GIỚi thiệu khái quát về mexico một số thông tin cơ bản



tải về 41.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích41.31 Kb.
#12980

Thị trường Mexico và Tiềm năng cho Việt Nam – Vũ Hương VCM. MOIT 2013

____________________________________________________________________________



GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MEXICO

1. Một số thông tin cơ bản

- Tên chính thức: Liên bang Mexico (Estados Unidos Mexicanos)

- Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc Châu Mỹ, Bắc giáp Mỹ, Đông giáp vịnh Mexico, Nam giáp biển Caribê, Bêlice và Guatêmala, Tây giáp Thái Bình Dương.

- Diện tích: rộng 1.972.550 km2

- Dân số: 112 triệu người (2011)

- Thủ đô: Thành phố Mexico (22.1 triệu dân - năm 2012)

- Tiền tệ: đồng Peso Mexico (1 USD = 12,67 peso – năm 2012)

- Tỷ lệ nghèo đói : 40%

- Ngôn ngữ chính thức: Tây Ban Nha

- Tôn giáo: Thiên Chúa giáo (97%)

- Ngày quốc khánh: 16/9/1810

Mexico có lịch sử và nền văn minh lâu đời, chủ yếu thuộc hai nền văn minh chính là Azteca và Maya từ hơn 3.000 năm trước Công nguyên. Từ năm 1519, Mexico bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ. Ngày 16/9/1810, dưới sự lãnh đạo của Miguel Hidalgo, nhân dân Mexico đứng lên khởi nghĩa và giành độc lập. Giai đoạn 1835 -1967, nhân dân Mexico đã anh dũng chống lại sự xâm lược của Mỹ, Anh và Pháp (sau 2 lần xâm lược năm 1841 và 1946, Mỹ chiếm 1/2 lãnh thổ phía Bắc của Mexico). Ngày 20/11/1910, cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên ở Mỹ Latin đã nổ ra và thắng lợi ở Mexico.

Theo hiến pháp năm 1917 ( còn hiệu lực cho tới nay tuy có một số điều khoản đã được sử đổi), Mêhicô là nước Cộng hoà liên bang theo chế độ đại nghị, gồm 31 bang và 1 quận liên bang (Thủ đô). Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia đồng thời đứng đầu cơ quan hành pháp, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm và không được bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp.



Quốc hội gồm 2 viện : Thượng viện có 128 nghị sỹ với nhiệm kỳ 6 năm (mỗi bang 4 nghị sỹ). Hạ viện có 500 nghị sỹ với nhiệm kỳ 04 năm. Các nghị sỹ của Thượng viện và Hạ viện đều không được bầu 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Chính phủ : gồm 18 bộ. Tòa án tối cao gồm 21 thẩm phán do Tổng thống chỉ định và Thượng viện thông qua.

Tổng thống : ông Enrique Pena Nieto ( trúng cử ngày 01/7/2012 và bắt đầu nhậm chức vào ngày 01/12/2012).

Các đảng phái chính trị chính gồm : Đảng Cách mạng thể chế (PRI) thành lập năm 1929, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản dân tộc. Đảng Hành động quốc gia (PAN) thành lập năm 1939, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản tài chính, đại địa chủ. Đảng Cách mạng dân chủ (PRD) thành lập năm 1988. Đảng xã hội nhân dân (PPS) thành lập năm 1948 và theo chủ nghĩa Mác-Lê nin.

Chiến thắng của ông Nieto sẽ là một cơ hội lớn cho Đảng PRI quay trở lại vị trí đảng lãnh đạo. Đảng PRI từng nắm quyền lực tại Mexico trong suốt 71 năm trước khi bị thất bại trong cuộc bầu cử năm 2000.
Trước cuộc bầu cử, ông Pena Nieto hứa hẹn sẽ mở cửa công ty dầu khí độc quyền nhà nước Pemex cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng thuế và tự do hóa thị trường lao động.

Về đối ngoại : Quan hệ với Hoa Kỳ và Canada vẫn là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ đối ngoại. Ngoài ra, Mexico tiếp tục tăng cường sự hiện diện và vai trò của mình tại Mỹ Latinh và mở rộng hợp tác với các nước châu Á (trong đó có ASEAN).


2. Tổng quan kinh tế , thương mại và đầu tư của Mêhicô

Mexico là nền kinh tế thị trường tự do tiềm lực hàng nghìn tỉ đôla. Nó là sự kết hợp công nông nghiệp vừa hiện đại vừa lạc hậu, với vai trò thống lĩnh của khu vực tư nhân ngày càng gia tăng. Các Tổng thống gần đây đã mở rộng cạnh tranh trong các lĩnh vực hải cảng, đường sắt, viễn thông, phát điện, phân phối gas tự nhiên và cảng hàng không. Thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 1/3 so với Hoa Kỳ; phân phối thu nhập vẫn có khoảng cách khá lớn.

Kể từ khi thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994 đến năm 2012, thị phần xuất khẩu của Mexico trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đã tăng từ 7% lên 12%, và thị phần xuất khẩu của Mexico trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada đã tăng gấp đôi lên 5%. Mexico có Hiệp định thương mại tự do với hơn 50 nước trong đó có Guatemala, Honduras, El Salvador, Khu vực thương mại tự do Châu Âu, và Nhật Bản- khiến cho hơn 90% trao đổi thương mại thực hiện thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Năm 2007, trong suốt năm đầu tiên nhậm chức Tổng thống, chính quyền Tổng thống Felipe CALDERON đã thu phục được sự ủng hộ của phe đối lập để thực hiện thành công cải cách về tiền lương và tài khoá. Chính quyền này cũng thông qua biện pháp cải tổ năng lượng trong năm 2008 và tiến hành cải cách tài khoá khác vào năm 2009.

GDP của Mexico năm 2009 giảm 6.2% do nhu cầu xuất khẩu của thế giới giảm, giá cả tài sản tụt nhanh, và các hoạt động đầu tư và kiều hối suy giảm. GDP tăng trưởng khả quan 5.4% năm 2010 và 3.8 % năm 2011 do kim ngạch xuất khẩu - đặc biệt là xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng. Chính quyền này tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, trong đó có cả việc nâng cao hệ thống giáo dục công lập, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá luật lao động, và khuyến khích đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng. Tổng thống Felipe CALDERON đã phát biểu rằng các chương trình ưu tiên phát triển kinh tế của ông là để xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm.



Khái quát về kinh tế

Mexico là nền kinh tế lớn nhất nhì khu vực Mỹ la tinh tính theo thu nhập trong nước( PIB) và xếp thứ 13 trên thế giới, có nền kinh tế thị trường tự do và khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, có sự kết hợp giữa nông nghiệp với công nghiệp tiên tiến hiện đại. Kinh tế Mê-hi-cô phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ.

Trong chính sách kinh tế , Mê-hi-cô cũng dành ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ, Canada . Xuất khẩu của Mexico sang các nước châu Mỹ là chủ yếu, chiếm gần 90% kim ngạch, trong đó 2 đối tác chính là Mỹ và Canada, cùng thuộc khối Thị trường tự do Bắc Mỹ. Nhập khẩu của Mexico từ các nước châu Mỹ là chủ yếu, khoảng 55% kim ngạch, kế đến là các nước châu Á, hơn 30% kim ngạch, và thứ ba là từ các nước châu Âu, khoảng 15% kim ngạch. Bạn hàng chính : Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật, Đức, Pháp, Canada và các nước Mỹ La tinh.

Tài nguyên Mêhicô rất đa dạng và phong phú : Đứng đầu thế giới về khai thác bạc, thứ năm thế giới về khai tác dầu, khí . Mêhicô là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới. Mặc dù sản xuất đã sụt giảm trong vài năm trở lại đây nhưng nguồn thu từ dầu mỏ vẫn chiếm tới 1/3 tổng nguồn thu của Chính phủ. Phần lớn sản lượng dầu mỏ của Mêhicô là xuất sang Hoa Kỳ.

Theo ước tính thì khoảng 40% dân số Mêhicô thuộc diện nghèo và khoảng 18% dân số thuộc diện rất nghèo. Kinh tế Mêhicô dựa rất nhiểu vào các khoản tiền của hàng triệu dân di cư làm việc tại Hoa Kỳ gửi về. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là dịch vụ, chiếm tới hơn 60% GDP, tiếp đó là công nghiệp (chiếm 34% GDP) và nông nghiệp (gần 4% GDP). Các ngành công nghiệp chủ yếu là dầu lửa, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, hoá chất, sắt và thép, mỏ, dệt may, quần áo, ô tô, các hàng tiêu dùng lâu bền., khai khoáng, du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp: ngô, lúa mạch, đậu nành, gạo, bông, cà phê, hoa quả, thịt bò, sản phẩm gỗ.

Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình kinh tế của Mêhicô 2009-2010 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu :



Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Mêhicô 2009-2010


Chỉ số

2009

2010

GDP (tỷ đôla Mỹ)

882.2

1,039.1

Tăng trưởng GDP thực tế (%)

-6.1

5.5

Tỉ lệ lạm phát (%)

3.6

4.4

Tỉ giá (Peso/ USD)

13.06

12.36

Xuất khẩu (tỷ đôla Mỹ)

229.6

298.1

Nhập khẩu (tỷ đôla Mỹ)

234.4

301.5

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tỷ đôla Mỹ)

15.2

17.7

Tổng nợ của chính phủ liên bang(trong GDP)

26.3

26.3

Mức độ rủi ro quốc gia (theo điểm EMBI)

166

144


(Nguồn : Thống kê của Mexico 2012)

Khái quát về thương mại

Mêhicô là một trong 10 nước xuất nhập khẩu lớn nhất trên thế giới với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm : máy móc và thiết bị điện tử, dầu thô, sản phẩm hoá chất, thực phẩm chế biến, đồ uống. Mêhicô nhập khẩu chủ yếu những sản phẩm như : Máy móc nông nghiệp, thiết bị điện tử, phụ tùng ô tô, máy bay. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Mexico chiếm tương ứng là 2.5% và 2.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của cả thế giới.Về thuế : Mức thuế chung của Mexico dao động từ 0-35%.



Bảng /Biểu 2, 3, Đối tác thương mại chính của Mexico năm 2009
Đối tác xuất khẩu : Hoa Kỳ 80.5%, Canada 3.6%, Đức 1.4%

Đối tác nhập khẩu : Hoa Kỳ 48%, Trung Quốc 13.5%, Nhật 4.8%, Hàn Quốc 4.6%, Đức 4.1%



(Nguồn : Bộ Kinh tế Mexico)

Khái quát về đầu tư

- Năm 2010, Mexico là một trong những nước Mỹ La tinh nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất và đạt 17.7 tỷ đô la Mỹ trong tổng số 1,120 tỷ đô la Mỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu.






tải về 41.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương