THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG



tải về 359.17 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích359.17 Kb.
#13485
1   2   3   4

Về mặt diện tích B. ROLLẸT (1960) và R. MAURAND (1964) khi xác định rừng thông cho Lâm Đồng (khi đó là Lâm Đồng + Tuyên Đức) đã cho cùng kết quả là 125.000 ha. B. ROLLET đã sử dụng ảnh máy bay đoán đọc và chi tiết hoá thêm rằng trong diện tích đó có 90.000 ha thông 3 lá và vẽ một bản đồ phân bố của chúng; So với bản đầ đó ngày nay đã có ít nhiều thay đổi.
Nếu lấy mốc thời gian những năm gần đây nhất là 1960 và 1983 thì điện tích rừng thông và trữ lượng gỗ được trình bày tổng hợp trong bảng 1.
Bảng 1.- Sự thay đổi về diện tích và tổng trữ lượng

rừng thông Lâm Đồng (Tài liệu Hoàng Bá phổ và

Phan Trọng Thịnh - 6/1983).

Năm


Thông thuần loại

Thông hỗn loại với cây lá rộng

Diện tích

(ha)


Trữ lượng

(m3)



Diện tích

(ha)


Trữ lượng

(m3)



1960

125.000

12.636.875

-

-

1983

110.552

8.680.345

70.094

3.574.794

Tài liệu điều tra thống kê diện tích và trữ lượng rừng thông 3 lá Lâm Đồng năm 1983 do Viện ĐTQH tiến hành cũng bằng việc sử dụng ảnh máy bay và ảnh vệ tinh.

Theo bảng 1 chúng ta đã thấy diện tích rừng thông thuần loại từ 1960 đến 1983 đã bị giảm mất gần 15.000 ha và tổng trữ lượng giảm mất 4 triệu mét khối gỗ.

Phân tích sâu hơn nữa về tài nguyên rừng thông, ta thấy trong tổng số diện tích 110.472 ha là rừng tự nhiên chiếm 95%, chính vì thế nên cơ cấu của tài nguyên rừng không phù hợp với yêu cầu kinh doanh ở hai mặt sau:

- Rừng có mật độ phù hợp với mục tiêu kinh doanh chỉ có 25% rừng tự nhiên cần phải làm giàu hoặc cải tạo lại rừng thưa.

- Kết cấu rừng theo các thế hệ tuổi (còn gọi là lớp sinh trưởng) cần điều chỉnh sao cho diện tích các thế hệ rừng non, rừng trung niên và rừng thành thục gần như nhau; trong khi rừng tự nhiên hiện nay chỉ có 16% thành thục, 84% còn lại phải nuôi dưỡng.

Tuy nhiên tài nguyên gỗ rừng thông Lâm Đồng có hai ưu điểm rất lớn, một là gỗ thông có tỷ lệ tới 52% là sản phẩm loại nhất, 24% là sản phẩm loại nhì, các loại 3, 4, 5 và 6 chỉ chiếm 24% còn lại, đó là do đặc điểm sinh học của cây thông có thân cao, thẳng, tròn, ít mấu mắt, u phình. Hai là thông 3 lá là một trong các loài sinh trưởng nhanh, theo kết quả tổng kết thì ứng với các tuổi:

15 16 - 30 31 - 50 51 - 70 năm

D tăng hàng năm 0,91 0,77 0,65 0,50 cm

H '' 0,97 0,58 0,31 0,28 m

V '' 25,7 10,3 5,8 4,5%

Trong điều kiện lập địa tốt, độ dầy chuẩn, một Ha rừng thông ở độ tuổi 30 có thể tích luỹ tới 20 m3 /năm (tính toán của đoàn chuyên gia CHDC Đức - 1983), phù hợp với số liệu Phan Hoàng Đồng (1981) là 25 m3.

Con số này đưa ra có thể làm cho người lạc quan, việc phấn đấu để đạt năng suất tích luỹ đó hoàn toàn là lý thuyết với các điều kiện lập địa thật tốt, mật độ tối ưu ở tất cả các độ tuổi đòi hỏi cả quá trình từ cây trồng đến chăm sóc nuôi dưỡng phải hoàn bảo, vì vậy nên coi đó là chỉ tiêu để phấn đấu chứ không phải để làm cơ sở tính toán lập kế hoạch kinh doanh. Chính đó là lý do vì sao Viện DTQH chỉ dùng suất tăng trưởng 2% để tính khả năng cung cấp khách quan của tài nguyên rừng thông hàng năm 130 nghìn m3 cây đứng nếu tổ chức sản xuất thật tốt.

Ngoài gỗ là nguyên liệu chính, từ 1978 rừng thông 3 lá còn cung cấp một khối lượng nhựa đáng kể và tăng dân, năm 1981 thu được 1.500 tấn, năm 1982 - 1.800 tấn, kế hoạch 1983 là 2.100 tấn, trong đó chủ yếu là lấy từ thông 3 lá. Việc tổ chức trích nhựa và chưa ổn định. Sau này , khi hợp lý hoá quá trình sản xuất và các tiến bộ kỹ thuật mới sẽ nâng sản lượng nhựa cao hơn nữa đó là một tài nguyên có giá trị xuất khẩu cao.

Cuối cùng, trong rừng thông Lâm Đồng còn một hệ thống cây thuốc có giá trị (Võ Văn Chí thống kê năm 1983 tại Bảo Lộc) và các động vật cùng chung sống và tạo nên một hệ sinh thái ổn định tương đối hiện nay.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KINH DOANH VÀ CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC.

2,1. Trước 1975

Theo tổ chức hành chính và tổ chức cơ quan Lâm nghiệp thì vùng lãnh thổ có thông 3 lá trên cao nguyên tỉnh Lâm Đồng hiện nay đã trải qua các giai đoạn: 1899 thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng, 1901 thuộc tỉnh Phan Rang, 1916 thuộc tỉnh Langbian (Lâm Viên), mặc dầu tình này có nhiều thay đổi qua nhiều biến động chính trị nhưng vẫn tồn tại đến năm 1950 mới bị bãi bỏ, và tổ chức hành chính tự trị, rồi Hoàng Triều Cương Thổ năm 1955 tới 1958 mới thuộc tỉnh Tuyên Đức và tỉnh Lâm Đồng. Ty Thuỷ Lâm là cơ quan quản lý kinh doanh lâm nghiệp nói chung và rừng thông nói riêng. Việc tổ chức kiểm kê rừng khai thác gỗ, trồng rừng thực sự chỉ có ý nghĩa từ thập niên 1940 trở đi và những tiến bộ kỹ thuật là từ 1960 trở đi.

Cho tới những ngày cuối cùng của chế độ cũ, việc quản lý và kinh doanh rừng thông Lâm Đồng vẫn ở trong tình trạng quảng canh lạc hậu, trên quan điểm lợi dụng bóc lột dùng thông qua các nhà thầu và chủ khai thác, các cơ quan lâm nghiệp chỉ làm nhiệm vụ cấp giấy phép rồi thu thuế (bán cây đứng) và bảo vệ rừng. Tuy vậy các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia nước ngoài và chuyên gia trong nước ở các cơ sở nghiên cứu cũng đã công bố một số sản phẩm nghiên cứu các khoa học cơ sở hoặc các kỹ thuật trong việc trồng rừng, chống cháy, điều chế rừng cung cấp gỗ làm giấy v.v... hoặc kiểm kê rừng.

Những tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng thông 3 lá đạt được cho đến năm 1975 còn quá ít, việc điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học cơ sở phần lớn do các nhà lâm học phương tây giúp đỡ. Ví dụ A.CONSIGNY (1937), E.SAURIN (1937) đã phân loại, định danh và mô tả đặc điểm của thông. P.MAU - RAND (1943, 1964) cũng mô tả các đặc điểm hình thái, vùng phân bố, diện tích thông 2, 3 lá và đề xuất kỹ thuật khai thác nhựa thông 2 lá, xác định chu kỳ điều chế rừng thông 3 lá. E.M.PERROT (1943) và A.CHEVALLER (1944) cũng nghiên cứu các đặc điểm phân loại, nguồn gốc di thực và diễn thế của rừng thông 3 lá ở Đông Dương và ĐàLạt, R.CHAMPSOLOIX (1958) tìm hiểu nguyên nhân hình thành và sự ổn định của các quần thụ thông 3 lá ở cao nguyên Langbian. B.ROLLET (1960) và M.SCHMID (1964) đặt giả thiết khác nhau về nguồn gốc nguyên sản và di thục của thông 3 lá Lâm Đồng, B.ROLLET còn sử dụng ảnh máy bay xác định vùng phân bố, diện tích và trữ lượng thông thuần loại 125.000 Ha trong đó 90.000 Ha là thông 3 lá với tổng trữ lượng hơn 12 triệu m3, số liệu này còn giá trị tham khảo cho tới ngày nay.

NOORMANN (1961) nghiên cứu đất đai, lập bản đồ thổ nhưỡng cho miền Nam Việt Nam và Lâm Đồng, sau đó Thái Công Tụng (1968) và Nguyễn Huy Lang (1970) cũng tiến hành nghên cứu phân loại đất và đặc điểm đất vùng ĐàLạt, Lâm Đồng. từ sau 1960 nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu cơ sở khoa học các mặt khác nhau có liên quan tới vùng thông Lâm Đồng như khí hậu (Nguyễn Kim Môn - 1971), địa chất, địa mạo (Võ Đình Ngộ - 1966, 1970). Nguyễn Kha là người đầu tiên nghiên cứu toàn diện các đặc điểm của cây, quần thụ thông 3 lá, 2 lá và sinh cảnh của chúng (1966) tại cao nguyên Trung phần.

Như vậy, những hiểu biết đầu tiên về cây thông, rừng thông 3 lá và môi trường sống của chúng đã xem xét, một vài mặt đến 1975 đã khá hoàn chỉnh như phân loại, định tên, đặc điểm khí hậu thuỷ văn vùng phân bố thông. Song, đa số các mặt khác đều rất sơ lược, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoặc đặt kế hoạch từ đầu vì chưa xem xét tới như kết cấu rừng, sinh thái, quy luật tăng trưởng.

Về các tiến bộ trong kỹ thuật kinh doanh rừng từ 1975 hầu như chưa đáng kể ngoài lĩnh vực trồng rừng. Về tổ chức, quản lý sản xuất và quản lý bảo vệ rừng cũng vậy. Phải nói rằng rất nhiều mặt kỹ thuật bị bỏ trống như di truyền chọn giống, nuôi dưỡng, làm giàu, khai thác chế biến nhựa thông 3 lá. Các mặt khác như trồng rừng, khai thác gỗ, điều chế rừng, phòng chống cháy cũng được rất ít, chưa xây dựng được các quy trình quy phạm kỹ thuật ngoại trừ một vài sắc luật quy định thế chế khai thác, bảo vệ, đầu tư, xuất khẩu đem tính chất luật lệ.

Chúng ta lần lượt điểm qua số vốn liếng kỹ thuật ít ỏi này của giai đoạn trước 1975.

- Về kỹ thuật gây trồng rừng lấy gỗ lớn và gỗ làm giấy: Nguyễn Đình Tâm (1962), Lâm Bình Lợi (1965), Phạm Xuân Bách (1970), Nguyễn Hữu Hài (1971)... đã nghiên cứu ba phương pháp là gieo hạt thẳng, đánh cây con ngoài rừng đem trồng và làm bầu bằng đất hoặc túi nylon. Kết quả đạt được một số kinh nghiệm kỹ thuật nhất định, trong đó đáng kể là các thí nghiệm trồng rừng thông 3 lá hỗn loại với bạch đàn tại Manglin, song hiệu quả sử dụng các tiến bộ kỹ thuật ấy lại rất thấp có thể là do sơ chế tổ chức sản xuất không thích hợp. Điều đó thể hiện ở chỗ diện tích trồng được hàng năm quá nhỏ, theo Nguyễn Hữu Đính (1971) thì

năm 1961 trồng được 140 Ha

1963 '' 150 Ha

1964 '' 350 Ha

1965 '' 750 Ha

1956 '' 750 Ha

1967 '' 300 Ha

1968 '' 90 Ha v.v...

Tỷ lệ sống ban đầu cao nhưng do ba nguyên nhân là không chăm sóc kịp thời, lửa rừng, thả súc vật nên tỷ lệ thành rừng thấp Phó Đức Đĩnh (1983) cho biết trong số 3100 Ha thông trồng trước 1975 kiểm kê 1960 thấy chỉ có 250 Ha có khả năng thành rừng.

- Về khai thác gỗ và điều chế rừng: Việc nghiên cứu và ra sắc luật vể thể chế, thủ tục đầu tư khai thác gỗ thường gắn với việc quy hoạch các loại rừng (đóng, mở, vĩnh viễn, tạm thời) và điều chế rừng cho khu nguyên liệu giấy hoặc lấy gỗ lớn. Lê Thiệp (1958) nghiên cứu tuổi thành thục công nghệ và thể chế điều chế dựa trên phương pháp chặt gieo giống. N.MAURAND (1964) đề cập dự án điều chế cho một chu trình kinh doanh thông 3 lá. Nguyễn Văn Hữu (1967) xem xét vấn đề kết cấu rừng và khai thác đảm bảo tái sinh. H.THOMAS (1970) khảo sát việc khai thác đại quy mô các khu rừng thông tại Tuyên Đức để khuyếch trương COGIVINA. Mãi tới 1971 Nguyễn Văn Thôn mới viết tài liệu hướng dẫn khai thác rừng như một quy trình tóm tắt, trong đó có rừng thông. Năm 1972 chính quyền nguỵ ra sắc luật 054/TT/SLU quy định thể thức khai thác và bảo vệ rừng.

Nhìn chung chưa có nghiên cứu nào sâu sắc về phương thức khai thác và tái sinh một cách hệ thống, các ấn phẩm kể trên thường đem tính chất kinh điển, nguyên lý giáo trình phương tây hoặc đề xuất kiến nghị.

Kết quả là ngoài một vài dự án điều chế khu cấp nguyên liệu giấy, việc khai thác gỗ theo phương thức chặt trắng trồng lại và chặt chọn thế thì rừng vẫn bị nghèo kiệt đi. Ngoài nguyên nhân kỹ thuật, việc tổ chức quản lý khâu khai thác dựa vào cách đấu thầu cho chủ khai thác, bán cây đứng và thuế khoá khiến cho tiền lãi làm lu mờ các thể thức diễn tiến (kỹ thuật và thủ tục) khai thác trong khi các diễn tiến khai thác lại rất sơ khai.

Việc khai thác gỗ để xuất khẩu cường độ quá mạnh ở tập trung một vài nơi đã lạm vốn rừng cũng gây ra tình trạng nghèo kiệt, Trần Bá Hồng Minh và các đồng sự (Viện Đại hoc ĐàLạt - 6 - 1974) thống kê số liệu gỗ thông xuất cho Nhật:

Năm 1971 là 10.500 m3

'' 1972 '' 79.300 -

'' 1973 '' 90.300 -

Hàng năm rừng thông còn cung cấp cho 6 nhà máy giấy ngày càng nhiều để giảm lượng bột giấy nhập cảng. Riêng COGIVINA dùng 12 nghìn m3 gỗ thông 3 lá hàng năm. Nhu cầu về gỗ diêm cho nhà máy SIFA và nhu cầu cột điện các đường cao thế cũng lấy từ các loài thông mà chủ yếu là gỗ thông 3 lá. Vì không tính toán cụ thể khả năng cung cấp hợp lý của rừng thông nên đã lạm dụng khá nhiều vào vốn rừng, do đó khai thác gỗ quá nhiều và không đúng kỹ thuật là một trong những nguyên nhân khiến rừng thông suy giảm. Về tình trạng này Nguyễn Hữu Đính và Nguyễn Hữu Hài đã viết trong tập san sử địa 1971: "Nạn khai thác không tổ chức, hỗn loạn, thiếu hoặc không kiểm soát hiện đương hoành hành xứ ta, chắc chắn sẽ đưa lâm phần của chúng ta đến chỗ thoái hoá trong tương lai gần và huỷ diệt trong tương lai xa. Nói riêng về các quần thụ thông 3 lá, việc khai thác vô tổ chức lại còn nguy hiểm hơn nữa, bởi vì rừng thông thường nằm trong những điều kiện quân bình, để bị khuynh đảo. Sự khai thác lâm diện một cách hỗn loạn, không có công tác dưỡng lâm thích hợp có thể làm cho lớp cỏ mọc lên gây nạn cháy rừng, làm đất xói mòn và thoái hoá nhanh chóng..."

- Phòng chống cháy rừng: Như đã trình bày trên (phần lịch sử) các nhà lâm học Pháp đều cho rằng lửa rừng lặp lại có chu kỳ là nhân tố sinh thái chủ đạo trong việc hình thành rừng thông 3 lá thuần loại ở cao nguyên Langbian vì các loài lá rộng không tồn tại nổi. Thế mà ngày nay lửa rừng lại trở thành tai nạn tiêu diệt các lâm phần thông non mới trồng và ảnh hưởng rất lớn tới cả các khu rừng già do vỏ, thân và tán lá bị cháy xém rất lâu mới hồi phục được.

Nếu tiêu diệt nạn lửa rừng thì có thể tạo thành hướng diễn thế ngược lại (nghĩa là rừng thông 3 lá thuần loại dần dần biến thành hỗn loại lá rộng nhiệt đới) trái với giả thuyết của A.CHEVALIER (1944) và J.VIDAL (1960) hay không? Điều này nhà lâm học Lâm Xuân Sanh đã trả lời (1983) ta sẽ bàn sau.

Nguyễn Văn Tài thống kê thiệt hại của cháy rừng vượt xa diện tích trồng rừng được dưới chế độ cũ:

Năm 1960 rừng thông bị cháy 5060 Ha

'' 1961 - nt - 3105 -

.................................................

'' 1967 - nt - 368 -

'' 1968 - nt - 1834 -


Công trình của Lê Văn Hiệp (1959) đề xuất kỹ thuật và biện pháp tổ chức hành chính việc phòng ngừa lửa rừng thông tại tỉnh cao nguyên. Mãi về sau có sắc luật 054/TT/SLU năm 1972 có quy định tổ chức bảo vệ rừng. Rõ ràng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực này không đáp ứng với nhu cầu thực tế nên nạn lửa rừng vẫn tiếp diễn gây thiệt hại rất lớn cho tài nguyên rừng thông.

- Tổ chức, quản lý sản xuất, giá cả, luật lệ là những vấn đề mà nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp với việc kinh doanh rừng theo quan điểm tổ chức kinh tế của chính quyền ngụy vào những năm cuối cùng. Trịnh Xuân Thọ (1973) thảo luận kinh tế về tiềm năng và giá trị xuất khẩu gỗ thông, Trần Kim Huê (1973) phân tích các nguyên nhân cản trở việc xuất khẩu gỗ thông và tìm biện pháp thúc đẩy, Nguyễn Mạnh (1973) bàn về các nhân tố cấu thành giá cả 1m3 gỗ thông xuất khẩu. Đặc biệt Lâm Quốc Thành (1974) nghiên cứu tiềm năng sản xuất gỗ thông tho số liệu kiểm kê tài nguyên rừng thông của FAO để lập kế hoạch hậu chiến.

Ngoài ra có rất nhiều tường trình về tổ chức các nhà máy cưa xẻ gỗ và các quy định điều kiện đầu tư nhằm khuyến khích chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ thông với lãi suất cao, chế biến và xuất nhập khẩu nhựa thông, khi đó chưa có nhựa thông 3 lá.
2,2. Giai đoạn hiện nay (tới 1983):
Tổng kết các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng thông 3 lá tới năm 1983 hay giai đoạn hiện nay cần quan niệm đúng đắn hai phần: Phần thừa kế toàn bộ các tiến bộ kỹ thuật tới năm 1975 (lấy mốc ngày giải phóng miền Nam) và phần kinh nghiệm sản xuất từ ngày chính quyền ta tiếp thu cho tới 1983. Như vậy trong khoa học vấn đề thừa kế và vấn đề phát triển đều quan trọng, bổ sung giúp nhau hoàn chỉnh.

Từ sau ngày giải phóng, qua một số năm kinh doanh, cây thông đã được Nhà nước đánh giá là cây công nghiệp quan trọng, đồng thời đầu tư nghiên cứu toàn diện cả hệ thống kỹ thuật kinh doanh rừng thông kết hợp trong các chương trình nghiên cứu khoa học. Để nắm được hiện trạng vấn đề, đánh giá đúng mức độ đã có về kỹ thuật nhằm xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu chính xác, Bộ Lâm nghiệp và tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tổng kết các tiến bộ kỹ thuật đạt được tới 1983 trong vi phạm tỉnh.



Tổng hợp nội dung của 20 báo cáo và thông báo khoa học được trình bày theo các lĩnh vực như sau:
2,2,1. Những hiểu biết cơ bản về cây thông, rừng thông và môi trường sống của thông 3 lá. Từ mốc 1975 trong 7 năm qua đã tiến hành một số điều tra nghiên cứu cơ bản gồm: (1) Điều tra cơ bản về phân bố, sản lượng trữ lượng, diện tích các năm 1975 - 1976; 1978 - 1979 và 1982 - 1983; kết quả theo báo cáo của hai tác giả Hoàng Bá Phổ và Phan Trọng Thịnh cho phép đánh giá khá chính xác sự diễn biến của diện tích trữ lượng qua các giai đoạn, sự phân bố diện tích và trữ lượng rừng thông 3 lá theo các phạm trù: - Rừng thành thục và rừng nuôi dưỡng - Rừng có độ dốc cao và thấp hơn 350. - Rừng dày và rừng thưa. Tổng trữ lượng theo các cấp to nhỏ khác nhau, theo cấp chất lượng... Các số liệu cho phép lấy làm cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất dài và ngắn hạn và xây dựng phương hướng phát triển và cuối cùng là phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và xây dựng vốn rừng thông ở Lâm Đồng. (2) Đặc điểm sinh thác lâm học và tái sinh rừng thông 3 lá. Các tác giả Lâm Xuân Sanh và Hoàng Dung cùng các cộng sự đã bổ sung thêm vào vốn hiểu biết cũ các mặt kết cấu rừng, phần bổ sung thêm vào vốn hiểu biết cũ các mặt kết cấu rừng, phân phối số cây theo D, cấu trúc tầng tán của rừng trên mặt đất và dưới mặt đất, quy luật tích luỹ sinh khối trên các bộ phận của cây và rừng cũng như sự rơi rụng thảm mục, về tăng trưởng và dự đoàn sản lượng. Hoàng Dụng đã sử dụng các tài liệu ở tiêu chuẩn với cây giải tích của Viện ĐTQH để xây dựng thành quy luật, kết quả được khẳng định thêm bằng biểu sản xuất do S.ANDERS lập (biểu quá trình sinh trưởng) để dự đoán sản lượng các lâm phần chuẩn, cấp đất trung bình. Ngoài ra, Viên Ngọc Hùng cũng đang tiếp tục các nghiên cứu về quy luật tăng trưởng, các tuổi thành thục mà Vũ Đình Phương đã tiến hành từ 1975.
Tiếp theo lý thuyết diễn thế của Nguyễn Kha và các tác giả trước về nhân tố lửa và nhân tố sinh thái chủ đạo trong sự thay các khu rừng lá rộng bằng rừng thông. Lâm Xuân Sanh cho rằng nếu loại trừ lửa rừng thì thực tế cũng khó có khả năng đưa rừng thông 3 lá thuần loại trở lại rừng lá rộng dù qua nhiều năm diễn thế.
Tái sinh rừng là đề mục nhiều người quan tâm, do đó nhiều người đi vào các khía cạnh lý thuyết và kỹ thuật tái sinh rừng để nghiên cứu. Các tác giả đều công nhận ba điều kiện để tái sinh tự nhiên thành công là phải có: - Hạt giống, - điều kiện nảy mầm, - điều kiện sinh trưởng và công nhận khả năng hết sức to lớn và triển vọng của tái sinh tự nhiên. Lê Văn Bảo và Nguyễn Quang Vinh đi vào kỹ thuật để chừa cây giống, làm đất và xử lý thuộc bì theo các công thức để hạt nẩy mầm và cây sinh trưởng, tuy nhiên, cần phải bố trí thí nghiệm lặp lại để xây dựng các mô hình xúc tiến tái sinh thiên nhiên thành công từ khả năng gieo giống của cây đến các phương pháp xử lý đất và thuộc bì.
(3) Bổ sung cho các đặc điểm đất rừng thông 3 lá tác giả Ngô Huế, Lê văn bảo và Đổ Đình sâm đã sơ kết đặc điểm lý hóa tính của đất trong rừng thông thuần loại và thông 3 lá hỗn hợp với cây lá rộng. Để phục vụ công tác trồng rừng, đã tìm hiểu các loại đất và các tính chất của rừng trồng đạt năng suất cao, từ đó sẽ có thể xây dựng phân loại đất trồng rừng thông 3 lá kết hợp với bảng điều kiện lập địa và bảng cấp đất thành một hệ thống hoàn chỉnh sau này. Như vậy cần có sự tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa kể cả tác dụng ngược lại của rừng thông tới đất sau khi được trồng rừng.
(4) Một vấn đề mới đặt ra, như đã trình bày cuối phần lịch sử, về giá trị sử dụng khác nhau của hai loại gỗ thông trắng và đỏ, hai loại nhựa thông lỏng và đặc đòi hỏi phải tiếp tục phân loại loài thông 3 lá Lâm Đồng thành các thứ (var.) rồi định giá trị kinh tế của mỗi thứ. Thật ra đã có hai tiền đề, một là nhà thực vật Bùi Ngọc Sảnh (Paris- 1962) đã phân loại loài thông 3 lá Đàlạt thành hai varietée tên là P. Khasya và P. Langbianensis kèm theo sự mô tả các đặc điểm khác nhau về vật lệu và hình thái, kích thước của lá, nón quả, bẹ cánh. Thứ hai là Phạm Hoàng Hộ (Saigòn -1970) trong "cây cỏ miềm Nam Việt nam" cũng chia hai var, và định tên như bà Bùi Ngọc Sảnh đã gọi. Ông mô tả đặc điểm khác nhau giữa hai var, về hình thái, kích thước lá, nón quả và việc hạt có sẹo lồi hay không.
TỒN TẠI: Qua trình bày trên cần bắt đầu nghiên cứu cấu trúc rừng, xây dựng kết cấu tối ưu, phân lạoi các var, của loài, xác định gí trị các var. Tiếp tục các nghiên cứu cho hoàn chỉnh về sinh thái, tái sinh, đất rừng, quy luật tăng trưởng và dự đoán sản lượng. Đó là những cơ sở không thể thiếu đựơc để xây dựng các tiến bộ kỷ thuật trong gây trồng, khai thác, tỉa nuôi dưỡng và điều chế rừng thông.
2,2,2. Sản xuất giống và chọn giống: Trong lĩnh vực đảm bảo cung cấp giống một cách đầy đủ và kịp thời cho trồng rừng thông 3 lá chỉ trong mấy năm đã có một bước tiến bộ dài từ chổ không có gì. Nhữ năm đầu tiên sau giải phóng khi mới thành lập xí nghiệp chuyên sản xuất hạt giống và cây con việc thu hái hạt giống phải trải qua các bước lấy hạt giống và thu mua ồ ạt cho đủ kế hoạch cung cấp, vì vậy chất lượng xấu. Đã thế, lại gây ra nạn chặt cây, chặt cánh để thu hái hạt, cây giống không được chọn lọc, kỹ thuật phơi tách, đóng gói, bảo quản cũng chưa tốt làm cho tỷ lệ nảy mầm giảm sụt nhanh chóng.
Việc tạo cây con cũng phải trải qua các giai đoạn tương tự, lúc đầu phải mò mẫm về thành phần và qui cách một bầu, tiêu chuẩn cây con về tuổi và kích thước, về độ cứng và số lá... Qua nhiều năm ngày nay mới có tiêu chuẩn cho cây con có bầu và kỹ thuật sản xuất chúng.
Tác gỉa Lý Thị Kim Luyên với sự chỉ đạo của Trương Đình Giảng đã tổng kết quá trình sản xuất hạt giống và cây giống để xây dựng quy trình sản xuất giống thông 3 lá Lâm Đồng. Trong đó có gỉai quyết vấn đề cơ bản cần thiết nhất là:
- Dự báo khả năng cung cấp hạt giống từng năm trên cơ sở chu kỳ sai quả.
- Tiêu chuẩn cây mẹ và đã lựa chọn hàng vạn cây đánh số làm cây mẹ để lấy giống nhiều năm.
- Giải quyết vấn đề hái quả bằng các cách bảo vệ cây mẹ, chế biến, bảo quản và kiểm nghiệm hạt giống và xây dựng tiêu chuẩn cấp ngành.
Những tiến bộ kỹ thuật bước đầu cho phép sản xuất hạt giống được ổn định, chất lượng có nâng cao và hàng năm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên việc đưa các tiêu chuẩn này vào hướng dẫn các tổ đội sản xuất của Lâm trường hoặc các huyện cần được triển khai để nâng cao chất lượng hạt giống do cơ sở sản xuất.
Về tiêu chuẩn cây con trong túi bầu cũng xây dựng được quy trình sản xuất với các tiêu chuẩn về tuổi, kích thước và chất lượng cây. Kèm theo là quy trình thao tác kỹ thuật làm ruột bầu, kích thước bầu, mùa gieo ươm, cấy cây vào bầu và chế độ chăm sóc điều chỉnh ánh sáng, bón tưới phân... Cuối cùng rút ra các kiến nghị về sự phù hợp của qui mô vườn ươm với thực tế tổ chức sản xuất và tiêu thụ cây con trong hoàn cảnh hiện nay. Kết quả này đã đáp ứng kế hoạch hàng năm về cây con trồng rừng, đó là một cố gắng lớn, nhanh.
Việc xây dựng các tiên bộ kỹ thuật xây dựng rừng giống dối với thông 3 lá hiện nay mới là bước đầu và đi theo hai hướng:
- Trước mắt sử dụng và cải tạo rừng tự nhiên để chuyển thể thành rừng chuyân doanh giống, đáp ứng nhu cầu sản suất hạt giống trứoc mắt. Điều này xí nghiệp giống đã làm ở qui mô sản suất hiện nay.
- Xây dựng các khu rừng giống bằng cách gây trồng và lai ghép. Hướng thứ hai cũng được tiến hành ngay và còn đang tiếp tục. Tác giả Nguyễn thị Bé đã tóm tắt quá trình xây dựng rừng theo hướng hai, từ việc chọn cây mẹ, lấy hạt gieo ươm để sản xuất cây con đó là trồng rừng giống theocác mật độ cho rừng để chuyên sản xuất hạt giống. Qua 5 năm trồng rừng giống đầu tiên tác giả đã kiểm tra tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của rừng giống non. Rừng giống tạo bằng cành các cây ưu việt ghép vào gốc các cây non và khỏe mạnh được tiến hành tại Lang Hanh mới từ 1980 trở đi. Cây cao bình quân 1,5m đã có nón đực và nón cái.
Phó Đức Đỉnh qua nhiều năm theo giỏi vườn ươm, tổng kết kiểm kê rừng trồng, mặc dù cho rằng loại đất và thời tiết lúc trồng có tác dụng quyết định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con, song cũng thống nhất các tiêu chuẩn về tháng tuổi và kích thước cần thiết của cây con xuất vườn cũng như các kỹ thuật gieo ươm để đạt các tiêu chuẩn đó (thành phần ruột bầu, kích thước túi bầu, theo gieo ươm, chăm sóc, bón phân...). Trong lúc đó tại Bảo Lộc, nơi khí hậu và lập địa có khác với Đàlạt đôi chút, kinh nghiệm trồng rừng thông 3 lá được Hồ Quốc Thanh tổng kết lại thấy nên kéo dài tuổi cây xuất vườn tới 10-12 tháng, khi đó cây con có kích thước lớn hơn để dể cạnh tranh với cỏ dại, cây bụi, tuy nhiên cần thí nghiệm lập lại để phân tích sự chênh lệch đó là cần thiết cho việc trồng rừng ở Bảo lộc.

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 359.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương