Thông tin chứng nhận Thông tin F. C. C


Chương 5: Các nhiệm vụ và giải pháp điển hình



tải về 285.65 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích285.65 Kb.
#2495
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 5: Các nhiệm vụ và giải pháp điển hình

Các nhiệm vụ điển hình:


Nhiệm vụ chính để đo kiểm mạng Ethernet là kiểm tra sự phù hợp của SLA giữa các nhà khai thác và các khách hàng.

Chất lượng dịch vụ (QoS) phải được kiểm tra. Điều này có thể đạt được bằng cách thực hiện các đo kiểm RFC 2544 để cung cấp các phép đo throughput, frame loss rate, latency và back – to – back. Khi nhiều dịch vụ/ các mức QoS được cung cấp thì đặc tính của đường truyền phải được kiểm tra tốt nhất thông qua việc kiểm tra nhiều luồng dữ liệu. Các công cụ tiện dụng khác như Ping và Trace Route cung cấp thông tin kết nối mạng cơ bản. Cuối cùng là thực hiện các phép đo kiểm end – to – end, chế độ Loopback cho phép quay lại lưu lượng tại các lớp vật lý, dữ liệu, mạng và truyền dẫn của mô hình OSI


Phương pháp đo RFC 2544:


Phương pháp đo RFC 2544 được định nghĩa như là một bộ các phép đo để đo và tạo báo cáo các đặc tính của thiết bị mạng. Phù hợp với RFC 2544 cho việc đo kiểm mạng Ethernet cho các kích thước khung được giới thiệu là 64, 128, 256, 512, 1024, 1280 và 1518 byte. Đây là phương pháp chuẩn để đánh giá, phân tích đặc tính mạng Ethernet. Máy đo ETS – 1000 hỗ trợ 4 phép đo chuẩn được định nghĩa bởi phương pháp RFC – 2544.

Throughput – Băng thông:


Phép đo này cho phép xác định tốc độ lớn nhất có thể đối với các thiết bị mạng Ethernet.

Throughput (băng thông): Tốc độ nhanh nhất mà số khung đo kiểm được phát đi bởi thiết bị đo kiểm (DUT) ngang bằng với số khung đã gửi tới nó bởi thiết bị đo kiểm.

Khi đo throughput thì số các khung xác định với khoảng hở giữa các khung nhỏ nhất được phát tới DUT. Sau đó máy đo đếm các khung được phát bỏi DUT này. Nếu có một vài khung thu được ít hơn khung đã phát thì khoảng hở này được tăng lên và thực hiện đo kiểm lại.

Chú ý: Mối liên hệ giữa khe hở giữa các khung và tải là mối quan hệ tỉ lệ nghịch do đó khe hở này lớn hơn thì tải truyền được sẽ nhỏ hơn.


Latency – Độ trễ:


Phép đo này cho phép phân tích thời gian đạt được cho một khung được phát từ nguồn tới đích và sau đó quay lại nguồn. Độ trễ (Latency) là một thông số quan trọng cho các ứng dụng thời gian thực chạy trên các mạng Ethernet.

Khi phân tích độ trễ thì băng thông cho DUT tại mỗi kích thước đã liệt kê được xác định đầu tiên, sau đó một luồng các khung với kích cỡ khung thực tế được gửi tới xuyên qua DUT tại tốc độ băng thông đã xác định tới đích xác định. Khoảng thời gian nhỏ nhất của luồng phát được thiết lập là 120 giây (người dùng có thể thiết lập giá trị này trong khoảng 1 ~ 2886 giây). Trong một thời gian xác định một thẻ nhận dạng được bao gồm trong một khung với kiểu thẻ đang bổ xung phụ thuộc. Thời gian mà khung này được phát đầy đủ được ghi lại là Ta. Cổng thu của máy đo sau đó nhận dạng thông tin thẻ trong luồng với khung đó và ghi thời gian mà khung đã đánh thẻ đã thu được (giá trị là Tb)

Giá trị độ trễ là khác nhau giữa các giá trị Tb và Ta

Phép đo được lặp lại ít nhất là 20 lần (người dùng có thể xác định giá trị thay thế từ 1 tới 30)




Frame Loss Rate – Tốc độ mất khung:


Phép đo này cho phép ước tính khả năng của mạng để hỗ trợ các ứng dụng thời gian thực bởi vì phần trăm tổn hao lớn sẽ làm cho chất lượng dịch vụ bị suy giảm.

Đo kiểm tổn hao khung cho phép đêm phần trăm khung không được phát đi bởi DUT bị suy giảm do lỗi phần cứng.

Để thực hiện đo kiểm tốc độ mất khung thì một số khung xác định (đếm đầu vào) được gửi đi tại một tốc độ xác định xuyên qua DUT để đo kiểm và sau đó máy đo đếm số khung được phát đi bởi DUT (đếm đầu ra). Tốc độ mất khung tại mỗi điểm được tính toán bằng cách sử dụng công thức sau:

100 x (đếm đầu vào – đếm đầu ra)/(đếm đầu vào)

Sự thử nghiệm phát đầu tiên sẽ chạy trên tốc độ khung mà nó đáp ứng 100% tốc độ lớn nhất cho kích thước khung đó trên đầu vào. Lặp lại quy trình trên cho tốc độ đáp ứng 90% tốc độ lớn nhất và sau đó là 80% tốc độ này. Các sự thử nghiệm là liên tục giảm 10% theo từng đoạn đến khi có 2 sự thử nghiệm thành công mà không có khung nào bị mất.


Back – to – Back:


Phép đo kiểm này cho phép ước tính thời gian trong khi DUT (thiết bị được đo kiểm) có khả năng quản lý tải lớn nhất

Máy đo gửi một “burt” của các khung với khoảng hở giữa các khung là nhỏ nhất tới DUT và sau đó đếm số các khung quay ngược lại bởi DUT. Nếu đếm số khung được phát là ngang bằng với số khung quay lại thì thời gian truyền dẫn sẽ tăng lên và phép đo được thực hiện lại đến khi có 2 thử nghiệm thành công mà không bị mất khung nào. Số các khung quay ngược lại ít hơn số khung được phát đi thì thời gian truyền dẫn sẽ giảm và phép đo lại được thực hiện lại.




Chương 6: Kết nối máy đo


Các máy đo ETS – 1000 có thể được kết nối bằng cách sử dụng các cơ chế kết nối khác nhau

Các cơ chế kết nối máy đo:


Các máy đo có thể được kết nối với nhau theo 4 cách sau:

Cơ chế kết nối thứ 1:



Cơ chế kết nối thứ 2:



Cơ chế kết nối thứ 3:



Cơ chế kết nối thứ 4:



Cơ chế 1 cho thấy kết nối của máy đo (sử dụng một cổng của máy đo) tới mạng với thiết bị đang hoạt động trên lớp Data (ví dụ switch chuyển mạch). Trong trường hợp này lưu lượng đo kiểm được tạo ra sẽ được định đường để quay lại máy đo thông qua thiết bị loopback. Tại DUT thì các địa chỉ MAC nguồn và đích được trộn vào trong các gói và luồng dữ liệu đo kiểm được phát trở lại cổng nguồn trên máy đo.

Tất cả các cơ chế kết nối sử dụng các thông báo sau:



  • MAC s – Địa chỉ MAC nguồn

  • MAC d – Địa chỉ MAC kết cuối

  • MAC R – Địa chỉ MAC của Gateway

  • IP s – Địa chỉ IP nguồn

  • IP d – Địa chỉ IP đích

Hình ở phía trên cho thấy sự kết nối của máy đo tới mạng với thiết bị đang vận hành trên cả lớp Data và lớp mạng (Ví dụ: Switch và Router). Không giống như trường hợp đầu với cơ chế kết nối này cả các địa chỉ MAC và IP đích và nguồn được hoán đổi với nhau và lưu lượng được quay trở lại cổng nguồn.

Trong trường hợp đo kiểm mạng/ thiết bị với khả năng định đường lưu lựong IP thì 2 cổng của máy đo được sử dụng. Các gới được định đường lại từ một cổng tới cổng khác thông qua bộ định đường. Thêm vào thì máy đo ETS – 1000 có thể được nối tới một thiết bị switch mạng.




Каталог: downloads
downloads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

tải về 285.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương