Thức Thứ Tám Lâm Như Tạng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc pl. 2549 dl 2005



tải về 3.01 Mb.
trang2/26
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.01 Mb.
#35588
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

CHƯƠNG MỘT - THỨC THỨ TÁM LÀ GÌ




I- NGUỒN GỐC

Trong luận ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP của ngài Thế Thân (Vasubandhu) Bồ Tát có hai bài kệ đầu như sau:


“Như Thế Tôn ngôn : “Nhứt thế pháp Vô Ngã”. Hà đẳng nhứt thế pháp. Vân hà vi vô ngã”. (Như lời Đức Thế Tôn nói : “Tất cả pháp Vô Ngã”. Vậy cái gì là “Tất cả pháp”. Và sao gọi là “Vô Ngã”?).
Bài kệ thứ hai :
“Nhứt thế pháp giả, Lược hữu ngũ chủng: Nhứt giả Tâm Pháp, nhị giả Tâm Sở Hữu Pháp, tam giả Sắc Pháp, tứ giả Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, ngũ giả Vô Vi Pháp”. (Nói tất cả pháp có năm món : 1/ Tâm Pháp (có 8 món). 2/ Tâm Sở Hữu Pháp (có 51 món). 3/ Sắc Pháp (có 11 món). 4/ Tâm Bất Tương Ưng Hành (có 24 món). 5/ Vô Vi Pháp (có 6 món). Tổng cộng tất cả là 100 pháp.
Theo định nghĩa cổ điển về chữ PHÁP (nhậm trì tự tánh quỉ sanh vật giải) là tất cả những gì có đặc tính riêng và có khuông khổ riêng của nó để có thể làm phát sinh trong tâm thức ta một khái niệm phân biệt hiểu biết về nó.
Thế nào gọi là VÔ NGÃ ?
Khi nói VÔ NGÃ gồm có hai món đó là NHƠN VÔ NGÃ và PHÁP VÔ NGÃ.
Thông thường quan niệm rằng thân, tâm nầy thật là MÌNH, là TA, như thế là NHƠN NGÃ, tất cả những vật quanh ta như núi, sông, đất, nước v.v... là thật có như thế là PHÁP NGÃ. Thế nhưng theo luật vô thường chi phối là kể cả NHƠN và PHÁP đều có đó nhưng sẽ băng hoại, không trường tồn vĩnh viễn nên trong Duy Thức Học nói “Tất cả Pháp Vô Ngã” tức là Nhơn Vô Ngã và Pháp Vô Ngã.
---o0o---

II- TÊN GỌI

Tám món Tâm Vương hay còn gọi là Tâm Pháp (Citta, Mind):


1/ Nhãn Thức (Consciousness dependent upon Sight).
2/ Nhĩ Thức (Consciousness dependent upon Sound).
3/ Tỷ Thức (Consciouness dependent upon Smell).
4/ Thiệt Thức (Consciousness dependent upon Taste).
5/ Thân Thức (Consciousness dependent upon Touch).
6/ Ý Thức (Consciouness dependent upon mentation).
7/ Mạt Na Thức (Klista-mano vijnana) (Soiled mind consciousness).
8/ A Lại Ya Thức (Alya vijnana) (Repository consciousness).
Theo sự trích dẫn ghi trên THỨC THỨ TÁM còn gọi là A Lại Ya Thức trong Tám Món Tâm Vương.
Tùy theo tính chất và công năng rất phức tạp của thức nầy nên nó có rất nhiều tên.
---o0o---

CHƯƠNG HAI - NHỮNG TÊN GỌI CỦA THỨC THỨ TÁM

I- TÂM (CITTA)

Tứ quyển Lăng Già Kinh Chú nêu ra hai tâm: Hãm Lật Ðà (tự tính thanh tịnh) và Chất Ða Tâm (lự tri tâm). Chỉ Quán nêu ra 3 tâm: Chất Ða Tâm, Hăn Lật Ðà Tâm (thảo mộc tâm), Hi Lật Ðà Tâm (tính tập tinh yếu tâm). Ðại Nhật Kinh Sớ nêu ra 2 tâm: Chất Ða Tâm và Cán Lật Ðà Tâm. Cán Lật Ðà Tâm gồm có 2 nghĩa: Nhục Ðoàn Tâm và Chân Thực Tâm. Trong Duy Thức Luận Thuật Ký và Duy Thức Khu Yếu, tông Pháp Tướng nêu ra 3 tâm: Chất Ða (Tâm), Mạt Na (Ý), Tì Nhã Ðể (thức). Tông Kính Lục nêu ra 4 tâm: Hột Lị Ðà Tâm (nhục đoàn tâm), Duyên Lự Tâm, Chất Ðà Tâm, Kiền Lật Ðà Tâm (kiên thực tâm). Tam Tạng Pháp Số quyển 19 nêu ra 4 tâm: Nhục Ðoàn Tâm, Duyên Lự Tâm, Tích Tụ Tính Yếu Tâm, Kiên Thực Tâm. Tóm kết lại có 6 loại tâm:


A- Nhục Đoàn Tâm
Nhục Đoàn Tâm, theo tiếng Phạn và cách phiên âm cũ là Can Lật Ðà, mới là Kỷ Lí Ðà Da. Nhục Ðoàn Tâm (tâm cục thịt) là quả tim người. Mật Tông gọi là cái tâm hoa sen, tám cánh khép lại chưa nở. Còn là tâm của thảo mộc. Ðó là trung tâm của sinh vật nên còn gọi là Xử Trung Tâm. Ðó là tâm thứ 2 trong Chỉ Quán, là nghĩa thứ nhất của Can Lật Ðà Tâm trong Ðại Nhật Kinh Sớ, là Tâm thứ nhất trong Tông Kính Lục, Tam Tạng Pháp Số, Ðại Nhật Kinh Sớ quyển 3 và Ðại Nhật Kinh Nghĩa Thích quyển 3.
B- Tập Khởi Tâm:
Tập Khởi Tâm là Thức Thứ Tám tức A Lại Ya Thức vì tập hợp các chủng tử, hơn nữa còn có thể sinh ra các pháp hiện hành nên gọi là Sinh Khởi Tâm. Tiếng Phạn gọi là Chất Ða. Thuyết Vạn Pháp Duy Thức của Pháp Tướng Tông dựa vào đó mà thành lập. (Tham khảo Duy Thức Luận q.3; Duy Thức Thuật Ký q.3; Tông Kính Lục q.4).
C- Tư Lương Tâm:
Tư Lương Tâm tên tiếng Phạn là Mạt Na, dịch nghĩa là Ý; nghĩa là tư lự; đây là tên riêng của thức thứ bảy.
D- Duyên Lự Tâm:
Duyên Lự Tâm còn được gọi là Lự trí tâm, liễu biệt tâm. Tên tiếng Phạn giống như tập khởi tâm nói trên. Ðây là tác dụng năng duyên với Thức Thứ Tám nhưng thường là chỉ cho Ý Thức. Tông Thiên Thai gọi là Giới Nhĩ Âm Vọng Chỉ Tâm (cái tâm âm vọng cỏn con). Ðó cũng tức là Nhất Tâm trong Nhất Tâm Tam Quán. (tham khảo Chỉ Quán q.1). Pháp Tướng Tông gọi đây là Tỳ Nhã Ðế trong tiếng Phạn dịch nghĩa là Thức, có nghĩa là liễu biệt, danh từ gọi riêng cho 6 thức trước như Ý thức, nhãn thức v.v…
E- Kiên Thực Tâm:
Kiên Thực Tâm là cái tâm kiên cố chân thực chẳng sinh chẳng diệt, cũng gọi là tự tính thanh tịnh tâm, Như Lai Tạng Tâm, là tên gọi khác của chân như. Tâm bao quát cả vạn hữu (tổng cai vạn hữu chỉ nhất tâm, như trong kinh Hoa Nghiêm nói). Khởi Tín Luận gọi là Nhất Tâm trong nhất tâm nhị môn. (Tham khảo các sách Lăng Già Kinh Chú, Tông Kính Lục, Tam Tạng Pháp Số, Lăng Già Kinh, Tông Kính Lục).
F- Tích Tụ Tính Yếu Tâm:
Là tâm tích tụ hết thảy mọi yếu nghĩa trong các kinh. Như Bát Nhã Tâm Kinh tích tụ phần tinh yếu trong 600 quyển của bộ Ðại Bát Nhã. Ðây là Tâm thứ 3 được đề cập trong Chỉ Quán. Ðây là nghĩa thứ hai của Cán Lật Ðà Tâm trong Ðại Nhật Kinh Sớ. Thế nhưng Chỉ Quán cho rằng tên tiếng Phạn của Tâm nầy là Hi Lật Ðà khác với Căn Lật Ðà có nghĩa là Nhục Ðoàn Tâm (Tham khảo Ðại Nhật Kinh Sớ q.17, Chỉ Quán q.2).
Trong Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ: “Nhược nhơn dục liễu tri. Tam thế nhứt thế Phật. Ưng quán pháp giới tánh. Nhứt thiết duy tâm tạo”.
Nhiều kinh luận còn nói: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, cũng không ngoài ý nghĩa của bài kệ trên. Và như thế Thức Thứ Tám nầy có nghĩa là TÂM vì công năng của nó là chứa đựng tất cả các pháp thế gian, xuất thế gian.
Từ phàm phu, Nhị thừa, đến Bồ Tát và Phật đều có cái TÂM nầy.
Ngoài ra chữ tâm còn có những nghĩa như:
1/ Chứa nhóm các tập khí chủng tử, và sau đó cho các chủng tử phát khởi ra hiện hành.
2/ Nhận xét đối tượng và khởi lên sự phán đoán phân biệt.
3/ Những chủng tử tập khí sanh diệt tương tục nhưng không gián đoạn.
Ngoài ra TÂM cũng có thể ví như mảnh đất gieo trồng những hạt giống:
“Tâm là đất gieo hạt. Mọi hạt giống chứa đầy. Tâm địa cũng chính là, Toàn thể hạt giống ấy” (hạt giống nghĩa là tập khí và chủng tử) (Thích Nhất Hạnh).
Trong phần đầu của kinh Địa Tạng cũng nói đến TÂM như là mảnh đất (Địa là bền chắc, Tạng chứa đủ) gieo trồng tất cả những hạt giống.
G- Các Kinh nói về Tâm
Các kinh nói về Tâm như sau:
Kinh Viên Giác: “Huyễn tùng giác sinh, huyễn diệt giác viên, giác tâm…”
Kinh Niết Bàn: “Phật tính thường trú, thường lạc ngã tịnh…”
Kinh Lăng Nghiêm: “Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tính thấy, thức tỉnh nguyên minh, tính tịnh minh thể, tri kiến lập trí, tức vô minh bản, tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn…”
Kinh Hoa Nghiêm: “Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâm tắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo…”
Kinh Lăng Già: “Năm Pháp, Ba Tự Tính, Tâm Thức, hai Vô Ngã, Thánh Trí Tự Giác…”
Kinh A Hàm: “Tứ Đế, Thập nhị nhơn duyên, vô thường, vô ngã, giới, định, tuệ…”
Kinh Pháp Cú: “Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọi sự”
“Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốn có lo sợ gì!”
Kinh Pháp Hoa: “Phật Tri Kiến, nhất thừa đạo, chúng sinh đều thành Phật…”
Kinh Bát Nhã: “Bát nhã tâm, vô sở đắc, vô trụ, nhất thiết không, vô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tính…”
---o0o---

Каталог: downloads -> duy-thuc-tong -> hoc-duy-thuc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo ht. Chơn Thiện o0o Nguồn
hoc-duy-thuc -> Chúng Tôi Học Duy Thức
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo thích Tâm Thiện Xuất bản: Ban Văn hóa Trung ương ghpgvn o0o Nguồn

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương