THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG



tải về 359.17 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích359.17 Kb.
#13485
1   2   3   4

VII. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Vật tư kỹ thuật:


TT

Thiết bị

Mã hiệu nước SX

Đặc điểm K.thuật

SL

Năm dùng

Nơi cung cấp

01

Cưa xăng

Partner

T.Điển


P.50

P.70


01

01


1984

1984


VIE 76/015, 016

02

Máy kéo bánh bơm  lưỡi cày  Pơmoóc

Zeotr

(Tiệp)





01

1984

''

03

Máy tính điện tử

Rocket

F.72


F.64

02

1984

''

04

Lều bạt đệm hơi




2 người

02

1983




05

Nhà kính  T/bị







01

1984

''

06

Phòng bảo quản lạnh




20 - 30m3

01

1984

''

2.Kinh phí: (giá trị tiềm năm 1981)




TT

Nguồn kinh phí

Tổng số

PHÂN BỐ NĂM

1983

1984

1985

1986

1987

01

Bộ LN (nội dung 1 - 9)

440

90

120

120

70

40

02

Bộ LN (nội dung 10)

320

90

100

80







03

UBND tỉnh Lâm Đồng (nội dung 11 - 12) 3,6a,6c,9b)


















3.Nhu cầu cán bộ: Bộ LN chỉ định các chủ nhiệm đề tài, Viện chỉ định chủ trì các nước.

4. Hợp tác quốc tế:


NỘI DUNG HỢP TÁC

Hình thức HT

Ở đâu

Thời gian

Học tập kinh nghiệm

Tham quan

Ấn Độ

Philippin



1985

1986


Trao đổi kinh nghiệm

Tham quan

Lào

1987

5. Các yêu cầu khác:


- Đề nghị Bộ Lâm nghiệp và UBND tỉnh Lâm Đồng khoanh cho một tiểu khu chuyên làm công tác nghiên cứu thí nghiệm lâu dài và áp dụng sản xuất thử. Tiểu khu này cần có đủ các loại rừng ở các tuổi, đất trọc, có đường ranh giới rõ ràng, không lẫn dân cư, diện tích 1000 - 1200 Ha, giao cho trại thí nghiệm quản lý (nếu trại không có loại rừng này).

- Đề nghị Bộ củng cố và tăng cường cán bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho trại thí nghiệm để đảm bảo thi công các đề tài của Trung ương và địa phương về thông 3 lá.


- Đề nghị thành lập phòng khoa học kỹ thuật trực thuộc lãnh đạo Sở để đảm đương việc quản lý và nghiên cứu./-
ĐàLạt, ngày 10 tháng 9 năm 1983
KIỂM ĐIỂM QUÁ TRÌNH TỔNG KẾT

"CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH RỪNG THÔNG 3 LÁ"

LÂM ĐỒNG 5 - 9 / 1983

*

Để lập kế hoạch nghiên cứu toàn diện các tiến bộ kỹ thuật trong việc kinh doanh rừng thông 3 lá Lâm Đồng cần kiểm điểm một cách có hệ thống toàn bộ quá trình kinh doanh rừng thông và đánh giá hiện trạng kỹ thuật của từng khâu sản xuất đó, ngày 05-05-1983 bộ Lâm nghiệp đã ra chỉ thị số 1348/KTh quy định mục tiêu, trách nhiệm, hình thức và thời gian tổng kết các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng thông 3 lá Lâm Đồng cho tới năm 1983.
Theo chỉ thị này có ba mục tiêu phải đạt được là:
1. Tổng kết nắm vững được các tiến bộ kỹ thuật trong nghiên cứu và sản xuất đã đạt được đến năm 1983.
2. Trên cơ sở những tiến bộ kỹ thuật đã đạt, xây dựng hoặc bổ sung các quy trình tạm thời để sản xuất áp dụng.
3. Xây dựng một chương trình nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh rừng thông 3 lá.
Chỉ thị cũng phân rõ trách nhiệm cho các cục, vụ, viện ở Bộ Lâm nghiệp và Sở Lâm nghiệp Lâm Đồng.
Trước đó Bộ Lâm nghiệp đã có công văn số 432/VLN ngày 22-08-1983 gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị tỉnh Lâm Đồng phối hợp, tham gia và hỗ trợ cho việc tổ chức nghiên cứu để xây dựng các quy trình công nghệ trong kinh doanh rừng thông 3 lá.
Cuối tháng 05-1983 Bộ đã cử đoàn cán bộ khoa học kỹ thuật gồm các cán bộ của vụ kỹ thuật, vụ lâm nghiệp, viện lâm nghiệp và có sự tham gia của cán bộ vụ nông sinh y (thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước) đến Lâm Đồng để triển khai việc tổng kết này.
Tiếp nhận công văn của bộ lâm nghiệp đề nghị phối hợp và hỗ trợ cho việc tổ chức nghiên cứu toàn diện rừng thông 3 lá phục vụ sản xuất trực tiếp cho địa bàn Lâm Đồng. UBND tỉnh Lâm Đồng sau khi nghe báo cáo của đoàn về mục tiêu và nội dung tổng kết các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng thông Lâm Đồng. UBND tỉnh và Sở Lâm nghiệp cho rằng đó cũng là yêu cầu của tỉnh và hội nghị liên tịch của UBND tỉnh với đoàn cán bộ của Bộ Lâm nghiệp ngày 19 - 5 - 1983 đã thảo luận các biện pháp tổ chức cụ thể để thực hiện nhiệm vụ tổng kết.
Ngày 25 - 5 - 1983 UBND tỉnh ra quyết định số 92/QĐ - UB về việc thành lập

ban tổng kết các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất kinh doanh rừng thông Lâm Đồng. (gọi tắt là Ban Điều Hành Tổng Kết). Ban này gồm 12 người do đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Uỷ viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lâm nghiệp làm trưởng Ban, ngoài ra có đại diện các cơ quan:


- Văn phòng UBND tỉnh.
- Ban Khoa học kỹ thuật tỉnh.
- Viện Lâm nghiệp.
- Các cơ quan trung ương đóng tại Lâm Đồng: Xí nghiệp giống và cây con, trại thí nghiệm lâm nghiệp, đoàn điều tra quy hoạch B.
- Các đơn vị trực thuộc Sở Lâm nghiệp:
Lâm trường ĐàLạt, Chi cục kiểm lâm, xí nghiệp ĐTQH, xí nghiệp chế biến nhựa thông và phòng chỉ đạo SX.
Quyết định cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban điều hành này.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng kết, UBND tỉnh đã cấp kinh phí và xăng dầu theo dự trù của Ban điều hành để chỉ đạo việc xây dựng báo cáo và thông báo khoa học, và mở hội nghị tổng kết đánh giá trình độ kỹ thuật hiện tại trong kinh doanh rừng thông. Đó cũng là hai giai đoạn của đợt tổng kết này.
Trong quá trình làm việc, ban điều hành đã phân chia 5 nội dung kỹ thuật:
1) Tài nguyên và điều chế rừng.
2) Xây dựng vốn rừng: Giống, trồng rừng, nuôi dưỡng (tái sinh).
3) Khai thác gỗ.
4) Phòng chống cháy rừng.
5) Khai thác chế biến nhựa.
Thời gian tiến hành chia làm hai đợt:
- Đợt 1: Từ 25 - 5 - đến 20 - 7 - 1983: Xây dựng các báo cáo và thông báo khoa học.

- Đợt 2: Từ 15 - 3 đến 17 - 9 1983: Hội nghị tổng kết đánh giá cá tiến bộ kỹ thuật và xây dựng đề án nghiên cứu khoa học tiếp theo.


Thời gian khoảng cách giữa hai đợt dành cho công tác đánh giá, bổ sung vàsửa chữa các báo cáo, ấn loát và chuẩn bị hội nghị.
Đợt tổng kết này đã thu hút được đông đảo cán bộ kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật của các đơn vị tham gia và rất nhiều cán bộ khoa học trong và ngoài ngành đóng góp.
Kết quả đã xây dựng được 20 báo cáo và thông báo khoa học (xem bảng cuối cùng) trong đó:
1- Tổng hợp doanh mục các tác phẩm về thông 3 lá.
5- Tài nguyên và cơ sở (lâm học, tái sinh, đất).
3- Giống.
4- Trồng rừng.
1- Khai thác.
2- Nhựa thông.
1- Phòng chống cháy.
1- Điều chế rừng.
2- Thông báo khoa học về sử dụng quy trình khai thác nhựa thông và phương án điều chế này.
Trong quá trình tổng kết, ban điều hành đã chỉ đạo sát các đơn vị và giúp đỡ các báo viên xây dựng báo cáo. Ban điều hành đã được sự giúp đỡ quý báu và có hiệu lực của UBND tỉnh, Ban KHKT tỉnh, Bộ lâm nghiệp, về cơ sở vật chất và kỹ thuật.
Mỗi báo cáo hoặc thông báo khoa học đã được mời một CB khoa học am hiểu lĩnh vực đó nhận xét góp ý và ban điều hành cùng tác giả bổ sung sửa chữa một lần cho tới khi hội nghị đánh giá.
Hết đợt 1 Ban điều hành đã họp sơ kết đánh giá sơ bộ và hệ thống các báo cáo theo nội dung và kiểm điểm công tác điều hành đã báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lâm nghiệp.
Đợt 2, sau khi ban điều hành báo cáo kết quả chuẩn bị, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng thông 3 lá và xem xét đề cương nghiên cứu phối hợp giữa trung ương và địa phương phục vụ việc kinh doanh có hiệu quả cao và xây dựng vốn rừng thông trong địa bàn Lâm Đồng.
Ban điều hành tổng kết xin cảm ơn UBND tỉnh, Ban KHKT tỉnh, Sở Tài chính, UBKH tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ vật chất một cách có hiệu lực cho việc xây dựng báo cáo, các đơn vị văn phòng Sở Lâm nghiệp, lãnh đạo các lâm trường ĐàLạt, Di Linh, Bảo Lộc, xí nghiệp ĐTQH rừng, xí nghiệp chế biến nhựa thông, Chi cục kiểm lâm nhân dân, trại thí nghiệm lâm nghiệp đoàn 8 ĐTQH rừng, xí nghiệp giống cây con đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng và bổ sung sửa chữa các báo cáo và thông báo khoa học. Cuối cùng ban điều hành tổng kết nhiệt liệt cám ơn các tác giả đã tận tình thu thập số liệu, xây dựng báo cáo và các nhà chuyên môn đã nhận xét đánh giá chỉ ra các ưu khuyết điểm từng báo cáo khoa học.
Đợt tổng kết này nhằm đúc rút các kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh mà chưa có nghiên cứu thí nghiệm nên còn nhỏ bé, nội dung các báo cáo còn nghèo nàn, nhưng dù sao cũng giúp thực tiễn sản xuất đánh giá đúng trình độ kỹ thuật của mình, phổ biến được các kinh nghiệm tốt và cho phép xây dựng một đề án đúng đắn cho những kế hoạch nghiên cứu toàn diện kỹ thuật kinh doanh rừng thông trong địa bàn Lâm Đồng.

TỔNG LUẬN


RỪNG THÔNG 3 LÁ (PINUS KHASYA ROYLE) LÂM ĐỒNG VÀ CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH TỚI 1983

Nội dung

I. SƠ LƯỢC VỀ RỪNG THÔNG 3 LÁ LÂM ĐỒNG

1,1. Lịch sử.

1,2. Giá trị kinh tế và vị trí của rừng thông 3 lá.

1,2,1. Cung cấp nguyên liệu.

1,2,2. Tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống.

1,2,3. Phong cảnh, du lịch, an dưỡng.

1.3. Tình hình tài nguyên rừng thông 3 lá Lâm Đồng.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KINH DOANH VÀ CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

2,1. Trước 1975.

2,2. Giai đoạn hiện nay (tới 1983).

2,2,1. Những hiểu biết cơ bản về cây thông, rừng thông và môi trường sinh trưởng phát triển của chúng.

2,2,2. Sản xuất giống và chọn giống.

2,2,3. Gây trồng rừng.

2,2,4. Khai thác gỗ, đảm bảo tái sinh.

2,2,5. Nuôi dưỡng, làm giàu và cải tạo rừng.

2,2,6. Lĩnh vực khai thác và chế biến nhựa.

2,2,7. Phòng chống lửa rừng.

2,2,8. Điều chế rừng.

III. KẾT LUẬN

I. SƠ LƯỢC VỀ RỪNG THÔNG 3 LÁ LÂM ĐỒNG

1,1. Lịch sử: Rừng thông nói chung và thông 3 lá nói riêng ở các cao nguyên Trung bộ đã có từ lâu đời, nhưng cho tới nay chưa ai biết tường tận chúng đã phát sinh, phát triển như thế nào. Có thể lịch sử phát triển và diễn thế của chúng đã gắn liền với sự tồn tại và thay đổi của các nhân tố đất đai, khí hậu, địa hình, sinh cảnh và đặc biệt là sự hoạt động của con người từ các bộ lạc xa xưa tới các dân tộc hiện nay trên địa bàn địa lý này.

Từ tháng 7 - 1890 lần đầu tiên Bác sỹ người Pháp A.YERSIN (1863 - 1943) mở cuộc thám hiểm theo tuyến từ Nha Trang qua Phan Rí, rồi qua hai ngày đường chui rừng leo núi tới một làng người Thượng (xưa kia người Pháp và người Kinh gọi các dân tộc Thượng là Mọi) trên một cao nguyên khá bằng phẳng có nhiều thông và cây lá rộng, đó là Di Linh ngày nay; từ đó ông lại trở về Phan Thiết. Sau nhiều lần thám hiểm liên tiếp, tháng 6 - 1893 ông tới cao nguyên Langbian - vùng thông 3 lá thuần loại tập trung trên diện tích lớn, từ đó đã xuất hiện những tài liệu ghi chép, mô tả đầu tiên về rừng thông Lâm Đồng.

Sự phát sinh các quần thu thông 3 lá ở đây có hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất do B.ROLLET (1969), R.SCHNELL (1962) cho rằng đây là một trong các cái nôi phát sinh. Từ các hang hốc trên núi đá cao, nơi mà rừng cây lá rộng không xâm chiếm được, nhờ những nhân tố sinh thái đặc biệt mà các tác giả cho rằng lửa rừng do con người canh tác lặp đi lặp lại có mức độ chính là nhân tố chủ đạo khiến cho loài cây tiên phong chịu lửa này tồn tại, phát triển và chiến thắng rừng cây lá rộng.

Giả thiết thứ hai do M.SCHNID (1964) cho rằng từ xa xưa có sự di cư, khởi đầu là Hy mã Lạp sơn qua Miến Điện, Vân Nam, Lào, dọc trường sơn rồi ngưng tụ và định cư tại cao nguyên Langbian nhờ các nhân tố sinh thái là đất đai, khí hậu, độ cao và nạn cháy rừng.

Các nhà Lâm học Việt Nam hoặc tán thành giả thiết này hoặc tán thành giả thiết kia, hoặc nêu cả hai giả thiết mà không có chính kiến. Chúng tôi thấy rằng có lẽ đây là một trong những cái nôi phát sinh của thông 3 lá do những nhận xét về sự thích nghi của loài này với hoàn cảnh sống, về khả năng tự tái sinh hết sức mãnh liệt và khả năng chống trả các bất lợi của ngoại cảnh thay đổi kể cả sự chặt phá và nạn lửa rừng do con người gây ra. Tuy vậy, hãy còn quá sớm để nêu thành kết luận.

Theo các tài liệu thống kê, thông 3 lá trên thế giới phân bố ở các vùng cao, khí hậu mát của các vùng nhiệt đới. Tại Đông Nam Á, chúng sinh sống ở vùng đồi núi Khasi, vùng từ Naga đến Manipur thuộc Hy mã Lạp sơn (Ấn Độ) nơi có độ cao bình quân 2500 m và lượng mưa 1000 - 2000 m/năm. Được ROMLE đặt tên là Pinus Khasya Royle.

Ở Miến Điện và Bắc Thái Lan, thông 3 lá mọc thành quần thụ rộng lớn, nơi thì thuần loại, nơi thì hỗn loại với cây lá rộng đặc biệt là với giẻ và thường là trên các độ cao từ 800 - 2300 m. Tại Hoa Nam Trung Quốc, thông 3 lá mọc ở vùng núi tỉnh Vân Nam. Lào có vùng thông 3 lá mọc tập trung trên cao nguyên Trấn Ninh. Thông 3 lá mọc tập trung và thuần loại ở đảo LUZON thuộc Philippin trên các đồi núi độ cao 100 - 2000 m.

Ngày nay người ta đã nhập vào trồng và sinh trưởng tốt ở các núi cao thuộc Madagascar, Cameroun và một vài nước Trung và Nam Mỹ châu. Thông 3 lá đã trở thành một loài nhiều người biết đến và được các tác giả sắp xếp trong các hệ thống phân loại theo mục đích kinh doanh.

Ở Việt Nam, từ những ghi chép mô tả của Yersin, tới nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về cây thông và rừng thông 3 lá. Trương Hồ Tố (1983) đã thống kê danh mục trên 40 tác phẩm sách báo nói về thông 3 lá Lâm Đồng của các tác giả trong và ngoài nước, Lâm Đồng có cao nguyên Langbian (Lâm Viên) đôi khi có tác giả gọi là cao nguyên ĐàLạt là trung tâm phân bố của thông 3 lá, ngoài ra chúng còn mọc tập trung, thuần loại diện tích nhỏ hơn ở Đắc Tây, Đắc Tô (Gia Lai - Kontum), Hoàng su Phì (Hà Tuyên) và đang được trồng nhiều ở Đắc Lắc, Bình Trị Thiên. Những năm đầu rừng có tỷ lệ sống cao, cây con sinh trưởng tốt.

Về mặt phân loại học, đa số các tác giả cho rằng thông 3 lá ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Vân Nam, Việt Nam, Philippin đều là một loài và chấp nhận tên chung ngày nay là Pinus Khasya Royle, còn các tên khác nhau có nguồn gốc do sự phát hiện ra chúng tại các địa danh, thời gian và quan điểm khác nhau nên đặt tên khác nhau. Ví dụ H.GAUSSEN (trong Les Gymnospermes Actuelles et Fossiles Fasc. VT - Le genre Rinus - 1960) không thấy sự khác nhau giữa Pinus Insularis ở Philippin và Pinus Khasya Royle ở Ấn Độ và ông cho rằng sự khác nhau về hình thái giữa Pinus Khasya Royle ở Ấn độ chỉ do môi trường sinh trưởng mà thôi. Chính H.GAUSSEN cũng đặt giả thuyết cho rằng loại thông mọc ở Vân Nam so với thông Lâm Đồng cũng chỉ là một mà thôi.

Thật ra cho dù chúng có cùng một loài đi chăng nữa thì các variétée (thứ) của một loài vẫn có khả năng cho các đặc điểm của gỗ, nhựa và giá trị kinh tế khác nhau. Điều này có liên quan với việc loại thông 3 lá ở Lâm Đồng, thực tế khách quan cho thấy thông 3 lá Lâm Đồng khi khai thác có hai loại gỗ khác nhau, loại phổ thông màu trắng, mềm và nhẹ hơn, gặp ở khắp cao nguyên. Loại đỏ nặng và cứng hơn, Nhật Bản ưa thích nhập cảng loại đỏ này; chúng mọc nhiều ở Đa Chay và một vài nơi khác.

Đinh Minh Thái (1983) đã mô tả hai loại thông 3 lá gặp ở Định An, loại bình thường có gỗ trắng và một loại khác gỗ và nhựa vàng , gỗ cứng hơn, vỏ dày hơn, cành ít, trái to và dù mọc trên đất lẫn đá cũng vẫn cho nhựa nhiều hơn và lỏng hơn loại thông bình thường. Vậy những khác nhau này là do hoàn cảnh sinh trưởng hay do đặc điểm sinh học của mỗi thứ trong loài thông 3 lá Lâm Đồng.

Sỡ dĩ chúng tôi nêu vấn đề này vì nếu giá trị kinh tế của hai thức khác nhau thì các nhà kinh doanh rừng sẽ vô cùng lý thú khi chọn thứ có giá trị cao để phát triển sản xuất và đầu tư nghiên cứu đặc điểm di truyền và chọn giống cho chúng.


1,2. Giá trị kinh tế và vị trí của rừng thông 3 lá:

1,2,1. Cung cấp nguyên liệu:

 Cung cấp gỗ:

- Gỗ lớn.- Gỗ thông là loại mềm, thẳng, dễ cưa xẻ, có giá trị cho nhiều ngành kinh tế quốc dân như xây dựng, giao thông... và đáp ứng nhu cầu khá lớn của nhân dân về đóng đồ gia dụng.

Gỗ lớn theo các quy cách và chất lượng nhất định được thị trường Nhật Bản và Singaport ưa thích. Theo tài liệu của Trần Bá Hồng Minh (Viện Đại học ĐàLạt 1974) thì các năm chính quyền Saigòn xuất sang Nhật nhiều nhất là:

năm 1971 xuất 10.500m3

- 1972 xuất 79.300 m3 -

- 1973 xuất 90.300 m3 -

- Gỗ cột điện. - Sau khi ngâm tẩm, gỗ thông kích thước nhỡ dùng làm cột điện bền và nhẹ.

- Gỗ cho công nghiệp lạng, ván ép, ván sợi hoặc dăm.

- Gỗ làm bột giấy. - theo tài liệu Trung tâm kỹ thuật Lâm nghiệp nhiệt đới Pháp (Nguyễn Hữu Hài - 1971) thì sợi gỗ thông 3 lá là sợi dài, chiều dài thớ 3,6 - 4,0 mm, chiều rộng 150 - 250 m, dùng làm nguyên liệu giấy rất tốt.

 Cung cấp nhựa. - Nhựa thông 3 lá có thành phần 80% Cô - lô - phan và 15% tinh dầu thông; Côlôphan có chỉ số acid 176 mg KOH/1g Colophan và điểm chảy mềm 650C; tinh dầu thông có tỷ trọng 0,8577 ở 200C và hệ số triết quang 1,4672 ở 250C, do đó hoàn toàn có giá trị xuất khẩu (Tài liệu của Lương Văn Tiến, 1983) và là nguồn xuất khẩu quan trọng nhất của ngành Lâm nghiệp Lâm Đồng hiện nay.

 Cung cấp củi.- Củi tận thu từ ngọn, cành trong, khai thác gỗ hoặc sản phẩm tỉa rừng khi chăm sóc nuôi dưỡng.

 Tùng tiêu.- Gốc, rễ thông sau khai thác nhiều năm tích luỹ nhiều nhựa được đào lên gọi là nguyên liệu để chế biến tùng tiêu.

Từ những công dụng cung cấp nguyên liệu kể trên, cây thông 3 lá xứng đáng được xếp vào hàng cùng những cây công nghiệp quan trọng. Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo đã đánh giá vị trí của cây thông 3 lá tương đương với cây cao su. Chúng ta có thể dễ dàng làm một bài toán kinh tế để so sánh giá trị của 1 Ha cao su và của 1 Ha thông về sản lượng mũ và nhựa thu hoạch được, về giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ của chúng, gỗ cao su không thể so sánh với gỗ thôngvề giá trị và sản lượng vì gỗ cao su có sợi ngắn chỉ làm nguyên liệu phụ cho bột giấy, không làm gỗ tạo tác được.

Ngoài tác dụng cung cấp nguyên liệu, giá trị của cây thông đã vượt ra khỏi bản thân của nó, khi chìm xuống đất nó có tác dụng phòng hộ, khi hoà vào không khí nó làm thành phong cảnh và môi sinh tuyệt vời mà ta phải tiếp tục trình bày dưới đây.

1,2,2. Tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trườngsống:

- Rừng thông 3 lá sinh trưởng phát triển trên độ cao 1000 - 2000 m là đầu nguồn của nhiều sông suối, hồ nước tự nhiên và nhân tạo đó là hệ thống đầu nguồn các sông Krongxnô, Đanhim, Đại đờn, Đại Ngà, Đa Hoa, Đà Tư, Đồng Nai, các hồ nước trong đó đặc biệt quan trọng là hồ Đanhim.

1,2,3. Phong cảnh, du lịch và an dưỡng:

- Rừng thông 3 lá sinh trưởng trên cao nguyên có địa hình phong phú, phức tạp tạo nên các phong cảnh tuyệt đẹp phối hợp với các hồ nước, thác nước thành một hệ thống cảnh quan gắn liền với ngành du lịch ĐàLạt, Lâm Đồng.

- Khi hô hấp rừng thông sản ra khí Ozon (O3) có tác dụng sát trùng, làm cho không khí trong lành và có lợi cho sức khoẻ, vì vậy các khu nghỉ ngơi, an dưỡng cũng thường đặt ở trong hoặc gần rừng thông.

1,3.Tình hình tài nguyên rừng thông 3 lá Lâm Đồng:

Tài nguyên rừng là một chỉ tiêu động, nó gắn liền với lịch sử phát triển của rừng thông qua nhiều giai đoạn và chịu sự tác động từ từ của quá trình thay đổi, diễn thế đo các nhân tố sinh thái, và đặc biệt nó bị thay đổi rất nhanh do tác động của con người, lúc đầu là những tác động vô ý thức và càng về sau chuyển sang có ý thức. Để nắm được sự biến đổi của tài nguyên rừng thông 3 lá cần xem xét vùng phân bố, diện tích, trữ lượng của chúng qua các giai đoạn lịch sử và nhất là hiện nay.

Đã từ lâu người ta coi cao nguyên Langbian có độ cao 1500 - 2000 m là trung tâm phân bố của loài thông 3 lá, còn cao nguyên Di Linh cao 900 - 1000 m là trung tâm phân bố của thông 2 lá (Nguyễn Hữu Dính, Trương Dấu). Ngày nay phạm vi phân bố của thông 3 lá đã vượt xa trung tâm phân bố của chúng. Về phía Nam, nó vượt qua Di Linh xuống cao nguyên Bảo Lộc và là loài cây chủ yếu để Bảo Lộc xây dựng vốn rừng. Về phía Đông, nó tràn xuống Đơn Dương, vượt qua đèo Ngoạn mục. Kết quả kiểm tra của Hồ Quốc Thạnh (1983), Nguyễn Huy Dắc (1983) cho thấy rừng trồng thông 3 lá ở Di Linh, Bảo Lộc những năm đầu có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt, tăng trưởng chiều cao bình quân 0,6 - 1,0 m, đường kính gốc 0,7 - 2,0 cm, không kém gì tăng trưởng của chúng ở Đà Lạt. Số liệu này trùng hợp với quan sát của cúng tôi đối với thông 3 lá đem trồng Buôn Ma Thuột, Buôn Ea Vằm, Thuần mẫn (Đắc Lắc). Như vậy, những năm đầu quan sát thấy những hiện tượng bất bình thường trong sinh trưởng và phát triển của thông 3 lá khi đưa ra ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng. Tuy vậy cũng còn phải lâu dài theo dõi mới kết luận được chúng có thích hợp với những điều kiện mới hay không.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 359.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương