Thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Quan niệm về tiểu thuyết hiện đại


Người kể chuyện trong tiểu thuyết



tải về 49.99 Kb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu11.12.2023
Kích49.99 Kb.
#55965
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Đề cương Ôn

2.2.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết:
- Người kể chuyện trong tác phẩm được kể theo ngôi thứ ba, NKC được đặt điểm nhìn vào nhân vật Kiên, chỗ đứng ngang bằng với nhân vật:
Đêm 29 rạng ngày 30, khi hai thằng gặp nhau lần chót trên nóc nhà phở Tàu bay, Từ móc cỗ bài dưới đáy bồng ra trao cho Kiên.

- Thế nào tớ cũng ngỏm trận này. Vậy cậu giữ lấy. Còn sống trở về thì dùng nó mà đánh bạc với đời… Các quân hai, quân ba, quân bốn này chứa hồn thiêng của cả trung đội đấy, bọn tớ sẽ phù hộ cho cậu trăm trận trăm thắng…



Kiên lặng đi nhớ lại. Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng. Núi vẫn thế, rừng vẫn thế, suối sông cũng vẫn thế thôi, bởi có là bao một năm trời. Chỉ có điều hồi đó đang chiến tranh còn bây giờ trái lại, đã hòa bình rồi”.

(Chương 1)
Kiên nhìn thấy sân trường Bưởi buổi chiều cuối xuân đầu hạ năm nào, những hàng cây râm mát bị đốn hạ, mặt đất bị xẻ dọc ngang, bị đào hoắm xuống, thầy hiệu trưởng chụp trên đầu cái mũ đồng của lính cứu hỏa hào sảng khoa trương nói lớn lên rằng chính là nước Mỹ sẽ bị hủy diệt trong cuộc chiến tranh này chứ không phải chúng ta. Đế quốc Mỹ là con hổ giấy, thầy hét lên: “Chính các em sẽ là những thiên thần trẻ tuổi của cách mạng, các em sẽ cứu nhân loại” - Thầy chỉ mặt ai đó trong đám học trò lớp 10 đang tay gậy tay gộc, súng gỗ, xẻng cuốc, hừng hực vẻ hùng dũng trẻ con. Sống là đây mà chết cũng là đây, mọi người ầm ĩ hát. Sát thát? Ai đó gào tướng lên… Thế nhưng, anh và Phương, lại không có mặt trong cuộc mít tinh ba sẵn sàng ấy.”
=> NKC tham giam gia vào câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật Kiên, không phán xét vấn đề, để cho nhân vật tự bộc lộ, từ đó có thể đi sâu vao trạng thái tâm lý nhân vật phức tạp.
- Người kể chuyện là mặt nạ của tác giả hàm ẩn, phát huy được vai trò của tác giả hàm ẩn:
+ Vì NKC ở đây dựa điểm nhìn vào nhân vật để kể, nên độc giả rất khó để phân tách đây là lời nhân vật, đâu là lời NKC. Đôi lúc, lời nhân vật vượt lên trên lời NKC. Ở đây, người kể chuyện giấu mình đi, để cho các nhân vật của mình tự nhìn nhận, tự chiêm nghiệm, tự đánh giá:
+ Ví dụ:
Lát sau lại một trận pháo nữa dập tới cấp tập trong vài phút, xé toang vạt rừng thưa và lấp đầy đất lên hai người. Mãi sau Kiên mới moi được Quảng lên: Vẫn sống, vẫn tỉnh, mồm ứa máu nhưng còn thở, sủi bong bóng đỏ, mắt mở trừng như muốn mà không nhắm lại được Và môi vẫn mấp máy gượng nói. Kiên cúi sát xuống, nghe:
- Thương anh đừng bắt lê lết mãi... Anh khổ quá rồi, xương gãy hết cả, ruột nữa... đứt hết... - Cái giọng lào thào lí nhí như thể tiếng của loài kiến mà đầy vẻ tâm
tình của Quảng làm Kiên rùng rợn, ớn lạnh - Cho anh được chết đi... một phát thôi mà... là xong... nào?
Kiên giật mình. Bất ngờ, cực lẹ thu hết tàn lực, Quảng đưa cánh tay chưa gãy lên rút thoắt quả u-ét Kiên cài bên hông.
- Nào...! - Quảng cao giọng hầu như đắc thắng, hoan hỉ và cả cười lên nữa, ha ha, khàn khàn dễ sợ - Ha hà... nào, lùi mau! Kiên, lùi xa ra, nào! Hà hà... ha ha ha ha...
Kiên nhỏm dậy lùi, lùi, lùi, mắt dán vào cái mỏ vịt và vụt quay lưng, lao đầu chạy, chạy lướt qua cái lùm le gãy nát ngút khói. Ha ha ha... Tiếng cười cuồng loạn nức nở rượt sát sau lưng... ha ha ha
Tôi nghĩ, có lẽ là loài quỷ rừng hay cười mà người Triêng gọi là ma ỏm. Hay là quỷ cùi? Nhưng không phải người cười là cái chắc. Rũ rượi. Sằng sặc. Vọng ra dưới đồi 300”
- Hay là cảnh Phương bị hãm hiếp trên chuyến tàu nhưng Kiên - NKC giấu mình không rõ về sự việc:
+ Ngồi xuống, ngồi xuống băng đã... Kiên nói bằng một giọng thều thào rất lạ - Bị thương mà sao không nói... Em không biết à? Không đau à?
+ Một người đàn ông vừa xuất hiện nói: Tàu sắp chạy rồi! Với lại bươm nát thế này xuống dưới ga thì còn ra cái thể thống gì. Vớ vẩn thật. Quay lại. Ngồi xuống đi. Có nước đây. Có thức ăn đây. Có quần cho em thay đây. Mấy tay kia đâu? Cậu cả nào thế này? - Y nói một mạch, giọng áp đảo, mắt chằm chằm nhìn muốn nuốt lấp Phương.
- Vâng, - Phương lí nhí, chẳng hiểu là định vâng dạ điều gì. Xanh lướt, yếu đuối và sợ sệt, nàng cúi đầu xuống với một vẻ cam chịu chưa từng thấy. Kiên ngớ ra, chẳng còn hiểu sự tình ra làm sao nữa.
=> Bảo Ninh muốn ẩn mình, không lộ diện mình để nhân vật tự nhiên bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, tác phẩm vẫn là sự sáng tạo của cá nhân nhà văn nên vẫn dung chứa những giá trị nhất định mà tác giả muốn biểu lộ: cụ thể ở tác phẩm, đó là một cái nhìn khác về chiến tranh như chúng ta đã từng thấy, đó là những nỗi đau của con người khi bước ra khỏi chiến tranh và những ám ảnh của nó mà chính tác giả cũng từng là một nhân chứng sống.
- Kết hợp với NKC theo ngôi thứ nhất ở cuối tác phẩm: Tuy tác giả hàm ẩn, giấu mặt nhưng vẫn gián tiếp thể hiện quan điểm của mình về chiến tranh
+ NKC theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi” nhưng không phải là nhân vật góp mặt trong câu chuyện => Khách quan chứ không chủ quan
Nhưng chúng tôi còn có chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ. Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, những đầu lê, những ám ảnh bạo lực và bạo hành, để bước trở lại con đường riêng của mỗi cuộc đời có lẽ chẳng sung sướng gì và cũng đầy tội lỗi, nhưng vẫn là cuộc đời đẹp đẽ nhất mà chúng tôi có thể hy vọng, bởi vì đấy là đời sống hòa bình. Đấy chắc chắn là điều mà tác giả thực sự của tác phẩm này muốn nói”.
(Chương 8)
Người kể chuyện của lớp cấu trúc thứ hai trong tiểu thuyết (lộ diện xưng “tôi” ở cuối tác phẩm) đã tiếp nhận, sắp xếp, và định dạng nó theo một cấu trúc lạ lùng của một phương thức đọc tùy tiện nhưng có hiệu quả nhất đối với nhận thức của anh: “Tôi đã chép lại hầu như toàn bộ theo đúng cái trình tự tôi có được ấy, chỉ lược đi những trang không thể đọc nổi vì mực bị phai, vì viết quá tháu, những trang rõ ràng là trùng lặp, những mẩu thư nói những chuyện người thứ ba không thể hiểu nổi hoặc những mẩu ghi chép linh tinh tối nghĩa. Không hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như người chơi Rubic vậy thôi” (Chương 23)
* Tuy có sự kết hợp giữa người kể chuyện dị sự hạn định (ngôi thứ 3) và NKC đồng sự (ngôi thứ nhất), tuy nhiên NKC ở ngôi thứ nhất chỉ đóng vai trò thứ yếu và chỉ xuất hiện ở cuối tác phẩm, như một sự thể hiện quan điểm về chiến tranh và vai trò của độc giả trong quá trình tiếp nhận văn học. Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” là một tiểu thuyết có sự phức tạp rất lớn trong việc thay đổi NKC. Khoảng cách giữa NKC và nhân vật đôi lúc xa nhau, đôi lúc lại gần như là một tạo nên một cách trần thuật độc đáo trong tác phẩm.

tải về 49.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương