THÔng tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-cp ngày 23/01/2006



tải về 0.83 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#31623
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.


Điều 30. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 05/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 06/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

5. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt

- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội.

- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

- Email: vanphongctt@gmail.com

- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.


Mục 10. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản sống

1. Thương nhân được xuất khẩu các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, không phải xin phép.

Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản

1. Nhập khẩu giống thủy sản trong danh mục

Thương nhân được nhập khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành, không phải xin phép .

2. Nhập khẩu thủy sản ngoài danh mục

Các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, thương nhân nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.



Điều 33. Nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm

1. Nhập khẩu các loài thủy sản trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản không có trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để đánh giá rủi ro;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.



Điều 34. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống

1. Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

b) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

- Đề cương nghiên cứu giống thủy sản nhập khẩu theo mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

- Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

d) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

- Bản sao công chứng Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài;

- Bản giải trình về điều kiện vận chuyển, bảo quản thủy sản sống.

đ) Trường hợp nhập khẩu các loài thuỷ sản sống để đánh giá rủi ro:

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

- Đề cương đánh giá rủi ro;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” -Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

- Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

- Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120;

Điều 35. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản không phải xin phép trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành.

b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phụ lục này.

c) Sản phẩm để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

2. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải xin phép Tổng cục Thủy sản đối với các trường hợp sau:

- Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

- Nhập khẩu để tạm nhập tái xuất, gia công, đóng gói để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.



Điều 36. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1 Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

- Đề cương khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở thực hiện khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền kết luận đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

- Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nghiên cứu hoặc Giấy chứng nhận đăng k‎ý kinh doanh;

-  Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

c) Trường hợp nhập khẩu để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

- Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

- Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

- Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120;
Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 ;

Bãi bỏ Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

Bãi bỏ Khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, thương nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.  




Nơi nhận:

- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;

- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;

- VP Quốc hội;

- VP Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;

- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ NN&PTNT;

- Lưu: VT; CB (VT, TM)



BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Cao Đức Phát

Phụ lục 01


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





DANH MỤC CÁC LOÀI THUỶ SẢN CẤM XUẤT KHẨU

(ban hành kèm theo Thông tư số 88/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


TT

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

Trai ngọc

Pinctada maxima

2

Cá Cháy

Macrura reevessii

3

Cá còm

Notopterus chitala

4

Cá Anh vũ

Semilabeo notabilis

5

Cá Hô

Catlocarpio siamensis

6

Cá Chìa vôi sông

Crinidens sarissophorus

7

Cá Cóc Tam Đảo

Paramesotriton deloustali

8

Cá Chình mun

Anguilla bicolor

9

Cá Tra dầu

Pangasianodon gigas

10

Cá ông sư

Neophocaena phocaenoides

11

Cá heo vây trắng

Lipotes vexillifer

12

Cá Heo

Delphinidae spp.

13

Cá Voi

Balaenoptera spp.

14

Cá Trà sóc

Probarbus jullieni

15

Cá Rồng

Scleropages formosus

16

Bò Biển/cá ông sư

Dugong dugon

17

Rùa biển

Cheloniidae spp.

18

Bộ san hô cứng

Stolonifera

19

Bộ san hô xanh

Helioporacea

20

Bộ san hô đen

Antipatharia

21

Bộ san hô đá

Scleractinia

 
Phụ lục 02:


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




DANH MỤC NHỮNG LOÀI THUỶ SẢN

XUẤT KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(ban hành kèm theo Thông tư số 88/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Điều kiện

1

Tôm hùm:

 

 

 

a. Tôm hùm ma

Panulirus penicillatus

200 mm trở lên

 

b. Tôm hùm đá

P. homarus

175 mm trở lên

 

c. Tôm hùm đỏ

P. longipes

160 mm trở lên

 

d. Tôm hùm lông

p. stimpsoni

160 mm trở lên

 

e. Tôm hùm bông

p. ornatus

230 mm trở lên

 

g. Tôm hùm xanh

P. versicolor

167 mm trở lên

 

h. Tôm hùm xám

P. poliphagus

200 mm trở lên

2

Các loài Cá mú (song)

Epinephelus spp.

500 g/con trở lên

3

Cá Cam (cá cam sọc đen)

Seriola nigrofasciata

200 mm trở lên

4

Cá măng biển

Chanos chanos

500 g/con trở lên

5

Cá ba sa

Pangasius bocourti

Không còn sống

6

Cá tra

Pangasianodon hypophthalmus

Không còn sống

 7

Cá Chình nhọn

Anguilla borneensis

được nuôi

8

Cá Chình Nhật

Anguilla japonica

được nuôi

9

Cá chình hoa

Anguilla marmorata

được nuôi

10

Ếch đồng

Rana rugulosa

được nuôi

11

Cua biển

Scylla serrata

200g/con trở lên

Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2012
2012 -> BIỂu phí, LỆ phí trong công tác thú Y
2012 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
2012 -> Ủy ban nhân dân tỉnh khánh hòA
2012 -> Số: 1001/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1002/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1003/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1006/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1007/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1008/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1013/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương