Thức Thứ Tám Lâm Như Tạng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc pl. 2549 dl 2005



tải về 3.01 Mb.
trang19/26
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.01 Mb.
#35588
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26

IV- NHỮNG PHÂN LOẠI TIÊU BIỂU



A- Mười hai xứ
Theo Câu Xá luận quyển I của Thế Thân thì tất cả các yếu tố cấu tạo thành vạn hữu vũ trụ được chia thành 12 loại gọi là Thập Nhị Xứ. Ðó là:

Lục Căn Xứ: Nhãn căn xứ, Nhĩ căn xứ, Tỷ căn xứ, Thiệt căn xứ, Thân căn Xứ, Ý căn xứ


Lục Cảnh Xứ: Sắc xứ,Thanh xứ, Hương xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Pháp xứ
Sự phân loại này dựa vào lục cảm và đối tượng của chúng. Theo như bảng liệt kê trên ngũ căn và đối tượng của chúng đã rõ ràng, nhưng riêng về Ý Căn và đối tượng của nó là Pháp Xứ hơi phức tạp nên cần giải thích cho rõ hơn. Ý trong Duy Thức Học là Thức Thứ Sáu đối tượng phân biệt của nó là các pháp. Sở dĩ ở đây gọi là căn vì nó được xem như là một cơ quan nhận thức phân biệt đối tượng của nó là pháp. Nói chữ Pháp thì tất cả các yếu tố cấu tạo vạn hữu đều gọi là Pháp tuy nhiên ở đây dùng từ Pháp Xứ chỉ để chỉ các pháp Vô Vi, “Tâm bất tương ưng hành pháp” và những hiện tượng tinh thần khách quan đối tượng của Ý Căn mà thôi. (Tạp A-Hàm quyển 13, Ðại Chính 2, trang 91).
Nói về thể thì tất cả Thập Nhị Xứ này đều là Pháp cả nhưng tại sao lại lập riêng Pháp Xứ là đối tượng của Ý Căn chi vậy? Ðể giải thích điểm này xin trích dẫn Luận Bà Sa quyển 73 (Ðại Chính 27, trang 380) có 11 lý do như sau:
1/ Hữu thí dụ, 2/ Bất cộng danh vô cố, 3/ Sinh tướng, 4/ Tứ hữu vi tướng, 5/ Danh, cú, văn, thân duy ư thử xứ nhiếp cố, 6/ Thông sinh chư pháp cố, 7/ Không giải thoát môn, 8/ Trạch diệt niết bàn, 9/ Như thực giải tuệ, diệc duy nhiếp ư thử xứ cố, 10/ Nhiếp đa pháp cố, 11/ Ðối ý xứ cố.
Theo luận Câu Xá thì có ba lý do đó là: 1/ Vị sai biệt tối thắng, 2/ Nhiếp đa, 3/ Tăng thượng pháp, cố nhất danh Pháp Xứ.
Luận sư của các bộ phái cho rằng đây là lối phân loại yếu tố cấu tạo vạn hữu hay nhất và hợp lý nhất.

---o0o---


B- Mười tám giới

Ðây là sự khoáng đại Thập Nhị Xứ mà thành lập ra 18 giới này. Tức là 6 Căn cộng với 6 Cảnh và 6 Thức thành ra 18 giới.

Từ “Pháp Giới” được giải thích là: “Chư pháp vị ý dĩ chính đáng, thị danh “Pháp Giới” (Tham khảo luận Bà Sa quyển 71, Ðại Chính 27, trang 370).
Giữa Ý Căn Giới và Ý Thức Giới có biên giới rất khó phân biệt nhưng theo sự giải thích của các luận sư thì “Ý Căn Giới” là từ dùng để chỉ Tâm ở phương diện bị động; “Ý Thức Giới” là từ dùng để chỉ sự phán đoán, suy luận... chỉ hành tướng của Tâm và phương diện chủ động.
Như trên đã trình bày có 3 cách phân loại về các yếu tố cấu tạo vũ trụ đó là Ngũ Uẩn, Mười Hai Xứ và Mười Tám Giới còn gọi là Tam Khoa Phân Loại. Ðó là cách phân loại cơ bản của tất cả các bộ phái Phật Giáo (tham khảo Bà Sa luận quyển 71, Ðại Chính 27, trang 366).

---o0o---


C- Hai Mươi Hai Căn
Ngoài những phân loại kể trên còn có “Nhị thập nhị căn luận” cũng được các bộ phái luận cứu tường tận. Theo các luận thư như Tỳ Ba Lăng Già, luận bộ Bắc Phương, A Tỳ Ðàm luận quyển 5 (Ðại Chính 28, trang 560), Bà Sa quyển 143 (Ðại Chính 27, trang 729), Câu Xá luận quyển 3 - 7... đều có đề cập đến.
Nhị thập nhị căn (hai mươi hai căn), theo thứ tự trong Câu Xá luận là:
Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nữ căn, nam căn, mệnh căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, cần căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn và cụ tri căn.
Theo luận Câu Xá và Bà Sa thì sáu căn đầu chỉ rõ chỗ y chỉ của tâm. Hai căn “nam”, “nữ” là chỉ rõ sự khác biệt phái tính giữa các loài hữu tình, “mệnh căn” chỉ rõ căn bản của sinh mệnh. Từ căn này tính ngược lên là những yếu tố cấu tạo các loài hữu tình, chỉ rõ những tướng trạng tạp da của những sinh hoạt tình cảm. Những “Căn” còn lại là chỉ rõ những đạo trình tu dưỡng phải trải qua.

Trước tiên là Ngũ Thụ Căn liên hệ đến bản thân của loài hữu tình. Sau đó luận chủ nói đến quá trình tu tịnh để thanh tịnh các căn nên thuyết minh về các căn như Tín, Cần, Niệm, Ðịnh, Tuệ. Sau cùng luận chủ thuyết minh về 3 căn vô lậu để thành lập Hai Mươi Hai Căn.


Trong Câu Xá quyển 3 có bài tụng như sau:
“Tâm sở y, thử biệt, thử trụ, thử tạp nhiễm, thử tư lương, thử tịnh: do thử lượng lập căn”.
Cũng theo Câu Xá quyển 3, sở dĩ luận chủ thuyết minh ra Hai Mươi Hai Căn là để kiến lập ra nguyên lý “Lưu Chuyển Hoàn Diệt” trong vạn hữu vũ trụ.
Theo Lân Ký trong Tụng Sớ thì nói đây là luận thuyết của Pháp Tạng Bộ (Phật Giáo Ðại Hệ Bản Ðệ Nhất, trang 224). Do đó thuyết này cũng có nhiều luận thuyết khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn có giá trị nhất định về phương pháp phân loại các Pháp.
---o0o---
D- Ngũ Vị
Khảo sát đến đây ta thấy sự phân loại các Pháp đã đi đến chỗ phức tạp, tuy nhiên các luận gia của các bộ phái vẫn chưa thỏa mãn nên họ muốn đi xa hơn để tìm ra những phân loại hoàn hảo hơn. Trong số đó phải kể là Thế Hữu thuộc Hữu Bộ đã đề thuyết ra thuyết Ngũ Vị.
Thế Hữu đã ra đời vào khoảng 500 năm sau Phật nhập diệt, đã chia ra những yếu tố cấu tạo vạn hữu thành ra 5 loại đó là: Sắc, Tâm, Tâm Sở, Tâm Bất Tương Ưng Hành và Vô Vi.
Sau đây xin trích đoạn giải thích về Ngũ Vị nói trên trong chương Biện Ngũ Sự trong Phẩm Loại Túc Luận:

“Có năm pháp: 1/ Sắc, 2/ Tâm, 3/ Tâm sở, 4/ Tâm bất tương ưng hành, 5/ Vô vi pháp.


Sắc là gì? Là tất cả những vật có hình sắc và do bốn đại tạo thành. Bốn đại là: Ðất, nước, lửa, gió. Những sắc được hợp tạo là Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và “Vô biểu sắc”.
Tâm là gì? Là tâm, ý, thức. Tâm, ý, thức là gì? Là lục-thức-thân, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Tâm sở pháp là gì? Là những pháp tương ứng với tâm. Pháp đó là gì? Là: thụ, tưởng, tư, xúc, tác ý, dục, thắng giải, niệm, định, tuệ, tín, cần, tầm, từ, phóng dật, thiện căn, bất thiện căn, vô ký căn, nhất thiết kết phược, thùy miên, tùy phiền não, triền, chư sở hữu trí, chư sở hữu kiến, chư sở hữu hiện quan... Ngoài ra, tất cả các pháp khác tương ứng với tâm như thế thì đều gọi là Tâm sở Pháp.
Tâm bất tương ưng hành là gì? Là những pháp không tương ứng với tâm. Những pháp đó là gì? Là đắc, vô tưởng định, diệt định, vô tưởng sự, mệnh căn, chúng đồng phận, y đắc, sự đắc, xứ đắc, sinh, lão, trụ, vô thường tính, danh thân, cú thân, văn thân. Ngoài ra, tất cả các pháp không tương ứng với tâm đều gọi là tâm bất tương ứng.
Vô vi là gì? Là ba vô vi: Hư không, phi trạch diệt, trạch diệt”.
(Phẩm loại túc luận quyển I, Ðại Chính 26, trang 692).
Ðó là đoạn văn tuy rất đơn giản nhưng rất đầy đủ và được xem đó là cách phân loại các Pháp mẫu mực chẳng những cho Hữu Bộ mà cả đến phái Duy Thức của Ðại Thừa cũng đã lấy đó làm mẫu mực trong sự phân loại các Pháp về sau.
Trong những bộ luận của Nam Phương lúc đầu không tìm thấy cách phân loại trên nhưng trong những bộ luận thuộc thời kỳ sau người ta đã tìm thấy sự phân loại như trên. Ðó là cách phân loại trong A-tỳ-đạt-ma-pháp-yếu luận của A Nâu Lâu Ðà vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12.

Trong quyển I nói “Pháp có 4 loại” đó là: 1/ Tâm thức, 2/ Tâm sở, 3/ Thô sắc, tế sắc, 4/ Niết Bàn (vô vi). Như thế so với thuyết Ngũ Vị của Thế Hữu thiếu mất “Tâm bất tương ưng hành”. Nhưng ở một nơi khác luận này nói đến “Thi thiết”, khái niệm, quan niệm. Nếu đem “tâm bất tương ưng hành” và “nhân duyên pháp” của Hữu Bộ mà thu tóm vào “Thi thiết”, “khái niệm” và “quan niệm” của A-tỳ-đạt-ma-pháp-yếu luận ta có thể nhận xét được rằng sự phân loại này hoàn toàn giống với sự phân loại Ngũ Vị của Thế Hữu.


Vấn đề ở đây không phải xét rằng A Nâu Lâu Ðà có ảnh hưởng Thế Hữu hay không mà phải kể rằng Thế Hữu là người có công đầu trong phương pháp phân loại Ngũ Vị như đã nói trên. Tuy rằng Ngũ Vị đã được định rõ nhưng chưa có con số nhất định của các pháp trong Ngũ Vị đó. Ngay cả trong Phẩm Loại Túc Luận và Ðại Tỳ Bà Sa cũng chưa dứt khoát quyết định thu nhiếp những Pháp nào vào trong Ngũ Vị. Ðịnh số chủ yếu của Tâm Sở vẫn chưa được quyết định là bao nhiêu món.
Về sau Duy Thức Học Phái đã căn cứ vào luận Bà Sa mà liệt kê 100 pháp vào Ngũ Vị.
Ngộ Nhập trong Nhập A Tỳ Ðạt Ma luận tuy bề ngoài không tỏ ra ảnh hưởng phương pháp phân loại Ngũ Vị nhưng bên trong đã cho thấy có ảnh hưởng trong lúc liệt kê các Pháp thành 77 Pháp, tuy thế vẫn chưa có con số nhất định.
Sau đó Câu Xá lại thành lập ra 75 Pháp liệt kê vào trong Ngũ Vị.

---o0o---


E- Bảy Mươi Lăm Pháp
Trong Câu Xá luận có phân ra 75 Pháp như sau:
1- Vô Vi Pháp có 3:
Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi.
2- Hữu Vi Pháp có 25:

Chia làm hai loại: Sắc Pháp có 11 và Tâm bất tương ưng hành có 14 loại.


a- Sắc Pháp có 11 loại: Ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân); Ngũ cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc) và nhiều biểu sắc.
b- Tâm bất tương ưng hành có 14 loại: Ðắc, phi đắc, đồng phận, vô tưởng quả, vô tưởng định, diệt tận định, mệnh căn, sinh, trụ, dị, diệt, danh thân, cú thân, văn thân.
3- Tâm Pháp có 1:
Tâm vương (Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại ya thức).
4- Tâm sở hữu Pháp có 46:
Chia làm 6 loại:
a- Biến đại địa pháp có 10: Thụ, tưởng, tư, xúc, dục, tuệ, niệm, tác ý, thắng giải, tam ma địa.
b- Ðại thiên địa pháp có 10: Tín, cần, xả, tàm, quý, vô tham, vô sân, bất hại, khinh an, bất phóng dật.
c- Ðại phiền não địa pháp có 6: Vô minh, phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm, trạo cử.
d- Ðại bất thiện địa pháp có 2: Vô tàm, vô quý.
e- Tiểu phiền não địa pháp có 10: Phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận, siểm, cuồng, kiêu.
f- Bất định địa có 8: Ác tác, thùy miên, tầm, từ, tham, sân, mạn, si.
Nói một cách nghiêm túc thì trong Câu Xá luận vẫn chưa xác định con số của Bất định Pháp trong Tâm sở Hữu Pháp. Ðến Câu Xá Luận Ký của Phổ Quang mới xác định con số của Bất định Pháp là 8. Ðó là: Ác tác, thùy miên, tâm, từ, tham, sân, mạn, si. Do đó mà 75 Pháp của Hữu Bộ Tôn được thành lập.
Sau cùng là Ngũ Vị với 100 Pháp.

---o0o---


F- Một Trăm Pháp
Từ những phương pháp phân loại các Pháp nói trên về sự thành lập số mục của các Pháp, sau đây là 100 Pháp. Ðây là cách phân loại được xem là tận cùng rốt ráo nhất, làm mẫu mực chẳng những cho Duy Thức Tôn mà các Tôn phái khác cũng xem đây là cách phân loại hay và tường tận nhất, tiêu biểu nhất từ đó đến nay.
Trong luận Ðại Thừa Trăm Pháp của Thế Thân phân chia 100 Pháp thành 5 loại như sau:
1- Tâm Pháp có 8:
Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt Na thức, A Lại Ya Thức.
2- Tâm Sở Hữu Pháp có 51:
Phân làm 6 loại:
a- Biến Hành có 5: Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.
b- Biệt Cảnh có 5: Dục, thắng giải, niệm, định, huệ.
c- Thiện có 11: Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.
d- Căn Bản Phiền Não có 6: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến (ác kiến có 5: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ).
e- Tùy Phiền Não có 20: Chia làm 3 loại:
Tiểu tùy có 10: Phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu.
Trung tùy có 2: Vô tàm, vô quí.
Ðại Tùy có 8: Trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.
f- Bất định có 4: Hối, miên, tầm, tư.
3- Sắc Pháp có 11 món:
Năm căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
Sáu trần: Sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần.


4- Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp có 24:
Đắc, mạng căn, chúng đồng phận, di sinh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tướng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh.
5- Vô Vi Pháp có 6:
Hư không Vô Vi, Trạch Diệt Vô Vi, Phi Trạch Diệt Vô Vi, Bất Ðộng Diệt Vô Vi, Tưởng Thọ Diệt Vô Vi, Chơn Như Vô Vi.
Những phương pháp phân loại các yếu tố cấu tạo vạn hữu còn gọi các Pháp nêu trên là những phương pháp phân loại tiêu biểu nhất từ nguyên thủy Phật Giáo đến ngày nay. Trong Duy Thức Học chủ trương rằng tất cả Pháp đều do thức biến hiện cả, do đó dù phân loại đến đâu đi chăng nữa thì các pháp cũng không nằm ngoài sự biểu hiện của Căn Bản Thức.
---o0o---

Каталог: downloads -> duy-thuc-tong -> hoc-duy-thuc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo ht. Chơn Thiện o0o Nguồn
hoc-duy-thuc -> Chúng Tôi Học Duy Thức
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo thích Tâm Thiện Xuất bản: Ban Văn hóa Trung ương ghpgvn o0o Nguồn

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương