện bình thường, nhưng một Giám Mục tận tụy nhặt rác hẳn phải là chuyện “bỏ cái tòa Môsê mà đi xuống”. Những chuyện “xuống” ấy, phần nào cho thấy một tấm lòng của một Chủ Chiên đã noi gương của Người Mẫu Tư Tế là Đức Giêsu Kitô: cúi xuống và hôn lên những mảnh đời bất hạnh, cúi xuống và làm gương phục vụ cho mọi người.

Anh em Chủng Viện Lâm Bích Nha Trang hẳn còn nhớ “Ông Nội”, Đức Hồng Y Phanxicô Tôi Tớ Chúa, hồi còn làm Giám Mục Nha Trang, ngài xứng đáng có mâm bàn riêng, thức ăn riêng… Sao vẫn luôn xuống đồng bàn với các Chủng Sinh, không có chỗ ngồi riêng cho Giám Mục, ngài muốn ngồi đâu tùy ý, ăn uống như Chủng Sinh, ăn xong, ngài cùng mỗi người một tay giúp dọn chén bát đĩa xuống bếp…. Rồi cũng chính ngài, đã có những bài giảng sống động, vì không “ngồi trên tòa Môsê” nhưng đã xuống tận trại cải tạo ở Cây Vông, ở Giang Xá, người giảng không “nới rộng hộp kinh hay kết dài tua áo” nhưng mặc tấm áo sờn mòn của tù nhân, tấm áo bươm rách vì muối mặn mồ hôi lao động… giảng Tin Mừng cho cả người không muốn nghe!

Quả thực, chúng ta được vui mừng vì Giáo Hội được gọi là Hội Thánh, nhờ những con người nên Thánh từ bài học “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” của Chúa Giêsu, nơi các Giám Mục, Linh Mục. Bởi, chuyện phục vụ sơ qua thì thấy dễ làm, nhưng thực ra là không dễ, nếu con người phục vụ không muốn bỏ cái Tôi cao trọng của mình mà chấp nhận nhìn xuống, cúi xuống, bước xuống và cuối cùng là “xuống” phục vụ mọi người.

Ngày nay, Giáo Dân Việt Nam, nhất là ở các vùng đồi núi hay sông nước xa xôi, vùng quê nghèo nàn rất thương quí các cha vì các cha dời nhà xứ xuống tận nhà dân, dời phòng tiếp khách xuống tận ruộng đồng để gặp gỡ bà con, gần gũi, và thương mến. Chẳng hạn, Giáo Dân ở tận buôn làng, nơi các Giáo Sở thuộc Bảo lộc, Di Linh, Phú Sơn, như KTM 1, KTM 2, B’lac… sung sướng biết bao khi các Linh Mục xuống tận Giáo Điểm của mình bằng con đường vừa xa xôi, vừa ngoằn ngoèo đồi dốc sình lầy đất đá đỏ. Hoặc, Giáo Dân ở các khu ổ chuột trong thành phố, họ sung sướng hạnh phúc đến rơi lệ mỗi khi được cha xứ đến thăm “khách sạn ngàn sao” của mình và bằng lòng ngồi bệt xuống sàn nhà dùng với gia đình một bữa cơm bất ngờ chỉ có cà dưa muối.

Giáo Dân Việt Nam quí mến các Linh Mục, không vì chức hay vì quyền, nhưng vì các Linh Mục nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự, họ là hiện thân của Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu và lòng thương xót. Cách nào đó, các Linh Mục, Tư Tế thừa tác của Thiên Chúa, họ đang thực sự nói Lời Chúa bằng cả đời sống khiêm tốn và thánh thiện của họ. Chắc chắn họ đã xác tín và minh chứng được điều Thánh Phaolô dạy hôm nay: “Vì anh em nhận lãnh Lời Thiên Chúa do chúng tôi rao giảng, anh em đã nhận lãnh Lời ấy không phải như lời của người phàm, mà như Lời Thiên Chúa, và thực sự là thế, Lời đó hoạt động trong anh em là những kẻ đã tin” (1 Tx 2, 13).

Lời Chúa hôm nay còn nói cho tất cả các tín hữu, những người nhận lãnh chức Tư Tế cộng đồng qua Bí Tích Thánh Tẩy, hãy tế lễ cuộc đời mình bằng cuộc sống hy sinh phục vụ cho gia đình, cho tha nhân, cho Hội Thánh, cho danh Chúa cả sáng: Phục vụ với lòng khiêm nhượng, với tình yêu thương không phải của mình mà của Chúa Giêsu đang ngự thật trong lòng và biến đổi trái tim mình thành trái tim Chúa. Hãy tạ ơn Chúa, vì còn có rất nhiều những gia đình tín hữu đang sống với tình yêu hy sinh và phục vụ nhau chân tình giữa một xã hội đầy muôn chước cám dỗ vô cảm, sống chết mặc ai, hay cám dỗ kiêu căng, vũ phu, lộng quyền, được thì ở, không được thì chia tay.

Trong khi vui mừng và tạ ơn Chúa vì chúng ta đang có những Tư Tế thừa tác và Tư Tế cộng đồng sống tinh thần khiêm cung tự hạ tự hủy cho Danh Chúa được cả sáng, thiết tưởng, chúng ta không quên cầu nguyện cho một số Tư Tế biết từ bỏ nhịp sống phong lưu trưởng giả, kiêu căng, vị kỷ, không phục vụ ai nhưng lại đòi ai nấy phải hầu hạ phục vụ mình, dành lấy của Thiên Chúa mọi lời chúc tụng vinh quang, và nhất là đang biến thái dần, thành những con người quỵ lụy người đời và phục vụ cho những tham vọng của trần thế, của Satan, của tà lực chống lại Thiên Chúa.

Mỗi Giáo Dân tưởng cũng nên nhắc nhở nhau khiêm tốn trong khi chu toàn ơn gọi Tông Đồ Giáo Dân. Hãy bước xuống ! Đừng để bị hạ xuống !



Lạy Chúa, xin giữ linh hồn con trong bình an của Chúa. Xin cho lòng con không tự đắc, và mắt con chẳng liếc nhìn cao, con cũng không lo nghĩ những việc lớn lao hay là những điều quá tầm trí mọn” (Tv 130).

Xin cho con biết chu toàn đặc ân Tư Tế bằng việc tế lễ cuộc đời mình mỗi ngày trong tinh thần khiêm tốn, cho vinh danh Chúa và vì phần rỗi của con và của mọi người. Amen.

PM Cao Huy Hoàng 27.10.2011



BÀI ĐỌC THÊM (15)

TRUYỆN CÂY NHO

Thứ Ba, Ngày 24 tháng 8-2010

Có cây nho xinh, lá mịn màng.  Người làm vườn chờ nắng lên, tiễn ngày đi, bên vườn nho ấp ủ một mùa sai trái.  Ngồi bên luống nho như ngồi bên dòng đời.  Người làm vườn nhìn màu lá dập dờn trong nắng như màu hạnh phúc đổ xuống tâm hồn. Bình an và chờ đợi.  Thời gian và nôn nao.

Chúa bảo mỗi người là một cành nho trong vườn nho thiêng liêng Nước Trời.  Trên màu nắng vỗ, lá non bóc vỏ mình xanh tươi theo ngày tháng.  Lời gọi của Chúa cũng vậy, muốn kẻ theo mình bước dần về Jêsusalem cùng lãnh ơn cứu rỗi, cùng lên phục sinh.  Trong vườn nho thiêng liêng, có nhánh nho kể chuyện đời mình:



Cành nho kể chuyện

Ngày xưa, tôi là một cành nho xinh.  Tôi xin kể chuyện những gian nan đời tôi. Trong những ngày tháng ấy, người làm vườn nói với tôi nhiều lắm.  Chúng tôi tâm sự với nhau bên những chiều úa nắng, những bình minh.  Có hy vọng, có đau đớn, có mệt mỏi, có lừa dối.  Tôi xin kể lại những tâm sự ấy như một đoạn đời thiêng liêng.

Không biết tôi vào đời lúc thời gian đang là xuân, hạ, hay thu.  Từ một mầm non nhỏ, tôi chào nắng. Nắng ấm làm tôi nôn nao, rồi sức sống như bùng vỡ trong tôi, bao nhiêu mầm non khác trong da thịt tôi vỡ vỏ chào nắng theo.  Tôi thành một cành nho xinh đẹp, rũ lá xuống vườn nho.  Người làm vườn rất vui, nhìn tôi mơ một mùa nho sai trái.

Rồi một ngày bất ngờ, có cơn gió vô tình từ đâu bay tới, làn gió như nghịch như đùa, nó làm chùm lá đập vào nhau, rách rơi xuống đất ẩm.  Tôi đâu biết trên đời lại có gió như thế.  Lần đầu tiên tôi gặp gió. Tôi thua cuộc trong cái thờ ơ không biết chuẩn bị đề phòng.  Người làm vườn thương tôi, đến bên tôi, và người làm vườn ấy dâng một lời kinh:

“Lạy Chúa, đời sống thiêng liêng của mỗi tâm hồn, mỗi gia đình, mỗi tu viện cũng giống như cành nho.  Người ta nói về những chùm nho đẹp, nhìn những cành lá xanh mà ươm mơ.  Nhưng gió đến, lá xanh có thể rách, chùm nho càng sai thì càng dễ rơi xuống.  Cành nho vững được trước gió là nhờ những sợi dây nho nhỏ cuốn vào hàng rào.  Chính những sợi râu nhỏ không ai để ý, chả ai nói tới, lại mang một trách nhiệm lớn như thế.  Gió có thể làm chính những cành lá đập vào nhau mà rách.  Giống như cuộc đời vậy, lúc gió bão cuộc đời xẩy ra thì chính anh em trong nhà, người trong cùng tu viện, kẻ trong một Giáo Hội, vợ chồng với nhau có thể xâu xé nhau.  Những sợi râu nhỏ kia là hình ảnh của những giây phút cầu nguyện và xét mình.  Nó nhỏ và âm thầm, nhưng thiếu nó, đời sống thiêng liêng sẽ sụp đổ.  Chùm nho có đẹp, lá có xinh, nhưng không có những sợi râu bám chặt vào thân rào, gió sẽ làm nó tan tác.  Bao nhiêu công trình tông đồ đẹp như mùa nho sai trái, nhưng thiếu cầu nguyện và xét mình, nên chúng trở thành ghen tị, hiềm khích chống đối lẫn nhau.  Những sợi râu nhỏ ấy có thể là những tối hồi tâm chung giữa vợ chồng, gia đình đọc kinh chung.  Nó có thể là xét kỹ xem đâu là căn tính hướng đi của Tin Mừng mà một người có trách nhiệm trong Giáo Hội phải đặt tiêu chuẩn.”

***


Sau lời nguyện của người làm vườn, sau trận phong ba ấy, tôi dè dặt hơn vì biết gió đến bất chợt.  Tôi khôn ngoan hơn trong những cái nhìn.  Tôi không tự hào lắm về những cành lá xanh nữa. Tôi biết, không có những sợi râu nhỏ kia, gió sẽ tàn phá chúng tôi. Từ đó, tôi có cái nhìn thiết tha hơn với những gì mà tôi coi là nhỏ bé tầm thường trên giàn nho gia đình chúng tôi. Chắc là trong cuộc sống của loài người cũng thế phải không, biết đâu những đóng góp kín đáo bằng cầu nguyện, hy sinh của những người mà xã hội coi thường đã giữ cho cộng đoàn sức sống?  Biết đâu những người tôi cho là quê mùa, những gì tôi coi thường là nhỏ bé, trước mặt Chúa lại là những viên đá nền tảng cho Giáo Hội?

Nhờ nắng ấm, nhờ sương hiền của trời, cành nho tôi hôm nay bắt đầu có trái.  Ôi! tôi còn nhớ sáng ấy, người làm vườn vui làm sao.  Ông ta cứ loanh quanh bên gốc nho, xoa từng màu xanh, săn sóc từng đốm hồng trên chùm lá.  Ông nhìn vườn nho, mà tôi biết trong tim ông vui lắm.  Ông đang nghĩ tới một năm được mùa.  Nhưng bạn ạ, cuộc đời có những gian nan không ngờ.

Trên cành nho, có một tàn lá rất xinh.  Màu vàng của nắng, màu xanh của mình, chùm lá đẹp làm sao! Người ta nhìn vườn nho, cứ dựa vào màu lá mà khen vườn nho.  Úa vàng là vườn nho bệnh hoạn, xanh tươi là vườn nho hy vọng.  Trong chùm lá ấy, “ẩn mình một cánh lá chờ chết.”  Cánh lá giấu mặt đằng sau một tổ sâu!  Nó chỉ khoe màu xanh mặt trước mà che kín một màu tang tóc phía sau.  Từ cánh lá “ẩn mình chờ chết ấy”, vết chân sâu bò dần sang những cánh lá khác, đi tới đâu là rải xuống mầm hoang vu.  Sâu không bao giờ chịu xây tổ dưới một cọng lá, sớm muộn rồi nó cũng lan qua, tàn phá những tàn lá chung quanh.  Vết chân sâu tiêm vào chùm nho đang giữa mùa chín tới.  Người làm vườn đâu có ngờ trái nho chua rồi, nó chỉ còn màu xanh vẻ đẹp bên ngoài thôi.  Rồi thời gian cũng đến.  Xót xa trong tim người làm vườn.  Rồi tôi cũng nghe như nỗi buồn từ từ rơi xuống hồn tôi.  Thấm thía.  Xa vời.  Lời rất sâu trong trái tim người làm vườn ấy, vào một ngày ủ dột, dạy tôi lời kinh nguyện:

Lạy Chúa, tội lỗi là những sa ngã kín đáo, ai cũng sợ người khác biết.  Che dấu là cảm dỗ ngọt ngào xúi đẩy nhiều tâm hồn trở thành lừa dối.  Cuộc sống chung là một liên hệ hòa hợp, tình trạng thánh thiện hay tội lỗi của người này có ảnh hưởng tới đời sống thiêng liêng của linh hồn kia.  Khi một gia đình, một tu viện mà có những người thánh thiện, giữ tâm hồn sạch tội thì hạnh phúc sẽ chan hòa sang nhau.  Như những nhánh sông chảy bên rễ vào nhau, dòng nước sẽ trong nếu có nhiều nhánh sông trong, dòng nước sẽ đục nếu những nhánh sông đó đục.  Tội lỗi của một cá nhân trong gia đình, trong tu viện ấy có thể giấu kín, nhưng sức sống thiêng liêng trong gia đình ấy sẽ bị mất, niềm vui trong tu viện ấy thành nhạt.  Xin Chúa cho con can đảm để Chúa bắt những con sâu tội lỗi ấy qua bí tích giải tội.  Vì như những con sâu đó, tội trong con sẽ phát sinh ra những xét đoán thiếu công bình.  Khi mất bình an, con sẽ dễ cay nghiệt, dễ nóng giận.  Ðiều đó làm cho những chùm nho thiêng liêng thành chua chát, mất vẻ đẹp của linh hồn con, gia đình con, tu viện con.



Tâm sự người làm vườn

Tôi là người làm vườn.  Tôi quý vườn nho của tôi.  Từ ngày trồng đến mùa nho chín là một hành trình dài.  Dài ngày tháng bằng khoảng đo mặt trời lên xuống.  Dài ngày tháng bằng nỗi mong đến mùa hái. Dài ngày tháng bằng nỗi sợ có thể bị mất mùa.  Thời gian trong tâm hồn làm tôi ngột ngạt.  Nếu biết chắc chắn mùa tới, nho sẽ chín, trái sẽ ngọt thì cái dài của ngày tháng chỉ là chờ đợi niềm vui.  Nhưng phân vân không biết rồi mùa sẽ thế nào, sẽ ra sao là một khắc khoải lớn lắm.  Cứ nhìn tay người làm vườn mà định giá nỗi thao thức trong tim người làm vườn ấy.  Không người làm vườn nào mà có bàn tay trắng trẻo.  Tôi không ngại mưa nắng sớm hôm.  Tôi không sợ xước tay vì gai, vì đá sỏi.  Tôi chỉ mong được mùa.

***

Lạy Chúa, bàn tay của Chúa trên thánh giá trong mỗi nhà thờ nhắc nhở con điều gì?  Khi con muốn xuống vườn nho, đi làm với Chúa, con cũng phải hỏi mình về đôi bàn tay.  Nếu con sợ bàn tay rám nắng, nếu con không muốn nhặt cỏ, cuốc đất, thì con không phải là người làm vườn, con chỉ xem người khác làm vườn thôi.



Cuốc đất, nhặt cỏ ấy là từ bỏ sự ươn lười, là chiến thắng sự thiếu nhiệt thành, là phấn đấu không dấn thân nửa chừng, là tha thiết với công việc giáo xứ, là xây dựng cộng đoàn huynh đệ.  Muốn giữ cho bàn tay không mệt mỏi có thể là những cám dỗ chỉ muốn đưa ý kiến nhưng ngại hy sinh, muốn ra chỉ thị hơn là thi hành.

Ðôi tay Chúa đã mang đầy thương tích.

Con đã thấy những người lao động ở vùng kinh tế mới.  Trưa nắng quá sức mà họ cứ hì hục rẫy cỏ. Tay họ cháy nắng.  Mồ hôi họ nhễ nhãi.  Nhưng khi nói chuyện với họ, băn khoăn sau cùng của họ vẫn là: “Rồi, không biết năm nay có được mùa không.”  Nhìn nương khoai, tay quệt mồ hôi, nheo mắt trong trời chói nắng, họ không phàn nàn vì phải lao động vất vả, họ chỉ có một băn khoăn: “Rồi, không biết năm nay có được mùa không.”

Phải chăng đó cũng là băn khoăn của Chúa khi nhìn linh hồn con.  Chẳng còn điều gì có thể làm mà Chúa không làm cho con để cứu chuộc linh hồn con.  Sau cùng, khi bàn tay đã tả tơi trên thập tự thì cũng chỉ còn lại trong tim Chúa một ước mơ thôi, đó là linh hồn con thuộc về Chúa.

Nếu con yêu Giáo Hội thì nỗi băn khoăn ấy cũng phải là của con nữa.  Nếu con không thao thức với nhịp sống của Giáo Hội thì con sẽ không tha thiết trong việc tông đồ, điều ấy làm con mất đi năng lực cộng tác với ơn Chúa để thánh hóa chính mình.

Xin Chúa cho con phải nhắc nhở, thôi thúc tự hỏi chính con về tình trạng linh hồn mình và lòng nhiệt thành với Giáo Hội là một vườn nho chung. Trong vườn nho ấy, xin cho con quý bí tích giải tội, có lẽ nào một cành lá cứ giấu ẩn đàng sau những con sâu đo xấu xí.

Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.

 
BÀI ĐỌC THÊM (16)

CÂY NHO VÀ CÀNH NHO

[CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B]

+++

A. DẪN NHẬP

Trong bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn cây nho và cành nho để dạy các Tông đồ ý nghĩa sự hiệp nhất giữa Đức Giêsu và các Tông đồ, cũng như giữa các Tông đồ với nhau.

Theo dụ ngôn đó, cành nho phải luôn kết hợp với cây nho để lấy được sức sống và sinh hoa kết quả. Cành nào không tháp nhập vào cây sẽ bị cằn cỗi và khô héo dần, chỉ còn quăng vào lửa. Vì thế, để là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, điều cần thiết là  phải sống kết hợp với Ngài và sống chính cuộc sống của Ngài.

Cành nho có nhiệm vụ phải sinh hoa kết quả. Cành nào không sinh trái sẽ trở nên vô ích, làm hại sức sống của cây, phải được chặt bỏ đi. Cắt tỉa cành nho không có mục đích làm cho thân nho phải đau đớn nhưng là để cho cây giữ được sức sống mạnh mẽ và sinh được nhiều trái hơn. Do đó, sống kết hợp với Chúa không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ mọi đau khổ vì chính đau khổ làm cho con người được trưởng thành, gắn bó với Chúa hơn và sinh nhiều công phúc.

 B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1: Cv 9,26 -31.

Thánh Phaolô được ơn Chúa cho trở lại trên đường đi Damas khi ông đi lùng bắt các Kitô hữu về Giêrusalem hành hình. Sau khi được ơn trở lại cách lạ lùng, Phaolô đã đến Giêrusalem trình diện các Tông đồ và xin được ơn chính thức công nhận sứ mạng rao giảng Tin mừng của ông.

Nhưng bước đầu thật khó khăn vì mọi người vừa không tin vừa còn sợ ông. Người ta còn nhớ lại tại Giêrusalem những cuộc truy lùng bách hại ráo riết những Kitô hữu của ông.  Nhờ Barnaba đứng ra bảo lãnh nên Phaolô mới được đón nhận. Thế là Phaolô bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin mừng, trước hết từ Giêrusalem, rồi đến Tac-sê quê hương của ông.

 + Bài đọc 2: 1 Ga 3,18-24.

Trong đoạn thư này, thánh Gioan Tông đồ cho chúng ta biết làm thế nào để Kitô hữu biết được rằng mình sống kết hiệp với Chúa? Ngài nói rõ: là nếu họ tin nơi Chúa Kitô bằng một đức tin sống động, và đức tin này được biểu lộ ra bằng một tình yêu thương chân thành với những việc làm cụ thể trong đời sống.

Ngài nhấn mạnh: “Tình yêu phải sinh hoa trái”, nghĩa là yêu thương không phải chỉ bằng lời nói trên đầu môi chót lưỡi mà phải bằng việc làm như cảm thông trong phục vụ, bác ái và bằng việc tuân giữ các điều răn của Chúa Kitô.



+ Bài Tin mừng : Ga 15,1-8.

Đức Giêsu muốn dùng dụ ngôn cây nho để nói lên sự thông hiệp chặt chẽ giữa Ngài và các môn đệ. Cũng như cành nho phải tháp nhập vào cây nho thì mới có sự sống và sinh hoa trái, thì Kitô hữu cũng phải kết hợp, gắn bó với Chúa Kitô để có được sức sống thiêng liêng của Ngài và mới có thể mang lại hoa trái ân sủng, sự thánh thiện, sức sống thiêng liêng...

 Đức Giêsu còn cho biết thêm: để cành nho cho những hoa trái có chất lượng, cần phải được cắt tỉa, loại bỏ những mầm vô ích. Cũng vậy, Thiên Chúa Cha là người trồng nho thật, cũng cắt tỉa tâm hồn và con tim chúng ta bằng những việc xẩy ra  không đúng ý mình muốn,  làm cho mình đau khổ, để có thể sinh nhiều hoa trái hơn.

Đức Giêsu cũng còn hứa một điều tốt đẹp khi Ngài nói: «Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin thì sẽ được» (Ga 15,7).



C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Thầy là cây nho đích thực.

Trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu đã tự ví mình như Mục tử nhân lành, chăm sóc đoàn chiên và sẵn sàng thí mạng vì đàn chiên đã được giao phó. Trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài lại tuyên bố: «Thầy là cây nho đích thực» để nhắc nhở cho chúng ta phải kết hợp với Ngài để sinh hoa kết quả trong đời sống thiêng liêng.

 I. HÌNH ẢNH CÂY NHO TRONG THÁNH KINH.



1. Cây nho trong Cựu ước.

Trong Thánh kinh, nho là một hình ảnh, một biểu tượng quen thuộc. Có người nói đó là “Cây sự sống” trồng ở giữa vườn địa đàng (St 2,9).

Nhiều lần Cựu ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa: “Vườn nho của Đức Giavê ấy là nhà Israel” (x. Is 5,1-7).

Qua Giêrêmia, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho Israel rằng: “Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” nhưng vườn nho đã sinh ra quả đắng đót (Gr 2,21). Tiên tri  Ôsê nói: “Israel là cây nho tươi tốt” (Os 10,1).

Hằng năm dân chúng mừng lễ mùa nho. Isaia sáng tác một bài dân ca mừng vườn nho xinh tươi của người bạn (Is 5,1-2) để ám chỉ tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ngài. Và khi sự việc tệ hại xẩy ra, tác giả Thánh vịnh vẫn xướng lên một bài ca hy vọng: “Lạy Thiên Chúa, xin hãy viếng thăm và bảo trợ vườn nho mà chính tay Chúa đã vun trồng” (Tv 80,15-16).

Cây nho đã trở nên biểu tượng của dân tộc Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền hồi Maccabê là cây nho.  Một trong những kỳ công chói lọi trong Đền thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước Nơi Thánh. Nhiều vĩ nhân kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái mới cho cây nho ấy. Cây nho là một hình ảnh đặc trưng của người Do thái và là biểu tượng của dân Israel.



2. Cây nho trong Tân ước.

Tại sao trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu lại tuyên bố: “Ta là cây nho đích thật” (Ga 15,1)? Từ ngữ Alethnos có nghĩa là thật, có thật, đích thực chứ không phải giả tạo.

Sở dĩ, Đức Giêsu xưng mình là cây nho “thật” vì trong Cựu ước, như các tiên tri đã phàn nàn, biểu tượng cây nho luôn luôn được gắn liền với ý niệm về suy thoái.

Trong bức tranh của Isaia, vườn nho đã trở thành vườn nho hoang.

Giêrêmia đã than phiền vì dân tộc ông đã biến thành một cây nho lạ, thoái hóa thành một cây khác.

 Ôsê thì kêu lên: “Israel là cây nho trơ trụi”.

Dường như Đức Giêsu muốn nói: các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là cành nho thật của Thiên Chúa. Dân Do thái là một cây nho, nhưng là một cây nho thóai hóa y như các tiên tri đã nhìn thấy. Chính Ta mới là cây nho thật.

 II. ĐỨC GIÊSU LÀ CÂY NHO THẬT.



1. Bối cảnh của dụ ngôn.

Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn này sau bữa Tiệc ly lúc tình yêu Thầy trò thật chan chứa. Có người cho rằng lúc ấy Đức Giêsu dẫn các môn đệ ra khỏi thành xuống khe suối Cédron. Ngồi giữa khung cảnh đó, họ thấy nho mọc khắp vùng, rồi Ngài nói: “Thầy là cây nho thật... Các con là cành”.  Đồng thời họ cũng nhìn thấy trong thung lũng đêm tối những đám cháy đang thiêu rụi những cành nho đã bị cắt quẳng đi lúc ban ngày. Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu nói thêm: “Ai kết hợp với Thầy... thì người ấy sinh hoa trái dồi dào... Ai không kết hợp với Thầy, thì bị quẳng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta sẽ ném nó vào lửa cháy đi”.

Khi Đức Giêsu khẳng định: “Thầy là cây nho đích thực và Cha Thầy là người trồng nho” (Ga 15,1) thì Ngài muốn các môn đệ nhận ra Ngài là cây nho Chúa Cha  đã đưa từ trời xuống trồng cho thế gian được sống nhờ kết hợp với Ngài. Khác với thứ cây nho là dân Do thái được bứng từ Ai cập về như Thánh vịnh 80 đã mô tả: Thứ nho có bóng rậm cả núi non, nhánh vươn tới biển khơi và chồi lan tới sông cả. Nhưng nó chỉ hào nhoáng bên ngoài như cây nho bằng vàng giả tạo  đúc trên cổng Đền thờ, nó vô tâm, vô hồn, được người ta ca tụng nó, nhưng nó không biết ca tụng Thiên Chúa, nên Ngài đã để cho kẻ qua lại dầy đạp nó, cho heo rừng và thú phá hủy nó. (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm C, tr 80).

2. Liên hệ giữa cây nho và cành nho.

Khi Đức Giêsu nói: “Thầy là cây nho, các con là cành” thì Ngài có ý nói lên sự cần thiết chúng ta phải kết hợp với Ngài. Theo kinh nghiệm trồng nho của người Do-thái: vào mùa xuân, những cành nho tràn ngập sức sống, dưới hình thức của những chiếc lá và nụ hoa. Vào mùa thu, chúng trĩu nặng những chùm nho. Nhưng chúng có được sự sống này, và có khả nặng tạo ra được quả, chỉ vì chúng nối kết với thân cây. Khi bị cắt khỏi thân cây, chúng sẽ không chỉ trở nên cằn cỗi, mà còn nhanh chóng bị khô héo và chết rục. Giống như những cành cây cần đến thân cây, chúng ta rất cần đến Đức Kitô. Khi bị tách lìa khỏi Ngài, thì chúng ta không có sự sống, và không có khả năng sinh hoa kết quả.

Đó là hình ảnh cho chúng ta biết : mỗi người chúng ta cần phải liên kết với Đức Giêsu, thì chúng ta mới sống và sống mạnh được. Chúng ta cần tới Chúa để đạt ơn cứu rỗi, nghĩa là chúng ta không thể thành toàn, tự giải thoát, thần hóa con người của mình, nếu không sống trong Chúa, nhờ Chúa và với Chúa. Điều này phải hiểu một cách tuyệt đối.

Tuy thế, cây nho cũng cần đến cành nho, chính những cành nho tạo ra hoa quả. Điều này có nghĩa là Đức Kitô cũng cần đến chúng ta. Chúng ta là những cành nho của Ngài. Cây nho và cành nho cần đến nhau. Bên nhau, chúng tạo ra một sự hợp nhất. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng sự tin tưởng mà Ngài đặt để nơi chúng ta vĩ đại như thế nào. Chúng ta có thể cảm thấy mình không được đầy đủ, nhưng chúng ta phải ghi nhớ rằng cây nho cứng cáp và đầy sức sống. Đức Kitô tùy thuộc vào chúng ta , để tạo ra hoa quả trong thế giới này.

Như vậy chúng ta phải kết hợp với Chúa để được thông ban sự sống, nếu không chúng ta sẽ trở nên những cành cây khô héo, trở nên những con người cô đơn, không giúp ích gì cho mình và cho kẻ khác.

Truyện: Con người cô đơn.

Khắp trên thế giới, nơi đâu cũng có bán máy chụp Kodak. Người ta có thể nói: “Các cửa hiệu bán máy chụp hình và phim Kodak không bao giờ đóng cửa”. Khi các cửa tiệm Đông phương đóng cửa nghỉ, thì các tiệm ở Tây phương mở cửa bán.

Ông chủ hãng phim Kodak sống ở toà nhà sang trọng bậc nhất New York, có không biết bao nhiêu tiền của ký gửi trong các ngân hàng lớn trên khắp thế giới, muốn lấy ra lúc nào tùy thích. Tài khoản thâu nhập của ông không tính theo mỗi năm, mỗi tháng, mà tính theo mỗi giây đồng hồ. Ông muốn gì cũng có, ông hưởng hết phúc lộc của con người. Người nào muốn ra tranh cử Tổng thống cũng đều phải nhờ ông làm hậu thuẫn, giúp đỡ tiền bạc. Mọi thứ trên đời này ông đều có, duy chỉ có một điều vô cùng quan trọng thì ông lại không có. Đó chính là Thiên Chúa. Vì không có Chúa nên lúc nào ông cũng cảm thấy cô đơn trống vắng. Mọi người thấy ông, cứ nghĩ là ông được sung sướng, nhưng thực ra ông rất đau khổ.

Ông dùng tiền của quá dư thừa của mình mà đi chu du vòng quanh thế giới, hưởng muôn sự khoái lạc thế gian, hầu khỏa lấp nỗi cô đơn, trống vắng trong cõi lòng. Nhưng một tâm hồn không có Chúa thì tất cả vũ trụ cũng không thể làm cho họ được hạnh phúc.

Kết thúc chuyến du lịch vòng quanh thế giới mà cõi lòng ông vẫn hoang vắng, buồn bã. Vì quá tuyệt vọng, ông đã lao mình xuống đại dương mênh mông tìm sự giải thoát.

3. Muốn nhiều hoa quả, cần cắt tỉa.

Người ta trồng nho để lấy quả, cành nào không sinh hoa quả thì trở nên vô ích, cần phải cắt bỏ. Chúa bảo chúng ta là cành phải sinh hoa kết quả thì mới phát triển theo thánh ý Chúa. Chúng ta trổ sinh hoa quả, bằng cách phát triển, xử dụng và chia sẻ năng khiếu  đó cho nhau vì mỗi người chúng ta đều có một số năng khiếu mà Chúa ban cho.  Thế giới đang chờ đợi hoa quả của chúng ta. Đó là gieo rắc tình thương để mọi người biết yêu Chúa và yêu thương nhau.



Cắt tỉa cây nho là một điều cần thiết và là điều kiện để sinh nhiều hoa trái. Một cây nho tơ trong ba năm đầu chưa có trái, mỗi năm nó phải được tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào mùa đông.

Có hai loại cành nho, một loại sinh trái và một loại không sinh trái. Loại cành không sinh trái phải chịu cắt bỏ không thương tiếc, để lại, chúng hút mất sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không cho trái đúng mức nếu không bị cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.

Nhưng cắt tỉa là một quá trình gây đau thương cho một cây ăn quả. Đây là một thực tế không thể chối cãi được. Nhưng mục đích của việc cắt tỉa này không phải là bắt thân cây phải chịu đựng đau đớn, mà là để giúp cho thân cây tạo ra nhiều quả hơn, và quả được ngon hơn.

Nói tới việc cắt  tỉa là chúng ta phải nói đến vấn đề đau khổ. Vấn đề đau khổ là một thực tại ngàn đời tồn tại và luôn luôn đòi được giải đáp. Đau khổ đến với ta dưới mọi hình thức: tinh thần, thể xác, bên ngoài, bên trong, cá nhân, tập thể, cộng đoàn. Ta có cảm tưởng đó là một lực lượng đến phá hủy tiềm năng phát triển con người. Nhưng với ánh sáng Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy được một khía cạnh của đau khổ. Thiên Chúa muốn dùng đau khổ để thanh luyện chúng ta, để cho ta sinh hoa trái tươi tốt  về đàng thiêng liêng. Điều cần thiết là phải lãnh nhận đau khổ với tinh thần đức tin và sự cậy trông ở lòng thương vô biên của Thiên Chúa.



III. KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ.

Đọc dụ ngôn cây nho và cành nho, chúng ta thấy rõ ý  Đức Giêsu là Ngài muốn chúng ta kết hợp với Ngài. Mầu nhiệm cây nho được Đức Giêsu tóm lại trong hai sự việc sau đây: kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh nhiều hoa trái. Chúa muốn dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa, có kết hợp với Chúa mới đem lại kết quả thiêng liêng cho kẻ khác và cho chính mình.

Chúng ta nên để ý đến câu Đức Giêsu nói với các môn đệ “Ai ở lại trong Thầy và Thầylại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 14,5). Có tới 9 lần cụm tụ “ở lại trong” được lặp lại trong đoạn Tin mừng này.  Đây là bổn phận của một cành nho. Điều kiện này không thể thiếu được, nếu không muốn đời sống siêu nhiên của mình bị héo tàn và vô dụng, vì Chúa nói rõ: “Không có Thầy, các con không thể làm được gì” (Ga 14,5) hoặc: “Không ở trong Thầy, các con không thể sinh hoa trái”.

Nếu chúng ta được ở trong Đức Giêsu, được kết hợp với Ngài thì chúng ta sẽ lãnh được sức sống của Ngài. Ngài cũng ở trong Thiên Chúa nên khi chúng ta kết hợp với Ngài, chúng ta cũng được kết hợp với Thiên Chúa và múc được sự sống của Chúa Ba Ngôi. Tư tưởng này đã được thánh Hilariô trình bầy trong bài khảo luận về Chúa Ba Ngôi mà chúng ta trích dẫn sau đây:

Nếu Người chỉ muốn ta hiểu về sự hiệp nhất theo ý chí, thì tại sao Người lại trình bầy sự hiệp nhất phải được hoàn thành theo một tiến trình và một trật tự? Đó là vì chính Đức Kitô ở trong Chúa Cha theo bản tính Thiên Chúa, và chúng ta ở trong Đức Kitô theo bản tính nhân loại Người đã lãnh nhận; do đó, chúng ta tin rằng Đức Kitô ở trong chúng ta nhờ bí tích Thánh Thể. Nhờ vậy, chúng ta biết được sự hiệp nhất trọn hảo do Đấng Trung gian thực hiện: Khi chúng ta ở trong Đức Kitô, thì Người vẫn ở trong Chúa Cha, và khi Người ở trong Chúa Cha thì Người cũng ở trong chúng ta nữa. Như thế, chúng ta ngày càng tiến triển trong sự hiệp nhất với Chúa Cha, bởi vì Chúa Con vẫn ở trong Chúa Cha theo bản thể do được sinh ra từ thuở đời đời, và chính chúng ta cũng ở trong Đức Kitô theo bản thể, đang khi Người ở trong chúng ta theo bản thể” (Trích  Các bài đọc Kinh Sách, Mùa Chay và Phục Sinh, tr.26).

Đó là sự kếp hợp giữa Chúa với chúng ta, tức là giữa cây nho và cành nho. Còn giữa chúng ta với nhau, tức là giữa các cành nho thì sao?  Chúng ta cần cộng tác với nhau, cần nâng đỡ nhau, cần kết hợp với nhau trên con đường cứu rỗi. Ở đời này, không ai chủ trương “Mỗi người là một hòn đảo” mà sống tốt được. Cũng như một thân cây nho chuyển thông sức sống, nhựa sống cho các cành, thì Chúa Giêsu cũng làm như thế. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống thì sẽ cằn cỗi, khô héo và rời rụng đi. Nhựa sống trong thân cây nho hằng lưu chuyển, không cành nào được giữ lại cho mình mà ngăn cản nhựa sống truyền sang cho những cành khác.



Truyện: Kết hợp với Chúa.

Văn hào kiêm triết gia nổi tiếng người Ấn độ Rabindranath Tagore đã viết như sau:

“Trên bàn tôi là sợi dây Guitar, tôi xoay nó qua lại theo các chiều khác nhau, nó không bị ràng buộc chi cả. Vì nó được cuộn tròn nên khi tôi xoắn đầu này thì đầu kia cũng bật dậy, sợi dây dẫy nảy trong tay tôi, mà chẳng phát ra một âm thanh nào. Hiện tượng này biến mất khi tôi buộc nó vào chiếc đàn Guitar, hai đầu bị gắn chặt để sợi dây căng thẳng, rồi với đầu ngón tay, tôi gảy nhẹ vào sợi dây và lạ thay, một âm vang nổi lên hầu như du dương. Đây chính là lúc sợi dây được tự do để tạo nên nốt nhạc.

Cũng thế, trong cách trồng cây cà chua, cây yếu ớt ngã xoài trên mặt đất, nhiều khi lá bị héo úa dập nát. Nhưng nếu cây được cột vào một cọc dựng đứng, mọi phần tử của cây được phơi ra ánh nắng, cây sẽ mơn mởn và đâm nhiều bông trái. Chính vì bị ràng buộc mà cây đã có nhiều triển vọng sinh hoa kết quả” (Thiên Phúc, Lời gọi yêu thương, tr 39).

Chúng ta cần lặp lại lời Đức Giêsu đã nói với chúng ta: “Không có Thầy các con không làm được gì” (Ga 14,5). Chúng ta sống được là nhờ có ơn Chúa, mọi sự phải nằm trong tay Chúa. Đời sống thiêng liêng của chúng ta chỉ có thể phát triển được khi có ơn Chúa nâng đỡ, ngoài Chúa ra không ai có thể giúp đỡ chúng ta làm được việc gì sinh ơn ích cho phần rỗi chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng phải cần đến nhau vì, theo Thomas Merton, “Không ai là một hòn đảo”. Mọi người phải liên đới với nhau, hành động của người này ảnh hưởng đến công việc của người kia. Vì thế, muốn hưởng tự do của mình, ta phải tôn trọng tự do kẻ khác. Nói cách khác, tự do của mỗi chúng ta ràng buộc lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau nữa.

 Lm Giuse Đinh Lập Liễm

Giáo xứ Kim Phát/ Đà Lạt

BÀI ĐỌC THÊM (17)

‘ThẦy là cây nho, anh em là cành’


[Hành trình 11]
Đi trên đường phố Giê-ru-sa-lem, Giê-ri-khô và Ga-li-lê, người ta gặp hết vườn nho này tới vườn nho khác.  Vườn nào cũng được chăm sóc kỹ lưỡng.  Vào mùa thu hay mùa đông, thợ vườn cắt đi khỏi thân cây những cành đã chết khô, bó lại thành bó và đem đi đốt.  Khi mùa xuân tới, thợ vườn trở lại cắt đi những chồi nhỏ vô dụng để cây nho tươi tốt hơn.

Trong Hành trình trước, bạn đã học hỏi về mối quan hệ thân thiết Đức Giê-su muốn có đối với các môn đệ Ngài ngay cả sau khi Ngài rời họ để trở về với Chúa Cha.  Trong Hành trình này, Đức Giê-su dùng cách thức khác để mô tả sự hiệp nhất giữa chúng ta với Ngài.

Trong tỉ dụ cây nho và cành nho, Đức Giê-su diễn tả sống động sự thân mật giữa Ngài với chúng ta.  Ngài quen thuộc với hình ảnh vườn nho tại Pha-lét-tin và công việc chăm sóc làm sao cho chúng sinh hoa trái tốt.  Khi di chuyển nơi này qua nơi khác, chắc chắn Ngài đã nhiều lần quan sát việc cắt tỉa cây nho.

Khám phá


Bạn hãy đọc Gio-an 15:1-26.

Tỉ dụ là một so sánh để nói lên thực tại sâu xa hơn của một nhân vật hay một đối tượng.  Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống thực tại tương ứng (tức là ai hoặc điều gì được nói lên do những biểu tượng) với lời hay những lời trong tỉ dụ cây nho và cành nho thuộc đoạn Gio-an 15:1-26.

cây nho thật

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

người trồng nho

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

cành nho

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

hoa trái


...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Bạn hãy đọc I-sai-a 5:1-7.  Bạn hãy đọc Giê-rê-mi-a 2:21.  Bạn Hãy đọc Thánh Vịnh 80:8-13.  Trong những đoạn Kinh Thánh Cựu Ước này, cây nho tượng trưng cho ai và điều gì?

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Hãy mô tả tình trạng của cây nho.

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Bạn hãy để ra khoảng mười lăm hoặc hai mươi phút hay nhiều hơn nữa để làm bài tập sau đây.

1) Tìm một nơi yên tĩnh và ngồi thoải mái, mắt nhắm lại, thở ra hít vào nhịp nhàng.

2)  Nghĩ bạn đang kết hiệp với Chúa Giê-su mật thiết như cành liên kết với cây.  Hãy vui hưởng sự thân mật này và cảm tạ Chúa Giê-su trước khi bạn sang bước kế tiếp.

3)  Giờ đây, nhờ ơn biết cảm nhận mối quan hệ mật thiết bạn đang được hưởng với Chúa Phục sinh, bạn hãy nhìn Thiên Chúa là người trồng nho đang đứng trước mặt bạn và sẵn sàng tỉa sạch những gì làm cho bạn không kết hiệp mật thiết hơn với Chúa được.  Người muốn nói gì với bạn?

Bạn hãy nhớ là sự kết hiệp với Chúa Giê-su giúp cho bạn và thúc đẩy bạn hãy bỏ đi những cành đã chết khô.

4) Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy kể ra những ân sủng bạn đã nhận được trong lúc nhận thức mối kết hiệp giữa bạn với Chúa Giê-su.

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Rồi bạn hãy viết một kinh nguyện ngắn, cảm tạ Chúa đã ban cho bạn những ân sủng ấy.

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

 Những điều khám phá

 Thời dòng họ Ma-ca-bê vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, bắt đầu có việc sử dụng hình ảnh cây nho trên các đồng tiền Do-thái.  Josephus, một sử gia nổi tiếng người Do-thái đã được trao nhiệm vụ viết sử Do-thái cho người Rô-ma, đã viết rằng vua Hê-rốt cho gắn một cây nho làm bằng vàng trên cửa vào Đền Thờ ông đã xây (Antiquities, 15.395).  Từ bao thế kỷ, cây nho hoặc vườn nho đã là biểu tượng của Ít-ra-en trong văn chương Do-thái.  Áp dụng vào mọi lãnh vực của Ít-ra-en, cây nho hoặc vườn nho nói lên một quốc gia bất trung với Thiên Chúa và không sinh hoa trái trong sứ mệnh làm Dân Chúa của họ.  Thí dụ:  “... Ta đã trồng ngươi như cây nho hảo hạng,/ cây nho thuần chủng./  Sao ngươi lại thoái hóa / thành những cây nho tạp chủng?” (Giê-rê-mi-a 2:21).

Ít-ra-en đã bị Thiên Chúa xét xử vì nó không sinh hoa trái.  Vậy tại sao Đức Giê-su, rõ ràng trung thành với Chúa Cha trong mọi phương diện cuộc sống, lại sử dụng cây nho để biểu tượng cho mình?  Có lẽ cây nho còn có một ý nghĩa khác nữa.  Thứ nhất, hình ảnh cây nho đề cao lòng trung thành của Đức Giê-su đối với Chúa Cha trái ngược với sự bất trung của Ít-ra-en đối với Thiên Chúa.  Vì thế, Đức Giê-su mới là cây nho thật và trung thành.  Thứ hai, cây nho cũng nói lên sự khác biệt về Đức Giê-su là cây nho và Chúa Cha là người trồng nho ở điểm là nó cho chúng ta thấy rõ sự hiệp nhất giữa các Ngài – cũng như cây nho và cành nho thuộc về cùng một thực thể.  Thứ ba, hình ảnh cây nho được áp dụng rộng hơn nữa:  Đức Giê-su là cây nho và các môn đệ Ngài là cành nho.  Do đó biểu tượng ấy nói lên mối quan hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ Ngài.



Khám phá

Bạn hãy đọc Gio-an 6:51-58.  Bạn hãy đọc lại Gio-an 15:7-17.

Chủ đề bí tích nào được nói lên qua hình ảnh cây nho?  Bạn hãy giải thích.

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Những điều khám phá


Vì tỉ dụ cây nho và cành nho được đặt trong bối cảnh Bữa Tiệc ly là bối cảnh Gio-an không nhắc đến việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, nên có lẽ thánh sử chủ ý cho chúng ta thấy một biểu tượng khác trong hình ảnh cây nho, tức là biểu tượng cho Bí tích Thánh Thể.  Cây nho dễ dàng nhắc nhở chúng ta về chén Máu Thánh, nhất là vì  trong Mác-cô 14:25 và Mát-thêu 26:29, câu “sản phẩm của cây nho” là nói về chất đựng trong chén khi thiết lập Bí tích Thánh Thể.

Trong sách Didache (đọc là Đi-đa-kê, một từ Hy-lạp có nghĩa là “huấn giáo”), một cuốn thủ bản của Ki-tô giáo thời sơ khai viết về luân lý và tổ chức của Giáo Hội, những lời sau đây được gặp thấy trong lời chúc lành khi cử hành Thánh Thể:  “Lạy Cha, chúng con cảm tạ (eucharistein là từ Hy-lạp có nghĩa là “tạ ơn” và bởi đó chúng ta mới có từ Anh-ngữ Eucharist) Cha, vì Cha đã chọn cây nho thánh của Đa-vít tôi tớ Cha để tỏ ra cho chúng con biết nhờ Đức Giê-su là tôi tớ Cha.”  Gio-an cũng sử dụng những lời tương tự trong trình thuật về phép lạ bánh hóa nhiều trong 6:11 (xem Hành trình 4 về đề tài Thánh Thể).  Chắc chắn chủ đề về sự kết hiệp mật thiết trải dài suốt Gio-an chương 15 đến 17 giúp chúng ta hiểu rằng cây nho và cành gợi lên những ý tưởng về sự kết hiệp mật thiết chúng ta với Đức Giê-su trong Bí tích Thánh Thể.


Khám phá


Bạn hãy đọc 1 Cô-rin-tô 12:12-27.

Những điểm tương đồng nào bạn nhận thấy giữa hình ảnh được sử dụng trong thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô với hình ảnh cây nho?

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................


Những điều khám phá


Làm sao người ta sinh hoa trái hoặc không sinh hoa trái?  Trong Tin Mừng Gio-an, đức tin là một cam kết giữa cá nhân với Đức Giê-su và giáo lý của Ngài.  Cam kết với giáo lý của Đức Giê-su có nghĩa là tuân giữ những lệnh truyền của Ngài, nhất là lệnh truyền hãy yêu thương nhau.  Người nào sống đời sống đức tin như thế trong quan hệ mật thiết với Đức Giê-su thì sẽ có sự sống.  Nói khác đi, ai tham dự vào những công việc của Đức Giê-su thì sẽ sinh hoa trái.  Không chấp nhận lời mời gọi nên một với Đức Giê-su là chối từ sự sống của Ngài, và không có sự sống của Ngài người ta sẽ không thể sinh hoa trái trong Nước Thiên Chúa.  Theo cách diễn tả song đối của Gio-an, không thể có tình trạng đứng giữa, nửa nạc nửa mỡ;  chỉ có một điều là sinh hoa trái hay không sinh hoa trái.

Đức Giê-su nói đến việc tỉa sạch những cành không sinh hoa trái.  Tuy nhiên các môn đệ Ngài không cần “được tỉa sạch” vì họ yêu mến và do đó là những cành sinh hoa trái (15:23).  Họ sẽ tiếp tục là những cành được tỉa sạch khi ở lại trong sự kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su để phục vụ tha nhân.  Sự sống của Ngài trong các môn đệ giúp cho họ sinh hoa trái và như vậy sẽ làm vinh danh Chúa Cha (15:7-8).  Sự kết hiệp với Đức Giê-su đem lại niềm vui cho người môn đệ, niềm vui là kết quả bởi sinh hoa trái, tức là yêu thương và phục vụ tha nhân (15:12).  Nhìn theo quan điểm phục vụ, người môn đệ là một người tôi tớ;  nhưng trên quan điểm tình yêu của Đức Giê-su, môn đệ là “người được Đức Giê-su thương mến” (15:15).


Khám phá


Bạn hãy đọc Gio-an 17:1-26.

Đức Giê-su cầu nguyện cho ai?

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Bạn hãy tóm tắt lại những điều Đức Giê-su cầu nguyện.

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Bạn móc nối thế nào giữa tỉ dụ cây nho và cành nho với lời nguyện này của Đức Giê-su?

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Những điều khám phá


Trong sách Tin Mừng này, ít khi thấy Gio-an đặc biệt nói cho chúng ta biết Đức Giê-su cầu nguyện, trong khi những sách Tin Mừng khác, nhất là Lu-ca, đã nhiều lần nhắc đến Đức Giê-su cầu nguyện và đến nơi thanh vắng cầu nguyện một mình.  Tuy nhiên trong Tin Mừng Gio-an, khi khung cảnh Bữa Tiệc ly gần chấm dứt thì Đức Giê-su cầu nguyện với một kinh nguyện linh thiêng và say sưa nhất để cầu cho các môn đệ Ngài – tức là những người đồng bàn với Ngài – và cho hết thảy các môn đệ trong tương lai.  Thánh Xi-ri-lô thành Alexandria đã nhận thấy trong kinh nguyện này lời nguyện chuyển cầu của vị Thượng Tế cầu cho dân chúng.  Các môn đệ Ngài không cần đến một vị thượng tế trần gian để chuyển cầu cho họ nữa.  Họ đã có một đấng trung gian tuyệt hảo sắp trở về với Chúa Cha trong vinh hiển.

Lời nguyện này của Đức Giê-su trong đêm trước khi Ngài chết xoay quanh ba đề tài hoặc ba mối ưu tư chính trước khi Đức Giê-su chịu cuộc Khổ nạn:  (1) Sứ mệnh trên trần gian của Ngài giờ đây nhường chỗ cho việc Ngài được tôn vinh với Chúa Cha (17:1-5);  (2) Ngài mong muốn các môn đệ làm thành một cộng đồng đức tin và yêu thương khi Ngài không còn ở với họ nữa (17:6-19);  (3) Ngài mong ước những thế hệ mai sau cũng sẽ hiệp nhất với nhau trong yêu thương (17:20-26).

Giờ phải hy sinh mạng sống mình vì yêu mến bạn hữu đã đến với Đức Giê-su, để cho họ được “biết” Chúa Cha.  “Biết” Chúa Cha, theo thánh sử Gio-an có nghĩa là được sống đời đời (17:3).  Ý nghĩa sê-mít của động từ “biết” ám chỉ sự hiệp nhất mật thiết.  Đức Giê-su đã che chở môn đệ Ngài, vì họ thuộc về Chúa Cha.  Đức Giê-su cầu nguyện để họ được che chở sau này và biết dấn thân hơn vào công việc của Ngài, tức là làm cho người ta biết Chúa Cha (17:9-19). Ngài cũng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của những môn đệ tương lai sẽ đi theo con đường của Ngài (17:20-26).

Khám phá

Bạn cần khoảng mười lăm phút để làm bài tập sau đây:

1)    Bạn hãy ngồi thinh lặng, mắt nhắm lại và hít thở thật chậm trong ít phút.

2)    Hãy nhận thức Chúa Giê-su đang kết hiệp mật thiết với bạn, sự kết hiệp gần gũi như cành nho với cây nho.

3)    Bạn hãy nghĩ đến một cách thức có ý nghĩa đối với bạn, nhưng khác với cách Chúa Giê-su đã dùng để diễn tả sự kết hiệp ấy.

4)    Hãy suy niệm về tình yêu Chúa dành cho bạn trong Bí tích Thánh Thể.

5)    Bạn hãy cảm tạ Chúa Giê-su đã cho bạn được kết hiệp mật thiết với Người, rồi cầu xin Người giúp bạn càng nhận thức được sự kết hiệp ấy hơn nữa.



Ôn lại

Trong Hành trình 11, bạn đã khám phá những điều sau đây:

* Trong một tỉ dụ, chẳng hạn như tỉ dụ cây nho và cành nho, mỗi người hoặc mỗi điều đều tương ứng với một thực tại khác.

* Tỉ dụ cây nho và cành nho là một nhắc nhở sống động về sự kết hiệp mật thiết giữa chúng ta với Chúa Phục Sinh và về việc tình yêu của Chúa Cha “tỉa sạch” những gì làm cho chúng ta không kết hiệp được với Đức Giê-su.

* Trong Cựu Ước, cây nho và vườn nho thường được dùng làm biểu tượng cho Ít-ra-en bất trung và bị Thiên Chúa xét xử.

* Đức Giê-su là cây nho thật, vì không giống như Ít-ra-en, Ngài luôn trung tín trong sứ mệnh đối với Dân Chúa.

* Sinh hoa trái có nghĩa là chúng ta ở lại trong Đức Giê-su và Ngài ở lại trong chúng ta;  chỉ trong mối quan hệ của sự kết hiệp mật thiết ấy chúng ta mới có thể sinh hoa trái qua yêu thương và phục vụ tha nhân.

* Sách Didache là một cuốn sách của Ki-tô giáo thời sơ khai, trong đó có nhắc đến cây nho liên hệ với Bí tích Thánh Thể.


* Trong lời nguyện của Đức Giê-su cầu cho các môn đệ ở Bữa Tiệc ly, chúng ta được nhắc nhở về tình yêu Đức Giê-su yêu mến chúng ta, được biểu lộ qua cả hai biểu tượng, biểu tượng Mục Tử nhân lành và biểu tượng cây nho và cành nho.

Sách đọc thêm

Countryman, William.  The Mystical Way in the Fourth Gospel.  Revised edition.

Valley Forge, Pa.:  Trinity Press, 1994.

Hanson, Richard Simon.  Journey to Resurrection.  Mahwah, N.J.: Paulist Press, 1986.

[Nguồn: simonhoadalat.com/hoc hoi/Kinh Thanh/ hanhtrinh 11]

BÀI ĐỌC THÊM (18)

TRÁI TIM CỦA CHÚA CHA
Tại sao Chúa Giê-su đã sống như thế? Thưa bởi vì Ngài biết rõ trái tim của Chúa Cha. Chúa Giê-su biết và sống với niềm xác tín rằng Chúa Cha là Tình Yêu vô biên. Chúa Cha là Đấng Tạo Hóa và Chúa Tể Trời Đất (Mt 11,25). Ngài là Vua và là Đấng Phán Xét (Mt 18,23). Ngài biết và thấy tất cả môi sự (Mt 11,25). Tuy nhiên, tiên vàn, Ngài là Đấng Tốt Lành (Mt 10,18). Thiên Chúa của Chúa Giê-su là một Thiên Chúa Thiện Hảo. Ngài là Đấng trang điểm cho hoa cỏ đồng nội (Mt 6,28-30) và nuôi nấng chim trời (Mt 6,26). Ngài là Thiên Chúa hằng săn sóc chúng ta; Ngài đếm cả từng sợi tóc trên đầu chúng ta (Lc 12,6-7).

Có ba dụ ngôn nổi tiếng qua đó Chúa Giê-su mô tả lòng nhân từ và thiện hảo của Thiên Chúa. Chúa Cha là người mục tử tốt lành đi tìm con chiên lạc và khi đã tìm thấy nó, liền vác nó trên vai. Vui mừng trở về nhà, người mục tử mời bạn bè và bà con láng giềng đến để chia vui với mình (Lc 15,1-7). Trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an, Chúa Giê-su tự nhận mình là người mục tử tốt lành. Ngài là hình ảnh đích thực của Chúa Cha. Trong một bài dụ ngôn khác, Chúa Cha được so sánh với một người đàn bà quét dọn trong từng góc nhà để tìm cho kỳ được đồng bạc dã đánh mất. Khi đã tìm thấy, bà ta mời bạn bè đến để chia vui (Lc 15,8-10). Nhưng còn hơn tất cả mọi hình ảnh khác, Chúa Cha là người cha nhân từ ngày ngày ra trước ngõ đứng đợi người con hoang đàng trở về. Khi vừa thấy đứa con trở về tiều tụy rách rưới, người cha vẫn chạy đến ôm lấy nó và hôn lấy hôn để. Ong không cần phải nghe những gì người con muốn nói, nhưng tức khắc ra lệnh cho gia nhân mở đại tiệc ăn mừng. “Chúng ta hãy ăn uống vui mừng, vì con ta đay đã chết nay sống lại; đã mất nay tìm thấy lại” (Lc 15,11-32).

Đó chính là một Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã biết. Trái tim của Ngài nên một với trái ti của Thiên Chúa đó. Lẽ sống của Ngài, mục đích duy nhất của Ngài là thực thi ý muốn của Thiên Chúa đó (Ga 4,34). Và ý muốn của Thiên Chúa chính là yêu như Thiên Chúa yêu. Ngài không muốn để cho một trong những kẻ hèn mọn nhất phải hư mất (Mt 18,14). Dưới mắt Chúa Giê-su, Tình yêu của Thiên Chúa ôm trọn mỗi một con người. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người đều vô cùng quan trọng đối với Chúa Giê-su. Không có một người nào là vô gía trị đối với Ngài. Ngài không bao giờ muốn biết họ có xứng đáng với tình yêu của Ngài hay không. Ngài yêu thương họ vô điều kiện. Ngài yêu thương họ đến độ quên chính mình. Ngài yêu thương họ bằng cách thế Thiên Chúa yêu thương họ. Tin Mừng mà Ngài mang đến cho con người là: Thiên Chúa ở với bạn như con cái của Ngài. Do đó, bạn cũng hãy cố gắng sống như một người con tốt lành. Thiên Chúa tha thứ cho bạn, bạn cũng phải tha thứ cho người khác. Bạn hãy đón nhận Nước Thiên Chúa như một khi tàng vô giá (Mt 13,44). Bạn hãy chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa với lòng tín thác, như thể một đứa bé đón nhận tình yêu của cha mẹ nó. Bạn hãy tin tưởng nơi Thiên Chúa. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện liên lỉ của con cái Ngài (Mt 6,8; 7,7-11).

Chúa Giê-su không có ý nói rằng các tín hữu chỉ cần nói một tiếng và Thiên Chúa se cất khỏi mọi sự dữ và mọi tai họa khỏi cuộc sống của họ. Trái lại là khác. Con cái của Nước Thiên Chúa phải vác thập gía của họ mỗi ngày (Lc 9,23). Người ta sẽ bách hại họ, cầm tù họ và ngay cả giết hại họ (Mt 5,10-12; Lc 21,12-17). Báo trước những nỗi khổ đau của các môn đệ, Chúa Giê-su lại nói: “nhưng không có một sợi tóc nào trên đầu các con phải hư mất cả” (Lc 21,18). Cho dẫu họ có giết được các con, thì điều đó cũng không đáng kể bằng một sợi tóc rơi xuống khỏi đầu các con. Sao thế? Thưa là bởi vì chỉ có một diều hệ trọng đối với con người (Lc 10,42) và không ai và không gì có thể cất khỏi họ. Chỉ có con người khờ dại mới có thể đánh mất đi mà thôi. Chỉ có một điều bất hạnh đối với con người, đó là không tin và không chia sẻ Tình Yêu của Thiên Chúa. Điều đó xẩy đến khi con người tự cho mình là trung tâm của vụ trụ, xét đoán mọi sự dựa trên quyền lợi riêng tư của mình và hành động theo như vậy. Khi con người chỉ sống cho riêng mình mà không sống bằng tình yêu, nó lể như đã chết rồi. Lòng bác ái tự nó dẫn đến sự sống vĩnh cửu và bác ái là hoa trái cuả niềm tin, mà niềm tin là nhận chân rằng Thiên Chúa là Tình yêu và hễ ai sống trong tình yêu thì cũng ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy (1 Ga 4,16).


[Trích: Ý NGHĨA CỦA KI-TÔ GIÁO (THE MEANING OF CHRISTIANITY) của Lm Nemesheygi, Nxb Tôn giáo 2008, Chương Một “ĐỨC GIÊ-SU ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤNG KI-TÔ” (Mt 1,16), trang 21-24]

BÀI ĐỌC THÊM (19)

CHÚA GIÊ-SU CON MỘT CỦA CHÚA CHA
Chỉ trong ánh sáng của Phục sinh mà cuối cùng các tông đồ đã hiểu được Chúa Giê-su là Ai. Trong cuộc sống tại thế của Ngài, khi lắng nghe lời của Ngài và chứng kiến những việc Ngài làm, các ông đã linh cảm rằng Ngài là một con người trổi vượt hơn tất cả mọi tiên tri đến trước Ngài và mối liên kết giữa Ngài và Chúa Cha là một tương quan chỉ có giữa Cha và Con mà thôi. Nếu không thì làm sao sự xuất hiện của Ngài có thể được xem như là dấu chỉ của thời viên mãn, là khởi đầu của Nước Thiên Chúa? Nếu không thì làm sao Ngài dám tha tội cho tội nhân? Nhưng chỉ sau khi Ngài sống lại thì bí ẩn của con người Chúa Giê-su mới được tỏ lộ một cách rõ ràng cho các tông đồ. Chúa Giê-su, Đấng Phục Sinh ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha, Đấng liên kết toàn thế giới với Thiên Chúa như là Vị Trung Gian duy nhất, Chúa Giê-su, Đấng sai Thánh Thần đến với chúng ta như là hơi thở của chính Ngài, một Chúa Giê-su như thế không thể chỉ là một tạo vật. Dĩ nhiên, Ngài là một con người. Ngài đã được sinh ra từ một người mẹ trần thế. Ngài cũng lớn lên như mọi người. Ngài cũng có lúc vui khi buồn. Ngài đã lao động và cũng đã biết thế nào là mỏi mệt. Cũng có lúc, đôi mắt Ngài phóng ra những tia giận dữ. Cũng chính đôi mắt ấy đã nhìn về một người thanh niên với tất cả trìu mến. Có lúc Ngài vui vỡ lở, có lúc Ngài run rẩy lo sợ. Ngài đã chết như một con người. Ngài đã sống lại như một con người và đề sống mãi như một con người. Nhưng cũng chính Chúa Giê-su ấy lại là một cái gì hơn cả một con người. Ngài là Thần Linh. Ngài là chiếc cầu nối liền giữa Thiên Chúa và con người, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất (1 Tm 2,5). Ngài không đồng nhất với Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha gọi Ngài là ‘Con Yêu Dấu’ (Mc 1,11) và Ngài gọi Thiên Chúa là Cha. Nhưng bản chất đích thực của Ngài là Thiên Linh cho nên Ngài cũng là Thiên Chúa đích thực.

Ngài là Thiên Chúa không chỉ vào lúc cuối đời, mà ngay từ lúc đầu. Thánh Phao-lô, Thánh Gio-an và nhiều người khác, khi tuyên xưng niềm tin này, đã xử dụng những kiểu nói của Cựu Ước. Họ gọi Ngài là Ngôi Lời, là Đấng Khôn Ngoan, là Đấng Uy Dũng: Ngôi Lời vẫn hiện hữu từ đời đời với Thiên Chúa Cha. Ngôi Lời là Con Một của Chúa Cha, là Sự Khôn Ngoan của Chúa Cha từ đời đời (Ga 1,1-13; Pl 2,6; Cl 2,15-20). Ngôi Lời là Thiên Chúa thật bởi vì Chúa Cha sinh ra Ngài, không ngừng thông ban cho Ngài Sự Sống Thần Linh. Ngôi Lời đã nhập thể vì chúng ta để cứu rỗi chúng ta (Ga 1,14). Thiên Chúa đã sai Người Con Một của Ngài đến sống dưới hình thức một con người. Đón nhận tất cả từ Chúa Cha, Ngài cũng mang lại mọi sự cho Chúa Cha.


[Trích: Ý NGHĨA CỦA KI-TÔ GIÁO (THE MEANING OF CHRISTIANITY) của Lm Nemesheygi, Nxb Tôn giáo 2008, Chương Một “ĐỨC GIÊ-SU ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤNG KI-TÔ” (Mt 1,16), trang 40-42]
BÀI ĐỌC THÊM (20)

THIÊN CHÚA BA NGÔI

Lời mở đầu

Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống người Kitô hữu. Vì thế, người Kitô hữu cần phải tìm hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm cao trọng này, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi trong suốt cuộc hành trình tiến về quê trời.

Hội thánh đã khẳng định: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa, cội nguồn phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Đây là giáo huấn căn bản nhất và trọng yếu nhất theo phẩm trật các chân lý đức tin.  

Trọn lịch sử cứu độ chỉ là lịch sử về đường lối và các phương tiện mà Thiên Chúa chân thật và duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần, dùng để tự mạc khải, để giao hòa và kết hợp với Người những ai từ bỏ tội lỗi.” (GLCG số 234).        

Trong tâm tình chia sẻ, tôi gửi đến anh chị em bài suy niệm về ý nghĩa của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đã được trình bày trong Thánh Kinh, trong Giáo lý của Hội thánh và ngay trong vũ trụ vạn vật do Thiên Chúa tạo dựng chung quanh chúng ta. Tôi hy vọng bài suy niệm này sẽ giúp anh chị em thêm hiểu biết, tin tưởng, và tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi; đồng thời xây dựng đời sống yêu thương hiệp nhất trong mọi hình thức tổ chức để được Ngài ban sự sống trường sinh trong Nước Trời. 

Nội dung bài suy niệm như sau :

1- Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Duy Nhất, có Ba Ngôi phân biệt với nhau, nhưng không tách biệt là Cha, Con và Thánh Thần. 

2- Thiên Chúa Ba Ngôi là Tình Yêu Thương tuyệt đối; nên sự hợp nhất nơi Ngài là tuyệt hảo và quyền năng của Ngài thì vô biên. 

3- Gợi ý thực hành. 

* * *

Chương một

THIÊN CHÚA BA NGÔI LÀ THIÊN CHÚA DUY NHẤT, CÓ BA NGÔI PHÂN BIỆT, NHƯNG KHÔNG TÁCH BIỆT

A. NỀN TẢNG TRONG THÁNH KINH              

Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất, có Ba Ngôi phân biệt với nhau là Cha và Con và Thánh Thần, nhưng Ba Ngôi không tách biệt nhau :



 1. Thiên Chúa Cha sáng tạo vũ trụ vạn vật cùng với Thánh Thần và Ngôi Lời:

 - “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.” (St 1,1-2)

 - “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì  được tạo thành.”  (Ga 1,1-3) 

2. Thiên Chúa Ba Ngôi dựng nên loài người giống hình ảnh của Ngài:

“Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1,26)

3. Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa và là Đấng hằng hữu:

– “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.” (Ga 1,18)  

-”Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy.” (Ga 8,28)

4. Chúa Giêsu phân biệt với Chúa Cha:

-“Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho.” (Mt 11,27; Lc 10,22)

-“Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì Người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý. Quả thật, Chúa Cha không xét xử một ai, nhưng đã ban cho Người Con mọi quyền xét xử, để ai nấy đều tôn kính Người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính Người Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai Người Con.” (Ga 5,21-23).

 - “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,44).



 5. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và phân biệt với Chúa Cha và Chúa Con: 

 - “Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.” (1 Cr 2,12).



-“Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm.” (Ga 16,7).

- “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.” (Ga 16,13-14).

6. Ba Ngôi Thiên Chúa không tách biệt nhau.

Chúa Giêsu đã tuyên bố:



- “Tôi và Chúa Cha là Một.”  (Ga 10,30),

- “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha.”  (Ga 10,38),

- “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14,9).

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và thanh tẩy họ nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi :



-“Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,18-20).

B. GIÁO HUẤN CỦA HỘI THÁNH

Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo đã xác quyết : Thiên Chúa duy nhất, có Ba Ngôi phân biệt với nhau, nhưng không tách biệt :



1. Các Ngôi vị Thiên Chúa thực sự phân biệt với nhau.

“Thiên Chúa duy nhất nhưng không đơn độc. Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần không đơn thuần là những danh từ chỉ cách thức hiện hữu của hữu thể Thiên Chúa vì Ba Ngôi thực sự phân biệt với nhau: Chúa Con không phải là Chúa Cha, và Chúa Cha không phải là Chúa Con, và Chúa Thánh Thần không phải là Chúa Cha hoặc Chúa Con.” (GLCG số  254).

2. Ba Ngôi Thiên Chúa phân biệt nhau do các mối tương quan về nguồn gốc nhưng là Thiên Chúa duy nhất :

“Chúa Cha là Đấng sinh ra, Chúa Con là Đấng được Chúa Cha sinh ra, Chúa Thánh Thần là Đấng phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi.” (GLCG số  254).

3. Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi đồng bản thể, nên không tách biệt nhau:

“Chúng ta không tuyên xưng ba Thiên Chúa, nhưng một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi: “Ba Ngôi đồng bản thể” (Cđ Con-tan-ti-nô-pô-li II năm 553; DS 421). Các ngôi vị Thiên Chúa không chia nhau một thiên tính duy nhất, nhưng mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa trọn vẹn: Chúa Cha là gì thì Chúa Con là thế ấy, Chúa Con là gì thì Chúa Cha là thế ấy, và Chúa Cha và Chúa Con là gì thì Chúa Thánh Thần là thế ấy, nghĩa là một Thiên Chúa duy nhất theo bản tính. Mỗi ngôi vị là thực tại đó, nghĩa là bản thể, yếu tính, bản tính đó.”  (GLCG 253).

4. Toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa:

– “Vì, cũng như Ba Ngôi chỉ có một bản tính, Ba Ngôi cũng chỉ có cùng một hoạt động. “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là ba nguyên lý của thụ tạo mà là một nguyên lý duy nhất. Nhưng mỗi ngôi vị thực hiện công trình chung theo đặc tính riêng.” (GLCG số 258).    

- “Cho nên, dựa vào Tân Ước (1 Cr 8,6). Hội Thánh tuyên xưng “Một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành mọi sự, một Chúa Giêsu Kitô, cùng đích của mọi sự và một Chúa Thánh Thần, trong Người muôn vật được hiện hữu.”

– “Đặc biệt các sứ mạng của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm nhập thể của Chúa Con và trong việc trao ban Chúa Thánh Thần, tỏ lộ nét đặc thù của từng Ngôi vị.” (GLCG số 258).    

- “Vừa là công trình chung, vừa là công trình của mỗi Ngôi Vị, nên nhiệm cục của Thiên Chúa vừa cho thấy đặc tính của từng Ngôi Vị, vừa cho thấy bản tính duy nhất của Ba Ngôi. Vì thế, người Kitô hữu có hiệp thông với một Ngôi Vị, thì cũng không mảy may tách rời Ba Ngôi. Ai tôn vinh Chúa Cha, thì tôn vinh nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần; ai bước theo Chúa Kitô là do Chúa Cha lôi kéo và Chúa Thánh Thần thúc đẩy.” (Rm 8,14) (GLCG 259).                               

C. BẰNG CHỨNG NƠI CÁC TẠO VẬT

Các tạo vật đều do Thiên Chúa Ba Ngôi sáng tạo, nên chúng đều có nhiều yếu tố kết hợp lại, thường gồm có 3 phần phân biệt, nhưng không tách biệt nhau :

1. Các loài thảo mộc như cây nhãn, cây dừa, cây chuối … đều có 3 phần phân biệt với nhau : gốc rễ, thân cây và cành lá; nhưng 3 phần này không tách biệt nhau.

2. Các loài động vật và thân xác loài người cũng gồm có 3 phần phân biệt với nhau : đầu, mình và các chi; nhưng 3 phần này không tách biệt nhau.

3. Loài người chúng ta là loài đặc biệt hơn cả, vì được Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng giống hình ảnh của Ngài (St 1,27), nên chúng ta không chỉ có thân xác hữu hình, mà còn có linh hồn và tinh thần vô hình.

Như vậy, con người chúng ta gồm : Thân xác, linh hồn và tinh thần là ba phần phân biệt, nhưng không tách biệt nhau, trái lại ba phần này đã kết hợp thành một con người duy nhất, toàn diện và sống động.                             



Chương hai

THIÊN CHÚA BA NGÔI LÀ TÌNH YÊU TUYỆT ĐỐI, NÊN SỰ HỢP NHẤT NƠI NGÀI LÀ TUYỆT HẢO VÀ QUYỀN NĂNG CỦA NGÀI THÌ VÔ BIÊN

I. THIÊN CHÚA BA NGÔI LÀ TÌNH YÊU TUYỆT ĐỐI.

Khi nói đến tình yêu, chúng ta cần phân biệt hai thứ tình yêu: tình yêu tự nhiên và tình yêu siêu nhiên. Tình yêu tự nhiên thì phát xuất từ loài người, có tính tương đối, nên có thể thay đổi; còn tình yêu siêu nhiên thì phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi, có tính tuyệt đối, nên không bao giờ đổi thay.

Tình yêu tuyệt đối nơi Thiên Chúa là nguyên lý trọng tâm của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi; nghĩa là Thiên Chúa chính là nguồn mạch của tình yêu sáng tạo và cứu độ.

A – NỀN TẢNG TRONG THÁNH KINH

Thánh Kinh đã trình bày nhiều lần: “Thiên Chúa là Tình Yêu”



1. Thiên Chúa là Đấng yêu thương:

Thiên Chúa yêu thương loài người bằng tình yêu tuyệt đối, Ngài tạo dựng, nuôi sống và cứu độ loài người, mặc dầu loài người đã phản bội Chúa. Chúa Giêsu đã tuyên bố:



-“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16).

-“Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người.”  (Ga 3,35).

2. Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ đến cùng:

“Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.”  (Ga 13,1).

3. Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng và truyền cho các môn đệ giới răn yêu thương như Người đã yêu thương :

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” -  “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 13, 34; 15, 12-13)

4. Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá là bằng chứng tình yêu thương hoàn hảo:

Thánh Phaolô đã viết như sau:



- “Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.” (Rm 5,8).

-“Hãy sống trong tình bác ái, như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt.” (Ep 5,2).

- “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại.” (Tt 3,4).

5. Thiên Chúa là tình yêu:

Thánh Gioan đã trình bày như sau:



- “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu…

– “Tình yêu cốt ở điều này : không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.”

-“Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo.”

. . .


 - “Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người : Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình.” (1Ga 4,7-21).

B-  GIÁO HUẤN CỦA HỘI THÁNH

1. Hội Thánh tuyên xưng Thiên Chúa là Tình Yêu Vĩnh Cửu. 

Hội thánh đã dựa vào Thánh Kinh để trình bày như sau:



- “Trong dòng lịch sử của mình, It-ra-en đã khám phá ra Thiên Chúa chỉ có một lý do duy nhất tự mạc khải cho họ và đã chọn họ giữa tất cả các dân khác để thuộc về Người : đó là tình thương nhưng không của Người. Và nhờ các ngôn sứ, It-ra-en cũng hiểu rằng, chính vì yêu thương mà Thiên Chúa đã không ngừng giải cứu và tha thứ những bất trung và tội lỗi của họ.”

-“Tình thương của Thiên Chúa dành cho It-ra-en được so sánh với tình thương của một người cha đối với con mình (Hs 11,1). Tình thương đó còn mạnh hơn tình thương của một người mẹ dành cho con cái (Is 49,14-15).

– “Thiên Chúa yêu dân Người hơn cả một người chồng yêu vợ quý (Is 62,4-5). Tình yêu đó sẽ thắng vượt cả những bất trung tệ hại nhất (Ed 16; Hs 11); và sẽ đưa đến hồng ân quý giá nhất : “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người” (Ga 3,16).

– ”Tình thương của Thiên Chúa “Vĩnh Cửu (Is 54,8) :

- “Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình thương của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi.” (Is 54,10).

- “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương.” (Gr 31,3).

– ”Thánh Gioan còn đi xa hơn nữa khi xác nhận : “Thiên Chúa là Tình Thương” (1 Ga 4,8.16):

Bản thể của Người là tình thương, khi cử Con Một Người và Thánh Thần Tình Yêu đến trần thế lúc thời gian đã viên mãn,”

-”Thiên Chúa mạc khải điều bí ẩn thâm sâu nhất của Người (1 Cr 2,7-16; Ep 3,9-12); chính Người là sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – và Người đã tiền định cho ta được dự phần vào tình thương ấy.” (GLCG số 218-221). 

2. Hội Thánh còn khẳng định rằng: Chúng ta được trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa xuất phát trực tiếp từ tình thương Ba Ngôi.

-“Thiên Chúa là hạnh phúc trường cửu, sự sống bất diệt, ánh sáng không tàn lụi, Thiên Chúa là tình thương. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

- Thiên Chúa tự ý muốn thông chia vinh quang hạnh phúc của Người. Đó là “kế hoạch yêu thương” (Ep 1,9) mà Người đã cưu mang từ trước khi tạo dựng vũ trụ trong Con yêu dấu của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử trong Con của Người” (Rm 8,29), nhờ Thần trí làm nên nghĩa tử.” (Rm 8,15).

– ”Kế hoạch này là một ân sủng được trao ban từ muôn thuở (2 Tm 1,9-10) xuất phát trực tiếp từ tình thương Ba Ngôi. Tình thương này được trải ra trong công cuộc sáng tạo, trong toàn bộ lịch sử cứu độ sau khi nguyên tổ sa ngã, trong sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà sứ mạng Hội Thánh nối tiếp.” (GLCG số 257).         

C. NGUYÊN LÝ CĂN BẢN NƠI CÁC TẠO VẬT                        

Chúng ta tiếp tục quan sát sự sinh động của các tạo vật do Thiên Chúa Ba Ngôi sáng tạo. Các tạo vật đều có một yếu tố làm nguyên lý căn bản nối kết các yếu tố khác thành một tạo vật hoàn chỉnh và sống động.

– Nhựa sống lưu dẫn trong thân cây đã nối kết ba phần phân biệt nhau là gốc rễ, thân cây và cành lá thành một cây duy nhất. Do đó, nếu không có nhựa sống, thì cây không thể tồn tại và phát triển.

– Máu huyết trong cơ thể của loài người hoặc loài vật đã nối kết các bộ phận trong cơ thể thành một thân thể duy nhất. Nếu không còn máu trong cơ thể thì loài người hoặc loài vật sẽ chết.

– Trong gia đình, chính tình yêu thương đã nối kết người cha, người mẹ và con cái thành một gia đình duy nhất.

– Trong xã hội, mọi người luôn sống trong tình yêu để tồn tại và phát triển : tình vợ chồng, tình huynh đệ, tình gia tộc, tình làng xóm, tình đồng hương, tình dân tộc, tình nhân loại. . . 



 II. SỰ HỢP NHẤT NƠI THIÊN CHÚA LÀ TUYỆT HẢO

1. Tình yêu tuyệt đối nơi Thiên Chúa Ba Ngôi đã nối kết Ba Ngôi thành một Thiên Chúa duy nhất:

Sự hợp nhất nơi Thiên Chúa Ba Ngôi là tuyệt hảo; nghĩa là không có gì có thể chia rẽ Ba Ngôi Thiên Chúa. Ở đâu có Chúa Cha hiện diện, thì cũng có Chúa Con và Chúa Thánh Thần; và ngược lại ở đâu có Chúa Con thì cũng có Chúa Cha và Thánh Thần.

Chúa Giêsu đã tuyên bố:

– “Tôi và Chúa Cha là Một.”  (Ga 10,30).

- “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha.”  (Ga 10,38).

- “Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.” (Ga 14,11).

- “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14,9).

- “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.” (Ga 14,23-24).

- “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xẩy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.” (Ga, 16,13-15). 

2. Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ yêu thương nhau và hợp nhất với nhau thành một, như Ba Ngôi Thiên Chúa là một:

- “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.”

– “Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một. Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.”  (Ga 17,20-23).

III. QUYỀN NĂNG CỦA THIÊN CHÚA THÌ VÔ BIÊN

A – NỀN TẢNG TRONG THÁNH KINH

1. Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng.

Thánh Kinh đã ghi:



- “Người là Đấng Toàn Năng, ta chẳng sao vươn tới, Người cao cả, vì Người hùng mạnh và công minh. Người quyền năng, vì Người chính trực, nhưng chẳng áp bức ai.” (G 37,23).

– “Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh. Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con, nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.”  (Kn 12,18).

- “Lạy Chúa, Ngài vĩ đại quyền năng, Ngài oai vệ, vinh quang, rực rỡ, vì mọi sự trên trời dưới đất thuộc về Ngài. Ngài nắm giữ vương quyền, lạy Chúa, và địa vị tối cao, vượt trên tất cả. Ngài cũng là nguồn phú quý vinh quang. Chính Chúa làm bá chủ muôn loài : nắm trong tay dũng lực quyền năng, nhờ tay Ngài, tất cả lớn lên và mạnh sức.”  (1 Sbn 29,11-12).

– “Xin làm cho mọi dân nước và chi tộc nhận biết rằng: Ngài là Thiên Chúa, vì Thiên Chúa nắm giữ mọi quyền năng và sức mạnh; và chẳng một ai khác, ngoại trừ Ngài, có thể phù hộ dòng giống Ít-ra-en.” (Gđt 9,14).

- ”Ý định Ngài cao cả, quyền năng Ngài mạnh mẽ để thực hiện những kỳ công. Ngài là Đấng để mắt theo dõi mọi đường lối của con cái loài người, để ban cho ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm.”  (Gr 32,19).

- “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người.” (Rm 1,20).

2. Thiên Chúa quyền năng đã thực hiện chương trình sáng tạo:

Thiên Chúa Ba Ngôi đầy quyền năng, Ngài làm đuợc mọi việc. Ngài đã sáng tạo toàn thể vũ trụ vạn vật và loài người. Ngài xếp đặt muôn vật theo một trật tự kỳ diệu. Ngài dùng quyền năng và chỉ phán một lời liền có mọi sự :

   - “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất …  

 -“Thiên Chúa phán : “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” . . .



– “Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ.”  (St 1,1-28).

3. Thiên Chúa thể hiện quyền năng qua mầu nhiệm nhập thể.

- “Sứ thần nói với bà Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,35).

-“Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”  (Lc 1,37).

- “Bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt 1,18).

- “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt 1,20).

“Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.” (Lc 4,14).

“Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Đấng hiện có và đã có, chúng con xin cảm tạ Ngài đã sử dụng quyền năng mạnh mẽ và lên ngôi hiển trị.”  (Kh 11,17).

4. Thiên Chúa thể hiện quyền năng qua mầu nhiệm Phục sinh.

a) Chúa Giêsu phục sinh:

- “Thật vậy, Người đã chịu đóng đinh vì mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Cả chúng tôi nữa, trong Đức Kitô, chúng tôi cũng mang thân phận yếu hèn, nhưng cùng với Người, chúng tôi sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa để xử sự với anh em.” (2 Cr 13,4).

– “Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.” (Rm 1,4).

- “Vấn đề là được biết Chúa Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người.” (Pl 3,10).

- “Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời.” (Dt 1,3).

b) Chúa sẽ cho loài người sống lại:

- “Chúa Giêsu trả lời người Sađốc về sự sống lại của loài người : “Các ông lầm, vì không biết Thánh Kinh, cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa.”  (Mt 22,29).

- “Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại.” (1 Cr 6,14).

-“Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.”  (Rm 6,4). 

- “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3,21).

- “Anh em đã cùng được mai táng với Chúa Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết.”  (Cl 2,12).

5. Thiên Chúa thể hiện quyền năng qua việc làm chứng của các tông đồ:

- “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng.” (Cv 4,33).

- “Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.” (1 Cr 2,4-5).    

“Bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, bằng quyền năng của Thánh Thần. Như vậy, từ Giêrusalem, đi vòng đến tận miền I-ly-ri, tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Chúa Kitô.” (Rm 15,19).

“Nhưng nếu Chúa muốn, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đến với anh em, và tôi sẽ được biết, không phải tài ăn nói của những kẻ kiêu ngạo đó, mà là quyền năng của Thần Khí.” (1 Cr 4.19).

“Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng.” (Rm 15,13).

 - “Được Thiên Chúa chứng thực bằng những dấu lạ điềm thiêng, bằng nhiều quyền năng khác nhau và bằng các ân huệ của Thánh Thần mà Người phân phát tuỳ ý muốn của Người.” (Dt 2,4).

 6. Thiên Chúa thể hiện quyền năng qua việc phán xét:



 a) Chúa phán xét những thiên thần phạm tội:

-“Những thiên thần đã không giữ địa vị của mình, nhưng rời bỏ nơi mình ở, thì Người dung xiềng xích mà giam giữ họ đời đời trong ơi tối tăm, để chờ phán xét trong Ngày lớn lao.” (Gđ 1,6).

 - “Thật vậy, Thiên Chúa không dung thứ cho các thiên thần phạm tội, nhưng đã đẩy họ vào hố Địa Ngục tối tăm, giữ họ để chờ cuộc phán xét.” (2 Pr 2,4).

b) Chúa phán xét loài người:

Chúa Giêsu đã tuyên bố:



-“Chúa Cha không xét xử một ai, nhưng đã ban cho Người Con mọi quyền xét xử.” (Ga 5,22).

 Chúa Giêsu đã báo trước ngày tận thế, Người sẽ đến trong quyền năng và sẽ phán xét toàn thể nhân loại:



- “Trong những ngày đó, sau cơn gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng. Các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.” (Mc 13,24-27; Lc 21,25-28; Mt 24,29-31).

Chúa sẽ thưởng phạt theo tiêu chuẩn tình yêu siêu nhiên:        

- “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa ta đói, các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống. Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”

- “Ta bảo thật các ngươi : Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,34-40).

– “Quân bị nguyền rủa kia; đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngôi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.”

 – “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.”

“Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.” (Mt 25,41-46).     

B. BẰNG CHỨNG TRONG VŨ TRỤ - VẠN VẬT

Thiên Chúa Ba Ngôi thể hiện quyền năng qua các thụ tạo trong vũ trụ. Ngài đã xếp đặt muôn vật theo một trật tự thật kỳ diệu. Chúng vận hành và liên hệ mật thiết với nhau:

1/ Các loài thực vật và động vật luôn vận hành, biến đổi và phát triển theo quy luật do Thiên Chúa Ba Ngôi quyền năng đã ấn định. Loài nào phát triển theo loài ấy, nhưng liên hệ với nhau.

2/ Các bộ phận trong thân thể loài người cũng luôn vận hành nhằm biến đổi các yếu tố chung quanh, từ tình trạng chết (các thức ăn) biến thành sự sống (thân thể sống động), đúng theo quy luật Thiên Chúa đã quy định. Thật vậy, thân thể loài người là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất chung quanh, gồm : chất đặc, chất lỏng và chất khí.

3/ Mặt trời, mặt trăng, trái đất và các hành tinh trong vũ trụ bao la cũng xoay vần theo các quỹ đạo do Thiên Chúa quyền năng xếp đặt, nhờ đó chúng đã tồn tại và vận hành không ngừng.             

Chương ba

GỢI Ý THỰC HÀNH

Sau khi đã hiểu biết ý nghĩa của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi và xây dựng đời sống cá nhân cũng như tập thể trên tình yêu thương tuyệt đối, bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi để xứng đáng là con cái của Ngài.   

 1.   ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

a) Mỗi khi làm dấu thánh giá và đọc : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, để tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy làm dấu thánh giá một cách chậm rãi. Chúng ta phải vẽ phần thân của thánh giá dài hơn phần đầu; vì nếu vẽ phần thân thánh giá ngắn hơn phần đầu, là chúng ta đã vẽ thánh giá ngược !

Khi vẽ hình thánh giá trên mình, là chúng ta tưởng nhớ và tuyên xưng tình yêu thương tuyệt đối nơi Thiên Chúa Ba Ngôi qua sự chết và sống lại vinh hiển của Ngôi Hai Thiên Chúa. Chính Người là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại được Chúa Cha sai đến trần gian.

Thật vậy, thánh giá là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo đã chiến thắng sự chết; là biểu tượng của tình yêu thương cứu độ.

b) Mỗi lần tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta không chỉ làm dấu thánh giá, mà chúng ta còn phải mời Chúa Ba Ngôi ngự trong tâm hồn. Chúng ta xin Ngài nâng tình yêu tự nhiên của chúng ta lên tình yêu siêu nhiên.

Nhờ tình yêu siêu nhiên, chúng ta sẽ cảm nhận được Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa (Ga 14,23; 15,4-10).

Nhờ tình yêu siêu nhiên, chúng ta mới có thể yêu thương tất cả mọi người (Mt 7,12); yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương (Ga 13,1.34; Lc 23,34); và yêu thương cả kẻ thù như Chúa dạy (Mt 5,43-48; Lc 6,27-28.32-36); không còn kỳ thị hay tách biệt (1 Cr 12,13; Cl 3,11).

 2.   ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

a) Nền tảng để thiết lập giao ước hôn nhân và xây dựng gia đình chính là tình yêu. Nhưng trong thực tế, nhiều đôi hôn nhân và gia đình chỉ xây dựng trên tình yêu tự nhiên, nên khi gặp hoàn cảnh khó khăn, hoặc vì lý do nào đó, gia đình của họ dễ tan vỡ, có khi ly thân, ly dị, hoặc đối xử tệ với nhau. Họ đã tách biệt nhau, mỗi người một ngả.

b) Vì thế, các gia đình Công giáo, muốn được bình an, hạnh phúc, thì phải mời Chúa Ba Ngôi ngự trị trong gia đình. Cầu xin Ngài nâng tình yêu tự nhiên giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái lên tình yêu siêu nhiên.

Nhờ tình yêu siêu nhiên mọi thành phần trong gia đình sẽ không tách biệt nhau và mới có thể chu toàn các bổn phận đối với nhau và trung thành với nhau trọn đời.  

Nhờ tình yêu siêu nhiên, các gia đình không chỉ quan tâm đến những người trong gia đình nhỏ bé của mình; nhưng còn quan tâm giúp đỡ các gia đình chung quanh, trong gia tộc, trong khu xóm, để mọi người yêu thương đoàn kết với nhau, cùng nhau xây dựng Hội Thánh và thế giới ngày một tươi đẹp hơn.

 3.   ĐỜI SỐNG TRONG HỘI THÁNH

a) Chúa Giêsu đã thành lập Hội Thánh. Người đã ban cho Hội Thánh một giới răn mới là yêu thương như Người yêu thương, nghĩa là tình yêu siêu nhiên, tình yêu hoàn hảo (Ga 13,34-35; 15,12-17), để mọi người trong Hội Thánh được “hoàn toàn nên một” như Thiên Chúa Ba Ngôi là một (Ga 17,20-23).

Thánh Phaolô cũng trình bày Hội Thánh đã được “Người thánh hoá và thanh tẩy bằng nước và lởi hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lầy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền.” (Ep 5,26-27).

b) Nhưng thực tế, trong Hội Thánh hiện nay, vẫn còn một số người chưa hiểu được ý nghĩa của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tình yêu của họ chưa được nâng lên tình yêu siêu nhiên, nên trong sinh hoạt hằng ngày, họ vẫn còn sống tách biệt giữa giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, giữa người giầu và người nghèo; giữa người già và người trẻ. Và có người còn kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia hay các miền Nam Bắc. . .

c) Để xứng đáng là thành viên trong Hội Thánh lý tưởng của Chúa Kitô, mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta hãy xin Chúa Ba Ngôi đến ngự trị trong tâm hồn mọi thành phần trong Hội Thánh. Chúng ta xin Chúa Ba Ngôi biến đổi tình yêu tự nhiên sẵn có nơi mỗi người, thành tình yêu siêu nhiên.

Nhờ tình yêu siêu nhiên, mọi người mới có thể xoá đi những tách biệt và kỳ thị. Nhờ tình yêu siêu nhiên, các thành phần trong Hội Thánh sẽ đoàn kết hợp nhất với nhau để xây dựng Hội Thánh và chứng minh cho mọi người thấy là chúng ta là con cái Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nhờ tình yêu siêu nhiên, tất cả mọi thành phần trong Hội Thánh sẽ tích cực chu toàn sứ mệnh Chúa trao: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,19-20).  

 4.   ĐỜI SỐNG TRONG XÃ HỘI.

 a) Mọi người trong xã hội, là những người chưa tin nhận Thiên Chúa Ba Ngôi, nên họ chỉ sống theo tình yêu tự nhiên phát xuất từ con người, mà tình yêu tự nhiên thì luôn luôn thay đổi. Trong khi có nhiều người ngày nay đã nhận tiền tài và danh vọng là vị thần để tôn thờ, nên họ coi người khác như kẻ thù và tìm mọi cách tiêu diệt nhau, do đó chiến tranh đã xẩy ra triền miên.

b) Với tình yêu siêu nhiên, chúng ta hãy tích cực rao giảng Tin Mừng cho mọi người biết: Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là Cha yêu thương; Ngài yêu thương tất cả mọi người không trừ ai. Ngài muốn mọi người trên thế giới cũng yêu thương nhau bằng tình yêu siêu nhiên và nhìn nhận nhau là anh chị em trong một nhà, con một Cha. Ngài luôn mở rộng cửa Trời để đón tiếp họ, nếu họ sám hối, bỏ con đường dối trá, bất công và ích kỷ.

Quả thật, khi nào mọi người trên thế giới đều tin nhận Thiên Chúa Ba Ngôi và sống trong tình yêu siêu nhiên, thì thế giới sẽ có Hoà Bình đích thật.

Nguyện xin Chúa Ba Ngôi ngự trị trong tâm hồn mọi người. Amen.



 Lm Giuse Hoàng Kim Đại

[Nguồn: kênh thông tin xuanbichvietnam]


BÀI ĐỌC THÊM (21)

MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI

Trong sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo

Theo chương trình chuẩn bị Năm thánh 2000 Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã đề ra Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, sau khi đã dành trọn ba năm để tìm hiểu và suy nghĩ về Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ duy nhất, Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống và Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, mục tiêu của cuộc cử hành năm Toàn xá 2000 sẽ là việc tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi là cội nguồn và cùng đích của lịch sử nhân loại và toàn thể vũ trụ (Xem tông thư Tiến về ngàn năm thứ ba, số 55).

Vì thế, thiết nghĩ công việc bổ ích và thực tiễn nhất đối với đa phần tín hữu Công giáo Việt Nam chúng ta là cùng nhau tìm hiểu giáo lý chính thức của Giáo Hội về mầu nhiệm này, như đã được trình bày trong sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo do Tòa Thánh đã công bố năm 1992 (hiệu đính năm 1997). Sách đã được chuyển dịch sang việt ngữ và được Tòa Tổng Giám Mục Thành phố Hồ Chí Minh phổ biến năm 1997.

TRÌNH BÀY GIÁO HUẤN VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI theo SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO: Đoạn trình bày giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi, gồm từ các số 232 đến 267 trong sách Giáo lý, được chia làm bốn phần : dẫn nhập, giải thích mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đã được mặc khải thế nào, Giáo Hội dạy điều gì về mầu nhiệm này và, sau hết, sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần hoàn tất kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

I. PHẦN DẪN NHẬP (232-237): Đoạn này mở đầu với lời khẳng định mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống kitô hữu (234). Điều tích cực đáng ghi nhận là Sách Giáo lý khởi đi từ Phụng vụ (232) : Thánh Tẩy là bí tích qua đó chúng ta được dẫn đến không phải với một vị Thiên Chúa chung chung nhưng là một Thiên Chúa Ba Ngôi. Các Kitô hữu được rửa tội "nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mt 28,19). Cần lưu ý rằng động từ mà chúng ta dịch bằng "rửa tội" thật ra, theo từ nguyên, chỉ có nghĩa là "dìm". Cũng vậy, thuật ngữ "nhân danh" không nhắm diễn tả nguồn gốc của phép rửa nhưng đúng hơn "hướng vươn tới" hay "nhắm đến". Nhờ phép rửa, từ nay cuộc sống chúng ta qui hướng về và được thánh hiến cho Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hòa nhập vào sức năng động của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tuy nhiên Danh Thiên Chúa là một danh duy nhất chứ không phải ba danh (233). Sách Giáo lý cũng nhắc nhớ rằng hình thức nguyên thủy của lời tuyên xưng đức tin khi chịu phép rửa tội là hình thức hỏi đáp ; trước khi ban bí tích rửa tội, người ta hỏi thỉnh nhân ba câu, dựa trên cấu trúc của kinh Tin Kính : Anh (chị, em) có tin kính Thiên Chúa Cha toàn năng không ? Có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, . không ? Có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh và tin xác loài người ngày sau sống lại không ? Sau mỗi lần trả lời : "Tôi tin", người ban phép rửa sẽ nhấn thụ nhân xuống nước. Đó là cách thức cử hành bí tích rửa tội trong các thế kỷ đầu.

Sách Giáo lý khẳng định "mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống kitô hữu". Đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa "cho chúng ta". Mầu nhiệm này còn là nguồn mạch phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Giáo huấn về mầu nhiệm này là giáo huấn cơ bản và trọng yếu nhất theo "phẩm trật các chân lý đức tin". (234) ; (Theo Bản chỉ nam tổng quát về việc huấn giáo, số 43, các chân lý cơ bản về đức tin có thể được tập hợp dưới bốn đề mục cơ bản : mầu nhiệm Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ; mầu nhiệm Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể ; mầu nhiệm Chúa Thánh Thần ; mầu nhiệm Hội Thánh là nhiệm thể Đức Kitô, trong đó Đức Maria có một vị trí trổi vượt.

Đoạn này bao gồm một lời khẳng định quan trọng về bản nhất của mặc khải : "Trọn lịch sử cứu độ chỉ là lịch sử về đường lối và các phương tiện mà Thiên Chúa chân thật và duy nhất là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần dùng để tự mặc khải, để giao hòa và kết hợp với Người những ai từ bỏ tội lỗi". Điều được khẳng định ở đây là Thiên Chúa tự tại chính là Thiên Chúa đã tự mặc khải trong lịch sử cứu độ và việc trình bày về lịch sử cứu độ này trong Kinh Thánh là một con đường đáng tin cậy dẫn đưa chúng ta đến bản tính ba ngôi của Thiên Chúa.

Phần dẫn nhập còn bàn thêm về sự phân biệt các giáo phụ đã đưa ra giữa "thần luận" (theologia) và "kế hoạch hay nhiệm cục" (oikonomia). Từ "thần luận" ở đây được định nghĩa là mầu nhiệm đời sống nội tại nơi Thiên Chúa Ba Ngôi còn "kế hoạch hay nhiệm cục" (cứu độ) chỉ các công cuộc của Thiên Chúa trong việc tạo dựng và lịch sử cứu độ. Kế hoạch cứu độ tỏ bày đời sống nội tại nơi Thiên Chúa và ngược lại thần luận (đời sống nội tại của Thiên Chúa) làm sáng tỏ kế hoạch cứu độ. Sách Giáo lý gợi lên sự tương tự trong các tương quan nhân loại : con người biểu lộ chính mình qua hành động và càng hiểu biết một người thì càng hiểu rõ hành động của họ hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải khiêm tốn nhận rằng, chúng ta không biết gì trực tiếp về "hữu thể nội tại" của Thiên Chúa mà chỉ biết những gì Thiên Chúa mặc khải về chính mình qua công cuộc tạo dựng, nơi bản thân Đức Giêsu Kitô và qua sự hiện diện và hoạt động thường tồn của Chúa Thánh Thần.

II. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI ĐÃ ĐƯỢC MẶC KHẢI THẾ NÀO? (238-248): Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm đức tin theo nghĩa chặt chẽ : thực vậy, nếu không có Thiên Chúa mặc khải, chúng ta không biết gì về Ba Ngôi, trước việc nhập thể của Con Thiên Chúa và sứ mạng của Chúa Thánh Thần.

Trong ba số (238-240), Sách Giáo lý đề cập đến danh Thiên Chúa là Cha. Đối với một số tôn giáo, Thượng Đế được coi là Cha theo một nghĩa rộng, nhưng dân It-ra-en gọi Thiên Chúa là Cha xét như Người là Đấng Tạo Hóa (Đnl 32,6 ; Ml 2,10), vì đã giao ước và ban lề luật cho It-ra-en (Xh 4,22), là Cha của vua It-ra-en, Cha của người nghèo, của cô nhi, quả phụ (x.2 Sm 7,14 ; Tv 68,5-6). Sách Giáo lý trình bày những điều trên để nói lên rằng, Thiên Chúa trước hết là cội nguồn và là Đấng uy quyền siêu việt, đồng thời, Người cũng là Đấng nhân hậu yêu thương chăm sóc mọi con cái. Sách Giáo lý nhìn nhận rằng lòng trìu mến này của Thiên Chúa như của bậc cha mẹ có thể được diễn tả qua hình ảnh Kinh Thánh về tình mẫu tử (Is 66,13 ; Tv 131,2), làm rõ nét hơn mối thâm tình giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Như vậy, tính cách làm Cha của Thiên Chúa liên hệ đến tính siêu việt còn tính cách làm mẹ diễn tả tính nội tại nhiều hơn. Tuy nhiên, mặc dù có sự tương tự giữa Thiên Chúa và Cha mẹ nhân loại, Thiên Chúa vượt trên sự phân biệt nam nữ. Người không là nam mà cũng không là nữ (239).

Những chứng từ về tính cách làm Cha của Thiên Chúa trong Tân Ước thì mạnh hơn nhiều. Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha không phải chỉ với tư cách Người là Đấng Tạo Hóa, nhưng theo một nghĩa hết sức cá vị : Thiên Chúa là Cha của Người Con duy nhất (Mt 11,27).

Từ cơ sở Kinh thánh này, Sách Giáo lý chuyển sang lời tuyên xưng của các tông đồ về Đức Giêsu Kitô là "Ngôi Lời của Thiên Chúa" trong Tin Mừng Gioan (Ga 1,1), là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), là "phản ánh huy hoàng, là hình ảnh của bản thể Thiên Chúa" (Dt 1,3) (241). Tiếp đó, Sách Giáo lý nhắc đến công đồng chung thứ nhất Ni-xê-a năm 325, khẳng định rằng Chúa Con "đồng bản thể" với Chúa Cha (242). Công đồng Con-tan-ti-nô-pô-li năm 381 xác định chi tiết hơn Đức Kitô là "Con Một Thiên Chúa sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra chứ không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha".



Chúa Thánh Thần, mặc dù đã hoạt động ngay từ lúc khởi đầu công cuộc sáng tạo và qua các ngôn sứ trong Cựu Ước, đã được Đức Kitô cử đến cách đặc biệt, như ta đọc thấy trong các chương 14-16 của Tin Mừng Gioan. Từ dữ kiện này trong Tân Ước, Sách Giáo lý chuyển sang khẳng định như một tín điều rằng "Chúa Thánh Thần được mặc khải như một ngôi vị khác", trong tương quan với Đức Giêsu và với Chúa Cha (243). Nguồn gốc vĩnh cửu của Chúa Thánh Thần được mặc khải trong sứ mạng (việc sai đến) trần thế của Người, trong kế hoạch cứu độ (244). Công đồng Con-tan-ti-nô-pô-li khẳng định thiên tính của Chúa Thánh Thần, vì Người cùng được phụng thờ và tôn vinh như Thiên Chúa. Công đồng Tô-lê-đô (năm 638) cũng khẳng định "Chúa Cha là nguồn gốc và khởi thủy của tất cả thiên tính (của Chúa Con và Chúa Thánh Thần). Công đồng Tô-lê-đô thứ XI (năm 675) khẳng định Chúa Thánh Thần là Thần khí của cả Chúa Cha và Chúa Con (Filioque).

Sách Giáo lý sau đó giải thích vắn tắt thuật ngữ Filioque (Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con), trưng dẫn công đồng Flo-ren-xê năm 1438 trình bày công thức đức tin của Giáo Hội Công giáo Rô-ma về điểm này. Sách Giáo lý nhìn nhận rằng từ ngữ đó không có trong kinh tin kính của công đồng Con-tan-ti-nô-pô-pô-li năm 381 và đã dần dần được đưa vào trong phụng vụ và thần học tây phương. Từ Filioque xuất hiện lần đầu trong phụng vụ ở thế kỷ VIII.

Các Giáo Hội đông phương không tuyên xưng Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha "và Chúa Con". Trên thực tế, việc Giáo Hội tây phương thêm từ Filioque (và Chúa Con) vào kinh tin kính làm cho các Giáo Hội chính thống rất khó chịu và bực bội vì cảm thấy họ bị áp đặt cách đơn phương. Sách Giáo lý giải thích rằng Giáo Hội đông phương cũng tin rằng Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con, đồng thời gợi ý rằng hai truyền thống đông và tây, nếu không quá cứng nhắc, đều có thể bổ sung cho nhau cách chính đáng và không phương hại đến sự đồng nhất đức tin về cùng một thực tại mầu nhiệm được hai bên cùng tuyên xưng (248).

SỰ HÌNH THÀNH TÍN ĐIỀU THIÊN CHÚA BA NGÔI: Sách Giáo lý khẳng định rằng chân lý mặc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi, ngay từ buổi sơ khai, đã được Hội Thánh nhận biết và tuyên xưng, chủ yếu là qua bí tích Thánh Tẩy. Chẳng hạn, lời chào ta gặp thấy ở đầu phụng vụ Thánh Thể : "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em" (2 Cr 13,13). Thật ra, người ta có thể tìm thấy những dữ kiện cơ bản mà sau này, ở thế kỷ thứ IV, sẽ được lập thành công thức đức tin chứ ngay từ đầu không có một giáo huấn minh nhiên về mầu nhiệm này trong Tân Ước.

Trong ba thế kỷ đầu của Kitô giáo, đã có nhiều chất liệu thần học, đặc biệt là trong lãnh vực kitô học và, sau cùng, trong lãnh vực thần học về Ba Ngôi. Mặc dù không nhắc đến tên, nhưng rõ ràng Sách Giáo lý nhắm đến Ariô, một linh mục ở Alexandria bên Ai Cập (k. 256-336), khi nói đến những sai lầm làm lệch lạc đức tin của Hội Thánh (250). Ariô là người cho rằng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, có một bản thể khác với Chúa Cha và không bằng Chúa Cha.

Sách Giáo lý bàn thêm về một số thuật ngữ chuyên môn được các nhà thần học sử dụng, như "bản thể", "ngôi vị" và "tương quan". "Bản thể" chỉ yếu tính hay bản tính và được dùng để diễn tả sự duy nhất của thiên tính. "Ngôi vị" liên hệ đến những sự phân biệt giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. "Tương quan" qui chiếu về việc sự phân biệt giữa Ba Ngôi cốt tại mối liên hệ của mỗi ngôi vị với hai ngôi kia" (252". Sách Giáo lý lưu ý rằng, khi dùng các thuật ngữ này, dựa vào những khái niệm bắt nguồn từ triết học, Hội Thánh không muốn đức tin lệ thuộc vào một sự khôn ngoan trần thế nào, nhưng đã gán cho các từ ngữ đó một ý nghĩa mới, ngõ hầu từ nay chúng sẽ được dùng để diễn đạt một mầu nhiệm khôn tả" (251).

Trong đoạn trình bày "Tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi", Sách Giáo lý đưa ra ba khẳng định cơ bản ta có thể tìm thấy trong các lời tuyên bố của các công đồng, cách riêng công đồng Tô-lê-đô XI (năm 675), La-tê-ra-nô IV (năm 1215) và Flo-ren-xê (1442).



Thứ nhất, Ba Ngôi là Một. Không có ba Thiên Chúa, nhưng một Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi. Mỗi ngôi vị Thiên Chúa là Thiên Chúa trọn vẹn, nghĩa là mỗi ngôi vị Thiên Chúa bản tính Thiên Chúa.

Thứ hai, các ngôi vị Thiên Chúa thực sự phân biệt với nhau. Điều đó có nghĩa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là những "hình thái" (hay những cách thức hiện hữu khác nhau) của một hữu thể Thiên Chúa duy nhất. Ở đây, sách Giáo lý vận dụng quan điểm của Giáo Hội chính thống hy lạp để giải thích các ngôi vị Thiên Chúa phân biệt với nhau do các mối "tương quan về nguồn gốc", nghĩa là tính cách đặc trưng phân biệt mỗi ngôi vị phát xuất từ nguồn gốc "bởi đâu mà đến". Như vậy, Chúa Cha là "Khởi nguyên vô nguyên", không đến từ ai ; Chúa Con được "sinh ra", đến từ Chúa Cha ; Chúa Thánh Thần "phát xuất", đến từ Chúa Cha.

Thứ ba, Các Ngôi vị Thiên Chúa có liên hệ với nhau. Ba Ngôi Thiên Chúa không "chia nhau" một thiên tính duy nhất. Mặc dù bản văn không dùng từ thần học chuyên môn perichoresis (tiếng hy lạp) hay circumincessio (tiếng la tinh), có nghĩa là tương thuộc hay tương tại, nhưng cũng ghi rõ, tuy Ba Ngôi thực sự phân biệt với nhau, Ba Ngôi liên kết chặt chẽ với nhau, ở trong nhau. Chính mối tương quan đó làm nên tính duy nhất của Thiên Chúa. Bản văn lấy lại lời tuyên bố của công đồng Flo-ren-xê rằng "mọi sự đều là một (nơi Ba Ngôi) ở đâu không có sự đối lập về tương quan" (Ở chỗ này bản dịch việt ngữ 1997, trang 108, không chuẩn). (255). Cũng nên ghi nhận rằng khi trưng dẫn công đồng Flo-ren-xê bản văn qui chiếu về cách hiểu sự phân biệt các ngôi vị theo Giáo Hội la tinh chứ không phải hy lạp vì nói đến những "tương quan đối lập".

III. SỨ MẠNG CỦA CHÚA CON VÀ CHÚA THÁNH THẦN (257-260): Đoạn sau cùng bàn về các sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong kế hoạch cứu độ. Lời lẽ ở đây đầy chất Kinh thánh và gợi cảm. Bản văn dựa trên thánh thi phụng vụ rất đẹp trong thư Êphêsô 1,3-14. Bản văn mô tả việc Thiên Chúa tuyển chọn chúng ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, Người tạo dựng trong Đức Giêsu Kitô và tiền định cho ta làm nghĩa tử của Người, nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, được kêu gọi để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa. Kế hoạch này phát xuất từ tình thương của Thiên Chúa, được biểu lộ trong công trình tạo dựng, trong lịch sử cứu độ và trong sứù mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà sứ mạng của Hội Thánh tiếp nối (257).

Kế hoạch cứu độ là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa ; bởi vì bản tính Thiên Chúa là một, nên Ba Ngôi chỉ có cùng một hoạt động. Nhưng đồng thời sự duy nhất không được làm lu mờ căn tính riêng biệt của từng ngôi vị. Do đó, phải nói rằng tạo vật phát xuất từ Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Sứ mạng của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần, sự hiện diện và hoạt động của hai Ngôi vị này trong kế hoạch cứu độ phải biểu lộ đặc tính độc nhất của từng ngôi vị (258-259).

Sau hết, cùng đích của toàn bộ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa là cho các thụ tạo được thông dự vào cuộc sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Bản văn kết thúc với một lời nguyện của chân phúc Ê-li-sa-beth Chúa Ba Ngôi trong đó chân phúc cầu xin cho được kết hiệp trọn vẹn hơn với Thiên Chúa Ba Ngôi.



MỘT VÀI SUY TƯ: Trong lời mở đầu, Sách Giáo lý xác định rõ mục tiêu là dành cho các vị phụ trách huấn giáo mà đứng đầu là các giám mục, với tư cách là Thầy dạy đức tin và mục tử trong Hội thánh (số 12). Vì thế, đối với đa phần các tín hữu, kể cả các tu sĩ, việc thấu triệt giáo huấn được trình bày trong quyển sách này không phải là điều dễ dàng, nếu đã không được trang bị trước với một số kiến thức chuyên môn về thần học, nhất là về những gì liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, tuy các soạn giả đã cố tránh tối đa những thuật ngữ quá chuyên môn.

Ngoài ra, chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét liên hệ đặc biệt hơn với phần trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.



A. VỊ TRÍ CỦA GIÁO HUẤN VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI TRONG TOÀN BỘ PHẦN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN: Mặc dù đề tài về Thiên Chúa Ba Ngôi còn được nhắc đến ở nhiều chỗ khác trong quyển Giáo lý, giáo huấn về mầu nhiệm này chủ yếu được triển khai trong mục 1 ("Tôi tin kính Đức Trời là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất") của kinh Tin kính các Tông đồ, trong chương một có tựa đề là : "Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha". Vị trí của giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi là một vấn đề thường được đặt ra ngày nay trong thần học tín lý cũng như trong việc soạn thảo các sách giáo lý. Ta cần lưu ý ngay rằng trong các kinh Tin kính, không hề có lời tuyên xưng trực tiếp về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi mà chỉ tuyên xưng đức tin về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong thần học kinh viện, từ thời Trung Cổ, người ta bàn về Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi trong cùng một khái luận ("De Deo Uno et Trino"). Vì lẽ đó, theo truyền thống lâu đời, trong các sách thần học tín lý cũng như các sách giáo lý, giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi được trình bày ngay ở đầu, sau khi đề cập đến mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất. Điều này cũng hợp lý nếu chúng ta xem xét mọi sự từ quan điểm của Thiên Chúa. Thế nhưng rõ ràng ngày nay người ta thích tiếp cận mầu nhiệm Thiên Chúa khởi đi từ lịch sử cứu độ hơn. Theo cách này, chúng ta nhận biết Thiên Chúa qua các công trình Người thực hiện trong vũ trụ vật chất, cách riêng trong việc nhập thể của Chúa Con và sứ mạng của Chúa Thánh Thần. Vấn đề Thiên Chúa duy nhất chỉ được bàn đến sau khi đã khẳng định, dựa trên Kinh Thánh, rằng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng là Thiên Chúa do vai trò của Ba Đấng trong chương trình cứu độ.

Vì vậy, ta có thể tự hỏi liệu có nên đặt giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi sau cấu trúc kinh Tin kính đã ấn định hay không, nghĩa là ở cuối đoạn II, sau khi đã trình bày về mầu nhiệm Chúa Cha (chương 1), Chúa Con (chương 2) và Chúa Thánh Thần (chương 3). Cách sắp xếp này sẽ biểu thị rằng giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi là khẳng định tổng hợp đức tin Kitô giáo, chứ không phải là một nguyên lý tiên thiên mà từ đó người ta có thể suy diễn ra mọi chân lý đức tin. Hơn nữa, chương trình chuẩn bị Năm Thánh 2000 cũng đi theo lược đồ đó, sát với lịch sử cứu độ, khi đề ra cho chúng ta học hỏi về Đức Giêsu Kitô, về Chúa Thánh Thần và về Chúa Cha và sau cùng tổng kết trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Đọc lại các câu xướng đáp mở đầu các kinh cầu, ta cũng gặp lại thứ tự đó.

Giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi cần được quan niệm là một giáo huấn có liên hệ mật thiết với công cuộc cứu độ và do đó không thể tách rời khỏi giáo huấn về Chúa Kitô (Kitô học) và về Chúa Thánh Thần (Thánh Linh học, môn học thường bị quên lãng nhiều nhất). Cả ba mầu nhiệm chính này làm thành một thể duy nhất và phản ánh chương trình cứu độ được Chúa Cha thực hiện, nhờ Đức Kitô, trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thật ra, ta phải khẳng định rằng hết mọi khía cạnh của đức tin kitô giáo đều mang dấu ấn của Ba Ngôi. Nói cách khác, Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong mọi lãnh vực của đời sống Kitô hữu như Sách Giáo lý có vắn tắt gợi lên ở đầu số 234. Do đó, thiết tưởng cũng nên làm sáng tỏ mối tương quan của giáo huấn về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi với nền tu đức, luân lý kitô giáo và Giáo Hội học. Ta phải công nhận rằng chân lý trọng yếu này được bảo toàn cách riêng trong phụng vụ, tuy có lẽ nhiều tín hữu chưa ý thức đầy đủ về điều này. Chiều hướng của nền thần học và khoa huấn giáo hiện đại đang nỗ lực tìm lại các chân lý và nhận thức chủ yếu của giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi và diễn đạt bằng những từ ngữ mà con người ngày nay có thể hiểu được và nhờ đó làm sáng tỏ các chiều kích thực tiễn và mang tính cứu độ của giáo huấn này.



B. NHỮNG CHIỀU KÍCH THỰC TIỄN CỦA GIÁO HUẤN VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI: Có lẽ cách tốt nhất để tìm ra những hệ lụy thực tiễn của giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi là trở về với các giáo phụ trước và sau công đồng Ni-xê-a (325) là những người đã nhấn mạnh đến kế hoạch cứu độ và sự phân biệt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa khi thực hiện các hành vi cứu độ trong lịch sử. Cách tiếp cận này sẽ tránh được khuynh hướng đưa ra những suy diễn thiếu cơ sở về "đời sống nội tại" của Thiên Chúa.

Giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi mang tính thực tiễn vì liên hệ đến đời sống của Thiên Chúa mà loài thụ tạo được thông dự vào. Dĩ nhiên chiều kích thực tiễn này không cung cấp những giải đáp trước mắt cho mọi cuộc tranh chấp giữa con người. Đúng hơn, giáo huấn này hướng chúng ta đến một lẽ khôn ngoan, một phương cách nhận định điều Thiên Chúa dự tính trong kế hoạch cứu độ của Người. Đời sống kitô giáo bao hàm việc nhận biết, yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa được mặc khải trong Đức Kitô và hành động phù hợp với mặc khải này.

Đức Giêsu Kitô rao giảng triều đại Thiên Chúa đến gần và mặc khải trật tự của trong gia đình mới của Người, trong đó hết mọi người, cách riêng những người bị loại trừ như người phong cùi, người phụ nữ Samaria, sẽ sống chung an hòa với những người nắm giữ những vị thế ưu đãi. Quả thực, trật tự mới này lan rộng đến trật tự tạo dựng, bởi lẽ trong triều đại đang đến của Thiên Chúa, mọi tạo vật sẽ tìm được sự viên mãn. Trong cái nhìn của Isaia, thậm chí sói và chiên con sẽ nằm chung với nhau (Is 11,6).

Sách Giáo lý khẳng định rằng "cùng đích của toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa là đưa các thụ tạo vào sự kết hợp trọn vẹn với Ba Ngôi diễm phúc" (260). Điều này thật đúng nhưng chúng ta cần ghi nhớ rằng đi vào đời sống của Thiên Chúa đòi hỏi ta phải sống cách sung mãn, trong những quan hệ đúng đắn, theo kế hoạch của Thiên Chúa. Câu tiếp theo cũng rất thích đáng : "Nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta được mời gọi trở nên nơi cư ngụ của Ba Ngôi chí thánh". Thiên Chúa chia sẻ sự sống của Người với chúng ta và nhờ ân sủng của Người, chúng ta được nâng lên đời sống thần linh đó. Thế nhưng, sống trong Thiên Chúa hay "trở nên nơi cư ngụ cho Thiên Chúa" không đưa đến một sự cứu độ duy cá nhân. Thực vậy, theo cái nhìn kitô giáo, Thiên Chúa cứu độ con người trong một cộng đoàn được gọi là thân thể Đức Kitô. Do đó, chúng ta không thể nào đi vào đời sống của Thiên Chúa nếu không đồng thời dấn thân vào một cuộc sống yêu thương và hiệp thông với kẻ khác.

Nước Thiên Chúa do Đức Giêsu Kitô rao giảng vạch ra cho chúng ta đường hướng cho cuộc sống. Mặc dù chắc chắn Đức Giêsu đã không thấy trước hết mọi vấn nạn luân lý mà con người gặp phải, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc chỉ đạo từ giáo huấn của Người. Giáo huấn của Người về Nước Thiên Chúa được diễn tả rõ nét qua hình ảnh ngôi nhà hay gia đình, trong đó hết mọi người ăn năn thống hối tội lỗi đều được đón nhận, bất luận địa vị của họ về mặt xã hội, kinh tế, chính trị hay tôn giáo.

Lời giảng dạy của Đức Giêsu về gia đình mới hay Nước Thiên Chúa được phản ánh trong suy tư của các giáo phụ miền Ca-pa-đô-xi-a (thánh Basiliô, Ghêgoriô thành Nazianze, Ghêgoriô thành Nysse) khi các ngài nhấn mạnh rằng mọi hình thức độc quyền đều xa lạ với giáo huấn kitô giáo về Thiên Chúa. Thực vậy, các ngài lý luận rằng ngay cả sự cai trị của Thiên Chúa cũng không thuộc một ngôi vị duy nhất nhưng được chia sẻ đồng đều bởi Ba Ngôi. Mọi tổ chức xã hội hay chính trị của con người phải họa lại cách hành xử của Thiên Chúa. Mục tiêu chính của việc các ngài phi bác lạc thuyết của Ariô là nhằm loại trừ mọi hình thức cấp bậc và lệ thuộc giữa các ngôi vị Thiên Chúa. Áp dụng qui luật này cho chúng ta có nghĩa là không một con người nào được quyền thống trị kẻ khác, bất luận về mặt chủng tộc, phái tính hay dựa trên một sự phân biệt nào khác. Những mô hình đẳng cấp trong các mối quan hệ giữa người với người hoàn toàn trái ngược với giáo huấn của Đức Giêsu Kitô và đạo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi.

Để minh họa cụ thể hơn các chiều kích thực tiễn của giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể áp dụng vắn tắt những nhận định trên vào một số lãnh vực như bản chất của Giáo Hội, các bí tích, tính dục, luân lý và tu đức.



Giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi gợi cho ta thấy rằng Giáo Hội thực sự là hình ảnh của Thiên Chúa khi thể hiện niềm hy vọng cánh chung về đại gia đình của Thiên Chúa bao gồm hết mọi người. Giáo Hội cần phải trở nên dấu chỉ của trật tự mới về các mối tương quan theo đó "không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, tự do hay nô lệ, đàn ông hay đàn ba ; nhưng hết mọi người chỉ là một trong Đức Kitô" (Gl 3,28). Giáo huấn của Đức Kitô về triều đại của Thiên Chúa phải được biểu hiện rõ ràng qua các mối tương quan bên trong Giáo Hội. Cũng như giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi khẳng định rằng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần bằng nhau mặc dù thực sự phân biệt với nhau xét theo ngôi vị, cũng vậy trong Giáo Hội chúng ta có thể khẳng định sự bình đẳng nhưng khác biệt đa dạng về nhân vị, ân huệ và đặc sủng. Sự lãnh đạo là một điều cần thiết trong Giáo Hội và cũng phù hợp với ý muốn tỏ tường của Đức Kitô miễn là để phục vụ (diakonia) chứ không phải để thống trị và kiểm soát (Mc 10,43-44).

Chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm rằng theo suốt dòng lịch sử Kitô giáo, một nền thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi nhấn mạnh cách đơn phương đến tính duy nhất của thiên tính, coi nhẹ sự phân biệt thực sự giữa các ngôi vị, như đã là cám dỗ khá thường xuyên bên tây phương, thì luôn có khuynh hướng cổ xúy một cách hành xử trung ương tập quyền và đồng bộ trong sinh hoạt của Giáo Hội. Ngược lại, một nền thần học Ba ngôi khởi từ việc suy tư về từng ngôi vị trong sự phân biệt và hiệp thông của các ngôi, như ta gặp thấy trong truyền thống hy lạp và đông phương, đã giúp phát huy một cách hành xử trong Giáo Hội dựa trên sự bàn tính trao đổi với nhau giữa các Giáo Hội, cách riêng qua nhiều hội nghị, thượng hội đồng. Trên thực tế, một Giáo Hội thể hiện mầu nhiệm Ba Ngôi nhiều hơn sẽ là một Giáo Hội trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần dân Chúa hơn, ở mọi cấp.



Các bí tích đưa chúng ta vào gia đình Thiên Chúa và sát nhập chúng ta vào đời sống của Thiên Chúa. Nhờ phép Thánh Tẩy, chúng ta "mặc lấy Đức Kitô" (Rm 13,14), đồng hóa với Người. Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cử hành mầu nhiệm hiệp thông các ngôi vị vừa thần linh vừa nhân loại. Tất cả ý nghĩa của phép Thánh Thể có thể được gồm tóm trong từ "hiệp thông" (koinonia) : hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và hiệp thông với nhau. Đời sống bí tích của Giáo Hội có thể được gọi là "công giáo" nghĩa là bao trùm toàn thể nhân loại, mời gọi mọi người thông phần vào mầu nhiệm cứu độ nhờ Đức Kitô. Bất cứ khi nào Thánh Thể biến thành một dấu chỉ của sự loại trừ, kỳ thị thì nó mâu thuẫn với điều nó biểu thị, nghĩa là trật tự cứu chuộc mới do Đức Giêsu Kitô rao giảng.

Tính dục cũng có thể là một hình ảnh diễn đạt Thiên Chúa. Theo sách Sáng thế, con người là hình ảnh Thiên Chúa mà Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ (St 1,26). Con người thể hiện hình ảnh Thiên Chúa trong sự hiệp nhất giữa nam và nữ (x.2,23-24; 5,2). Tính dục là một con đường dẫn đến sự hiệp thông cá vị với một kẻ khác, qua đó nó biểu lộ ước muốn cơ bản của con người muốn kết hợp với Thiên Chúa. Tính dục có tiềm năng trở nên thánh thiện, sáng tạo và phong phú, nhưng cũng có thể bị méo mó do bạo lực, ích kỷ, tha hóa và hỗn loạn (chẳng hạn những hình thức tính dục đồng giới). Mặc dù một trong những tính năng động của tính dục là hướng đến sự độc hữu (= một người khác phái mà thôi), giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi cho thấy rằng tính dục phải vượt lên trên tương quan lứa đôi, bao hàm và tiếp đón cả những người xa lạ. Theo nghĩa đó, tính dục cũng mang đặc tính "công giáo", nghĩa là đại đồng.

Đời sống luân lý Kitô giáo trên nguyên tắc, không thể thể hiện ngoài giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi. Một trong những khẳng định cơ bản của giáo lý kitô giáo về Thiên Chúa là chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa là Đấng đời đời hiện hữu trong sự hiệp thông giữa con người. Ở đâu có những con người hiệp thông với nhau trong tình bác ái chân thật, ở đó có Thiên Chúa hiện diện. Do đó, luân lý kitô giáo liên hệ đến các động thái của con người phục vụ sự hiệp thông giữa con người, cổ võ sự phát triển toàn diện của con người, đưa đến việc ngợi khen Thiên Chúa, tưởng nhớ đến Đức Kitô đang sống động và hiện diện, quay lưng cho tội lỗi và hoán cải để sống nhân tính của mình cách chân thật. Nói tóm lại, đời sống luân lý kitô giáo cốt tại việc đồng hành với Thiên Chúa qua việc phục vụ tha nhân, yêu thương kẻ thù, tiếp rước người xa lạ vào gia đình của Thiên Chúa.

Sau hết, đời sống thuộc linh Kitô giáo là thể hiện điều chúng ta tin và cách chúng ta cầu nguyện. Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa chúng ta và dẫn đưa chúng ta vào đời sống của Thiên Chúa, nhờ ân sủng, sự thánh hóa và thần hóa (theo kiểu nói của các giáo phụ đông phương). Tất cả những từ này nói lên rằng Thần khí Thiên Chúa làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và qua đó tháp nhập chúng ta vào sự hiệp thông giữa các thánh. Đời sống thuộc linh là một phương thế để "biện phân" điều Thiên Chúa đang thực hiện trong kế hoạch cứu độ. Vì thế, đời sống thuộc linh không phải chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, tách biệt khỏi các chiều kích khác, nhưng chi phối hết mọi lãnh vực của hiện hữu nhân sinh kitô giáo.

KẾT LUẬN: Sách Giáo lý đã có lý mà nhấn mạnh đến tính cách trọng yếu của giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi. Sách đã khởi đầu trình bày đạo lý đầy sức sống này bằng cách nhắc đến phụng vụ Thánh Tẩy. Thế nhưng Sách Giáo lý chưa minh chứng rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa những lời khẳng định giáo thuyết với đời sống kitô giáo khiến người ta chưa thấy tại sao phải quan tâm đặc biệt đến giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi hay làm sao và tại sao giáo huấn này lại nằm ở trung tâm đức tin kitô giáo. Điều may mắn là người ta đang chứng kiến một sự phục hưng thực sự giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi trong suy tư thần học và khoa huấn giáo hiện nay. Chúng ta được phép hy vọng rằng trong năm thánh 2000, sẽ xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị về mầu nhiệm cao cả và trọng yếu nhất này, hầu đem lại một sức sống mới cho hết mọi kitô hữu tuyên xưng đức tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa .
Lm. Giêrađô Trần Công Dụ

[Nguồn: simonhoadalat]



LỜI CẢM TẠ
Con chân thành dâng lời cảm tạ đến tất cả các tác giả có bài được con xử dụng làm BÀI ĐỌC THÊM trong cuốn sách này.

Các bài ấy làm tăng thêm giá trị của sách và làm cho việc học hỏi, nghiên cứu của các học viên Khóa “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Gio-an” được phong phú hơn.

Con xin kính chúc quý cha, quý thầy an khang, hạnh phúc và tích cực trong nghiên cứu, suy tư và chia sẻ.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Điện thoại 0986480337



Email: hnoivnguyen@yahoo.ca

MỤC LỤC


Tiết mục

Nội Dung

Trang




Giới thiệu các Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh đạo» mở rộng

03-13




Đôi lời về Khóa “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Gio-an”

14-18




PHẦN THỨ NHẤT: CáC đỀ TàI


19

ĐT/I

ThẦy Giê-su mẠc khẢi là LỜi Thiên Chúa đã thành xác phàm

20-33

ĐT/II

ThẦy Giê-su mẠc khẢi viỆc tái sinh bỞi nưỚc và Thánh ThẦn.

34-46

ĐT/III

ThẦy GiÊ-su mẠc khẢi lÀ ĐẤng Mê-si-a vÀ lÀ ThiÊn ChÚa.

47-61

ĐT/IV

ThẦy Giê-su mẠc khẢi là Bánh TrưỜng Sinh và hỨa ban NưỚc HẰng SỐng.

62-82

ĐT/V

ThẦy Giê-su mẠc khẢi là ánh sáng trẦn gian.

83-97

ĐT/VI

ThẦy Giê-su mẠc khẢi là mỤc tỬ nhân lành hy sinh mẠng sỐng vì/cho đàn chiên

98-108

ĐT/VII

ThẦy Giê-su mẠc khẢi là sỰ sỐng lẠi và là sỰ sỐng.

109-122

ĐT/VIII

ThẦy Giê-su khai mỞ cỘng đoàn rỬa chân hay cỘng đoàn tôi tỚ

223-132

ĐT/ IX

ThẦy Giê-su mẠc khẢi là cây nho và các môn đỆ là cành.

133-140

ĐT/ X

ThẦy Giê-su đưa các môn đỆ vào HuyỀn NhiỆm cỦa Cha.

141-155




PHẦN THỨ HAI :  CÁC BÀI ĐỌC THÊM

156

BĐT 1

Nguyên nghĩa của chữ mạc khải

157-164


BĐT 2

Ai là tác giả sách Tin Mừng Gio-an?

165-178


BĐT 3

Bố cục Tin Mừng Gio-an

179-182


BĐT 4

Một số ý niệm chủ chốt trong Tin Mừng Gio-an

183-194

BĐT 5

Phép Rửa Tội – Tái Sinh

195-206


BĐT 6

Tái sinh xẩy ra ở đâu?

207-214


BĐT 7

Ba đoạn văn Thánh Kinh Híp-ri

215-222


BĐT 8

Cuộc gặp gỡ bất ngờ

223-239


BĐT 9

So sánh các bản văn Kinh Thánh về Thánh Thể

240-246

BĐT 10

Sự sống phát xuất từ việc trao ban sự sống

247-256

BĐT 11

Ánh sáng cho người mù

257-272


BĐT 12

Đức Giê-su là cửa ràn chiên

273-283


BĐT 13

Thầy là sự sống lại và là sự sống

284-301


BĐT 14

Hãy bước xuống

302-308


BĐT 15

Truyện cây nho


309-315

BĐT 16

Cây nho và cành nho


316-328

BĐT 17

Thầy là cây nho, anh em là cành

329-342


BĐT 18

Trái Tim của Chúa Cha

343-345


BĐT 19

Chúa Giê-su Con Một Chúa Cha

346-347


BĐT 20

Thiên Chúa Ba Ngôi

348-377


BĐT 21

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi

378-398





Lời cảm tạ

399




Mục lục

401-403







tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương