THỊ trưỜng sản phẩm nông nghiệp số 15 năm 2017 Kỳ 1 tháng 12 năm 2017


(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)



tải về 0.73 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.73 Mb.
#38121
1   2   3

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI


Phú Yên: Xây dựng thương hiệu nông sản sạch

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch xây dựng phát triển 09 HTX tiên tiến, kiểu mẫu đi vào chiều sâu theo hướng khép kín từ sản xuất, dịch vụ đến tiêu thụ nông sản sạch. Theo đó, trong giai đoạn 1 (2017 - 2018), sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức, hoạt động thực tế tại 09 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tập trung xây dựng phát triển 09 HTX nông nghiệp thành HTX tiên tiến, kiểu mẫu hoạt động hiệu quả gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm sạch trong nông nghiệp.

Trong giai đoạn này, tỉnh sẽ hỗ trợ các nội dung gồm: hướng dẫn lập phương án và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; đào tạo nghề cho thành viên và người lao động trong HTX; hỗ trợ cơ sở sản xuất, vật tư, trang thiết bị, công nghệ sản xuất cho HTX; hỗ trợ về cơ chế, chính sách, vốn, nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh liên kết; hướng dẫn quy trình sản xuất theo hướng nông sản sạch; tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm; nâng cao công tác quản lý; hỗ trợ thị trường; tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình.

Giai đoạn 2 (2019 - 2020), tuyên truyền về lợi ích của mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ thành viên. Đào tạo nghề cho thành viên và người lao động trong HTX; bồi dưỡng kiến thức quản lý HTX cho cán bộ HTX hoạt động đảm bảo đúng nguyên tắc, bản chất HTX, đem lại hiệu quả kinh tế cho HTX và thành viên. Xây dựng từng chuỗi giá trị phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

09 HTX ngành nông nghiệp dự kiến xây dựng điểm mô hình HTX kiểu mới đó là: HTX DV NNTH Hòa Thành Tây (huyện Đông Hòa); HTX NN KDDV Hòa Phong (huyện Tây Hòa); HTX DVNN Bình Kiến 2 (TP. Tuy Hòa); HTX DVNN Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa); HTX Nông nghiệp An Ninh Tây (huyện Tuy An); HTX Nông nghiệp Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân); HTX Nông nghiệp Xuân Thọ 2 (Thị xã Sông Cầu); HTX Dịch vụ tổng hợp Ngân Điền (huyện Sơn Hòa); HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh).

Đến nay, 5 sản phẩm nông sản nổi tiếng gắn với thương hiệu của các HTX, tổ hợp tác là dưa hấu phường 5, rau Bình Ngọc, bánh tráng Hòa Đa, dâu tằm Hòa Phong, chim cút Hòa Hiệp Bắc. Các sản phẩm này có mặt trên thị trường nhờ được khách hàng tin dùng về chất lượng chứ chưa được đầu tư xây dựng thương hiệu bài bản, như cá ngừ đại dương Phú Yên cũng đã được xây dựng thương hiệu từ lâu.

Theo Liên minh HTX tỉnh, mặc dù chất lượng của các sản phẩm này đã được người tiêu dùng khẳng định nhưng đến nay vẫn vắng bóng trong các siêu thị, các trung tâm thương mại, nhà hàng cao cấp hay xuất khẩu. Nguyên nhân do các sản phẩm này đều chưa được cấp nhãn hiệu, mã vạch hàng hóa độc quyền. Trong 5 sản phẩm trên chỉ có bánh tráng Hòa Đa được cấp nhãn hiệu độc quyền, nhưng chưa có mã vạch hàng hóa nên việc hòa nhập thị trường lớn cũng gặp khó khăn.



Cá ngừ Phú Yên:

Đại diện ngư dân và các thành viên hiệp hội cá ngừ Phú Yên thống nhất thông qua quy trình kỹ thuật sơ chế, bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu khai thác; qui chế kiểm soát chất lượng “PHU YEN TUNA” mang nhãn hiệu tập thể.

Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cá ngừ đại dương Phú Yên cho Hiệp hội Cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên.

Đây là nhãn hiệu cá ngừ đại dương đầu tiên ở Việt Nam được cấp nhãn hiệu tập thể. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể đã được xúc tiến hơn hai năm qua kể từ khi Phú Yên thành lập Hiệp hội cá ngừ đại dương vào năm 2009 nhưng vừa được hoàn thiện trong thời gian gần đây và chính thức được cấp giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ.

Việc cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cá ngừ Phú Yên có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giữ được thương hiệu sản phẩm cá ngừ Phú Yên trên thị trường, tránh tình trạng bị đánh cắp thương hiệu như đã từng xảy ra ở một số sản phẩm nông thuỷ sản của Việt Nam, đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tới các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu....



Rau an toàn Bình Ngọc

Từ năm 2011, UBND tỉnh Phú Yên đã công bố quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung với mục tiêu đến năm 2020 đạt diện tích canh tác lên 880 ha với sản lượng hơn 84.000 tấn nhằm đáp ứng 68% nhu cầu rau an toàn cho người tiêu dùng. Trong quy hoạch, UBND tỉnh Phú Yên ưu tiên đầu tư cho 5 dự án sản xuất rau an toàn tại các xã An Phú, Hòa Kiến thuộc thành phố Tuy Hòa, xã Xuân Bình thị xã Sông Cầu; xã An Dân, huyện Tuy An và dự án sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Quang Bắc thuộc huyện Phú Hòa.

Vùng rau xã Bình Ngọc thuộc thành phố Tuy Hòa là vựa rau lớn nhất tỉnh Phú Yên, với diện tích trồng tập trung gần 40 ha. Những năm gần đây, người dân tập trung sản xuất theo phương pháp trồng rau an toàn. Mô hình câu lạc bộ (CLB) Sản xuất rau an toàn năng suất cao của phụ nữ thôn Ngọc Phước 2 ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc chung tay xây dựng uy tín và thương hiệu rau an toàn Bình Ngọc. Đến nay, CLB có 30 thành viên tham gia với diện tích sản xuất 22.800m2. Hộ có diện tích đất sản xuất ít nhất là 500m2 và hộ nhiều nhất là 2.000m2.

Từ năm 2011, tỉnh Phú Yên đã xây dựng tại đây một vùng rau an toàn được sản xuất theo hướng VietGAP với diện tích 1,3 ha và đã được Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 (Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp giấy chứng nhận VietGAP về sản phẩm rau ăn lá.

Những nông dân tham gia mô hình sản xuất VietGAP được tập huấn rất kỹ lưỡng nên đã nhanh chóng nắm bắt quy trình sản xuất với sản lượng hàng năm trên dưới 110 tấn. Tuy nhiên, khi đưa ra thị trường các loại rau hầu như khó tiêu thụ.

Dưa hấu phường 5:

Dưa phường 5 đã có mặt trên thị trường từ 13 năm nay và được tiêu thụ chủ yếu tại TP Tuy Hòa. Sự kết hợp giữa chất đất phèn với kỹ thuật trồng là yếu tố quyết định đến chất lượng dưa hấu ở đây. Sau khi làm luống, đất được phủ bạt, đục lỗ rồi mới gieo giống dưa. Điều này giúp cây dưa hạn chế được sâu bệnh. Khi dưa ra trái, người trồng cắt tỉa ngọn, bỏ bớt trái non, đảm bảo mỗi dây một trái để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi trái, giúp trái ngọt nước và ngon hơn các loại dưa hấu khác…

Dưa hấu phường 5 có một số đặc điểm giúp phân biệt với các loại dưa khác đang bày bán trên thị trường là cuống dưa nhỏ, vỏ căng. Người tiêu dùng nên chọn mua dưa vào thời điểm nông dân phường 5 thu hoạch.

Tuyên Quang phát triển cá lồng đặc sản VietGAP

Nhờ phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, hơn 10 năm qua, giá trị sản xuất của ngành thủy sản tỉnh Tuyên Quang liên tục tăng bình quân trên 20%/năm. Đặc biệt, 5 loài cá đặc sản quý hiếm (ngũ quý xứ Tuyên) được nuôi bằng lồng trên sông Lô, sông Gâm theo quy trình VietGAP đã chinh phục khách hàng khắp nơi.  

Tháng 5/2016, tỉnh Tuyên Quang có 2 đơn vị là Công ty TNHH Lâm sản và Dịch vụ Long Giang và Trang trại Trương Thị Hoài Linh vinh dự nằm trong “tốp” 69 đơn vị dẫn đầu được Bộ NN&PTNT công bố, công nhận “Địa chỉ xanh cung cấp thực phẩm sạch”. Đây cũng là hai đơn vị nuôi trồng thủy sản nước ngọt tiên phong đầu tư tại Tuyên Quang. Các loại đặc sản gồm cá lăng, chiên, bỗng, dầm xanh và anh vũ.

Nhờ làm tốt quy trình, sau khi được Bộ NN&PTNT công nhận là "địa chỉ xanh cung cấp thực phẩm sạch” trên toàn quốc, tháng 3/2017, công ty đã được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng cá sản xuất ra không đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng khắp nơi. Công ty đã lập kế hoạch tiếp tục mở rộng sản xuất, ngoài cung cấp thực phẩm tươi, sẽ mở thêm dịch vụ chế biến sẵn để tiêu thụ sản phẩm ở các chuỗi nhà hàng, siêu thị thực phẩm an toàn…



TP.HCM: 69 cơ sở được cấp giấy chứng nhận chuỗi ATTP

Thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Ban An toàn thực phẩm (ATTP) đã thẩm định và cấp 144 giấy chứng nhận cho 69 cơ sở với sản lượng 83.098,4 tấn/năm.

Riêng công tác giám sát chất lượng, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đánh giá mức độ ATTP của sản phẩm được sản xuất kinh doanh trên địa bàn, Ban ATTP đã tổ chức lấy 2.904 mẫu thực phẩm (nông sản tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, dùng liền, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nước uống đóng chai, đóng bình) tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ phiên, kênh phân phối hiện đại, cơ sở SXKD thực phẩm.

Ban ATTP cũng đã phối hợp với các cơ quan giám sát chất lượng nông sản, thực phẩm; đã tiến hành lấy 611 mẫu giám sát, kết quả phân tích phát hiện: 12 mẫu không đạt (chiếm tỷ lệ 3,31%), trong đó 8 mẫu phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và 4 mẫu không đạt các yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh. Đặc biệt, từ 22/7 - 29/10/2017, trong 540 mẫu rau, quả các loại tham gia chợ phiên nông sản an toàn, phát hiện có 5/540 mẫu (tỷ lệ 0,93%) vượt mức giới hạn cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.



Xoài Việt Nam chính thức được vào thị trường Mỹ

Theo trưởng đại diện Thương vụ tại Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức cho phép nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam vào Mỹ.

Cơ quan Kiểm dịch sức khoẻ động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố giấy phép có hiệu lực bắt đầu từ ngày 29/12/2017 cho trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Xoài tươi từ Việt Nam sẽ vào thị trường Mỹ với điều kiện phải được kiểm soát một cách có hệ thống bao gồm tuân thủ các điều kiện về nhà vườn và cơ sở đóng gói, xử lý chiếu xạ, và kiểm dịch tại cửa khẩu nhập.

Trái xoài Việt Nam cũng phải được nhập khẩu thông qua hình thức các lô hàng thương mại và kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do một cơ quan kiểm dịch quốc gia của Việt Nam cấp với điều kiện kèm theo khẳng định lô hàng đã được kiểm dịch và không có chủng nấm Macrophoma, bọ cánh cứng và xoài không bị đốm đen, bọ bạc lá.

Đây là một trong những kết quả của cam kết tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hoá giữa Việt Nam và Mỹ được lãnh đạo hai nước khẳng định trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump và được nêu trong Tuyên bố chung giữa hai nước.



Xuất nhập khẩu nông sản qua Cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng có nhiều lợi thế lớn

Hội chợ Thương mại du lịch quốc tế Việt - Trung (Móng Cái - Đông Hưng) năm 2017 vừa diễn ra tại Móng Cái có một số nét mới, đặc biệt có sự hiện diện của các gian hàng trái cây, nông sản các tỉnh miền Nam, một số tỉnh phía Bắc và Thái Lan.

Diễn đàn Thúc đẩy xuất nhập khẩu (XNK) hoa, quả, nông sản, qua cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng diễn ra đầu tháng 12/2017 có sự tham gia của 80 doanh nghiệp (DN) chuyên kinh doanh hoa, quả, nông sản đến từ Trung Quốc, 50 DN, hợp tác xã chuyên kinh doanh về hoa, quả, nông sản của các tỉnh, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Nam Trung bộ và Tây Bắc.

Móng Cái - Đông Hưng là cặp cửa khẩu có nhiều lợi thế vượt trội so với các cặp cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt - Trung về XNK hàng hóa. Cầu phao tạm km3+4 Thành Đạt được khánh thành và thông xe tạm thời vào ngày 1/12 vừa qua đã tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thương hai nước. Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Móng Cái Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Theo tính toán của Trung tâm Giao dịch hàng nông sản XNK Thập Bát Phương (Đông Hưng), khi hoạt động giao thương được qua cầu phao, dự kiến, mỗi ngày có ít nhất từ 200 - 400 container hoa, quả, nông sản, thủy sản XNK qua cầu phao và con số này sẽ được tăng lên hàng năm.

Các lợi thế của cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng có thể kể đến: Thứ nhất, có mạng lưới giao thông kết nối vùng, liên vùng thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, gồm đường bộ, đường thủy, đường hàng không (sân bay Vân Đồn sẽ hoạt động vào đầu năm 2018). Thứ hai, có hệ thống dịch vụ logistics đáp ứng tốt nhu cầu bốc xếp, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa với 17 kho ngoại quan, 35 kho hàng hóa, trong đó có 13 kho lạnh. Hệ thống kho, bến, bãi bốc xếp hàng hóa trên địa bàn với tổng diện tích trên 115.000m2, đáp ứng tốt nhu cầu trung chuyển và phục vụ hàng hóa XNK của các DN trong và ngoài nước. Thứ ba, Cảng ICD Thành Đạt gắn với địa điểm xuất hàng km3+4 Thành Đạt, lối mở Pò Hèn - Thán Sản là nơi kiểm tra hàng xuất khẩu có diện tích 100ha, sẽ là nơi XNK mặt hàng hoa, quả, nông sản và hải sản tiện lợi...

Gạo Việt Nam lọt top 2 loại gạo ngon nhất thế giới

Tại Hội nghị quốc tế về thương mại gạo lần thứ 9 năm 2017 vừa được tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc), giống gạo ST24 của Việt Nam đã lọt Top đầu, xếp thứ 2 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới. Điều này cho thấy, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đã có sự chuyển biến, chủ động sản xuất các loại gạo chất lượng cao.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường, năm nay, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến sản xuất các giống gạo chất lượng cao, gạo đặc sản. Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng tỷ lệ canh tác giống lúa thơm Jasmine 85, Tài nguyên, Nàng hoa 9, VD 20, OM 4900… DN cũng tăng cường sử dụng những giống lúa mới nhất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Kết quả, giống lúa ST24 ngắn ngày, có năng suất trên 5 tấn/ha và mùi thơm hương dứa được đưa vào sản xuất thành công, giúp gạo Việt Nam xếp vào “Top” 3 loại gạo ngon nhất thế giới.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng xuất khẩu, đặc biệt ở thị trường Trung Quốc, khi gạo trắng 5% tấm của Việt Nam hiện rẻ hơn gạo nội địa của nước này. Trung Quốc đang tiến tới chính sách giao thương theo đường chính ngạch, ngoài 23 doanh nghiệp đã được kiểm tra và cho phép xuất khẩu, Trung Quốc đang kiểm tra, đánh giá để cấp phép thêm cho 9 doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các thị trường khác như Sri Lanka, Philippin… cũng tổ chức các cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo trong những tháng cuối năm. Thị trường châu Phi, Iraq… cũng đang có nhu cầu lớn về gạo, mở ra cơ hội tăng trưởng mạnh mặt hàng này.

Hỗ trợ cho hạt gạo xuất khẩu, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng giảm lượng, tăng giá trị. Các địa phương cũng tổ chức lại sản xuất theo hướng chứng nhận GAP, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để có sản phẩm đạt vệ sinh, an toàn thực phẩm và tiêu chí, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu… với kỳ vọng hạt gạo Việt Nam sẽ định vị được thương hiệu mạnh hơn trên thị trường.

Giao thương:

+ Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm nhập khẩu nông sản Việt Nam

Tên công ty: P&S Global

Địa chỉ: 14F, 92-4 Chungdam-dong, Gangnam-gu, Seoul, Korea

Người liên hệ: Ms. Kim Hyeji

Fax: 010-222-3232

Email: kenzo105@hotmail.com



+ Hội chợ triển lãm tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2018

Danh sách Hội chợ, triển lãm tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2018

Ngày

Tên hội chợ

Chuyên ngành

Nơi tổ chức

WEB

E-MAIL

11-14/01

1. Turkish-Arab Economy Summit& Specilized Intersectoral Fair

Food&Agro products, industrial products

Yenişehir Fuar Merkezi

www.orientekspres.com

cuneyt.yuksel@orientekspres.com

16-20/01

Gapfood 14.Food, Food Technologies and Packaging Fair

Food and Food Technologies and Packaging

OFM Ortadoğu Fuar Merkezi

www.akort.com

akort@akort.com

16-20/01

Gaptarım 9.Agriculture, Agriculture Technologies and Stockbreeding Fair

Agricultural Products and Technologies and Stockbreeding

OFM Ortadoğu Fuar Merkezi

www.akort.com

akort@akort.com

17-20/01

Anfaş Food Product- 25rd International Trade Exhibition For Food and Beverage

Seafood, Meat&Milk, Pastry Products, Frozen Foods, Oils, Natural Products, Dried Fruits, Nuts, Spices, Soft Drinks, Alkolics Beverages, Food Packaging Materials.

Antalya Fuar Merkezi

www.anfasfoodproduct.com

info@anfas.com.tr

18-21/01

Exponazagro Agriculture Livestock and Food Fair

Agriculture machines, livestock breeding machines equipments and technologies

Nazilli Eşref Özel Kapalı Çok Amaçlı Alanı

www.elitfuar.com

info@elitfuar.com

23-28/01

CNR İMOB 2018- İstanbul Furniture Fair

Home and Office Furnitures

İstanbul Fuar Merkezi Yeşilköy

www.itf-exhibitions.com

kaan.oksuz@cnr.net

25-28/01

Emitt 2018 22.East Mediterranean International Travel And Tourism Exhibition

Travel Agencies, Hotels, Rent A Car Companies, Tourism Offices, Tourism Ministries, Regional Tourism Offices

Tüyap Fuar ve Kongre Merkezi

www.euf.com.tr

info@ite-turkey.com

01-03/02

ATRAX'2018

6.International Amusement, attraction, park, recreation industry and services exhibition

İstanbul Fuar Merkezi Yeşilköy

www.tureksfuar.com.tr

tureks@tureksfuar.com.tr

01-04/02

13.Agroexpo International Agricultural Greenhouse & Livestock Exhibition

Agriculture, Agricultural Technologies, Greenhouse, Seed and Seedling Production, Feed Sector, Agricultural Irrigation, Livestock Breeding, Livestock Health Technologies

Fuar İzmir - Gaziemir

www.agroexpo.com.tr

info@orionfair.com

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH


Một số thay đổi về thuế nhập khẩu ưu đãi từ 01/01/2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan, Chính phủ đã ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

Các mức thuế  xuất khẩu, nhập khẩu tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP thực hiện theo đúng nguyên tắc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu của Luật thuế  xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Hai trong số những nguyên tắc đó là: (1) Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế; (2) áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.”

Theo đó biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP nhằm thống nhất với danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2017.

Các Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có một số thay đổi như sau:

Thay đổi mã HS: Danh mục biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP gồm 10.813 dòng hàng ở cấp độ 08 chữ số tăng 1.255 dòng so với danh mục năm 2012 (giữ nguyên mô tả và mã hàng của 7.810 dòng, gộp 682 dòng; tách mã, chuyển mã và bổ sung dòng hàng mới 2.321 dòng). Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu mới bổ sung thêm một số dòng mới để cập nhật thay đổi về công nghệ, thương mại, kiểm soát an ninh lương thực, các chất ảnh hưởng đến môi trường...; xóa một số dòng có kim ngạch thương mại thấp; mô tả lại một số dòng để rõ phạm vi, xử lý vướng mắc về phân loại thực tế. Theo đó một số nhóm mặt hàng có thay đổi về mã số HS so với biểu thuế cũ như nhóm ngành hàng ô tô, thủy sản, thuốc trừ côn trùng, diệt nấm, diệt cỏ, gỗ, cao su, dệt may, gốm sứ..

Thay đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu: Sửa đổi thuế xuất khẩu, mô tả hàng hóa, và các tiêu chí kỹ thuật của 9 nhóm mặt hàng như: nhôm ở dạng thanh, que, hình; gỗ; thanh đồng; xỉ...

Thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu:

Sửa đổi thuế nhập khẩu: 151 dòng thuế thay đổi thuế suất do chuyển đổi danh mục tập trung vào một số nhóm mặt hàng như thủy sản, thuốc trừ côn trùng, diệt nấm, diệt cỏ, gỗ, lốp cao su, dệt may, gốm sứ, màn hình, máy chiếu, bộ nhớ, mạch điện tử, ô tô...

Sửa đổi về tiêu chí kỹ thuật cũng như mức thuế của 33 nhóm mặt hàng như: mặt hàng nhôm chưa gia công, không hợp kim và hợp kim, than, ethanol nhiên liệu (E100), clinker, xi măng, sắt thép...

Bổ sung thêm 05 nhóm có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng vào Chương 98, ví dụ như: set top boxes, thuốc trị mụn trứng cá, kính quang học chưa được gia công về mặt quang học...

Những thay đổi về thuế ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Đã có biểu thuế suất thông thường mới đối với hàng hóa nhập khẩu

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo đó, từ 01/01/2018 sẽ áp dụng Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường (gọi tắt là Biểu thuế suất mới) tại Phụ lục đính kèm Quyết định 45, thay vì Phụ lục thuế suất tại Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, áp dụng Danh mục các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% tại Mục I, II Phụ lục II Nghị định 125 thay vì dùng Mục I, Mục II Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP; Áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng tại Phụ lục II Nghị định 125, thay thế Phụ lục II Nghị định 122 trong trường hợp:

- Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất mới và không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại điểm a, b Khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khấu, thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ (quy định cũ tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP).

Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.



Phấn đấu sản xuất thủy sản tăng 4,5 - 5%/năm giai đoạn năm 2017 - 2020

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg.

Nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt từ 3,5%/năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt khoảng 22%. Bên cạnh đó, thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; hầu hết dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Đồng thời, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Về lĩnh vực thủy sản, định hướng giai đoạn 2017-2020, sẽ đẩy mạnh khai thác xa bờ, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị chế biến, bảo quản trên tàu nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi giữa khai thác - cung ứng dịch vụ hậu cần và thu mua trên biển - chế biến thủy sản, gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Bên cạnh đó, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, từ cung ứng giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật, nuôi đến chế biến thủy sản; phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Nuôi trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn thể,...); phát triển một số sản phẩm nuôi có tiềm năng (cá quả, rô phi, thác lác,...), phát triển nuôi biển (tôm hùm, cá biển, rong biển,...). Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản khoảng 4,5 - 5,0%/năm; tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản đạt tối thiểu 5%/năm; sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn.

TIN VẮN


- Kế hoạch triển khai lò giết mổ của thành phố Hồ Chí Minh bị hoãn

Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh muốn gia hạn thêm 4 tháng để triển khai kế hoạch mở 4/7 lò giết mổ. Theo báo cáo của nhà thầu dự án, 4 lò giết mổ có thể bắt đầu đi vào hoạt động từ quý 1/2018. Công suất hoạt động tổng cộng dự kiến đạt 8.000 tấn/ngày. Trong một nỗ lực khác nhằm đảm bảo ATTP tại thành phố, Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư về Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thú y, có hiệu lực từ ngày 30/12/2017 tới, khiến việc mở các lò giết mổ mới trở nên khó khăn hơn cho các nhà thầu.



- Nhập lậu lợn gây thiệt hại cho nông dân chăn nuôi lợn Campuchia. 

Hơn 50% hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại Campuchia đã phải giảm hoạt động trong năm 2017 do giá lợn sống giảm mạnh. Nguyên nhân chính theo Hiệp hội những người chăn nuôi lợn Campuchia nhận định được cho là do luồng lợn nhập khẩu lậu từ các nước láng giềng, Giá lợn sống giảm từ 1,75 – 2 USD/kg năm 2016 xuống còn 1,5 USD/kg trong năm 2017. Theo Hiệp hội, khoảng 1.800 con lợn sống được giao dịch qua biên giới hàng ngày, vượt xa hạn ngạch tối đa 1.250 con/ngày do Bộ Nội vụ nước này đặt ra.



- Indonesia kỳ vọng được hưởng thuế 0% cho các thủy sản xuất khẩu sang EU

Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia đang kỳ vọng EU hạ thuế nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Indonesia. Theo ông Nilanto Perbowo, tổng giám đốc Cục Xúc tiến Cạnh tranh Thủy sản và Nghề cá Indonesia, mức thuế nhập khẩu do EU áp dụng đối với Indonesia hiện vẫn rất cao, khoảng từ 6 – 24%. Trong khi đó, các nước khác như Đông Timor, Papua New Guinea và Việt Nam dược hưởng mức thuế thấp hơn nhiều và một số mặt hàng thậm chí được hưởng chế độ phi thuế. Ông cho rằng đây là thời điểm Indonesia cũng được hưởng các đặc quyền tương tự.



- Sử dụng gạo làm TACN đang tăng tại Nhật Bản

Sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Nhật Bản đang tăng, mang lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm chăn nuôi tại một số khu vực. Japan Times cho biết ngày càng nhiều nông dân chuyển từ các nguyên liệu nhập khẩu như ngô sang gạo nội địa để làm TACN. Tại một số khu vực, sử dụng gạo đang giúp tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi. Liên hiệp HTX Palsystem Consumers đã nâng tỷ trọng sử dụng gạo trong TACN cho lợn từ 10% lên 30%. Thịt lợn nuôi bằng gạo đang ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng do thịt lợn nuôi bằng gạo mềm hơn và không béo. Với việc Chính phủ khuyến khích nông dân trồng lúa chuyển sang sản xuất lúa gạo làm TACN để duy trì các cánh đồng lúa và bảo vệ môi trường, sản xuất TACN từ gạo tại Nhật Bản đã tăng vọt từ 8.000 tấn năm 2008 lên 506.000 tấn.



- Trung Quốc mở cửa thị trường cho thịt lợn, thịt bò Pháp

Trung Quốc đã cam kết công bố các kết quả kiểm tra thực địa hồi tháng 11/2015 và cấp phê duyệt trước khi kết thúc năm 2017 cho các công ty thịt lợn Pháp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cho biết sẽ xúc tiến quy trình mở cửa thị trường cho thịt bò Pháp, dựa trên quyết định dỡ bỏ lệnh cấm ban hành hồi tháng 3/2017. Đây là các đồng thuận đạt được trong Đối thoại cấp cao Kinh tế và Tài chính Trung Quốc – Pháp lần thứ 5, tổ chức vào ngày 01/12/2017. Hai bên cũng đồng thuận về việc tạo điều kiện cho các sản phẩm từ Pháp tiếp cận các khách hàng Trung Quốc trên thị trường thức ăn chăn nuôi.



- Philippin dỡ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt của Braxin

Philippin đã dỡ lệnh cấm kéo dài 4 tháng về nhập khẩu các sản phẩm thịt bò, gia cầm và các loại thịt khác từ Braxin sau khi Cơ quan Giám sát Nông sản (DAIM) đánh giá tình hình. DAIM kết luận rằng các nhà xuất khẩu thịt Braxin sang Philippin đang tuân thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm và thú y động vật sau khi kiểm tra một số nhà giết mổ và nhà máy xẻ thịt tại Braxin vào tháng 10 vừa qua. Chính phủ Philippin đã cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt của Braxin vào tháng 7/2017 sau khi tìm thấy chất salmonella trong các sản phẩm này. Việc dỡ bỏ lệnh cấm được kỳ vọng sẽ giúp tăng nhu cầu đối với thịt, đặc biệt là các sản phẩm thịt gia cầm từ Braxin.



Số 15 năm 2017

Каталог: res
res -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
res -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
res -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> Số Hồ sơ: 609/ /CĐbhxh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
res -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
res -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
res -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương