THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Cần Thơ: Nuôi lươn nước ngọt cho thu nhập cao



tải về 1.54 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích1.54 Mb.
#33596
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Cần Thơ:

Nuôi lươn nước ngọt cho thu nhập cao

Hiện nay, nhiều hộ dân quận Thốt Nốt (Cần Thơ) đã tích cực nhân rộng mô hình nuôi lươn nước ngọt nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Đây là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả tiêu biểu của quận Thốt Nốt, hứa hẹn giúp nông dân làm giàu nhanh.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt, cho biết: mô hình nuôi lươn nước ngọt tại địa phương có từ 10 năm trước, nhưng gần đây do người nuôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều kiện tự nhiên phù hợp, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi lươn đơn giản nên việc nuôi lươn đang thu hút nhiều người dân.

Ông Trần Văn Ơn ngụ tại khu vực Thới Bình 2, phường Thuận An - người nuôi lươn nước ngọt thành công cho biết, ông nuôi lươn từ năm 2002. Với diện tích 200m2 vườn, ông làm 3 bồn nuôi bằng bạt nhựa với khoảng 10.000 con lươn giống. Sau 6 tháng chăm sóc, cho ăn đúng quy trình và đúng thức ăn, hầu hết lươn phát triển khỏe mạnh, thu hoạch được 90%, chia làm nhiều cỡ và bán được trên 100 triệu đồng, trừ chi phí ông còn thu về trên 90 triệu đồng.

Theo các hộ nuôi lươn, trung bình 100kg lươn giống (khoảng 2.000 con, giá từ 65.000-70.000 đồng/kg), sau 4 tháng, thu hoạch trên 300kg lươn thương phẩm, có giá từ 100-120.000 đồng/kg. Lươn thu hoạch được chia làm nhiều cỡ và bán với giá khác nhau.

Anh Nguyễn Văn Hiếu, hộ nuôi lươn tại phường Thuận An cho biết, việc chọn con giống rất quan trọng. Để cho đàn lươn phát triển đều cỡ, ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, khỏe mạnh. Ngoài ra, người nuôi phải chú trọng khâu làm bồn. Bồn nuôi phải thuận tiện cho việc thay nước, có những rãnh trống để lươn sinh hoạt. Ngoài ra, các hộ nuôi lươn cần chủ động trồng cỏ xung quanh bồn để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho lươn thích nghi. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, cần bổ sung men tiêu hóa và vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp lươn vừa phát triển nhanh vừa chống bệnh tật. Để không bị hao hụt số lượng con giống thì người nuôi còn phải cho lươn ăn đầy đủ, thường xuyên, tránh lươn đói và ăn lẫn nhau. Sau mỗi lần cho ăn cần vứt bỏ thức ăn thừa khỏi bồn tránh ô nhiễm.

Thời gian gần đây, lươn bị khai thác cạn kiệt không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường nên nhiều người dân đã nắm bắt cơ hội, tạo ra mô hình kinh tế mới để làm giàu./.



(Nguồn:dangcongsan.vn)



Thuốc, hóa chất xử lý nước trong ao nuôi tôm

Việc xử lý nước trong nuôi tôm rất quan trọng, như: Gây màu nước, xử lý môi trường nước, loại bỏ tạp chất..., ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng tôm. Hiện, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc, hóa chất hỗ trợ quá trình này.

1. FIVE

Là sản phẩm của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương 5, có công dụng đặc trị các loại ký sinh trùng gây bệnh cho tôm, cá như: trùng mỏ neo, rận cá, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, cải tạo môi trường ao, hồ, bè nuôi.



Thành phần:

ChloramT - 70g

Tá dược vừa đủ - 100g

Cách dùng:

- Cắt túi trong gói thuốc cho vào một túi vải, treo ở các vị trí tương thích trong ao, hồ, bè nuôi tôm, cá, kể cả khi đang nuôi.



Liều lượng:

* Đối với tôm, cá nuôi ao hồ: 100g thuốc dùng cho 200-300m3 nước.

* Đối với tôm, cá nuôi bè: 100g thuốc dùng cho 100-150m3 nước.

* Dùng thuốc diệt tảo độc trong ao nuôi: 100g cho 100-150m3 nước.

* Dùng phòng bệnh:

- Đối với tôm, cá nuôi ao: 100g thuốc dùng cho 400m3 nước.

- Đối với tôm, cá nuôi bè: 100g thuốc dùng cho 300m3 nước.

Bảo quản: Để thuốc ở nhiệt độ < 300C.



2. Yucca-Zeozym

Là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc Minh, dùng để giảm khí NH3, phân hủy mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm trong ao.

Thành phần: YUCCA SCHIDIGERA, AMYLASE, PROTEASE, CELLALASE......

Liều dùng:

Tôm giống: Xử lý nguồn nước bể tôm giống: 5g/1m3 nước, 1 tuần xử lý 1 lần.

Tôm thịt:

- 2 tháng đầu: Sử dụng 100g/1.000m3 nước, 7-10 ngày dùng 1 lần.

- 2 tháng cuối: Sử dụng 200g/1.000m3 nước, 7-10 ngày dùng 1 lần.

Lưu ý cách dùng: Pha đều 100g với 20 lít nước rồi tạt đều mặt ao, đồng thời mở quạt nước hoặc hệ thống sục khí để thuốc phân tán đều trong nước ao.

3. HI-RUBI

Là sản phẩm của Công ty TNHH Tân Huy Hoàng, HI-RUBI giúp hình thành và phát triển hệ tảo silic tự nhiên, làm cho nước có màu xanh nõn chuối, xanh vàng, giúp phát triển sinh vật phù du, cân bằng hệ sinh thái, giảm sự dao động về nhiệt độ.



Cách dùng:

Đối với ao ương giống: Sau khi khử trùng ao, bón HI-RUBI để khôi phục hệ sinh vật phù du và hệ tảo. Sau 5-6 ngày có thể thả tôm.

Bón 1 lít cho 5.000m3 nước. Khi thấy màu nước nhạt dần, cần bón tiếp cho ao.

Đối với tôm thịt: Bón trước khi thả giống 5-6 ngày để đủ thời gian cho tảo silic và sinh vật phù du phát triển. Dùng 1 lít/6.000-8.000m3 nước kết hợp chạy máy quạt nước để hợp chất tan đều trong ao. Khi thấy màu nước nhạt dần, cần bón tiếp cho ao.



4. SUPER BENTHOS

Là sản phẩm chuyên gây màu nước ao nuôi tôm của Công ty TNHH Thương mại Nuôi Trồng thủy sản Hương Giang, Super Benthos giúp tạo nhanh và ổn định màu nước sau 3-5 ngày, làm giàu dinh dưỡng và cân bằng sinh thái đáy ao nuôi.



Liều dùng:

- Chuẩn bị ao nuôi: Sử dụng 6-8kg Super Benthos cho 1.000m2, rải khô hoặc hòa với nước; sau đó tạt đều khắp mặt ao, 2-3 ngày sau tiến hành thả tôm post vào ương nuôi.

- Trong quá trình ương nuôi tôm: Sử dụng 2-4kg Super Benthos cho 1.000m2, rải khô hoặc hòa vào nước; sau đó tạt đều khắp mặt ao. Dùng định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm ổn định môi trường và màu nước, tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm từ lúc mới thả cho đến suốt vụ nuôi.

(Nguồn:thuysanvietnam.com.vn)



Dụng cụ trong ao nuôi tôm

Máy ozone, bút đo ôxy hòa tan, màng lót hồ nuôi tôm, máy cho tôm ăn tự động là những dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho người nuôi đạt vụ tôm thắng lợi.

1. Ứng dụng ozone trong xử lý nước nuôi tôm giống

Hệ thống cung cấp bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch - Lion J.S.C được sử dụng để xử lý nước nuôi tôm giống. Nước biển sau khi qua bể lắng được bơm trực tiếp qua hệ thống ozone vào bể chứa, không cần qua giai đoạn xử lý hóa chất. Nước biển sẽ được tiệt khuẩn, không để lại dư lượng hóa chất vì không sử dụng bất cứ hóa chất gì, ozone sẽ phân hủy các chất, độc tố như NH3, H2S, hóa chất... có trong nước biển, không làm thay đổi tính chất nước biển, không phải tốn thời gian xử lý hóa chất, dễ dàng nâng cấp, di dời hệ thống, xử lý tảo trong nước, ngăn ngừa được rủi ro “tôm bị sốc nước” do còn hóa chất, tăng nồng độ ôxy hòa tan trong nước, kích thích con giống tăng trưởng.






Thông số kỹ thuật máy Ozone Lion Lin4.10L

Loại Ozone và ion âm

O3

Lượng Ozone sinh ra

10g/h

Áp lực khí Ozone

0.025Mpa

Lưu lượng khí

70l/phút

Nhiệt độ môi trường

<40độ C

Độ ẩm môi trường

<80%

Điện hao

AC 220v - 50Hz - 210W

Kích thước

540 x 540 x 210mm

Trọng lượng

15kg

Kiểu dáng

Vỏ Inox sơn tĩnh điện

2. Bút đo ôxy hòa tan cầm tay

Sự thay đổi hàm lượng ôxy hòa tan trong nước ao nuôi có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thủy sản. Là sản phẩm của Công ty TNHH Fuco, bút đo ôxy hòa tan Model MTD-1 dùng để đo lượng ôxy hòa tan trong nước giúp cho người nuôi có những thay đổi hợp lý.






Thông số kỹ thuật bút đo Oxy hoà tan Model MTD-1

Hãng sản xuất

DYS- Hàn Quốc

Khoảng đo

2-20ppm

Khoảng đo nhiệt độ

0-40 độ C

Độ phân giải

0.01ppm

Độ chính xác

+/- 3% toàn khoảng đo

Tự động bù trừ nhiệt độ

0-50 độ C

Điện cực

Có thể thay thế được

Môi trường hoạt động

Nhiệt độ: 5-40 độ C

Pin

2xCR2032, hoạt động 100 giờ liên tục

Kích thước

30x30x195mm

Khối lượng

61g

3. Màng lót hồ nuôi tôm

Là sản phẩm của Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn (Sapaco), màng lót hồ nuôi tôm công nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro, khống chế được những tác nhân gây hại cho tôm, điều tiết môi trường, chống sạt bờ, đục nước do mưa rửa trôi, chống nước bị nhiễm bẩn, nhiễm những mầm bệnh như rong tảo, vi sinh vật có hại xâm nhập vào ao hồ. Màng lót hồ nuôi tôm của Sapaco là loại màng chuyên dụng, có sức chịu lực cao và thời gian sử dụng lâu dài.



Các loại màng lót hồ của Sapaco

Loại 80

Loại 150

Loại 200

3.2m x 200m

3.2m x 100m

4.0m x 200m

4.0m x 200m

4.0m x 100m




4. Máy cho tôm ăn tự động

Là sản phẩm của Công ty Uni-President Việt Nam, máy cho tôm ăn tự động được thiết kế gọn gàng, dễ lắp đặt và vận hành, giúp cho tôm ăn đúng thời gian và địa điểm, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, giúp tôm tăng trưởng nhanh và đều hơn, rút ngắn thời gian nuôi, thích hợp trong nuôi tôm thâm canh.






Thông số kỹ thuật máy cho tôm ăn tự động

Kích thước máy

50 x 50 x 140cm

Trọng lượng máy

<20kg

Công suất

0.75kw

Khoảng cách phun

0 – 20m

Tỷ lệ vỡ hạt

3% ( hạt<5mm )

Công suất phun

100-300g/giây

(Nguồn:thuysanvietnam.com.vn)

Biến đổi khí hậu khiến

lượng ngũ cốc giảm 2% mỗi thập kỷ

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Australia và Mỹ cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến mùa màng ở mức độ nghiêm trọng hơn so với tính toán trước đây, khiến nguy cơ mất an ninh lương thực hiện hữu rõ hơn.

Dựa trên quá trình phân tích hơn 1.700 mô phỏng về việc nhiệt độ tăng thêm 2 độ C vào năm 2050, các nhà khoa học nhận thấy sản lượng lúa mì, ngô và lúa gạo nói chung sẽ giảm khoảng 2% mỗi thập kỷ.

Trong nửa cuối thế kỷ 21 này, nếu nhiệt độ tăng thêm 5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì các khu vực nhiệt đới thậm chí sẽ chịu tác động nặng nề hơn các khu vực ôn đới, với mức giảm sản lượng lúa mì và ngô có thể lên tới 40%.

Cho đến nay, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nhất trí với mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ không vượt quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lại đưa ra cảnh báo nhiệt độ hành tinh có thể tăng thêm từ 4 đến 5 độ C nếu không cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Theo tiến sỹ Mark Howden, đồng tác giả nghiên cứu nói trên, việc thay đổi để thích nghi với xu hướng thời tiết cực đoan, như thay đổi thời gian gieo trồng và tưới tiêu, có thể góp phần làm tăng sản lượng lương thực toàn cầu từ 10 đến 15%, đủ để cung cấp lương thực cho 500 triệu đến 1 tỷ người trên thế giới.

Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, rất khó đạt được mục tiêu tăng tới 14% tổng sản lượng lương thực toàn cầu sau mỗi thập kỷ để có thể đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng lớn của một thế giới với dân số ngày càng đông.

(Nguồn:khoahoc.com.vn)


Giải pháp đột phá

nhân giống cây trồng đặc sản

Viện Di truyền Nông nghiệp phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống khoai môn Bắc Kạn.

Hệ số nhân giống gấp ba lần so với biện pháp truyền thống, năng suất vượt 15% so với khoai trồng đại trà.

Đây là một trong những giải pháp mang tính đột phá trong sản xuất giống khoai môn, vì đã loại bỏ được khó khăn lớn nhất là hệ số nhân giống khoai.

Đã có hơn 10.000 cây khoai môn được nhân giống thành công và trồng thử nghiệm tại hai huyện Chợ Đồn và Bạch Thông.



Từ thành công này, Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu thử nghiệm trên giống khoai môn tầng vàng Phú Thọ, khoai sọ bản địa Nho Quan (Ninh Bình).

Người dân mở rộng diện tích, riêng giống khoai tầng vàng Phú Thọ đã tăng 70% diện tích, góp phần làm lợi cho nông dân hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tiến sỹ Đặng Trọng Lương, Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết đây là công trình đầu tiên trồng thành công giống khoai môn được nhân giống từ nuôi cấy mô tế bào được đưa vào sản xuất đại trà.

Công nghệ này có nhiều đặc điểm ưu việt như cho hệ số nhân giống cao, chủ động được thời gian ra cây giống, có thể phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng giống khoai môn bị thoái hóa hoặc nhiễm bệnh.

Phương pháp này là một hướng đi đầy triển vọng trong chiến lược phát triển loài cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Tiến sỹ Lương khuyến nghị, để đưa vào sản xuất đại trà, người dân nên trồng khoai môn ở mật độ từ 3,5-4,7 vạn cây/ha cho năng suất cao nhất, trong đó mật độ 4,7 vạn cây/ha cho tổng số củ con lớn nhất.

Giá thể thích hợp cho sự thích nghi của cây ngoài điều kiện tự nhiên là giá thể cát đen hoặc đất phù sa pha với xơ dừa. Giá thể hỗn hợp đất phù sa, xơ dừa và phân chuồng thích hợp nhất để đóng bầu cây khoai môn.



(Nguồn:khoahoc.com.vn)



Vi khuẩn hỗ trợ sản xuất mía bền vững

Các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra một loại vi khuẩn có thể làm tăng sản lượng mía và giảm sử dụng phân bón trong canh tác.

Đường là mặt hàng quan trọng trên toàn thế giới. Mía tạo ra khoảng 80% sản lượng đường toàn cầu. Giá mía đã tăng với tốc độ cao hơn lạm phát trong 30 năm qua, do giá phân bón tăng bởi nhu cầu sử dụng phân bón trên toàn cầu gia tăng, và vì sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp. Hơn nữa, do sự gia tăng áp lực về nước, năng lượng và các tài nguyên khác, mà người ta phải tính đến việc giảm sử dụng các hóa chất tổng hợp trong nông nghiệp.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rễ cây mía và phát triển loại vi khuẩn mới, gọi là Burkholderia australis, để thúc đẩy sự sinh trưởng của cây mía thông qua quá trình gọi là cố định đạm.

Các vi khuẩn thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mía đường cũng như với các cây trồng khác, trong đó vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ trong đất để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, hoặc biến đổi nitơ trong không khí thành hợp chất nitơ cần cho sự sinh trưởng của cây trồng (còn gọi là cố định đạm sinh học).

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vi khuẩn bằng cách kiểm tra khả năng sinh trưởng của vi khuẩn ở rễ cây mía và lập trình tự bộ gene để khẳng định vi khuẩn có khả năng di truyền để biến đổi nitơ thành thức ăn cho cây mía.

Các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm vi khuẩn để phân hủy các chất thải trong sản xuất đường từ cây mía, hoặc phân gia súc để cung cấp phân bón tự nhiên tốt hơn cho sản xuất cây trồng thế hệ tiếp theo. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành thí nghiệm thực địa nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thương mại để cải thiện năng suất của cây mía, trong khi giảm nhu cầu phân bón tổng hợp.



(Nguồn:khoahoc.com.vn)



Thái Lan phát triển

công nghệ sấy khô nông sản mới

Các sản phẩm nông nghiệp của những nước có thế mạnh như Việt Nam và Thái Lan sau khi được sản xuất ra sẽ phải bảo quản thế nào để phục vụ xuất khẩu có giá trị cao trong khi các phương pháp truyền thống bị giới hạn về thời gian bảo quản, tốn nhiều nhân lực và mất nhiều diện tích sân bãi luôn đặt ra bài toán nan giải cho giới chuyên gia.

Vì thế, công nghệ mới sấy khô nông sản ngay sau thu hoạch của một chuyên gia Thái Lan đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Công nghệ sấy khô ngay sau khi thu hoạch do một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp Thái Lan, ông Thanachai Tuntijinda sáng chế sẽ giải quyết được những khó khăn trên, làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần giúp người nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản.

Công nghệ sấy khô tức thời là một phương pháp sấy khô bằng lạnh chứ không phải bằng nhiệt. Do vậy, thời gian thực hiện rất nhanh (gấp 20 lần so với thời gian sấy thông thường) và có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, trong ngày mưa phùn ẩm ướt cũng như ngày trời nồm chảy nước.



Bản chất của công nghệ này là tác động tức thời vào sản phẩm để chia tách thành phần oxy và nước trong đó nhằm làm khô sản phẩm.

Tiến trình sấy khô này được tiến hành qua tám bước: thu hoạch sản phẩm, phân loại, làm sạch bằng Ozon và sóng siêu âm, đưa qua máy thái hoặc bóc vỏ, đưa lên dây chuyển vào máy sấy, đưa sản phẩm vào máy sấy, đầu ra sản phẩm, chuyển lên xe và cuối cùng là xuất khẩu.

Ông Thanachai giải thích không có hơi nước hay độ ẩm bên trong, các sản phẩm sẽ tự giữ khô trong một thời gian dài mà không cần tới chất hóa học và được bảo quản ở môi trường và nhiệt độ bình thường, không cần tới máy hút ẩm hay máy sấy.

Bí quyết của công nghệ mới này là hút nước khỏi sản phẩm để có thể bảo quản được lâu hơn, thậm chí là theo một khoảng thời gian như mong muốn, chứ không phải sử dụng chất bảo quản hay chất hóa học. Việc rút nước khỏi các sản phẩm nông nghiệp không làm thay đổi hàm lượng và kết cấu sản phẩm, trong khi vẫn giữ nguyên được hương vị ban đầu.

Quy trình này khác hẳn với những phương pháp phơi sấy truyền thống, trong đó phải cần tới diện tích mặt bằng rộng lớn, điều kiện thời tiết nắng ráo và nhân công lao động. Sản phẩm phơi sấy kiểu truyền thống có thể nhiễm bẩn từ môi trường và vẫn còn độ ẩm nhất định bên trong.



Thông thường người ta vẫn có thể bảo quản được sản phẩm nếu độ ẩm bên trong vào khoảng 14%. Nhưng công nghệ sấy khô tức thời đã giúp độ ẩm bên trong sản phẩm ở dưới chỉ số này và do vậy nó sẽ không làm hỏng sản phẩm đã được xử lý bằng phương pháp này.

(Nguồn:khoahoc.com.vn)
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương