THỊ trưỜng sản phẩm nông nghiệp số 15 năm 2017 Kỳ 1 tháng 12 năm 2017



tải về 0.73 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.73 Mb.
#38121
  1   2   3

THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP


THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

Số 15 năm 2017 Kỳ 1 tháng 12 năm 2017

Đơn vị thực hiện:

  • Cục Công Thương địa phương

  • Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Địa chỉ liên hệ:

655 Phạm Văn Đồng

Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Tel: (024) 37152585

Fax: (024) 37152574





  • TỔNG QUAN

  • THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

  • Diễn biến tình hình thị trường nông, lâm, thủy sản từ ngày 30/11/2017 đến 15/12/2017

  • Chính sách phát triển nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả

  • THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

  • Xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng gần 30% trong 11 tháng năm 2017

  • EU đứng thứ hai về thị trường xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam

  • Xuất khẩu nông, thủy sản sang Nhật Bản thuận lợi

  • THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

  • Phú Yên: Xây dựng thương hiệu nông sản sạch

  • Tuyên Quang phát triển cá lồng đặc sản VietGAP

  • Xoài Việt Nam chính thức được vào thị trường Mỹ

  • Xuất nhập khẩu nông sản qua Cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng có nhiều lợi thế lớn

  • Gạo Việt Nam lọt top 2 loại gạo ngon nhất thế giới

  • Giao thương

  • THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

  • Một số thay đổi về thuế nhập khẩu ưu đãi từ ngày 01/01/2018

  • Phấn đấu sản xuất thủy sản tăng 4,5 - 5%/năm giai đoạn 2017 - 2020

  • TIN VẮN

2

3

3
5

6

6
10
14

19

19

21

22

22
23

24
25

25

27
27

TỔNG QUAN

Trong lĩnh vực ngoại thương, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trong 11 tháng năm 2017 đạt 23,57 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay của nhóm hàng này, trong đó một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục như thủy sản và rau quả. Với diễn biến tích cực vượt mong đợi của xuất khẩu hàng nông, thủy sản, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định là một trong những “trụ đỡ” quan trọng của nền kinh tế, tạo tiền đề để ngành đề ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo.

Tại thị trường trong nước, trong nửa đầu tháng 12/2017, giá hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản trong nước đã có xu hướng giảm so với kỳ trước. Trong đó, giá lúa gạo tiếp tục giảm 200 – 400 đ/kg so với cuối tháng 11/2017 do nhiều tiểu thương và doanh nghiệp giảm thu mua lúa gạo vì cơ bản đã đủ hàng theo các hợp đồng đã ký.

Một số thông tin đáng chú ý:

  • Cơ quan Kiểm dịch sức khoẻ động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố giấy phép có hiệu lực bắt đầu từ ngày 29/12/2017 cho trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Theo đó, xoài tươi từ Việt Nam sẽ vào thị trường Mỹ với điều kiện phải được kiểm soát một cách có hệ thống bao gồm tuân thủ các điều kiện về nhà vườn và cơ sở đóng gói, xử lý chiếu xạ, và kiểm dịch tại cửa khẩu nhập.

  • Trong 11 tháng năm 2017 có 7 mặt hàng nông, thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tuy nhiên, đáng lo ngại là ngoại trừ hạt tiêu, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực còn lại đều phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng riêng xuất khẩu sang Trung Quốc đã chiếm tới gần 90% thị phần.

  • Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 20% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên Mỹ chỉ là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng qua đạt 3,2 tỷ USD, tăng nhẹ 3,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 13,4% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Trong đó, một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ phải đối diện là những thay đổi về xu hướng bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm.

  • EU hiện đứng thứ 2 về thị trường tiêu thụ hàng nông, thủy sản của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2017 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 16,2% tổng kim ngạch hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

  • Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang Nhật Bản trong 11 tháng năm 2017 đạt 1,58 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thủy sản xuất khẩu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật Bản với kim ngạch đạt 1,19 tỷ USD, chiếm tới 75% tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này sang Nhật Bản.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Diễn biến tình hình thị trường nông, lâm, thủy sản trong kỳ từ ngày 30/11/2017 đến 15/12/2017

Trong nửa đầu tháng 12/2017, giá các mặt hàng nông, thủy sản trong nước có xu hướng giảm so với kỳ trước.



Giá gạo: Giá lúa gạo trong nước nửa đầu tháng 12/2017 tiếp tục giảm 200 – 400 đ/kg so với cuối tháng 11/2017 do nhiều tiểu thương và doanh nghiệp giảm thu mua lúa gạo vì cơ bản đã đủ hàng theo các hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, giá nhiều loại lúa vẫn đang ở mức cao hơn từ 600 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, theo nhiều doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, hiện đầu ra xuất khẩu gạo của nước ta vẫn đang khá tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp thận trọng trong ký các hợp đồng xuất khẩu gạo mới vì lo không có đủ hàng để giao do nông dân tại ĐBSCL đã thu hoạch gần hết lúa thu đông 2017 và đã bán lúa ngay sau thu hoạch.

Tính đến ngày 15/12/2017, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.700– 5.800 đ/kg, lúa dài khoảng 5.900 – 6.000 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.100 – 7.200 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.500 – 8.600 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200 – 8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.000 – 8.100 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam cũng được điều chỉnh giảm 10 USD/tấn so với cuối tháng 11/2017, dao động ở mức 395 USD/tấn (FOB).



Giá cà phê: Giá cà phê trong nước nhìn chung khá ổn định trong 15 ngày đầu tháng 12/2017 do áp lực từ nguồn cung cà phê từ vụ thu hoạch mới của Việt Nam bất chấp việc nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu được dự báo có thể sẽ một lần nữa bị thắt chặt trong năm tới.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đang dao động từ 35.800 – 36.600 đồng/kg. Tại cảng TPHCM giá cà phê Robusta đạt 1.653 USD/tấn (FOB).



Giá cao su: Giá thu mua mủ cao su nguyên liệu trong nước tiếp tục giảm 2% - 2,7% so với cuối tháng 11/2017, dao động từ 8.200 – 11.900 đ/kg.

Tuy vậy, giá cao su được nhận định là sẽ cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn trong thời gian tới do các nhà nhập khẩu cao su đang đẩy mạnh mua vào trước thời điểm cây cao su bước vào giai đoạn cho` năng suất thấp.

Ngoài ra, thị trường còn được hỗ trợ bởi thông tin Chính phủ Thái Lan sẽ đẩy mạnh hoạt động mua vào lên đến 50.000-80.000 tấn/năm từ mức hiện tại 20.000-30.000 tấn, nhằm thúc đẩy giá.

Trong khi đó, mới đây các quốc gia sản xuất cao su hàng đầu châu Á gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia (chiếm gần 70% cao su tự nhiên của thế giới) đã thống nhất kể từ giữa tháng 12/2017, sẽ giảm khối lượng xuất khẩu cao su tự nhiên trong nỗ lực tìm hướng giải quyết tình trạng giá cao su tiếp tục giảm.



Giá thủy, hải sản: Trong nửa đầu tháng 12/2017, giá thủy hải sản trong nước khá ổn định. Giá cá tra nguyên liệu loại 1 tại Đồng Tháp đạt 30.500 đ/kg, loại 2 đạt 28.500 đ/kg. Tôm càng xanh loại 100 con/kg đạt 280.000 đ/kg. Nhu cầu từ các thị trường đang gia tăng là nguyên nhân khiến giá thủy, hải sản ổn định ở mức cao.

Tại cửa khẩu Móng Cái, trong nửa đầu tháng 12/2017, các công ty, đơn vị và tư thương của Việt Nam chuyên kinh doanh về xuất khẩu ngành hàng thủy, hải sản sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đã tập trung vào những sản phẩm cấp đông chất lượng cao, loại đặc sản và bảo quản sống nguyên dạng theo nhu cầu của đối tác, đáp ứng cho người tiêu dùng vào cuối năm nay. Sản lượng xuất khẩu cũng đã tăng đáng kể, đạt mức khá cao 9.250 tấn. Tỷ giá giữa VNĐ/NDT hiện tương đối ổn định, mặt khác, tình hình cung – cầu vẫn giữ thế cân bằng nhất định, nên giá cả giao dịch xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản ít biến động.



Tham khảo giá nông, thủy sản tại thị trường trong nước đến ngày 15/12/2017

(ĐVT: 1.000 đ/kg; USD/tấn)


Tên hàng

Ngày 15/12/2017

So với ngày 29/11/2017

So với đầu năm 2017 (%)

So với đầu năm 2016 (%)

Lúa khô loại thường

5.800

0,0

11,5

8,4

Lúa khô loại dài

6.000

-3,2

11,1

8,1

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm

7.400

-5,1

10,4

6,5

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 25% tấm

7.200

-5,3

10,8

5,9

Giá gạo thành phẩm 5% tấm

8.600

-1,7

17,8

7,5

Giá gạo thành phẩm 15% tấm

8.300

-2,4

16,9

6,4

Giá gạo thành phẩm 25% tấm

8.100

-2,4

15,7

6,6

Giá chào bán gạo trắng 5% tấm (USD/tấn)

395

-2,5

16,2

1,3

Giá chào bán gạo trắng 25% tấm (USD/tấn)

370

-6,3

12,1

0,0

Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên

36.600

-0,3

-16,6

12,3

Giá cà phê Robusta xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh (USD/tấn)

1.653

0,0

-16,4

9,0

Chè xanh Thái Nguyên búp khô

100.000

0,0

0,0

-16,7

Chè cành Thái Nguyên chất lượng cao

185.000

0,0

0,0

-7,5

Chè xanh Thái Nguyên búp khô (loại 1)

115.000

0,0

-14,8

-28,1

Chè xanh nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng

9.000

0,0

28,6

0,0

Chè đen nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng

6.000

0,0

71,4

33,3

Giá nhân điều khô tại Bình Phước

45.000

0,0

-16,7

12,5

Tiêu đen Tây Nguyên và Nam Bộ

78.000

1,3

-43,1

-54,1

Mủ chén, dây khô

11.900

-2,5







Mủ chén ướt

8.200

-2,4







Mủ đông khô

10.700

-2,7







Mủ đông ướt

8.700

-2,2







SVR CV

41.579

-0,8

-17,2

54,4

SVR 10

32.130

2,3

-25,1

34,5

SVR 20

32.031

2,4

-25,1

34,6

Cá tra thịt trắng loại 1 tại Đồng Tháp

30.500

0,0

24,5

41,9

Cá tra thịt trắng loại 2 tại Đồng Tháp

28.500

0,0

26,7

46,2

Tôm càng xanh (100 con/kg) Đồng Tháp

280.000

0,0

16,7

12,0

Nguồn: Trung tâm Thông tin CN&TM tổng hợp

Chính sách phát triển nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả

Ngày 28/1/2008, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) chính thức được Bộ NN&PTNT ban hành. Sau gần 10 năm triển khai, việc áp dụng tiêu chuẩn này vẫn gặp nhiều khó khăn, hầu hết mới dừng ở mô hình thí điểm. Hiện chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tương đối lớn (tăng 20-30% so với sản xuất thường), nhưng giá bán sản phẩm còn thấp nên không khuyến khích được nông dân ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP rất phức tạp nên nông dân lúng túng, chưa quen với việc ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng - trong khi đây là yêu cầu bắt buộc đối với vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Tại Hà Nội, đối với rau xanh, thành phố hiện có tổng diện tích canh tác hơn 12.000 ha với sản lượng đạt gần 600 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn đạt hơn 5.000 ha, hơn 220 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và gần 50 ha rau hữu cơ. Ngoài ra, thành phố đã xây dựng được tám cơ sở sơ chế rau an toàn, với công suất từ 3 đến 7 tấn/ngày và 64 cơ sở chế biến quy mô nhỏ của hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, mỗi cơ sở có công suất từ 200 đến 1.000 kg/ngày, cung cấp rau bảo đảm chất lượng, an toàn ra thị trường. Mỗi năm, chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội lấy từ 300 đến 1.000 mẫu rau để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng chỉ phát hiện từ 1% đến 2% mẫu phân tích có dư lượng thuốc vượt ngưỡng cho phép.

Mặc dù đạt nhiều kết quả, nhưng việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn nói riêng, các loại nông sản nói chung tại Hà Nội gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân do chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn này cao hơn 20% so với các loại rau thông thường, nhưng chỉ khoảng 10% sản lượng rau được bán với giá trị thực cho siêu thị, cửa hàng tiện ích, còn lại phải bán như rau thường ngoài chợ. Ngoài ra, với quy định sau 2 năm phải xin cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP với giá từ 20 đến 70 triệu đồng (tùy vào dòng sản phẩm đăng ký) cùng với lợi nhuận thấp nên hợp tác xã và nông dân không tiếp tục sản xuất theo mô hình này. Không chỉ khó khăn ở khâu sản xuất, quản lý, lưu thông sản phẩm nông nghiệp còn yếu kém; công tác kiểm tra, giám sát xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng còn nhiều hạn chế, các cơ quan quản lý nhà nước chưa kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm dẫn đến tình trạng mập mờ về chất lượng giữa sản xuất theo quy trình VietGAP và không VietGAP, dẫn đến tình trạng rau không an toàn trà trộn, lấn át rau sạch, gây khó khăn cho người sản xuất. Cùng với rau an toàn, sản phẩm nông sản trôi nổi ngoài thị trường trà trộn với nông sản sạch làm người tiêu dùng rất khó phân biệt. Nếu công tác kiểm tra, kiểm soát và xử phạt đối với các cơ sở sản xuất vi phạm không chặt chẽ sẽ đẩy các cơ sở làm ăn chân chính, nhất là những đơn vị đã đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản đến chỗ phá sản. Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp nông nghiệp vẫn còn không ít phức tạp.



Từ năm 2013 đến nay, HÐND thành phố đã ban hành bốn nghị quyết để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, mô hình sản xuất an toàn, phát triển bền vững. UBND thành phố ban hành nhiều kế hoạch, chính sách hỗ trợ cho người sản xuất, kinh doanh và chế biến nông sản, với mong muốn tạo ra nhiều nông sản an toàn, chất lượng cao cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thực hiện chính sách về phát triển nông nghiệp trên địa bàn, kể cả những chính sách của trung ương còn nhiều hạn chế, chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa đến được với nông dân, cần phải sớm điều chỉnh phù hợp đặc thù nông nghiệp Thủ đô.

Tại Quảng Ngãi, theo phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 -2015, toàn tỉnh hình thành 7 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, với tổng diện tích hơn 293 ha.Theo tính toán, giá trị sản xuất rau bình quân đạt từ 100 - 120 triệu đồng/ha, trong đó sản xuất rau an toàn đạt khoảng 150 - 200 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh mới sản xuất rau an toàn trên diện tích 12,22 ha, chỉ đạt 4,16% so với diện tích quy hoạch. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ rau an toàn gặp nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm cao hơn rau thông thường, chưa có sự phân biệt giữa rau an toàn và không an toàn, một số địa phương chưa thực sự vào cuộc quyết liệt để phát triển vùng sản xuất rau an toàn.

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp VietGAP, cần có sự phối hợp chặt chẽ của “4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, thời gian đầu cần sự hỗ trợ cơ bản của Nhà nước khi làm mô hình mẫu, xây dựng thương hiệu quốc gia, phát triển thị trường, sau đó nhân rộng trên toàn quốc. Các địa phương khi triển khai mô hình VietGAP nên lựa chọn những vùng sinh thái phù hợp để khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên; tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ dân thành hợp tác xã, tổ hợp tác; khuyến khích và phát huy hiệu quả chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, chính quyền địa phương cần phối hợp với hợp tác xã giám sát việc sản xuất của nông dân trên đồng ruộng từ khi nhập giống về trồng đến chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ... Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận VietGAP của các tổ chức chứng nhận, tránh tình trạng “cấp khống” cho các vùng sản xuất, tiềm ẩn nguy cơ bị trà trộn sản phẩm không rõ nguồn gốc khi tiêu thụ, dẫn tới tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”... Về lâu dài, các bộ, ngành cần có chính sách phù hợp khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP và tiến tới Gloabal Gap, bởi đây sẽ là yêu cầu của các thị trường tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.



Каталог: res
res -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
res -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
res -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> Số Hồ sơ: 609/ /CĐbhxh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
res -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
res -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
res -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương