THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)



tải về 196.42 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích196.42 Kb.
#15514
1   2

Mặc dù cả Tổng thống François Hollande và Thủ tướng Manuel Valls trong các phát biểu công khai đều khẳng định quyết tâm theo đuổi mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế và lành mạnh hóa nền tài chính công, nhưng thực trạng ảm đạm của nền kinh tế Pháp được thể hiện qua việc chính phủ không thể thực hiện được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, thất nghiệp tiếp tục tăng cao (3,5 triệu người), khiến người dân Pháp nghi ngờ và cho rằng các chính sách của chính phủ thiếu cụ thể và thiếu nhất quán. Điều đó lý giải chỉ số tín nhiệm thấp kỷ lục đối với Tổng thống Hollande và Thủ tướng Valls với mức tương ứng là 13% và 30%.


2. Kinh tế: Trong quý III, các chỉ số của kinh tế Pháp tiếp tục suy giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nên Pháp cũng đã thông báo không thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo như yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và nợ công lần đầu tiên chạm mức 95% GDP.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin ngày 10/9 cho biết Paris sẽ không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% đề ra cho năm 2015, mà phải lùi lại thêm 2 năm, đến năm 2017 mới có thể đạt được mục tiêu này. Trước đó, Pháp đã từng cam kết với Ủy ban châu Âu là sẽ tuân thủ quy định trên vào năm 2015. Song, ông Sapin dự kiến thâm hụt ngân sách của Pháp sẽ ở mức tương đương 4,4% GDP năm 2014 và 4,3% GDP vào năm 2015. Ông Sapin cũng cho biết kinh tế Pháp sẽ chỉ tăng trưởng 0,4% trong năm nay trước khi hồi phục và nhích lên 1% vào năm tới. Các thông báo này đã làm cho mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai Khu vực Eurozone và EU trở nên căng thẳng.

Cũng trong tháng 9, Viện Thống kê và Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE) đã công bố số liệu thống kê cho thấy mức nợ công của nước này đã lên tới đỉnh điểm và lần đầu tiên vượt ngưỡng 2.000 tỷ Euro. Theo báo cáo hàng quý của INSEE, tổng nợ công của Pháp tới quý I/2014 ở mức hơn 1,99 nghìn tỷ Euro tương đương 94% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tới quý II/2014 tăng lên hơn 2 nghìn tỷ Euro, tương đương với 95,1% GDP. Đây là tỷ lệ quá cao và vượt xa mức quy định cho phép của Liên minh châu Âu (EU) là 60% GDP, dẫn tới những tranh cãi giữa Pháp và EU xung quanh vấn đề thâm hụt ngân sách.



3. Quốc phòng-Đối ngoại:

Pháp đi đầu trong việc tham gia chiến dịch không kích chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo: Pháp mở cuộc không kích đầu tiên ở Iraq và phá hủy một kho hậu cần của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Với cuộc tấn công này, Pháp trở thành nước đầu tiên công khai tham gia chiến dịch không kích của Mỹ chống phiến quân Hồi giáo cực đoan đang chiếm giữ phần lớn lãnh thổ của Iraq và Syria.


Hiện diện quân sự tại châu Phi: Trước đó, trong tháng 7, Tổng thống Pháp cũng đã tiến hành thăm 3 nước châu Phi là Côte d’Ivoire, Niger và Cộng hòa Chad với mục tiêu là tăng cường và tái tổ chức lực lượng quân sự tại châu Phi. Tại thủ đô N'Djamena của Chad, Tổng thống Pháp đã dành thời gian nói về những bất ổn, nguy cơ khủng bố và thánh chiến ở Tây Phi và chủ trương can dự của Pháp đối với khu vực rộng lớn này. N'Djamena cũng chính là nơi Pháp quyết định đặt tổng hành dinh của chiến dịch quân sự quy mô lớn mang tên "Barkhane" hợp nhất và tiếp nối các chiến dịch "Serval" ở Mali và "Epervier" ở Chad vốn có quy mô nhỏ hơn nhiều.

Về hợp đồng bán chiến hạm Mistral cho Nga: Pháp tỏ ra khá lúng túng trong việc thực hiện hợp đồng. Theo thỏa thuận, Pháp phải bàn giao 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Moskva, với chiếc đầu tiên vào tháng 10 năm nay. Nhưng dưới sức ép mạnh mẽ của các đồng minh và trong bối cảnh nhiều nước phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, Pháp đã chần chừ và cuối cùng phải hoãn việc bàn giao theo kế hoạch.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, việc sở hữu 2 chiến hạm hiện đại Mistral sẽ là một chủ bài quân sự quan trọng. Được coi là "đặc sản" của công nghiệp quốc phòng Pháp, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral được đánh giá là chiến hạm rất đa trị, có thể thực hiện tấn công kết hợp các chức năng chỉ huy, binh vận và bệnh viện dã chiến. Đây là lý do khiến NATO hết sức lo ngại đối với các điều khoản chuyển giao công nghệ mà Paris đồng ý với Nga trong quá trình đàm phán hợp đồng.



II. Quan hệ Pháp-Việt Nam:

Trong quý III, quan hệ Pháp-Việt tiếp tục được tăng cường bởi nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật, du lịch, kinh tế… do các cơ quan Việt Nam và Pháp phối hợp tổ chức. Trong nhiều trường hợp, đại diện phía Pháp là Viện Pháp (Institut français) - cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động trong Năm giao lưu 2013-2014 giữa hai nước. Các sự kiện này không chỉ là hoạt động trao đổi, giao lưu thường xuyên mà được nâng lên một tầm cao mới, với nội dung phong phú, đa dạng, nhằm góp phần vào thành công của Năm Việt Nam tại Pháp 2014.

Tháng 9 vừa qua, tại Paris đã diễn ra “Diễn đàn doanh nghiệp Việt-Pháp” do Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại Pháp tổ chức. Đây là một hoạt động xúc tiến nhằm cụ thể hóa các mục tiêu đã được Chính phủ hai nước Việt Nam và Pháp đặt ra trong Hiệp ước Đối tác chiến lược được ký tháng 9/2013 nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp đã phát biểu ý kiến, trong đó đề cập thẳng thắn đến những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Pháp. Các doanh nghiệp đều cho rằng họ không có nhiều thông tin về thị trường và đối tác. Ngoài ra, khác biệt về văn hóa và thói quen tiêu dùng cũng là những cản trở lớn đối với họ. Song các doanh nghiệp đều thống nhất với nhau là còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng để hợp tác giữa hai nước và cần kiên trì, chịu khó tìm hiểu thông tin, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư của hai nước để đạt được thành công.

Qua các thảo luận tại diễn đàn, dễ dàng nhận ra rằng không chỉ Việt Nam đang là đích đến của các nhà đầu tư Pháp, mà Pháp cũng đang tìm cách thu hút các doanh nghiệp Việt Nam tới đầu tư hoặc xuất khẩu hàng hóa sang Pháp.

Trong quan hệ Pháp-Việt, bên cạnh các quan hệ chính thức với chính giới thì phải kể đến nhiều người bạn Pháp thủy chung, son sắt, luôn ủng hộ Việt Nam một cách nhiệt thành. Họ là những người khi còn là sinh viên đã xuống đường phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đòi độc lập và tự do cho Việt Nam. Vào thời điểm hiện nay, họ lại góp tiếng nói chính nghĩa ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời lên án hành động xâm lược và chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc. Sự ngưỡng mộ và những tình cảm đặc biệt sâu đậm mà họ dành cho Việt Nam được vun đắp từ những năm tháng khó khăn đó. Những tình cảm đó cần phải được truyền sang thế hệ trẻ hiện nay.


PHỤ LỤC
Xung quanh vấn đề chuyển đổi mô hình nhà nước Trung Quốc

TTXVN (Hong Kong 7/10) - Những năm qua, kinh tế Trung Quốc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhưng cũng bộc lộ không ít những yếu kém và bất cập. Chính vì vậy, gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền và chính phủ nước này đã thúc đẩy những cải cách kinh tế nhằm khắc phục những yếu kém và bất cập đó. Một trong những vấn đề cải cách quan trọng chính là việc chuyển đổi mô hình nhà nước. Trong cuốn “Giải mã cải cách Trung Quốc” mới xuất bản ở Hong Kong gần đây, ông Lâm Nghị Phu – Viện trưởng Danh dự Viện Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng điểm mấu chốt trong việc chuyển đổi mô hình nhà nước của Trung Quốc là cần phải có một thị trường hiệu quả và một chính phủ đầy triển vọng. Dưới đây là ý kiến của chuyên gia Lâm Nghị Phu trong cuốn “Giải mã Cải cách Trung Quốc” về vấn đề này:

Nghị quyết Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hội nghị Trung ương 3) khóa 18 đề cập đến vấn đề: Cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của cải cách sâu rộng toàn diện, vấn đề cốt lõi là giải quyết tốt mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách mở cửa, nhận thức của chúng tôi đối với vấn đề này cũng ngày càng sâu sắc hơn.

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 11 đã bắt đầu nhấn mạnh tính quan trọng của lợi ích vật chất trong việc huy động sự tích cực của công nhân và nông dân, song vẫn dựa vào tư duy kinh tế kế hoạch, sử dụng sức mạnh của chính phủ để điều chỉnh tỷ lệ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Sau đó mới thừa nhận tác dụng của thị trường trong vấn đề phân bổ nguồn lực, nhưng nhấn mạnh “kế hoạch là chủ, thị trường là phụ.” Mãi đến Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 14 (năm 1993) mới chính thức vạch ra phương hướng cải cách kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mục tiêu lúc bấy giờ là thị trường phát huy tác dụng nền móng đối với việc phân bổ nguồn lực dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 lần này nêu rõ, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực, phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính phủ.

Thị trường: Từ “tính cơ sở” đến “tính quyết định”

Từ “tính cơ sở” đến “tính quyết định” chỉ là việc thay đổi một vài chữ, nhưng điều này lại thể hiện một cách đầy đủ tinh thần giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại, đặt một nền tảng chế độ vô cùng vững chắc trong việc từng bước phát triển kinh tế Trung Quốc bền vững, lành mạnh, cũng như trong việc thực hiện giấc mộng Trung Hoa về sự nghiệp phục hưng dân tộc vĩ đại.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 một lần nữa nhấn mạnh: Phát triển là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề. Lập luận này không chỉ thích hợp với Trung Quốc, mà còn phù hợp với tất cả các quốc gia đang phát triển. Bản chất của phát triển kinh tế là sự sáng tạo không ngừng về kỹ thuật và sự cải tiến không ngừng về ngành nghề. Các quốc gia đang phát triển có ưu thế của người phát triển sau, có thể đưa vào áp dụng, hấp thụ kỹ thuật tiên tiến của các quốc gia phát triển. Như vậy, rủi ro về sáng tạo kỹ thuật, cải tiến ngành nghề và giá thành sẽ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể gấp nhiều lần so với các quốc gia phát triển. Từ giữa thế kỷ 19 cho đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia phát triển đạt mức tăng trưởng 3%/năm. Một quốc gia đang phát triển nếu biết tận dụng ưu thế của người phát triển sau, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt 8% đến 10%.

Chính phủ can thiệp vào thị trường, dẫn đến tình trạng phân bổ sai nguồn lực và nạn tham nhũng

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ kinh nghiệm, từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay, trên toàn thế giới chỉ có hai nền kinh tế đi từ mức thu nhập thấp đến thu nhập mức trung bình, sau đó tiến lên thu nhập cao (Đài Loan và Hàn Quốc), chỉ có 13 nền kinh tế từ thu nhập hạng trung lên đến thu nhập cao, trong đó chỉ có Nhật Bản và bốn “con rồng châu Á” không phải là những quốc gia châu Âu vốn có khoảng cách không lớn với khu vực xung quanh Tây Âu và các quốc gia phát triển. Đại đa số các quốc gia đang phát triển rơi vào tình cảnh thu nhập thấp hoặc thu nhập hạng trung trong một thời gian dài, nguyên nhân chủ yếu là chưa xử lý tốt quan hệ giữa chính phủ và thị trường.

Luồng tư duy phát triển phổ biến sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là bản đầu tiên của Kinh tế học phát triển - Chủ nghĩa kết cấu, nhấn mạnh việc thông qua sự can thiệp của chính phủ để khắc phục hiện tượng “thất bại thị trường,” thực hiện rộng rãi ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, điều này đồng nghĩa với việc nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc huy động và phân bổ nguồn lực, coi nhẹ thị trường. Kết quả là mặc dù tạo ra được một vài ngành nghề tiên tiến nhưng lại xảy ra hiện tượng phân bổ sai nguồn lực và sự hủ bại đầy rẫy, hiệu quả phát triển kinh tế rất thấp, làm cho khoảng cách với các quốc gia phát triển ngày càng lớn.

Chỉ nhấn mạnh thị trường, nguy cơ kinh tế liên tiếp

Vào những thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới đều trong giai đoạn cải cách mở cửa. Bản thứ hai của Kinh tế học phát triển - Chủ nghĩa tự do mới, nhấn mạnh thị trường, coi nhẹ vai trò của chính phủ, chủ trương áp dụng liệu pháp gây sốc, thực hiện rộng rãi tư hữu hóa, tự do hóa, thị trường hóa. Kết quả là việc thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới mà các nền kinh tế của những quốc gia thực hiện “Nhận thức chung Washington” từng tuyên truyền đã trở nên ngưng trệ, thậm chí sụp đổ, nguy cơ đầy rẫy.

Cũng trong thời kỳ này, có rất ít nền kinh tế đạt được thành công. Các nền kinh tế thành công này đều có một điểm chung: Vừa có một thị trường hiệu quả vừa có một chính phủ đầy triển vọng trong giai đoạn phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế.

Thị trường có hiệu quả, chính phủ có triển vọng

Tại sao một thị trường có hiệu quả lại quan trọng đến như vậy? Lựa chọn kỹ thuật, ngành nghề phát triển dựa vào ưu thế tương đối được quyết định bởi kết cấu các yếu tố sẵn có là tiền đề để một quốc gia hình thành ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, chỉ bằng cách cạnh tranh hết mình, hoàn thiện hệ thống thông tin giá cả được hình thành bởi một thị trường có hiệu quả, thì mới có thể giúp cho các doanh nghiệp tiến hành lựa chọn kỹ thuật, lựa chọn ngành nghề dựa vào những ưu thế tương đối được quyết định bởi hệ thống các yếu tố sẵn có vào thời điểm đó. Từ đó, hình thành ưu thế cạnh tranh cho cả quốc gia.

Tại sao một chính phủ triển vọng cũng quan trọng như một thị trường có hiệu quả? Phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi không ngừng về kỹ thuật, ngành nghề, cơ sở hạ tầng và kết cấu chế độ. Cùng với sự sáng tạo không ngừng về kỹ thuật, sự nâng cấp không ngừng về ngành nghề, cơ sở hạ tầng và việc quy hoạch chế độ thượng tầng cũng theo đó mà không ngừng được hoàn thiện. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chế độ thượng tầng không thể chỉ dựa vào mỗi doanh nghiệp, mà bắt buộc phải dựa vào vai trò dẫn dắt theo xu thế phát triển của chính phủ, nhằm tổ chức hài hòa việc đầu tư của các doanh nghiệp có liên quan, hoặc dựa vào những yêu cầu chính phủ đưa ra để hoàn thiện. Ngoài ra, chính phủ còn phải đền bù những rủi ro và những việc làm không chắc chắn mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sáng tạo kỹ thuật, cải tiến ngành nghề. Như vậy, kỹ thuật và ngành nghề mới có thể thay đổi dựa vào ưu thế tương đối, mới có thể tiến hành thuận lợi việc sáng tạo và nâng cấp. Vì vậy, một quốc gia phát triển thành công bắt buộc phải coi kinh tế thị trường là nền tảng, nhưng vẫn phải có sự hậu thuẫn của một thị trường đầy triển vọng.

Đối với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi mô hình, một thị trường có triển vọng còn quan trọng hơn nữa. Một mặt, bị ảnh hưởng bởi những chiến lược áp dụng trong quá khứ, nên các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi mô hình đã để một lại một loạt những doanh nghiệp lớn có mức tập trung vốn lớn đi ngược lại với những ưu thế tương đối, không có khả năng tự sinh tồn. Không thể hủy bỏ hoàn toàn trợ cấp cho những doanh nghiệp này, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng phá sản, mất việc làm trên diện rộng, gây ra mất ổn định xã hội và chính trị. Lúc này chính phủ cần phải có những biện pháp trợ giúp cho các doạnh nghiệp này trong thời kỳ chuyển đổi mô hình. Mặt khác, do trong quá khứ, chính phủ chỉ đầu tư một khoản rất hạn chế để phát triển các ngành cần đầu tư vốn lớn, nên cơ sở hạ tầng của của những quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình vô cùng kém, đồng thời tồn tại rất nhiều những méo mó về chế độ. Lúc này chính phủ cần giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, phát huy vai trò tích cực trong việc khắc phục khó khăn.



Quỹ đạo tiệm tiến kép của cải cách Trung Quốc

Trong quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc áp dụng chế độ tiệm tiến kép, nghĩa là một mặt có các biện pháp trợ cấp và bảo vệ tất yếu cho các doanh nghiệp nhà nước lớn vốn không có khả năng tự sinh tồn, mặt khác cho phép những ngành nghề sử dụng nhiều lao động phù hợp với những ưu thế tương đối đi vào hoạt động, để thị trường phát huy được vai trò của mình.

Cách thức chuyển đổi như vậy giúp chúng ta duy trì sự phát triển ổn định và nhanh chóng, tuy nhiên cách thức này cũng khiến chúng ta phải trả một cái giá nhất định. Biểu hiện chính là khoảng cách chênh lệch thu nhập không ngừng gia tăng, hiện tượng thối nát ngày càng phổ biến. Nguyên nhân của nó là do bảo hộ, trợ cấp cho các doanh nghiệp lớn không có khả năng tự sinh tồn, chúng ta đã duy trì một số sự méo mó về tín hiệu giá cả, ví dụ như thông qua áp chế tài chính để hạ thấp giá vốn, đem vốn tài chính phân phối chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước lớn và một số ít các doanh nghiệp lớn không thuộc sở hữu nhà nước.

Điều này đồng nghĩa với việc đem sự trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lớn và một vài tập thể tương đối giàu có, mà trợ cấp cho những doanh nghiệp lớn này có nghĩa là đem tiền gửi vào hệ thống tài chính. Đối với những doanh nghiệp có thể nhận được nguồn vốn mà nói, do giá vốn tương đối thấp, nên đầu tư chủ yếu vào các ngành tương đối nặng vốn. Như vậy, cơ hội việc làm ở những ngành này tương đối ít, từ đó kìm hãm nhu cầu lao động và tiền lương, làm xấu đi sự phân bổ thu nhập. Ngoài ra, giá tài nguyên cũng thấp, ai có thể có được quyền khai thác tài nguyên, người đó có thể làm giàu ngay lập tức. Những điều này đều tạo ra khoản tiền thuê, có tiền thuê thì sẽ xuất hiện những hành vi tìm kiếm việc thuê mướn, dẫn đến tình trạng tham ô hủ bại.



Tài nguyên do thị trường phân phối, ngành nghề do chính phủ thúc đẩy

Trong thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, Trung Quốc là một quốc gia hết sức nghèo khó, nguồn vốn vô cùng thiếu thốn. Lúc bấy giờ, sự can thiệp của chính phủ bằng cách duy trì bảo vệ, trợ cấp cho những doanh nghiệp lớn có mức tập trung vốn cao được coi là điều cần thiết để duy trì kinh tế và ổn định xã hội, hay còn gọi là “rét cho than sưởi” (cứu trợ đúng lúc). Trải qua 34 năm phát triển nhanh chóng, hiện nay Trung Quốc đã trở thành một quốc gia có thu nhập hạng trung và có xu hướng tiến lên thu nhập cao, nguồn vốn không còn thiếu thốn nữa, rất nhiều ngành công nghiệp nặng nặng vốn, trước đây không phù hợp với các lợi thế so sánh, thì nay đã trở nên phù hợp, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong trường hợp như thế này, nếu tiếp tục duy trì những sự bảo hộ trợ giúp từ “rét cho than sưởi” biến thành “thêm hoa cho gấm,” thì sẽ dẫn đến kết quả là tình trạng chênh lệch thu nhập càng xấu đi và hiện tượng thối nát kéo dài.

Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 nhấn mạnh vai trò quyết định của thị trường trong việc phân bổ nguồn lực. Điều này có nghĩa là phải xóa bỏ một vài sự can thiệp, méo mó còn sót lại đối với thị trường, để cho thị trường phân bổ nguồn lực. Như vậy, một mặt giúp cho nền kinh tế phát triển dựa theo những lợi thế so sánh, mặt khác có thể giải quyết những vấn đề về kinh tế, xã hội sót lại từ công cuộc cải cách mở cửa đến nay. Trong quá trình này, chính phủ cũng nên phát huy tốt vai trò của mình, bảo hộ ngành nghề, duy trì ổn định vĩ mô, khắc phục thất bại thị trường, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kỹ thuật, ngành nghề, chế độ theo xu thế phát triển.

Nếu có thể làm được như vậy, nền kinh tế Trung Quốc có thể phát triển bền vững, ổn định, lành mạnh với tốc độ tương đối nhanh, đến khoảng năm 2020 thu nhập bình quân đầu người có thể tăng gấp đôi năm 2010, cộng thêm với việc tăng giá của đồng Nhân dân tệ, rất có khả năng Trung Quốc sẽ vượt qua ngưỡng của những quốc gia có thu nhập cao, đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 12.700 USD, trở thành nền kinh tế thứ 3 từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đi từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình rồi tiến lên mức thu nhập cao, tiến thêm một bước vững chắc mang tính lịch sử, nhằm thực hiện Giấc mộng Trung Hoa về sự phục hưng dân tộc vĩ đại./.








Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 196.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương