Thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Quan niệm về tiểu thuyết hiện đại


+ Tác giả rõ ràng có ý thức về tư cách độc lập của nhân vật



tải về 49.99 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu11.12.2023
Kích49.99 Kb.
#55965
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Đề cương Ôn

+ Tác giả rõ ràng có ý thức về tư cách độc lập của nhân vật. Anh không sử dung nhân vật như nhưng quân cờ trong tay mà tin cậy để cho nhân vật tự nói lên những suy nghĩ, những hiện thực chiến tranh qua sự tái hiện trong tâm tưởng. Đó là một trong những nét hiện đại nhất trong sáng tạo của Bảo Ninh. Dường như điểm nhìn của nhân vật này tồn tại song song bình đẳng với điểm nhìn của người kể chuyện.
+ Bảo Ninh đã cho Kiên một đôi lần kể ở ngôi thứ nhất: “Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nge thấy tiếng chân tôi từ thuở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá… ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi.
- Sự đan xen các điểm nhìn trần thuật:
+ Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm chủ yếu được sáng tác dựa vào những hồi tưởng, những giấc mơ của nhân vật Kiên. Tuy vậy tác giả vẫn trao điểm nhìn trần thuật cho một vài nhân vật khác để tạo chiều sâu cho tác phẩm. Ở đây các điểm nhìn không tách biệt nhau mà đan xen phối hợp nhau trong một hệ thống trần thuật phức tạp. Trong khi trần thuật, tác giả đã để cho điểm nhìn di chuyển từ tác giả đến nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, mở rộng khả năng bao quát và đánh giá của người trần thuật.
+ Ví dụ:

  • Mẹ Kiên là một người đảng viên đã bỏ cha từ lúc Kiên còn rất nhỏ. Những kỷ niệm về mẹ rất mơ hồ, và dường như đã mai một đi hết. Kiên chỉ còn nhớ rất rõ lời dặn của mẹ “Bây giờ con đã là đội viên thiếu niên, nay mai vào đoàn, trở thành người đàn ông thực thụ rồi còn gì. Nên phải cứng rắn dần lên con ạ?

  • Cùng thời với cha và mẹ là người chồng sau của mẹ Kiên – một nhà thơ tiền chiến đã ẩn danh. Ông đã có những suy nghĩ mà khiến Kiên cảm thấy gần gũi và tin cậy. Ông đã khuyên Kiên “Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải là hi sinh nó là nếm trải đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải chối bỏ…”

  • Còn với Phương - một người con gái đẹp nhưng đó là cái đẹp “lạc thời và lạc loài”. Chính cái đẹp đó như báo trước cho số phận của cô. Giữa thời chiến tranh ác liệt, Phương là cái đẹp mong manh dễ vỡ đối lập với cái tàn nhẫn thô bạo của chiến tranh. Phương đã nhìn thấy trước được tương lai của chiến tranh, cô thấy đó là sự “đổ nát”, “hoang tàn”.

=> Điểm nhìn được đặt linh hoạt qua các nhân vật để cho thấy được cái nhìn đa chiều về chiến tranh trong tác phẩm. Với phương thức dịch chuyển điểm nhìn mà ta thấy người kể chuyện dường như đã nhập vào nhân vật, nhìn từ tâm trạng nhân vật làm cho câu chuyện sống động và chân thật hơn. Đây là một kiểu trần thuật độc đáo mà Bảo Ninh đã sử dụng khá linh hoạt để cùng sẽ chia nỗi niềm với nhân vật.
III: KẾT CẤU VÀ THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH

tải về 49.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương