Thông tin chứng nhận Thông tin F. C. C



tải về 285.65 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích285.65 Kb.
#2495
1   2   3   4   5   6   7   8

Đo kiểm không đối xứng:


Chức năng số 4 – đo kiểm không đối xứng được sử dụng để kiểm tra khả năng hoạt động của các đường truyền mà có sự khác nhau giữa tốc độ phát và tốc độ thu.

Đối với phép đo không đối xứng thì hai máy đo ETS – 1000 có thể được sử dụng: Một đầu gần và một ở đầu xa. Ngay khi các thông số của máy đo ở đầu gần được thiết lập thì máy đo ở đầu xa sẽ ở đầu cuối của kênh truyền không đối xứng. Việc tạo lưu lượng đo kiểm có thể được thực hiện theo 2 cách sau:



  • Từ thiết bị đầu gần tới thiết bị đầu xa: Trong trường hợp này cổng A (B) được thiết lập là cổng nguồn. Cổng đầu xa được chọn là cổng kết cuối.

  • Từ thiết bị đầu xa tới thiết bị đầu gần: Trong trường hợp này cổng đầu xa được thiết lập là cổng nguồn. Cổng A (B) được chọn như là cổng kết cuối.

Thực hiện các phép đo cho cấu hình đo này bao gồm:



  • RFC 2544: throughput, frame loss, back – to – back.

  • BERT (L2, L3, L4)

  • Lưu lượng tổ hợp

Lưu lượng tổ hợp:


Chức năng tạo lưu lượng tổ hợp cho phép tạo ra 10 luồng dữ liệu với các thiết lập khác nhau. Việc sử dụng chức năng này cho phép người dùng ước tính các kiểu tốc độ dữ liệu khác nhau, kiểm tra mức độ ưu tiên chính xác trong thiết bị được đo kiểm.



  • Các bước đo kiểm: Chuyển về menu Summary của lưu lượng tổ hợp (bắt đầu phép đo, hiển thị kết quả đo)

Để bắt đầu phép đo hãy ấn nút F1.

Sau khi kết thúc phép đo các thông số sau sẽ được hiển thị:


  • Kích thước khung xác định (Đơn vị Bytes)

  • Tốc độ được xác định (Đơn vị %)

  • Tổn hao khung (Đơn vị %)

  • Độ rộng băng (Bandwidth) (Đơn vị Mbps)

Để chuyển tới màn hình kết quả dạng đồ hoạ thì ấn nút F2 (Plot)

Ngay trên luồng dữ liệu thì mỗi một luồng sẽ có một cột cho biết giá trị tổn hao đo được. Để chuyển về menu Results ấn F4 và để chuyển tới màn hình Complex traffic: latency hãy ấn nút mũi tên → .



Tất cả các giá trị độ trễ cho lưu lượng tổ hợp sẽ bao gồm:



  • Curr, ms: Giá trị độ trễ hiện tại (đơn vị ms)

  • Min, ms: Giá trị độ trễ nhỏ nhất (đơn vị ms)

  • Avg, ms: Giá trị độ trễ trung bình (đơn vị ms)

  • Max, ms: Giá trị độ trễ lớn nhất (đơn vị ms)

Để chuyển về màn hình hiển thị các thông tin về số các khung được phát và được thu hãy ấn phím mũi tên →

Mỗi luồng dữ liệu sẽ có thông tin về số khung phát và thu được hiển thị trên màn hình



  • Setup: Chuyển tới menu Setup



  • Streams: Chọn số luồng dữ liệu. Có thể chọn từ 1 tới 10.

  • Duration: Thiết lập thời gian cho việc tạo luồng dữ liệu. Chọn 1 đến 2886 giây

  • Topology: Chuyển tới menu Topology:

Sử dụng menu Topology để xác định các cổng thu và phát. Một cổng có thể được sử dụng cho cả phát dữ liệu và thu (Với tính năng Loopback). Nếu sử dụng chức năng đo không đối xứng thì người dùng phải chọn Remote như là cổng thu/phát.



  • Header: Chuyển tới menu Header. Để chọn số luồng dữ liệu hãy ấn các phím mũi tên trái, phải.



  • Frames: Chuyển đển menu Frames. Hãy chọn kích thước khung cho mỗi luồng với dải thiết lập là 84 ~ 9600 bytes



  • Rates : Chuyển tới menu Rates. Tốc độ của các khung đã xác định được xác định theo đơn vị phần trăm % (F1), kbps (F2) hoặc Mbps (F3)


Thiết lập MPLS – Lưu lượng tổ hợp:


Nhãn lưu lượng cho việc đo kiểm mạng có thể được xác định trong menu Label traffic. Cấu hình các thông số sau từ menu Label traffic như sau:

Ấn Tests, hãy chọn Complex traffic, Setup, Header, Advanced and MPLS.





  • Labels: Vào số nhãn. Hãy chọn từ 1 đến 3

  • Label: Vào giá trị nhãn

  • MPLS COS: Lựa chọn lớp dịch vụ cho luồng dữ liệu

  • TTL: Vào giá trị TTL cho luồng dữ liệu.

Chế độ Loopback:


Chức năng Loopback là cần thiết cho việc đo kiểm các mạng trong sự phù hợp với tiêu chuẩn RFC – 2544 cũng như một số các nhiệm vụ khác. Chức năng này cho phép đo kiểm đặc tính mặng mà không làm thay đổi các thiết lập của nó. Đo kiểm mạng với chức năng Loopback có thể đựơc thực hiện tại các lớp theo mô hình OSI sau:

  • Tại lớp vật lý (L1): tất cả csc lưu lượng đầu vào được phát lại quay trở về mà không làm thay đổi, thông kê được tập hợp lại cho lưu lượng đầu vào.

  • Tại lớp 2 (lớp dữ liệu), tất cả các khung đầu vào được phát lại với việc hoán đổi địa chỉ MAC nguồn và đích. Máy đo ETS – 1000 hỗ trợ thay thế địa chỉ MAC đích/nguồn với các địa chỉ MAC của người dùng. Cả lưu lượng vào và ra đều được tập hợp thống kê.

Chú ý: Loopback các lớp 2 và 3 thì các gói tin vơi các địa chỉ nhận dạng MAC đích và nguồn cũng như các khối dữ liệu giao thức OAM (OAMPDU) và các yêu cầu ARP không được phát lại.

  • Tại lớp mạng (lớp 3), tất cả các gói dữ liệu đầu vào được phát trở lại với việc hoán đổi địa chỉ IP đích nguồn. Máy đo ETS – 100 hỗ trợ thay thế các địa chỉ IP đích/ nguồn với các địa chỉ IP do người dùng xác định. Cả lưu lượng đầu vào và ra đều được tập hợp thống kê.



  • Port: Chọn cổng (A hoặc B) để cho phép thực hiện chức năng Loopback.

  • Type: Chọn lớp mà lưu lượng được phát trở lại

    • Lớp vật lý

    • Lớp dữ liệu (MAC)

    • Lớp mạng (IP)

    • Lớp truyền dẫn (TCP/UDP)

  • OAM: Chuyển tới menu OAM

Cấu hình loopback L2:




  • Swap MAC: Cho phép (On) hoặc không cho phép (Off) sự hoán đổi của các địa chỉ MAC nguồn và đích trong các gói tín đầu vào.

  • Replace MAC: Chọn chế độ cho phép hoán đỏi địa chỉ MAC

    • Off: Sự hoán đổi địa chỉ MAC là không được phép

    • Source: Sự hoán đổi giá trị địa chỉ MAC nguồn.



  • Destination: Sự hoán đổi giá trị điạ chỉ MAC đích



  • Src+Dst: Sự hoán đổi cả các giá trị địa chỉ MAC đích và nguồn



    • Source: Xác định một địa chỉ MAC mà sẽ hoán đổi địa chỉ MAC nguồn của khung Ethernet

    • Destination: Xác định địa chỉ MAC mà sẽ hoán đổi địa chỉ MAC đích của khung Ethernet.

  • Replace VLAN: Chọn chế độ hoán đổi các thẻ VLAN :

    • Off: Không cho phép hoán đổi các thẻ VLAN

    • ID: Các giá trị hoán đổi VLAN ID

    • Priority: Các giá trị ưu tiên hoán đổi VLAN

    • ID+Pr: Hoán đổi các giá trị cả VLAN ID và VLAN ưu tiên

  • ID: Xác định giá trị mà sẽ hoán đổi VLAN ID của khung Ethernet

  • Priority: Xác định giá trị mà sẽ hoán đổi VLAN ưu tiên của khung Ethernet

Cấu hình Loopback lớp 3:




  • Replace IP: Chọn chế độ thay thế (hoán đổi) địa chỉ IP

    • Off: Sự hoán đổi địa chỉ IP không được phép

    • Source: Địa chỉ nguồn IP hoán đổi



    • Destination: Địa chỉ đích IP hoán đổi



    • Src + Dst: Hoán đổi cả địa chỉ IP đích và nguồn



  • Source: Xác định địa chỉ IP mà sẽ thay thế địa chỉ IP nguồn của khung Ethernet.

  • Destination: Xác định địa chỉ IP mà sẽ thay thế địa chỉ IP đích của khung Ethernet.

  • Replace: Chọn chế độ thay thế ToS

    • Off: Thay thế kiểu dịch vụ và các giá trị ưu tiên là không được phép.

    • ToS: Thay thế các giá trị kiểu dịch vụ

    • Precedence: Thay thế các giá trị ưu tiên

    • ToS + Prec: Thay thế cả kiểu dịch vụ và các giá trị ưu tiên

  • ToS: Xác định gí trị sẽ thay thế kiểu dịch vụ của khung Ethernet

  • Precedence: Xác định giá trị sẽ thay thế quyền ưu tiên của khung Ethernet.

OAM:


Là một trong những nhiệm vụ quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ để có sự quản trị và bảo dưỡng chất lượng cao cho các mạng Ethernet. Để đảm bảo các nhiệm vụ này theo tiêu chuẩn IEEE 802.3ah

OAM (Operations, Administration and Maintenance) là một giao thức giám sát trạng thái đường truyền. Giao thức này vận hành ở lớp Dữ liệu của mô hình OSI. Để truyền dữ liệu giữa hai thiết bị Ethernet, các đơn vị dữ liệu giao thức OAM (OAMPDU) được sử dụng. Cả hai thiết bị phải hỗ trợ chuẩn IEEE 802.3ah và sẽ phải được nối thẳng trực tiếp.

Một đặc điểm quan trọng của giao thức OAM là cung cấp khả năng sử dụng cho chế độ Loopback đối với đầu xa





  • Port: Chọn cổng cho cấu hình OAM

  • Mode: Chọn Mode cho cấu hình OAM. Các trạng thái OAM là :

    • Acttive: Trong chế độ kích hoạt thì cổng được chọn có thể gửi các lệnh tới thiết bị được bố trí ở đầu xa, để cho phép chế độ Loopback trên thiết bị đầu xa và để đáp ứng các lệnh OAM Ethernet từ thiết bị đầu xa.

    • Passive: Trong chế độ thụ động thì cổng này chỉ có thể đáp ứng các lệnh OAM từ thiết bị đầu xa nhưng không khởi động chế độ Loopback

    • Off : Không cho phép OAM

  • Discovery: Chọn trạng thái của thiết bị được bố trí ở đầu xa. Các trạng thái sẵn có là :

    • Fault

    • Send local

    • Passive wait

    • Send loc/rem

    • Send loc/ rem ok

    • Send any

  • Remote unit: Ấn để chuyển tới màn hình của thiết bị đầu xa



    • MAC address: Địa chỉ MAC của thiết bị đầu xa

    • Vendor OUI: Nhận dạng tổ chức (nhà sản xuất) duy nhất để tạo địa chỉ MAC

    • Mode: Trạng thái OAM của thiết bị đầu xa

    • Unidirectional: Hỗ trợ kết nối đơn hướng

    • Rem.loopback: Hỗ trợ chế độ Loopback cho thiết bị đầu xa

    • Link events: Hỗ trợ thông báo lỗi kết nối.

    • Var.retrieval: Hỗ trợ việc đọc các giá trị thay đổi mà được sử dụng cho việc ước tính chất lượng đường truyền dữ liệu.

    • LB status: Trạng thái chế độ Loopback tại thiết bị đầu xa

Để bật/tắt chế độ Loopback trên thiết bị đầu xa hãy ấn F1

ET Discovery :


Chức năng ET discovery cho phép bật chế độ Loopback trên các lớp dữ liệu, mạng, truyền dẫn ở thiết bị đầu xa là ETS – 1000 hoặc ETS – 1000L

Theo các sơ đồ kết nối thì chức năng này có thể bật chế độ Loopback cho rất nhiều thiết bị đầu xa là ETS – 1000 hoặc ETS – 1000L mặc dù các thiết bị này phải có cùng hoặc khác địa chỉ Subnets :



Để nhận dữ liệu về thiết bị đầu xa và bật chế độ Loopback:



  • Nối máy đo với mạng

  • Trong trường IP hãy vào địa chỉ IP của thiết bị đầu xa

  • Ấn nút F4 (Discovery)

Nếu discovery hoàn thành thành công thì các địa chỉ IP, host name và địa chỉ MAC sẽ xuất hiện trên màn hình. Menu Loopback trên máy đo có thể truy nhập và sửa chữa được.

Các nút cho mức Loopback được mô tả như sau :



  • F1 : Tắt chế độ loopback

  • F2 : Bật chế độ loopback ở lớp dữ liệu

  • F3 : Bật chế độ loopback ở lớp mạng

  • F4 : Bật chế độ loopback ở lớp truyền dẫn

Chú ý : Để truyền dữ liệu dùng giao thức UDP thì số cổng UDP của Server là 0x8018 và số cổng UDP của client là 0x8019

Каталог: downloads
downloads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

tải về 285.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương