THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2



tải về 231.58 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích231.58 Kb.
#10814
1   2   3   4   5   6

Thời kì hỗn loạn của điện từ học:


Tuy rằng hiện tượng về đá nam châm và hổ phách đã trở nên rất nổi tiếng, được nhiều người quan tâm, song trong giai đoạn này các trường học trung cổ vẫn không khuyến khích những môn học thế tục và vì thế có rất ít tiến bộ trong lĩnh vực này cho đến khoảng thế kỉ XII – XIII. Trong suốt khoảng thời gian đó, rất nhiều luận thuyết của người Hy Lạp đã du nhập vào vùng Tây Âu.

Vào thời điểm này của lịch sử, người ta biết rằng đá nam châm khi được gắn trên một mảnh gỗ để trôi trên nước sẽ luôn luôn hướng về phía Bắc. Người ta cũng thấy nếu một miếng sắt non bị nam châm hút trong một thời gian đủ dài thì nó sẽ bị từ hóa và khi được thả trôi trên một miếng gỗ, nó cũng sẽ chỉ về hướng Bắc.






Hình 1.9 – Kim chỉ nam

Người Trung Hoa đã khám phá ra điều này lần đầu tiên vào khoảng năm 1100 và sau đó người Châu Âu, Ả Rập và Scandinavi cũng tìm thấy vào khoảng năm 1300. Tuy nhiên, có nhiều dẫn chứng lịch sử đáng tin cho thấy người Trung Hoa đã khám phá ra la bàn vào thời kỳ Chiến Quốc (255 - 207 TCN) - thật không may, khi lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đã đốt hết sách trong cả nước vì thế cũng đã hủy luôn tất cả những hiểu biết về la bàn.

Khi con người mở rộng những biên giới của mình ra ngoài biển cả, một công cụ dùng để chỉ hướng chính xác, nhanh chóng trong mọi thời tiết trở nên cần thiết trong các chuyến hải trình. La bàn nam châm, nay đã được sử dụng phổ biến, trở thành dụng cụ vô cùng hữu ích khi định vị trên mặt nước. Lúc đầu, nó được gọi là “kim chỉ nam”, dụng sụ đơn giản được mô tả là một đá nam châm hình cái môi (như hình vẽ), cán của nó luôn luôn chỉ về phương Nam.

Giá trị hơn những biểu đồ hàng hải, và những công cụ khác, la bàn đã làm cho những chuyến hành trình biển lớn trở nên có thể thực hiện trong thời gian này. Dụng cụ đã chỉ đường cho Columbus đến châu Mỹ, Vasco da Gamma đi vòng qua vùng sừng châu Phi và tiến vào Ấn Độ, và Ferdinand Magellan trong chuyến đi vòng quanh thế giới của ông. Nó cũng đã đưa đến những khám phá quan trọng, trong đó có các quan sát về cực từ của Trái đất và sự lệch của từ trường của nó. Năm 1492, trong hành trình về phía Tây xuất phát từ Tây Ban Nha của Columbus, ông tường trình rằng đã quan sát thấy sự nghiêng của kim từ tính của la bàn thay đổi ở giữa đường xuyên đại dương từ Tây sang Đông.

Với sự phát triển của công cụ mới mẻ và quan trọng này, sự quan tâm của giới khoa học cũng chuyển hướng vào từ tính - và dĩ nhiên cũng có hổ phách. Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian này, con người vẫn đi nghiên cứu của hai hiện tượng về đá nam châm và hổ phách như cùng bản chất. Cho đến khoảng gần thế kỉ 16, một vài người nghiên cứu đã dần dần nhận ra rằng, hai hiện tượng này không hoàn toàn giống nhau. Khi đó họ đã nhận thấy rằng hổ phách khi được đặt trôi trên một miếng gỗ thì không hướng về phương Bắc như đá nam châm. Từ đó, có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phân biệt hai hiện tượng trên cho đến khoảng giữa thế kỉ 16.


Jerome Cardan (1501-1576):





Hình 1.10 – Jerome Cardan


Năm 1550, nhà Toán học- vật lí học người Ý Jerome Cardan đã viết luận thuyết On Subtlety (Bàn về sự huyền ảo). Ông cho rằng “hiện tượng đá nam châm và hổ phách hút vật là không cùng một bản chất”. Thông qua kinh nghiệm có được từ những nhà nghiên cứu đi trước, ông đã tổng kết lại và khẳng định được điều đó.

  • Hổ phách hút những vật nhẹ, còn nam châm chỉ hút sắt.

  • Hổ phách không thể hút các mảnh nhỏ khi có vật ngăn cách ở giữa, trong khi đó nam châm không gặp khó khăn như thế khi hút sắt

  • Hổ phách không bị các vật nhỏ hút; nam châm có thể bị sắt hút.

  • Hổ phách không có tính chất hút ở phần cuối thân; trong khi đó nam châm hút ở cả 2 phần ( một miếng hổ phách ngay cả khi đã được chà xát, không có cực, trong khi đó một miếng nam châm lại có các cực hoàn toàn xác định và cố định.

  • Khả năng hút của hổ phách có thể tăng lên nhờ vào ma sát (chà xát) và nhiệt độ; đối với nam châm, có thể tăng khả năng hút bằng cách lau sạch các phần hút trên bề mặt (loại bỏ những tạp chất và các vết trầy)

Cardan đã đưa ra ra được một sự khác biệt rõ ràng giữa hai hiện tượng, bằng cách đưa ra lí luận hướng vào giải thích riêng tính chất của hổ phách. Ông cho rằng hổ phách như tiết ra chất keo và những vật khô sẽ di chuyển hướng về chất keo khi chúng hấp thụ những chất kết dính này.

Cuốn sách của Cardan đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi và ý tưởng về sự khác biệt giữa hổ phách và nam châm đã mở đầu cho những nhận biết mới của con người trong lịch sử.


William Gilbert (1540-1603):


Hình 1.11 – William Gilbert


  • Năm 1600, cuộc cách mạng khoa học đang diễn tiến ở Châu Âu, một thời kì được đánh dấu bởi những tiến bộ mang tính lịch sử trong khoa học như các phát kiến của Keppler, Galileo, Francis Bacon và nhiều người khác. Và trong lĩnh vực Điện và Từ, nhà khoa học đầu tiên đã để lại dấu ấn của ông trong thế kỉ này là nhà vật lí người Anh William Gilbert.




  • Hình 1.12 – De Magnete
    William Gilbet chính là người đã đưa từ học trở thành một ngành khoa học nghiên cứu thực sự với quyển sách On the magne (Bàn về nam châm)t, được xuất bản trước khi ông mất 3 năm – năm 1600. Tựa đề đẩy đủ của cuốn sách, dịch từ nguyên bản tiếng Latinh là On the Magnet, Magnetic Bodies and that Great Magnet the Earth (Bàn về nam châm, vật từ và từ tính của Trái Đất). Quyển sách của ông đã nhanh chóng trở thành một tài liệu, một công cụ phổ biến, cơ bản và cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu về Điện và Từ.

  • On the magnet (De Magnete) là một tài liệu rộng lớn, gồm 6 quyển sách với nội dung chính là tập trung giải thích các hiện tượng từ học, chỉ có duy nhất một chương đầu tiên, Gilbert đã dành để nói về hiện tượng hổ phách. Bộ sách thực chất là sự tổng hợp lại những kiến thức con người đã biết trước đó về bản chất của từ học kết hôp với những những tri thức mà ông đã thu được thông qua những thí nghiệm của mình. Điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý chính là tất cả những điều mà Gilbert viết trong tác phẩm của mình đều được dựa trên những thí nghiệm do chính ông tự thực hiện nhiều lần. Những nhà nghiên cứu trước Gilbert chỉ đơn thuần là chấp nhận những luận thuyết đã được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu trước và xây dựng suy nghĩ của mình trên cơ sở những lí thuyết đó. Tuy nhiên, Gilbert đã không đơn thuần chấp nhận mà đã tự mình làm lại các thí nghiệm để chính ông tự tìm ra những điều đó. Từ đó ông đã nhận ra sự khác biệt giữa hai hiện tượng về nam châm và hổ phách. Ông đã không chỉ nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai hiện tượng mà còn thể hiện chúng như hai hiện tượng hoàn toàn độc lập nhau về bản chất.

Một dụng cụ do Gilbert phát minh ra dùng trong những nghiên cứu của mình là cái versorium: một mũi tên kim loại rất nhẹ, nằm cân bằng trên một trục nhọn đi qua điểm ngay giữa thân kim, và nó có thể dễ dàng quay theo mọi hướng. Dụng cụ này dùng để phát hiện ra những vật khi bị cọ sát có thể hút vật nhẹ hay không và nó đã cấu thành nên cái điện nghiệm đầu tiên.

frame13

Gilbert tiếp tục kiểm tra những thuyết khác nhau đã có trước đó để mô tả hoat động của điện; ông ta làm thế để chứng minh hoặc bác bỏ chúng trước khi xây dựng một thuyết của riêng ông. Bằng các thí nghiệm tự thiết kế, ông kết luận về tác dụng của hổ phách như sau:



Tác dụng này có được không phải do sức nóng của ngọn lửa, mặc dù người ta vẫn thường thấy sự hút này khi hổ phách bị nóng. Các thí nghiệm của Gilbert đã cho thấy rằng thực chất sự hút chỉ xuất hiện khi vật bị nóng do ma sát của quá trình chà xát.

Không phải do vật bị hút hấp thụ một dạng vật chất đặc biệt tiết ra từ hổ phách đã bị chà xát như suy đoán của Cardan; trên thực tế, người ta thấy miếng hổ phách không co lại và kích cỡ vật bị hút cũng không tăng lên.

Không phải gây ra do sự di chuyển của không khí vào thế chỗ của vật bị hút, như giả thuyết của Plutarch, bởi vì "sắt non nóng, ngọn nến, ngọn đuốc hoặc than đang cháy khi được đưa lại gần cọng rơm hoặc mũi tên nhẹ thì nó không hút"; hơn nữa "tất cả những cái này hút không khí liên tục, giống như là đèn thì phải dùng dầu vậy."

Không phục thuộc vào bất cứ tính chất riêng nào của hổ phách; bởi vì nhiều chất khác với hổ phách cũng đều có điện và khi chà xát, nó cũng có khả năng hút các vật khác.

Gilbert tìm thấy nhiều loại vật chất không thể làm mũi tên nhẹ di chuyển khi bị chà xát và đưa lại gần; ông ta gọi chúng là những vật "không có điện". Bằng cách như vậy, ông cho rằng vật chất có thể chia ra làm 2 loại: có điện và không có điện.

Thông qua những thí nghiệm của mình, ông ta tìm ra một quy luật mới: lực hút của vật liệu điện đã kích thích sẽ gia tăng khi khoảng cách đến vật bị hút thu ngắn lại. Ý tưởng của ông ta về một nguồn dòng từ đã bổ sung thêm cho quy luật này, trong đó, dòng từ sẽ mỏng dần và trở nên yếu hơn khi khoảng cách xa hơn. Ông ta cũng nghĩ về việc áp dụng một quy luật tương tự như vậy đối với nam châm. Gilbert đã chỉ ra những điểm khác biệt sau giữa hiện tượng từ và điện:

Thanh nam châm không cần ma sát, trong khí đó điện thì cần.

Những vật mang điện đã bị kích thích có thể hút mọi thứ, trong khi đó nam cham chỉ có thẻ hút các vật có tính từ.

Một miếng giấy mỏng hoặc một miếng vải mỏng ngăn cách có thể ngăn cản vật mang điện hút được; trong khi đó, sự hút từ vẫn tồn tại mặc chonhững ngăn cản đó thậm chí khi được nhúng trong nước.

Lực điện có xu hướng xếp các vật hỗn độn thành những hình dạng không rõ ràng; trong khi đó lực từ sắp xếp chúng tại theo một trật tự nhất định.

Liên quan đến nam châm, Gilbert chế tạo một cái "Terrella" - một mô hình trái đất thu nhỏ, có hình dạng là một quả cầu nam châm đã nhiễm từ. Ông ta sử dụng nó để giải thích hiện tượng từ khuynh. Khi kim la bàn của một thủy thủ chỉ hướng Bắc, nó cũng bị nghiêng với độ nghiêng phụ thuộc vào vị trí của nó so với các vùng cực. Bằng cách so sánh độ nghiêng này với kết quả thu được trên Terrella, Gilbert đã kết luận rằng trái đất chính là một khối nam châm khỏng lồ; giải thích sự từ khuynh và tại sao la bàn thường xuyên chỉ về hướng Bắc. Hơn nữa, những phát hiện này giúp ông ta đưa đến kết luận rằng trái đất trên thực tế đang quay. Tôn trọng những ý kiến về trái đất bất động, ông viết: "... sẽ phù hợp khi Trái Đất thực hiện sự thay đổi mỗi ngày hơn là cả vũ trụ quay xung quanh nó..."

T




Hình 1.14 – Quả cầu Sulphur X

rong giai đoạn này còn được đánh dấu bởi việc chế tạo ra máy phát tĩnh điện đầu tiên của Otto von Guericke vào năm 1660 bằng cách áp dụng ma sát trên một quả cầu sulphur X trong một quả cầu thủy tinh trên 1 cán sắt với 1 tay quay.


  1. Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

    tải về 231.58 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương