Thức Thứ Tám Lâm Như Tạng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc pl. 2549 dl 2005



tải về 3.01 Mb.
trang4/26
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.01 Mb.
#35588
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

VI- SƠ NĂNG BIẾN THỨC

Trong bài tụng đầu của Duy Thức Tam Thập Tụng có nói đến thức năng biến thứ nhứt nầy. Thức nầy chứa các chủng tử của các pháp rồi biến hiện ra tướng phần là căn thân và thế giới. Vì sợ chúng phàm phu và hàng Nhị Thừa không hiểu chấp là có thật ngã và thật pháp nên luận sư nói: “Các Ngã và Pháp đều giả, vì chỉ do Thức biến hiện ra mà thôi”. Thức năng biến đó có ba loại. Thức Thứ Tám đứng đầu nên gọi là Sơ Năng Biến Thức. (Thức năng biến thứ hai là Thức Thứ Bảy (tức Mạt Na thức), Thức năng biến thứ ba là sáu thức còn lại (Tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức).


---o0o---

VII- VÔ CẤU THỨC (Amala)

Còn gọi là Bạch Tịnh Thức hay Yêm Ma La Thức nghĩa là thức thanh tịnh không cấu nhiễm. Vì Thức nầy chứa giữ các pháp hoàn toàn vô lậu thanh tịnh. Thức nầy chỉ Phật mới có, từ Bồ Tát trở xuống không có thức nầy. Vì Bồ Tát còn có vô minh hiện hành và các chủng tử tạp nhiễm nên không thể có Vô Cấu Thức. Duy Thức Luận quyển 3 viết: “Hoặc tên là Vô Cấu Thức, hết mức thanh tịnh, vì nó là chỗ dựa (sở y) của các pháp vô lậu. Thức nầy duy chỉ ở ngôi vị Như Lai mới có, còn ở ngôi vị Bồ Tát, Nhị Thừa và dị sinh giữ hạt giống hữu lậu, có thể chịu huân tập, cho nên Thức Thứ Tám chưa được thiện tịnh”.


---o0o---

VIII- CĂN BẢN THỨC

Các pháp nhiễm tịnh và bảy thức trước đều nương nơi thức nầy mà phát khởi hiện hành và tác dụng. Do đó nên thức nầy còn được gọi là căn bản thức. Cả phàm lẫn thánh đều có thức nầy.


---o0o---

IX- NHƯ LAI TẠNG

Tên nầy hàm chứa ý nghĩa là tất cả chúng hữu tình đều sẵn có “Trí huệ đức tướng, pháp thân thanh tịnh Như Lai”. Nhưng vì bị vô minh tạp nhiễm che lấp (chỉ cho chữ Tạng là bao phủ ngăn che). Như vậy ghép hai cụm từ “Như Lai thanh tịnh pháp thân” (lấy chữ Như Lai) ghép với “vô minh tạp nhiễm” (tức là Tạng) thành tên Như Lai Tạng.


Chân như trong phiền não được gọi là Như Lai Tạng. Chân như thoát ra khỏi phiền não gọi là Pháp Thân.
Theo luận Phật Tính phẩm Như Tai Tạng, chữ Tạng có 3 nghĩa:
A- Chứa đựng (thu nhiếp)
Chân Như bao gồm hai mặt hòa hợp và không hòa hợp. Hòa hợp sẽ sinh ra tất cả nhiễm pháp (tức là vô minh). Không hòa hợp sẽ sinh ra tịnh pháp (thanh tịnh, trí tuệ). Cả hai pháp Nhiễm và Tịnh đều thu nhiếp vào Như Lai tính, tức là chân như, nên gọi là Như Lai Tạng. Nói cách khác Chân Như bao gồm tất cả mọi pháp. Như Lai Tạng chứa hết thảy mọi pháp . (Tham khảo Kinh Lăng Già, Thắng Man Bảo Quật).
B- Tạng có nghĩa là che giấu, ẩn giấu.
Khi Chân Như bị phiền não che lấp mất tính đức Như Lai, nó không biểu hiện ra ngoài được nên gọi là Như Lai Tạng. Tức là phiền não của chúng sinh tàng giấu Như Lai. (Tham khảo Kinh Thắng Man, Kinh Lý Thú Bát Nhã, sách Thắng Man Bảo Quật).
C- Tạng còn có nghĩa là khả năng nuôi dưỡng.
Chân Như trong phiền não chứa đựng mọi công đức của quả địa Như Lai nên gọi là Như Lai Tạng (Tham khảo Kinh Chiêm Sát, Khởi Tín Luận Thuật Toàn) .
Phẩm tựa của kinh Tăng Nhất A Hàm viết: “Người nào mà chuyên tâm thụ trì Tăng Nhất thì sẽ thâu tóm được Như Lai Tạng. Ðời nay tu hành chưa hết thì đời sau sẽ được trí cao tài”. Do đó Như Lai Tạng còn có nghĩa là các Kinh Tạng do Như Lai thuyết giảng.
---o0o---

X- A ĐÀ NA (ADÀNA) THỨC

Trong kinh Giải Thâm Mật có bài kệ: “Thức A Đà Na rất thâm sâu và tế nhị. Các tập khí chủng tử của nó sanh diệt tương tục như thác nước. Ta (đức Phật) đối với chúng phàm phu và Nhị Thừa không giảng nói thức nầy; vì sợ chúng phân biệt chấp làm Ngã”.



Trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Thức A Đà Na rất là vi tế. Các tập khí chủng tử biến chuyển như thác nước. Vì sợ chúng phàm phu và Nhị thừa chấp Thức nầy là “Chơn” hoặc “Phi Chơn”, nên Ta (đức Phật) chẳng hề giảng nói thức nầy”.
Thức nầy là thức căn bản của chơn và vọng nên nó là thức căn bản của phàm phu cũng như của hàng nhị thừa. Do đó Duy Thức Tôn rất chú trọng đến thức nầy. Trong hai bài kệ trên đại ý nói là thức nầy rất thâm sâu và tế nhị. Nó gồm chứa các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến nay. Nó là chủ nhân ông giữ gìn báo thân (tức là thân thể hiện tại) của chúng hữu tình. Nó hằng còn mãi nên xem chừng như chơn nhưng không phải chơn vì nó hư vọng sanh diệt rất là vi tế. Cũng như thác nước khi đứng xa trông thấy giống như một giải lụa trắng đứng yên nhưng khi đến gần mới thấy nó gồm vô số những giọt nước từ trên cao rơi xuống rất mạnh và liên tục. Hoặc có thể ví như dòng sông chảy mạnh không bao giờ đứng yên một chỗ.
Do đó Đức Phật không giảng nói thức nầy vì sợ chúng phàm phu chấp làm “chơn ngã” mà rơi vào chỗ vọng chấp sẽ đọa lạc mãi trong vòng sanh tử luân hồi. Còn hàng nhị thừa nếu chấp thức nầy không phải chơn cũng không được vì như thế sẽ mải mê tìm cầu cái “thật ngã” ngoài thức nầy mà sẽ bị rơi vào những mê chấp cũng không thể chứng quả cao hơn được. Như thế chấp thức nầy là chơn cũng không được mà chấp thức nầy không phải chơn cũng không xong. Do đó Đức Phật không giảng nói là có nghĩa như vậy.
Trong Du Già Sư Địa Luận (của ngài Di Lặc Bồ Tát truyền cho ngài Vô Trước) hoàn toàn căn cứ vào kinh Giải Thâm Mật mà giải nói thức nầy. Trong Nhiếp Đại Thừa Luận của ngài Vô Trước cũng như trong Thành Duy Thức Luận của ngài Huyền Trang cũng giải thích nhiều về thức nầy.
A Đà Na là tiếng Phạn ngài Huyền Trang dịch là “TRÌ” (tức là giữ gìn).
Trong Thành Duy Thức Luận của ngài Huyền Trang ở quyển ba có bài kệ như sau: “Thức nầy có ba công năng nên gọi là A Đà Na. Ba công năng đó là:
* Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp
* Giữ chịu (chấp thọ) căn thân và thế giới
* Giữ lấy (chấp thủ) việc nối tiếp đời sau
Xin lược giải từng điểm ghi trên:
A- Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp
Khi nói các pháp tức là chỉ cho hai loại: “Hữu lậu hữu vi” là các pháp tạp nhiễm của tất cả hàng phàm phu kể cả các loài động vật, và “Vô lậu hữu vi” là các pháp thanh tịnh của bậc thánh hiền.
Chủng Tử tức là hạt giống đã nói ở phần trên, đây xin thêm, hạt giống có thể thiện, ác, hoặc không thiện không ác. Hạt giống do đời trước đã tạo ra hoặc do đời nầy mới tạo, hoặc là do công phu tu tập đã tạo ra các hạt giống vô lậu v.v... Hạt giống có thể thường còn hoặc có thể bị hạt giống đối lập triệt tiêu làm mất đi. Ví dụ hạt giống ác trộm cắp chẳng hạn nếu người nầy được giáo dục lại và có công ăn việc làm tốt họ trở thành người tốt không trộm cắp nữa. Như vậy tức là hạt giống ác đã bị hạt giống thiện triệt tiêu. Thế nhưng ngược lại cũng có những trường hợp hạt giống ác làm triệt tiêu hạt giống thiện.
Thức nầy có công năng giữ gìn tất cả hạt giống và khi có những điều kiện thuận lợi các hạt giống đó sẽ phát khởi ra hiện hành. Có thể ví dụ Thức nầy như mảnh đất gieo trồng các hạt giống. Các hạt giống nằm trong đất cũng giống như chủng tử nằm trong THỨC nầy. Khi các chủng tử khởi ra hiện hành cũng giống như các hạt giống nảy mầm thành cây con mọc lên khỏi mặt đất...
Tóm lại giữ gìn chủng tử của các pháp nghĩa là thức nầy có công năng giữ gìn tất cả các loại hạt giống do hàng phàm phu và các bậc thánh đã tạo ra.
B- Giữ chịu (chấp thọ) căn thân và thế giới
Thức nầy có công năng giữ gìn thân thể của con người và kể cả loài động vật trong thời gian sinh vật ấy còn sống khiến cho họ biết cảm giác và nhận thức sự vật chung quanh. Có những người vì bịnh tật hoặc tai nạn v.v... bị chết đi trong một thời gian ngắn, thời gian nầy thân thể còn đó bộ não vẫn còn đó nhưng không biết cảm giác và nhận thức gì những hiện tượng chung quanh vì thức nầy đã rời khỏi thân xác. Đến khi người nầy sống trở lại nghĩa là Thức nầy đã trở lại với thân thể họ, họ có thể kể lại những gì đã xảy ra cho họ trong thời gian chết hụt đó. Điều đó có thể nói lên được sự hiện diện của thức nầy. Vì nếu nó lìa khỏi thể xác thì con người sẽ chết và xác thân nầy sẽ tan rã. Vì lẽ đó nên nói Thức nầy có công năng duy trì thân thể của ta.
Ngoài ra Thức nầy còn có công năng biến hiện ra cảnh vật, thế giới quanh ta theo nguyên tắc TỰ BIẾN và CỘNG BIẾN và nó có công năng duy trì thế giới nầy nữa. Ví dụ có một thầy muốn thành lập một ngôi chùa chẳng hạn việc đó bắt nguồn từ tâm thức của vị sư ấy. Vị sư tưởng tượng ra kế hoạch thành lập ngôi chùa và thảo luận kế hoạch ấy với nhiều người khác để thành lập ra đồ án, vận động tài chánh, mướn công ty xây cất...
Trải qua nhiều năm góp ý kiến, góp công và của của nhiều người cuối cùng trên miếng đất trống khi trước đã có một ngôi chùa khang trang. Qua việc xây chùa đó đã nói lên sự TỰ BIẾN (ý kiến riêng và công sức của vị sư muốn biến miếng đất trống thành một ngôi chùa) và CỘNG BIẾN (tức là những ý kiến và công sức của những người khác đã đóng góp vào công trình xây cất đó) mà thành. Từ thí dụ đơn giản nầy ta có thể hiểu rằng tất cả cảnh vật và thế giới quanh ta đều do sự Tự Biến và Cộng Biến của thức mà thành. Chẳng những thức biến hiện ra thế giới mà còn giữ gìn sự hiện hữu của thế giới.
Do những lý do kể trên nên chúng ta có thể hiểu là Thức nầy có công năng duy trì thân thể (căn thân) và thế giới là nghĩa như vậy.
Những điều khó hiểu trên đây sẽ dùng phương pháp khoa học để dẫn chứng và chứng minh ở những phần sau.
C- Giữ lấy (chấp thủ) việc kết nối đời sau
Thức nầy có công năng duy trì và tiếp nối từ đời nầy với đời sau của con người và mãi mãi như thế không đoạn diệt trong kiếp sinh tử luân hồi. Sở dĩ có sự sinh tử luân hồi đời nọ nối tiếp đời với đời sau là vì do phiền não (ví dụ tham lam, sân giận, si mê...) tạo ra các nghiệp chướng, do các nghiệp lực đã tạo ra nó sẽ là động lực chính dắt dẫn con người đến đời sau để chấp nhận những gì đã tạo ra từ đời trước.
Từ đời nầy đến đời sau con người phải trải qua bốn giai đoạn đó là: Thân hiện sống, thân đang chết, trạng thái sau khi chết, đến thân đời sau, phải có cái gì duy trì tất cả các hạt giống từ nhiều kiếp trước. Cái đó chính là Thức Thứ Tám nầy vậy.
Nhưng vấn đề khó tin đối với nhiều người và cần phải tranh luận đó là có thật có tiền kiếp và hậu kiếp không?
---o0o---


Каталог: downloads -> duy-thuc-tong -> hoc-duy-thuc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo ht. Chơn Thiện o0o Nguồn
hoc-duy-thuc -> Chúng Tôi Học Duy Thức
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo thích Tâm Thiện Xuất bản: Ban Văn hóa Trung ương ghpgvn o0o Nguồn

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương