THỊ trưỜng sản phẩm nông nghiệp số 15 năm 2017 Kỳ 1 tháng 12 năm 2017



tải về 0.73 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.73 Mb.
#38121
1   2   3

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU


Xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng gần 30% trong 11 tháng năm 2017

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (bao gồm 9 mặt hàng: gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, chè, rau quả, sắn, cao su và thủy sản) đạt 23,5 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay của nhóm hàng này, trong đó một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục như thủy sản và rau quả.

Với tiềm năng và “dư địa” rất lớn trong xuất khẩu, rau quả tiếp tục có những bứt phá đem về kim ngạch cao cho toàn ngành. Nếu như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,4 tỷ USD thì trong 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã ở mức 3,177 tỷ USD tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với bứt phá về xuất khẩu rau quả, còn phải kể đến giá trị xuất khẩu thủy sản. Nếu như đầu năm 2017, ngành thủy sản chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 7,4 tỷ USD thì đến thời điểm này xuất khẩu thủy sản đã đạt tới 7,6 tỷ USD và hoàn toàn có thể vượt trên mốc 8 tỷ USD trong cả năm 2017 trong bối cảnh nhiều thị trường xuất khẩu mới ghi nhận sự tăng trưởng đột phá. Kết quả này một phần nhờ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm sạch, đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường mới đối với những mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra… Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản, với sản lượng và khai thác đều tăng cũng hỗ trợ không nhỏ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.



Những điểm sáng trong “bức tranh xuất khẩu nông sản” khẳng định nông nghiệp tiếp tục là một trong những “trụ đỡ” quan trọng của nền kinh tế, tạo tiền đề để ngành đề ra mục tiêu cao hơn trong những năm tiếp theo.

Tình hình xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản tháng 11 và 11 tháng năm 2017

(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

Tháng 11/2017

So với tháng 10/2017 (%)

So với tháng 11/2016 (%)

11 tháng năm 2017

So với 11 tháng năm 2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Hàng thủy sản




768




-10,3




14,0




7.603




18,9

Hàng rau quả




312




30,0




59,3




3.177




44,1

Hạt điều

32

326

-3,3

-2,6

9,3

21,9

324

3.214

1,1

23,7

Cà phê

100

217

27,1

17,4

-12,3

-12,7

1.282

2.922

-21,5

-2,8

Chè

13

22

-2,5

1,5

0,3

2,7

128

209

10,6

9,0

Hạt tiêu

11

48

-3,4

-4,9

9,5

-32,6

203

1.067

20,3

-21,5

Gạo

375

180

-22,4

-26,8

17,8

27,9

5.461

2.462

22,9

23,3

Sắn và các sản phẩm từ sắn

356

104

22,0

23,6

6,9

18,1

3.507

909

4,9

0,4

- Sắn

145

25

32,0

19,8

74,6

108,0

1.455

248

3,2

1,7

Cao su

145

213

24,7

18,9

14,3

14

1215

2.011

8,4

39

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Giá xuất khẩu hàng hóa bình quân tháng 11 và 11 tháng năm 2017(ĐVT: USD/tấn)

Tên hàng

Tháng 11/2017

So với tháng 10/2017 (%)

So với tháng 11/2016 (%)

11 tháng năm 2017

So với 11 tháng năm 2016 (%)

Hạt điều

10.026

0,7

11,5

9.926

22,3

Cà phê

2.158

-7,6

-0,4

2.279

23,8

Chè

1.772

4,1

2,4

1.626

-1,4

Hạt tiêu

4.540

-1,6

-38,4

5.258

-34,7

Gạo

480

-5,6

8,5

451

0,4

Sắn và các sản phẩm từ sắn

293

1,4

10,4

259

-4,3

Sắn

172

-9,2

19,1

171

-1,5

Cao su

1.465

-4,6

-0,2

1.655

28,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhóm hàng nông, thủy sản trong 11 tháng năm 2017 chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc với 6,98 tỷ USD, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 29,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường EU đạt kim ngạch 3,8 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm tỷ trọng 16,2%; Hoa Kỳ với 3,16 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 13,4%;…

Đáng chú ý, trong 11 tháng qua có 7 mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tuy nhiên, đáng lo ngại là ngoại trừ hạt tiêu, các mặt hàng chủ lực còn lại đều phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, với mặt hàng gạo, thị trường Trung Quốc đang đứng vị trí thứ nhất với 39,5% thị phần; cao su xuất khẩu trên 2 tỷ USD, thì riêng thị trường Trung Quốc đã đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 64% thị phần. Mặt hàng rau quả - điểm sáng trong xuất khẩu nông sản thời gian qua thì riêng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cũng chiếm gần 76% thị phần, đạt 2,4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu rau quả sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc mới chỉ chiếm thị phần khá nhỏ (lần lượt 3,6%, 2,9%, và 2,6%). Tương tự, với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như hạt điều, thủy sản, Trung Quốc cũng là thị trường chủ chốt với thị phần khá lớn, từ 13 - 14%. Trong khi đó, mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch 1 tỷ USD năm nay là sắn và các sản phẩm sắn (đạt 909 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2017) cũng có mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc rất cao - chiếm tới 88,6% tỷ trọng, trong khi các thị trường còn lại chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc hiện đang ở mức cao nhất trong danh sách, tuy nhiên giá xuất khẩu nông sản sang thị trường này đa phần thấp hơn nhiều thị trường khác, thiếu bền vững và khả năng bị ép khá giá cao. Ví dụ như giá xuất khẩu gạo bình quân 11 tháng/2017 sang Trung Quốc chỉ đạt 448 USD/tấn, trong khi giá bình quân chung là 451 USD/tấn; giá xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc ở mức 9.857 USD/tấn, thì giá điều xuất khẩu bình quân 11 tháng qua đạt 9.926 USD/tấn... Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, đây là thị trường vô cùng quan trọng với ngành nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ trước đến nay. Với mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc ở mức cao nhất nếu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh đàm phám với phía Trung Quốc để xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng chủ lực, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng bá tại thị trường rộng lớn này để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa với các nước. Hiện tại, Trung Quốc đã bắt đầu thắt chặt quản lý thương mại biên mậu, kiểm soát chặt chất lượng nông lâm sản nhập khẩu. Đây vừa là thách thức, đồng thời vừa là cơ hội lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam.



Trong thời gian tới, để xuất khẩu nông sản bền vững, ổn định, hiệu quả và không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cần phải đa đạng hóa thị trường, có chiến lược và sách lược cụ thể. Trước mắt, cần tháo gỡ những nút thắt quan trọng, đó là đẩy mạnh đàm phán xuất khẩu chính ngạch, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản sang các khu vực thị trường khác, đặc biệt là những thị trường khó tính là điều không hề dễ dàng trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn về năng lực sản xuất, năng lực quản lý kinh doanh cũng như sức cạnh tranh còn yếu.

Tiêu biểu như đối với thị trường Mỹ. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với kim ngạch chiếm khoảng 20% tỷ trọng, tuy nhiên Mỹ chỉ là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch trong 11 tháng qua đạt 3,2 tỷ USD, tăng nhẹ 3,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 13,4% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Trong đó, một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang Mỹ phải đối diện là những thay đổi về xu hướng bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm. Đơn cử, từ ngày 1/1/2018, Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng Chương trình giám sát hải sản nhập khẩu (SIMP), chống lại các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) và gian lận hải sản vào nước này. Đến nay, không ít doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ những yêu cầu, quy định của chương trình. Ngoài ra, Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ cũng yêu cầu tất cả các nhà máy phải gia hạn đăng ký xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau mỗi 2 năm, bắt đầu từ năm 2016, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa để tâm đến vấn đề này.

Thời gian tới, xuất khẩu nông, thủy sản sẽ có nhiều cơ hội khởi sắc do nhu cầu thị trường tăng và có thêm các ưu đãi về thuế theo lộ trình triển khai cam kết hội nhập quốc tế. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực Việt Nam ra thị trường thế giới, trước mắt cần triển khai đồng bộ và nhanh chóng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ngành hàng, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng thương hiệu cho hàng nông, thủy sản.

Một số thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chủ lực trong 11 tháng năm 2017

Mặt hàng

Tháng 11/2017 (Nghìn USD)

So với tháng 10/2017 (%)

So với tháng 11/2016 (%)

11 tháng/2017 (Nghìn USD)

So với 11 tháng năm 2016 (%)

Tỷ trọng trên tổng KNXK (%)

Trung Quốc

728.669

10,1

41,9

6.981.838

38,9

29,6

EU

331.011

-9,7

13,7

3.808.766

13,3

16,2

Hà Lan

87.587

-10,3

38,8

915.066

35,9

3,9

Đức

79.033

36,4

12,7

811.887

-2,1

3,4

Anh

41.867

-31,1

51,3

500.227

21,3

2,1

Italia

29.977

-36,5

-14,4

459.261

13,3

1,9

Tây Ban Nha

20.378

-24,3

-16,6

316.684

-6,6

1,3

Bỉ

29.675

-0,8

-14,3

315.378

20,9

1,3

Pháp

22.918

5,4

45,3

231.240

9,1

1,0

Bồ Đào Nha

6.172

-1,5

14,4

67.922

7,8

0,3

Đan Mạch

3.799

-46,1

-14,1

63.976

81,0

0,3

Ba Lan

3.179

-29,7

-17,9

55.212

-5,6

0,2

Hy Lạp

2.327

44,5

51,9

22.738

-18,0

0,1

Rumani

836

-49,4

-62,9

17.642

10,6

0,1

Thụy Điển

2.219

-2,8

69,2

16.627

1,0

0,1

Cộng Hoà Séc

1.045

44,4

-6,9

12.641

10,2

0,1

Phần Lan

0

 

 

2.265

53,3

0,0

Mỹ

274.251

0,8

-0,6

3.168.660

3,2

13,4

ASEAN

140.508

7,0

6,0

1.681.152

1,8

7,1

Malaysia

44.428

8,8

3,6

508.018

22,9

2,2

Philippin

34.971

34,1

62,1

458.316

12,3

1,9

Thái Lan

37.151

-5,3

-15,2

437.281

4,1

1,9

Singapore

16.736

-3,0

-9,2

184.668

2,4

0,8

Indonesia

4.662

-15,1

53,6

62.363

-68,3

0,3

Campuchia

1.919

0,5

48,8

15.957

4,1

0,1

Brunei

147

2,5

-84,5

7.467

-39,9

0,0

Lào

493

29,7

-20,9

7.081

33,3

0,0

Nhật Bản

156.085

-0,2

5,0

1.580.171

19,2

6,7

Hàn Quốc

99.094

-4,9

17,2

978.843

25,2

4,2

Australia

39.423

-6,8

6,4

358.869

1,1

1,5

Canada

31.198

-23,8

2,3

347.383

15,3

1,5

Nga

27.437

-5,5

3,9

329.901

4,3

1,4

Ấn Độ

26.102

27,6

10,9

290.040

-5,6

1,2

Đài Loan

24.158

-12,9

-3,3

260.200

11,4

1,1

Hồng Kông

21.100

-9,3

2,2

209.791

-2,1

0,9

Gana

19.820

-24,5

291,1

198.670

-10,6

0,8

UAE

12.895

-9,2

-13,4

190.673

-6,7

0,8

Mexico

15.553

-2,4

9,8

184.075

5,9

0,8

Pakixtan

18.114

25,5

-4,7

138.493

-11,8

0,6

Ixraen

9.820

36,9

-1,2

127.146

32,3

0,5

Angiêri

8.268

48,4

0,9

118.909

5,3

0,5

Braxin

9.896

0,8

45,6

109.817

57,9

0,5

Bangladesh

92

75,6

 

97.703

 

0,4

Bờ Biển Ngà

2.021

249,2

-90,1

92.245

2,2

0,4

Irắc

18.347

-0,9

976,9

78.437

544,9

0,3

Ai Cập

4.037

-19,3

-21,6

77.630

-25,3

0,3

Thổ Nhĩ Kỳ

5.162

11,0

-3,2

65.816

44,5

0,3

Ả Rập Xê út

6.031

-9,2

23,6

63.970

8,1

0,3

Côlombia

4.685

32,2

19,5

50.483

-3,0

0,2

New Zealand

3.970

-22,7

7,0

44.367

13,7

0,2

Thụy Sỹ

2.644

-34,9

-2,7

38.644

-8,1

0,2

Nam Phi

2.340

-35,4

-26,1

29.838

-44,3

0,1

Ukraina

2.414

-35,9

-12,5

29.551

2,4

0,1

Côoét

1.203

-0,7

5,4

12.835

-16,0

0,1

Na Uy

688

-42,3

-10,2

10.183

35,9

0,0

Xênêgan

 

 

 

8.181

8.888

0,0

Angôla

96

-79,3

8,0

5.895

-59,6

0,0

Achentina

212

-45,0

46,1

3.405

39,3

0,0

Chilê

21

 

 

1.708

-18,2

0,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

EU đứng thứ hai về thị trường xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam

  • Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU tăng khá mạnh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, EU đứng thứ 2 về thị trường tiêu thụ hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 với kim ngạch đạt 3,8 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 16,2% tổng kim ngạch hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Tính riêng trong tháng 11/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 331,01 triệu USD, giảm 9,7% so với tháng trước nhưng lại tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.



Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU năm 2016-2017



Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về chủng loại: Trong tháng 11/2017, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đều giảm so với tháng trước. Trong đó, hàng thủy sản giảm 22%, hạt điều giảm 14%, cao su giảm 15,4%, hạt tiêu giảm 13,8%, gạo giảm 73,6%.

Mặc dù giảm trong tháng vừa qua nhưng tính chung 11 tháng năm nay kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng thủy sản là mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang EU với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, tăng mạnh 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU tăng 35,8% so với 11 tháng năm 2016; Cao su tăng 52,2%; Hàng rau quả tăng 12,2%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU giảm 34,3%, cà phê giảm 0,6%, gạo giảm 50,8%, chè giảm 5,1%.



Xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

(ĐVT: nghìn USD)

Tên hàng

Tháng 11/2017

So với tháng 10/2017 (%)

So với tháng 11/2016 (%)

11 tháng năm 2017

So với 11 tháng năm 2016 (%)

Hàng thủy sản

128.208

-22,0

32,8

1.297.394

22,9

Cà phê

91.884

22,6

-15,0

1.230.781

-0,6

Hạt điều

80.263

-13,9

46,0

874.307

35,8

Cao su

13.569

-15,4

14,9

154.880

52,2

Hàng rau quả

8.725

7,9

15,7

94.569

12,2

Hạt tiêu

7.846

-13,8

-28,9

149.754

-34,3

Chè

426

-0,5

12,9

3.292

-5,1

Gạo

89

-73,6

-88,5

3.789

-50,8

Tổng

331.011

-9,7

13,7

3.808.766

13,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về thị trường: Thị trường xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong Liên minh châu Âu đã có sự thay đổi nhất định trong 11 tháng năm 2017. Theo đó, với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái, Hà Lan đã vượt qua Đức để trở thành thị trường tiêu thụ hàng nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khối thị trường chung châu Âu.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang các thị trường khác như: Anh, Italia, Bỉ, Pháp… cũng tăng từ 10% - 21,3%.



Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tới thị trường Đức giảm 2,1%, xuống còn 811,88 triệu USD trong 11 tháng năm 2017; Tây Ban Nha cũng giảm 6,6%, Ba Lan giảm 5,6%...

Thị trường xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tại EU (ĐVT: nghìn USD)

Thị trường

Tháng 11/2017

So với tháng 10/2017 (%)

So với tháng 11/2016 (%)

11 tháng năm 2017

So với tháng 11/2016 (%)

Hà Lan

87.587

-10,3

38,8

915.066

35,9

Đức

79.033

36,4

12,7

811.887

-2,1

Anh

41.867

-31,1

51,3

500.227

21,3

Italia

29.977

-36,5

-14,4

459.261

13,3

Bỉ

29.675

-0,8

-14,3

315.378

20,9

Pháp

22.918

5,4

45,3

231.240

9,1

Tây Ban Nha

20.378

-24,3

-16,6

316.684

-6,6

Bồ Đào Nha

6.172

-1,5

14,4

67.922

7,8

Đan Mạch

3.799

-46,1

-14,1

63.976

81,0

Ba Lan

3.179

-29,7

-17,9

55.212

-5,6

Hy Lạp

2.327

44,5

51,9

22.738

-18,0

Thụy Điển

2.219

-2,8

69,2

16.627

1,0

Cộng Hoà Séc

1.045

44,4

-6,9

12.641

10,2

Rumani

836

-49,4

-62,9

17.642

10,6

Phần Lan

0

-100,0

-100,0

2.265

53,3

Tổng

331.011

-9,7

13,7

3.808.766

13,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

  • Nhận định và dự báo:

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hàng nông, thủy sản tại EU thường tăng mạnh trong dịp Lễ tết cuối năm, ước tính trong tháng 12/2017 kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 370 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU trong năm 2017 lên mức 4,18 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2016. Đây là mức tăng trưởng khá cao khi mà hàng nông, thủy sản của Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn từ những hàng rào kỹ thuật, yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… từ phía EU.

Hiện nay một số mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do hàng rào kỹ thuật từ EU, đặc biệt là việc thủy sản bị thẻ vàng từ phía EU. Do đó, nếu không có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn thì xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang EU sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng như năm 2017.



Về những thuận lợi khi xuất khẩu sang EU:

+ Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- EU trong tương lai. Đây cũng là cơ hội mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam, nhất là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ.



+ Đặc biệt, hiện Việt Nam tiếp tục được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho giai đoạn 2017- 2019, được coithuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam so với các nước xuất khẩu vào EU nhưng không được hưởng GSP.

+ Bên cạnh đó, EU là một thị trường lớn và tiềm năng với 28 quốc gia thành viên và dân số trên 500 triệu người. Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng, tuy nhiên dư địa thị trường EU vẫn còn rất lớn để cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác.

+ Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) có sự phục hồi mạnh và Eurozone đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu cách đây gần một thập kỷ, bất chấp những tác động thất thường của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Eurzone từ 1,9% lên 2,1% trong năm 2017 và từ 1,7% lên 1,9% trong năm 2018. Kết quả này phản ánh sự gia tăng xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh nhờ chính sách lãi suất thấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang EU cũng phải đổi mặt với những khó khăn và thách thức như:

+ Hiện nay, hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam vẫn thiếu đồng bộ, nhất quán, ổn định và đây là nguyên nhân gây bất lợi khi phải đối mặt với các vụ tranh chấp và kiện quốc tế. Đối với Hiệp định EVFTA, mặc dù hướng tới xóa bỏ thuế nhập khẩu lên đến gần 100% biểu thuế và kim ngạch thương mại của hai bên, song doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết đầy đủ đối với vấn đề xuất xứ.

+ EU là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… cần đáp ứng tốt các yêu cầu tiếp cận thị trường. Nhất là khi FTA có hiệu lực, cơ hội về thuế và tiếp cận thị trường, nhưng nếu không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thì hàng hóa của Việt Nam sẽ không vào được EU dù có lợi thế FTA.

+ Không chỉ vậy, hiện châu Âu đang phải đối mặt với nhiều bất ổn về tình hình chính trị như: Anh rời khỏi EU, Catalan trưng cầu dân ý xin tách khỏi Tây Ban Nha, những điều này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới sang EU nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam sang EU nói riêng.

Về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang EU



+ Tại thị trường EU, thông qua các sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại nước ngoài, xúc tiến thương mại quốc gia, xây dựng các buổi gặp mặt B2B kết nối các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam với trực tiếp các hãng phân phối lớn tại EU để DN Việt Nam có cơ hội giới thiệu năng lực, quảng bá mặt hàng, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trực tiếp.

+ Cần chủ động tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu đầu vào để đảm bảo đáp ứng các quy tắc xuất xứ, qua đó mới có thể thực sự tận dụng được thuế suất ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực.

+ Cần chú ý đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để tránh bị điều tra, hoặc bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại...

+ Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang EU qua Anh chú ý theo dõi sát tình hình, chủ động xây dựng các phương án xuất khẩu bổ sung, thay thế để kịp thời phản ứng với các tình huống có thể xảy ra.



  • Đánh giá về xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản sang EU

Thủy sản:

Tính đến hết tháng 11/2017, EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam và chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản sang EU tăng mạnh từ đầu năm đến nay là do thị trường này tăng cường nhập khẩu tôm của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao. 

Trong năm nay, thị trường EU còn có nhiều thay đổi tích cực về nhu cầu nhập khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể, nhiều hệ thống bán lẻ tại EU đang chuyển dần từ tôm đông lạnh sang bán các sản phẩm tôm chế biến sâu. Vì vậy, các sản phẩm tôm sạch, tinh chế tại Việt Nam đang được ưa chuộng ở thị trường này. Đây chính là cơ hội lớn để ngành tôm Việt Nam nâng cao giá trị cũng như kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, với việc bị “dính” thẻ vàng của EU và có nguy cơ đổi màu thẻ, nếu vấn đề này xảy ra sẽ tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2018. 

Do vậy, trong thời gian tới toàn ngành thủy sản và các cơ quan chức năng phải hành động tích cực và quyết liệt để “thoát” thẻ vàng, và chí ít thì cũng không để đổi màu thẻ làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch xuất khẩu của ngành thủy sản trong năm 2018.



Hàng rau quả:

Việt Nam hiện xuất khẩu rau quả sang tất cả các quốc gia trong EU. Các mặt hàng rau quả xuất sang EU gồm hơn 19 sản phẩm rau quả chế biến, trong đó chủ yếu là nước chanh, nước dứa, gừng xay, nước dừa… 16 mặt hàng trái cây tươi trong đó chanh, thanh long, xoài, dứa là những mặt hàng chủ đạo và hơn 30 mặt hàng rau củ tươi trong đó đặc biệt chú trọng đến mặt hàng rau gia vị.

Mặc dù tăng trưởng 12,2% trong 11 tháng năm 2017, nhưng xuất khẩu rau quả vào EU được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là khi xuất khẩu của toàn ngành tăng rất cao, tăng tới 44,1%. Ngoài ra, xét về tỷ trọng, hiện nay EU mới chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Được đánh giá là thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho rau quả Việt Nam, song vấn đề an toàn thực phẩm của thị trường EU đòi hỏi khá khắt khe.



Không giống như nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Autraslia, New Zealand…, tất cả các loại quả tươi của Việt Nam đều được nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, ngành rau quả Việt Nam cần chú ý đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch hại, kiểm dịch thực vật, phải nâng cao chất lượng các sản phẩm hơn nữa.

Do vậy, để đảm bảo ổn định, bền vững khi xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn trồng rau trong nhà lưới, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận quốc tế về kiểm định thực vật. Đặc biệt, EU khuyến cáo nên tuân thủ quy trình VietGAP để giảm thiểu nguy cơ rau củ, quả, trái cây nhiễm bệnh dịch hại.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng các phương pháp tự nhiên. Mặc dù trái cây và hoa quả hữu cơ có chi phí sản xuất cao hơn song các mặt hàng này cũng đồng thời được đánh giá rất cao tại thị trường EU. Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp cần chú ý khai thác trong thời gian tới.

Cao su:

EU là một trong những thị trường tiềm năng của xuất khẩu cao su Việt Nam. Tuy nhiên, từ ngày 13/9/2017, việc xuất khẩu cao su sang thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, khi EU thông báo đưa cao su thiên nhiên vào danh sách “hàng hóa nguyên liệu thô đặc biệt quan trọng” và nhấn mạnh yếu tố “đảm bảo nguồn cung an toàn, bền vững và giá cả hợp lý”.

Động thái này của EU sẽ làm tăng cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất khẩu cao su tự nhiên, ngoài các nước sản xuất truyền thống. Vì vậy, cao su Việt Nam khi xuất sang thị trường này sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lớn như Thái Lan (chiếm 32% tổng nguồn cung toàn cầu), Indonesia (26%), Ấn Độ (8%)… 

Hiện tại, Việt Nam được EU xếp vào “tốp” 4 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, với xấp xỉ 8% tổng nguồn cung. Song EU nhấn mạnh rằng Indonesia mới là nguồn cao su tự nhiên lớn nhất của châu Âu, chiếm 32%, theo sau là Malaysia (20%), Thái Lan (7%) và Bờ Biển Ngà (12%).



Cà phê:

Trong năm 2017, do sản lượng cà phê trong nước giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU chững lại so với năm 2016. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cà phê của Việt Nam trong 11 tháng qua với kim ngạch đạt 1,23 tỷ USD.

Trong năm 2018, xuất khẩu cà phê sang thị trường EU được kỳ vọng sẽ tăng trở lại do nhu cầu cao từ thị trường này. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), EU đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, trong niên vụ 2017/18 tiêu thụ cà phê của EU dự báo tăng lên mức 44,8 triệu bao so với mức 44,5 triệu bao trong niên vụ 2016/17. Trong khi đó, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo tăng từ 26,7 triệu bao của niên vụ 2016/17 lên mức 28,6 triệu bao trong niên vụ 2017/18. Đây được coi là cơ hội để phục hồi xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.

Xuất khẩu nông, thủy sản sang Nhật Bản thuận lợi

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Nhật Bản 11 tháng năm 2017 đạt 1,58 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 11/2017 xuất khẩu sang thị trường này đạt 156,1 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với tháng 10/2017 nhưng lại tăng 5,0% so với tháng 11/2016.



Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ lực đối với nhiều doanh nghiệp nông thủy sản Việt Nam và xuất khẩu nhóm hàng này sang Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay một phần là do tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Nhật Bản. Trong tháng 11/2017, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản tăng 0,4 điểm so với tháng 10/2017 lên 44,9 điểm, cao nhất kể từ tháng 9/2013, do thị trường việc làm ổn định. Dự báo, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,5% trong năm 2017, sau đó giảm xuống 1,2% trong năm 2018 và 1% trong năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Nhật Bản năm 2016-2017

(ĐVT: triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về chủng loại xuất khẩu:

Hiện các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 11 tháng năm nay gồm: Thủy sản, cao su, hàng rau quả, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn và các sản phẩm về sắn.

Trong đó, xuất khẩu hàng thủy sản là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 11 tháng năm 2017, đạt 1,19 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 11/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 122 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng 10/2017 nhưng lại tăng 5,4% so với tháng 11/2016.

Các chủng loại thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản trong 10 tháng năm nay gồm: Tôm, cá đông lạnh, mực, bạch tuộc, trứng cá… Tôm là chủng loại xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Nhật Bản trong 10 tháng năm 2017 chiếm tới 54% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản, đạt 578 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp đến, xuất khẩu cá đông lạnh đạt 246,1 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu mực, bạch tuộc và trứng cá tăng từ 36 – 64,7% so với cùng kỳ năm 2016, đạt lần lượt 68,5 triệu USD; 53,6 triệu USD; 30 triệu USD.

Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và cũng là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người/năm) bởi người Nhật Bản rất coi trọng nguồn cung cấp protein từ tôm cá. Nguồn cung của Nhật Bản khá đa dạng với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ 123 quốc gia khác nhau.

Với quy mô dân số khoảng 127 triệu người, Nhật Bản là thị trường trọng yếu đối với các sản phẩm thủy, hải sản. Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu chính nhiều sản phẩm thủy sản, giáp xác như cá hồi, sò điệp và tôm hùm. Đặc biệt, các sản phẩm tiện lợi, chế biến sẵn có triển vọng tiêu thụ tốt tại thị trường này. Hiện nay, các chiến dịch tuyên truyền hướng đến sức khỏe người tiêu dùng có thể khiến người tiêu dùng gia tăng mối quan tâm trở lại đối với các sản phẩm thủy sản, cũng như sẽ góp phần thay đổi cách thức cá và các loại thủy sản được bán và đóng gói.

Các kênh phân phối vào thị trường Nhật Bản: Nhìn chung hệ thống phân phối thủy sản ở Nhật Bản khá phức tạp và gồm nhiều khâu trung gian. Trong phần lớn các trường hợp, cá và hải sản các loại được phân phối thành 6 giai đoạn trước khi đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên một số nhà bán lẻ lớn giảm chi phí bằng cách mua trực tiếp từ người sản xuất.

Chợ đầu mối: Ở Nhật có khoảng 900 chợ đầu mối cung cấp hải sản, tại đây hải sản được phân loại để chế biến, chăn nuôi hoặc là thực phẩm tươi sống tùy vào chất lượng và kích cỡ của từng loại. Giá cá tại các chợ đầu mối dựa vào mục đích sử dụng của từng loại, đối với các loại cá dùng cho chế biến, giá thường chỉ băng 50% so với giá cá tươi sống, với các loại cá dùng để chăn nuôi thì giá chỉ bằng 10% so với giá cá tươi sống.

Các công ty nhập khẩu/ thương mại: Là các công ty thu mua cá và các sản phẩm thủy sản từ thị trường nước ngoài, sau đó bán lại ở Nhật. Một trong những công ty nhập khẩu thủy sản lớn của Nhật là Nichirei’s, các sản phẩm thủy sản được công ty này thu mua từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là các mặt hàng tôm hồng, tôm sú và cá hồi Nauy. Hiện nay công ty này có 11 chi nhánh và mạng lưới gồm 56 trung tâm dịch vụ hậu cần tại Nhật Bản.

Trung tâm thương mại bán buôn được tại địa phương được thành lập bởi Chính phủ Nhật Bản, bán các sản phẩm dễ bị hỏng như cá và hải sản tươi sống. Giá được xác định thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp hoặc đấu giá công khai. Việc mua bán các sản phẩm thủy sản được thực hiện thông qua các nhà bán buôn tại các chợ hoặc qua các đầu mối trung gian và người ủy quyền.

Thị trường bán buôn trung gian ở Nhật có quan hệ mật thiết với các nhà bán lẻ. Thị trường bán buôn trung gian tại Nhật đã được hình thành từ những năm 90 do sự thống trị ngày càng mạnh mẽ của các nhà bán lẻ lớn và xu hướng giảm chi phí bằng cách giảm tối đa các đầu mối trung gian.

Hệ thống bán lẻ ở Nhật rất đang dạng bao gồm siêu thị, dịch vụ giao nhận tại nhà và các cửa hàng thủy sản. Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Thủy sản Nhật Bản, phi lê cá là mặt hàng phổ biến nhất được bán tại hệ thống bán lẻ ở Nhật Bản.



Mặt hàng cà phê: Cà phê là mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đứng vị trí thứ hai sau thủy sản. 11 tháng năm 2017, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 196,4 triệu USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 11/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 16,5 triệu USD, tăng 7,6% so với tháng 10/2017 và tăng 2,2% so với tháng 11/2016.

Các chủng loại cà phê xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm: cà phê Robusta, cà phê hòa tan, cà phê Arabica, cà phê Excelsa. Trong đó, cà phê Robusta là chủng loại xuất khẩu lớn nhất trong 10 tháng năm nay chiếm tới 84,1% tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu sang thị trường này, đạt 148,7 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp đến, xuất khẩu cà phê hòa tan đạt gần 17,2 triệu USD, tăng 12,4%; xuất khẩu cà phê Arabica đạt 10,9 triệu USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu trung bình cà phê sang Nhật Bản 11 tháng năm nay tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.360 USD/tấn.

Dự báo và triển vọng xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản:

Hiện Nhật Bản đang là nhà tiêu thụ cà phê lớn thứ 3 thế giới và theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong 10 tháng năm 2017 đạt 1,242 tỷ USD, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp cà phê cho Nhật Bản với kim ngạch tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 172,1 triệu USD.

10 tháng năm 2017, thị phần nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam đã tăng lên 13,9% so với mức 12,8% của 10 tháng năm 2016. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ một số nước lớn giảm như: từ Braxin, Guatemala, Mỹ, El Salvador ...

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê của Braxin giảm và hoạt động thu hoạch tại Colombia trễ hơn thường lệ. Xuất khẩu cà phê của Braxin – nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay, đã liên tục giảm trong những tháng gần đây do nguồn cung giảm.

Trong khi đó, sản lượng cà phê năm 2017 của Việt Nam được USDA dự báo rất tích cực. Niên vụ 2017/18 sản lượng cà phê Việt Nam sẽ tăng 1,9 triệu bao lên 28,6 triệu bao. Đây là tín hiệu tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2017 ước đạt 219,5 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Mặt hàng rau quả: Hàng rau quả là mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đứng vị trí tiếp theo với mức tăng trưởng mạnh trong 11 tháng năm 2017 đạt 116,7 triệu USD, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 11/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 12,4 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10/2017 và tăng 77,6% so với tháng 11/2016.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trên 70%. Đây là thị trường tiềm năng song Nhật Bản hiện chỉ mới cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) được nhập khẩu vào nước này do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật Bản.

Trên thực tế, Nhật Bản là một trong những nước đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất cao. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Đáng chú ý, các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và nhập khẩu.

Vì vậy, để xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp cần: Đối với các mặt hàng rau quả đông lạnh, việc nhập khẩu chỉ cần có chứng nhận vệ sinh kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam và chịu sự kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên của cơ quan kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Để khuyến khích thương mại, Chính phủ Nhật Bản thường hợp tác với các đối tác, trong đó có Việt Nam nhằm nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu với các yêu cầu của Nhật Bản.

Nhật Bản vẫn được đánh giá là nước có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, muốn nắm bắt được cơ hội này thì việc đáp ứng “tiêu chuẩn cao” là điều kiện tiên quyết.



Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản 11 tháng và tháng 11 năm 2017

(ĐVT: nghìn USD)

Tên hàng

11 tháng năm 2017

So 11 tháng năm 2016 (%)

Tháng 11 năm 2017

So tháng 10 năm 2017 (%)

So tháng 11 năm 2016 (%)

Hàng thủy sản

1.190.406

20,0

122.035

-0,9

5,4

Cà phê

196.371

7,0

16.534

7,6

2,2

Hàng rau quả

116.707

70,6

12.381

13,0

77,6

Hạt điều

25.184

4,0

1.675

-38,2

-13,9

Cao su

21.285

39,5

2.181

4,8

26,5

Hạt tiêu

18.156

-31,0

1.173

-41,4

-9,6

Sắn và các sản phẩm từ sắn

12.062

-22,8

107

128,0

-98,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dự báo: Xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới tiếp tục tăng do nhu cầu cao; Nhật Bản là nước tiêu thụ thủy sản hàng đầu thế giới; Đồng JPY tăng giá so với USD và các ngoại tệ khác, cùng với đó kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khả quan tác động đến chi tiêu tiêu dùng tăng.

- Những thuận lợi xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Nhật Bản hiện nay:

Nhật Bản nổi tiếng thế giới với truyền thống tiêu thụ cá và các sản phẩm thủy sản. Các sản phẩm từ thủy sản của Nhật Bản như sushi, sashimi, tempura đã trở nên phổ biến trên thị trường toàn cầu do sự bổ dưỡng cho sức khỏe, ít chất béo, hàm lượng calo thấp. Người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng các yếu tố như chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản là họ coi trọng các tiêu chuẩn của Nhật Bản hơn các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn “Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản” (JAS - Japan Agricultural Standards) hoặc “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS - Japan Industrial Standards).

Các doanh nghiệp phấn đấu từ nay đến năm 2020 đa dạng hóa và phát triển các loại rau, củ quả mới sang Nhật Bản, nhất là các loại rau quả nhiệt đới (chuối, dứa, bơ…), các loại quả có múi (bưởi, cam, chanh), kể cả các loại hoa, cây cảnh, các loại rau, gia vị như hành, bí đỏ, gừng, cà rốt, hạt tiêu, các loại quả đông lạnh, chế biến sẵn theo công nghệ Nhật và đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… Có như vậy mới có thể có sự đột phá về kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này.

Tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%.



  • Thách thức và khó khăn:

Xuất khẩu hàng nông, thủy sản vào Nhật Bản phải đảm bảo yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản duy trì chế độ kiểm soát thủy sản dựa theo việc kiểm tra lô hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nhất định.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã rất nỗ lực trong vấn đề kiểm soát chất lượng, song vẫn có một số lô hàng thủy sản bị cảnh báo về nhiễm kháng sinh, hóa chất vượt mức cho phép theo quy định của Nhật Bản. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý nhận diện và kiểm soát đầy đủ các mối nguy cơ hóa chất, kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh cấm đối với sản phẩm tôm, cá bò, mực xuất khẩu vào Nhật Bản. Doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu kỹ các quy định, nhất là quy định về hóa chất kháng sinh, chế độ kiểm tra tại cửa khẩu của Nhật Bản.



- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn sang Nhật Bản 10 tháng năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Doanh nghiệp

Trị giá

Cty CP Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang

72.863

Cty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú

60.060

Cty CP Thực Phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên

39.698

Cty CP Thực Phẩm Sao Ta

38.887

Cty CP Thực Phẩm Trung Sơn

36.393

Cty CP Hải Việt

36.359

Cty TNHH Chế Biến & xuất khẩu Thủy Sản Cam Ranh

27.088

Cty CP XNK Thủy Sản Miền Trung

26.714

Cty CP Thủy Sản Cổ Chiên

25.649

Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt

23.694

Cty CP Thủy Sản Sạch Việt Nam

22.182

Cty TNHH hải sản Thanh Thế

20.433

Cty CP Sài Gòn FOOD

18.558

Cty TNHH Thủy Sản Đông Hải

17.078

Cty TNHH thực phẩm xuất khẩu Nam Hải

16.645

Cty TNHH Hải Nam

16.642

Cty TNHH Huy Nam

14.059

Cty CP Thuỷ sản và Thương Mại Thuận Phước

13.838

Cty CP Chăn Nuôi C.P. Việt Nam - CN Đông Lạnh Thừa Thiên Huế

13.725

Cty CP Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh

13.347

Cty CP Thực Phẩm Cát Hải

13.277

Cty TNHH Thực Phẩm xuất khẩu Hai Thanh

12.363

Cty TNHH Thực Phẩm Amanda (Việt Nam).

12.251

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch lớn sang Nhật Bản 10 tháng

năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch

Cty TNHH 1TV XNK 2-9 ĐắK LắK

34.655

Cty CP Intimex Mỹ Ph­ước

28.301

Cty Cổ Phần Intimex ĐắK Nông

15.929

Cty TNHH Cà Phê Outspan VN

15.147

Cty CP XNK Cà Phê Intimex Nha Trang

14.330

Cty TNHH Thư­ơng Phẩm ATLANTIC VN

12.957

Cty TNHH Dakman VN

10.992

Chi Nhánh Cty TNHH Cà Phê Vĩnh An Tại Đồng Nai

8.631

Cty TNHH Sản Xuất Và Thư­ơng Mại Cát Quế

5.609

Cty TNHH OLAM VN

4.614

Cty TNHH Cà Phê Hà Lan VN

2.917

CN Cty CP Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột

2.511

Cty CP Tập Đoàn INTIMEX

2.232

Cty TNHH INSTANTA VN

2.197

Cty TNHH TOUTON VN

1.968

Cty TNHH 1TV Cà Phê Thắng Lợi

1.935

Cty TNHH VOLCAFE VN

1.745

Cty TNHH Sản Xuất Thư­ơng Mại Phúc Long

1.564

Cty TNHH NEUMANN GRUPPE VN

1.487

Каталог: res
res -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
res -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
res -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> Số Hồ sơ: 609/ /CĐbhxh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
res -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
res -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
res -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
res -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương