Thức Thứ Tám Lâm Như Tạng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc pl. 2549 dl 2005



tải về 3.01 Mb.
trang3/26
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.01 Mb.
#35588
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

II- A LẠI YA (ALAYA) THỨC

Trong tác phẩm THE VINAPTIMÃTRA-TÃSIDDHI-TRIMSIKÃ của Vasubanddhu tức là DUY THỨC TAM THẬP TỤNG của ngài Thế Thân Bồ Tát có đoạn như sau:


“Trước là A Lại Ya, (cũng gọi là) Dị thục, Nhứt thế chủng. Không thể biết hết sự giữ gìn và thâu nhận của nó (chấp thọ), kể cả thế giới (xứ), và sự phân biệt (liễu). Tương ưng với năm món biến hành tâm sở đó là Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, và Tư. Trong năm món Thọ (là Khổ thọ, Lạc thọ, Ưu thọ, Hỷ thọ, Xả thọ) thì Thức Thứ Tám chỉ tương ưng với Xả thọ. Thức nầy và các món tâm sở kể trên đều có tánh vô phú và vô ký. Các chủng tử trong thức nầy luôn luôn biến chuyển như thác nước. Đến địa vị A La Hán mới xả bỏ (cái tướng hay còn gọi là cái tên của thức nầy, nhưng cái thể của thức nầy về phần tịnh sẽ chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí)”.
Bản tính của thức nầy trong suốt như tấm gương không bị các món phiền não như tham, sân, si... che lấp nên gọi là tính vô phú (không bị che lấp hay làm dơ bẩn), đồng thời khi có người đến trước miếng gương thì ảnh người ấy liền hiện lên nhưng khi người ấy đi nơi khác thì miếng gương cũng không ghi lại hình ảnh gì đó là hình ảnh có thể ví dụ cho bản tính “vô ký “ trong suốt của thức nầy.
Alaya là nguyên gốc chữ Sanskrit ngài Huyền Trang dịch là Tàng Thức. Về tự tướng của Tàng Thức có ba nghĩa:
A/ Thức nầy có công năng chứa đựng các hạt giống thiện ác, cũng như cái kho có công năng chứa lúa (gọi là Năng Tàng).
B/ Thức nầy chính là cái kho, chỗ chứa đựng tất cả các hạt giống (gọi là Sở Tàng).
C/ Thức nầy được thức thứ bảy luôn luôn có mặt bên cạnh để canh giữ. Thức thứ bảy xem thức nầy như là một người chủ khả ái không bao giờ muốn rời xa (gọi là Ngã Ái Chấp Tàng) .
---o0o---

III- DỊ THỤC THỨC

Trong Thành Duy Thức Luận nói về Bản Hữu Chủng Tử (chủng tử vốn có) và Tân Huân Chủng Tử (chủng tử mới sanh) như sau:


“Chủng Tử Vốn Có: Tức công năng sai biệt về tứ sanh, ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới trong Dị Thục Thức từ vô thỉ lại, pháp nhĩ vốn có, Đức Thế Tôn y theo đó nói các loài hữu tình từ vô thỉ lại có chủng chủng giới như chùm trái ác xoa, pháp nhĩ vốn có. Còn những dẫn chứng khác, nói rộng như trước. Đây gọi là chủng tử bản tánh vốn có.
“Chủng Tử Mới Sanh: Tức là vô thỉ lại do thường thường hiện hành huân tập mà có. Đức Thế Tôn y theo đó nói tâm của hữu tình được huân tập bởi các pháp nhiễm tịnh, thành chỗ chứa nhóm của vô lượng chủng tử. Các luận cũng nói chủng tử nhiễm tịnh do pháp nhiễm tịnh huân tập mà thành, đây chính gọi là chủng tử do huân tập mà thành”.
Trong đoạn văn trên (II) có từ DỊ THỤC. Vậy Dị Thục là gì ? Dị là khác thời gian, còn Thục có nghĩa là chín.
Đứng về Quả Tướng nghĩa là khi thọ quả các nghiệp lành, nghiệp ác và không lành không ác mà nói thì chữ Dị Thục có ba nghĩa:
A- Khác thời
Ví dụ quả ổi từ khi sinh ra đến khi chín phải cần một thời gian.
B- Biến đổi bản chất
Ví dụ quả ổi khi xanh thì chát, khi chín thì ngọt, tức là bản chất của nó đã biến đổi. Như vậy cũng cùng là ổi nhưng ổi xanh chát đã biến đổi thành loại ổi chín ngọt.
C- Biến đổi hình thái
Cũng cùng một ví dụ ổi nói trên, khi còn non thì ổi nhỏ có màu xanh đậm, đến khi chín thì trái ổi lớn hơn mà màu lại trắng ửng hồng. Hay như trái xoài khi còn non thì màu xanh, đến khi chín màu của nó biến đổi thành vàng chẳng hạn.
Ba trạng thái nói trên để chỉ cho các loại hạt giống trong Tạng thức khi khởi ra hiện hành phải trải qua những giai đoạn biến đổi tất yếu của nó. Đó là sự phối hợp tất cả các nghiệp nhân đã tạo ra trong quá khứ của chúng ta để thọ thân hiện tại. Jean Paul Sarte (1905-1980) cũng có nói rằng con người là tổng thể của các hành động của mình. Câu nầy rất trùng hợp với trường hợp đã nêu trên của Duy Thức Học.
Khi chứng đến quả vị Phật thì xả bỏ thức nầy (Kim Cang đạo hậu Dị thục không).
---o0o---

IV- NHỨT THẾ CHỦNG THỨC

Trong đoạn văn trích dẫn trong Duy Thức Tam Thập Tụng nêu trên còn có từ NHỨT THẾ CHỦNG. Nghĩa là Nhứt Thế Chủng Thức. Vì thức thứ tám nầy có công năng chứa đựng tất cả các hạt giống hữu lậu, vô lậu của thế gian và xuất thế gian...


Trong Nhiếp Đại Thừa luận của ngài Vô Trước có phân tích 6 loại hạt giống như sau:
A- Sát Na Diệt:
Có những hạt giống sanh rồi diệt đi rất nhanh từng giây phút. Ví dụ trong tâm ta có lúc niềm vui sinh khởi nhưng lại biến mất liền sau đó...
B- Quả câu hữu:
Trong khi quả sinh ra cái nhân vẫn còn hiện diện đó. Ví dụ đứa con tôi vừa làm bể cái bình trà thật quí nên tôi liền buồn bực trong lòng...
C- Hằng tùy chuyển:
Các hạt giống trong thức thứ tám luôn luôn biến chuyển như một thác nước.
D- Tánh quyết định:
Tánh thiện hay ác của hạt giống nó quyết định sự khởi ra hiện hành cũng thiện hay ác. Ví dụ người có chủng tử thiện tụng kinh niệm Phật thì lúc nào cũng thích tìm đến chùa hoặc tìm nơi yên tịnh để tịnh tu... Còn người đã có chủng tử nghiện thuốc phiện thì lúc nào cũng tìm đến nơi hút xách bất tịnh...
E- Đãi chúng duyên:
Hạt giống phải đợi điều kiện thuận tiện mới khởi ra hiện hành. Ví dụ ta có hạt giống thiện muốn lập chùa nhưng phải đợi đến khi vận động đủ một số tiền tối thiểu mới có thể thuê công ty xây cất được...
F- Dẫn Tự Quả:
Đem lại cái kết quả của chính hạt giống đó. Ví dụ hạt đậu chỉ sinh ra cây đậu, hạt ổi chỉ sinh ra cây ổi...
Trong Thành Duy Thức Luận ngài Huyền Trang dùng từ Nhứt Thế Chủng Thức để chỉ cái “Nhơn Tướng” của thức A Lại Ya. Khi chứng đến quả vị Phật có thể gọi là:”Nhứt Thế Vô Lậu Chủng Thức”.
---o0o---

V- SỞ TRI Y

Tên nầy xuất phát từ Nhiếp Đại Thừa Luận của ngài Vô Trước. Vì thức nầy là nơi y chỉ của các Pháp nhiễm và tịnh bị nhận thức (sở tri) hay còn gọi là đối tượng phân biệt. Nghĩa của nó rất rộng kể cả phàm phu và Thánh nhân đều có Thức nầy. Các pháp “sở tri” chính là chỉ cho ba tánh: Biến kế sở chấp tánh, Y tha khởi tánh và Viên thành thật tánh trong Duy Thức Học. Trong Duy Thức Luận Thuật Ký quyển 3 viết: “Sở Tri có nghĩa là ba tính lấy thức A Lại Ya làm chỗ dựa nên gọi là sở tri y”.


---o0o---

Каталог: downloads -> duy-thuc-tong -> hoc-duy-thuc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo ht. Chơn Thiện o0o Nguồn
hoc-duy-thuc -> Chúng Tôi Học Duy Thức
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo thích Tâm Thiện Xuất bản: Ban Văn hóa Trung ương ghpgvn o0o Nguồn

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương