THƯ ĐÔng kinh 1/4/2013 Đỗ Thông Minh Viết từ năm 1991, từ năm 2009, thay vì 1 tháng 1 lần, viết 2 tuần 1 lần



tải về 6.15 Mb.
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích6.15 Mb.
#37874
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Vai trò kích hoạt’


Nhà báo tự do Trương Duy Nhất: "Tôi tin rằng sẽ có nhiều người. Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác.". Ông Nhất cũng cho rằng với bài viết gây tiếng vang của mình, ông Kiên sẽ ‘kích hoạt’ để cho những người làm báo ‘vượt qua nỗi sợ hãi’. “Tôi tin rằng sẽ có nhiều người,” ông nói, “Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác.”. “Từng giọt nước rót rồi dần dần sẽ đầy.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130303_tduynhat_on_ndackien.shtml


- - - - -

Xuất hiện tuyên bố ‘công dân tự do’


Cập nhật: 11:12 GMT - thứ sáu, 1 tháng 3, 2013

Từ một nhà báo ít người biết đến, Nguyễn Đắc Kiên đột nhiên trở nên rất nổi tiếng.

Lại xuất hiện trên mạng ‘lời tuyên bố của các công dân tự do’, theo sau vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc vì phê phán Tổng Bí thư Đảng Cộng sản.

Văn bản, nay đã có hơn 800 chữ ký, nói: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.”.


Các bài liên quan


  • Trống, kèn và góp ý Hiến pháp

  • Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp

  • 'Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng'

Lời tuyên bố viết: “Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ.

Bản thân ông Nguyễn Đắc Kiên có thư ngỏ giải thích vì sao ông ủng hộ nhưng chưa ký vào bản tuyên bố.

“Cụm từ ‘sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên’, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản ‘Tuyên bố Công dân Tự do’.”

“Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào.”

Ông Kiên giải thích thêm: “Mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. “

Trong lá thư dài, ông Kiên đặt ra vấn đề “tha thứ và hòa giải” vì ông tin rằng “nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao”.

Ông Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên trang báo mạng của báo Gia đình & Xã hội bị buộc thôi việc phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự 'suy thoái'.

Từ một người ít được biết đến, ông bỗng trở thành cái tên được nhắc nhiều những ngày gần đây.



Sửa đổi Hiến pháp

Bản tuyên bố mới nhất lấy cảm hứng từ Nguyễn Đắc Kiên được đưa ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản muốn kiểm soát quá trình góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đang diễn ra quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Quốc hội Việt Nam đang tổ chức đợt lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong ba tháng, từ 2/1-31/3/2013.



Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.

Ông Hùng là lãnh đạo chóp bu thứ hai, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp.

Một nhóm nhân sĩ, trí thức, gồm cả nhiều đảng viên và cựu quan chức, gần đây công bố Kiến nghị 72, nói dự thảo Hiến pháp “chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ”.

Kiến nghị này cũng nói: “Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ.

“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130301_tuyenbo_congdan_tudo.shtml

Nhóm “Công dân t do” ra tuyên b ng h PV Nguyn Đc Kiên

Gia Minh, biên tập viên RFA


2013-02-28

Tán đồng

Những người ký tên vào Lời Tuyên bố là những blogger, nhà báo, nhân sĩ, sinh viên… Nội dung của Lời tuyên bố cho biết họ sát cánh với nhà báo Nguyễn Đức Kiên; đồng thời kêu gọi những công dân khác cùng sác cánh với họ nêu ra 5 tuyên bố.

Thứ nhất họ không chỉ muốn bãi bỏ điu 4 qui định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà cũng như trong bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là muốn tiến hành một hội nghị lập hiến. Từ đó lập ra một hiến pháp mà họ cho là thực sự phản ánh ý chí của toàn thể người dân Việt Nam. Nhóm cũng nói họ ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ và vì hòa bình. Nhóm cũng ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyn phân lập; tăng tính tự trị cho các địa phương , xóa bỏ những tập đoàn quốc gia làm tiêu tốn ngân sách nhà nước… Nhóm cho rằng họ có quyền tự do được tuyên bố những điều như vừa nêu không ai có thể tước đoạt quyền đó của họ.

Những điều trong bài viết của anh Nguyễn Đắc Kiên được đưa lên mạng thì mọi người đều cho đó là việc thể hiện quyền con người, tự do cá nhân, tự do ngôn luận. Blogger Gió Lang Thang

Blogger Gió Lang Thang, một trong nhóm những người ký tên đầu tiên trình bày lại lý do tham gia Lời Tuyên bố của các Công dân tự do:

Những điu trong bài viết của anh Nguyễn Đắc Kiên được đưa lên mạng thì mọi người đu cho đó là việc thể hiện quyn con người, tự do cá nhân, tự do ngôn luận. Ai cũng có những quyn như vậy. Nhưng sự việc mà anh ấy bị cơ quan chủ quản, tổng biên tập báo cho nghỉ; đó là một sự vi phạm các quyn đó một cách trắng trợn.



Những điu anh ấy nói, phát biểu là đóng góp cho kiến nghị mà các cơ quan truyn thông, đài báo chính thống của Nhà nước tuyên truyn mọi công dân có quyn nói lên tiếng nói của mình; như vậy anh ấy làm việc đáng ra được khích lệ nhưng vì những lời phát biểu của anh ấy không theo định hướng của Đảng, không theo ý muốn của các nhà lãnh đạo của Đảng nên anh ấy bị như thế.

Việc ký tên vào bản tuyên bố của Các Công dân Tự do như em nhằm ủng hộ tinh thần và thể hiện thái độ của mình, các quyn tự do của mình.”

Một blogger khác là ông Huỳnh Công Thuận tại Sài Gòn nêu lại thực tế trong việc người dân góp ý cho cơ quan chức năng tại Việt Nam trong thời gian qua:

Đã nhiu chuyện lắm rồi; nhưng vừa qua người ta đưa ra yêu cầu toàn dân góp ỷ sửa đổi hiến pháp. 72 nhân sĩ, trí thức đã đưa ra bản góp ý, và đến Quốc hội để trình đàng hoàng rồi. Chúng tôi cũng ủng hộ việc đó. Bây giờ đến trường hợp của anh Nguyễn Đắc Kiên quá nặng rồi. Người ta góp ý thực sự, công khai, ‘nhẹ nhàng, êm thắm’; người ta dùng quyn công dân để nói thì lại bị trù dập, trù ém một cách có thể nói theo từ bình dân là ‘đê tiện, hèn hạ’ quá. Thành ra tôi không thể chịu được trò đó nữa.”

Tác động

Tuy nhiên theo blogger Gió Lang Thang thì việc đưa ra lời tuyên bố ủng hộ cho nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đó cũng có thông điệp nhắn gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam:

Việc sửa đổi hiến pháp phải tôn trọng quyn lập pháp của người dân. Mọi người dân đu có quyn được đóng góp và phải được tôn trọng.Việc sửa đổi hiến pháp đó phải vì quyn lợi của nhân dân, chứ không phải vì giữ gìn một ‘chính thể, chính đảng’ đang nắm giữ quyn lực, và dùng quyn lực đó để bắt mọi người, mọi công dân phải im miệng, phải nghe theo những điu mà Đảng Cộng sản, những nhà lãnh đạo Nhà nước hiện tại muốn làm.”

Blogger Huỳnh Công Thuận tại Sài Gòn cũng nói đến tác dụng có lợi của việc lên tiếng lâu nay của nhiều tầng lớp người dân trong các vấn đề của đất nước nhất là đợt góp ý sửa đổi hiến pháp năm 1992 hiện nay:

Dù theo chiều hướng nào cũng có lợi. Nếu theo chiều hướng tích cực, người ta có nghe, có sửa đổi thì tốt; còn nếu người ta đàn áp mạnh thêm nữa cũng tốt thôi. Blogger Huỳnh Công Thuận

theo chiu hướng nào cũng có lợi. Nếu theo chiu hướng tích cực, người ta có nghe, có sửa đổi thì tốt; còn nếu người ta đàn áp mạnh thêm nữa cũng tốt thôi. Ví dụ bản thân tôi bị theo dõi bao nhiêu năm nay, bị những trò ‘dơ bẩn’ đối với tôi rồi, bây giờ làm thêm nữa có sao đâu. Cũng dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của đất nước này chứ có hại gì lắm đâu. Điếu Cày bị tù 12 năm, Tạ Phong Tần 10 năm, rồi những người ở Bia Sơn có gì đâu mà tù chung thân!



Theo tôi thì hai chiu hướng: tích cực cũng tốt mà tiêu cực cũng tốt. Lúc trước chúng tôi góp ý, kiến nghị; qua giai đoạn bây giờ chúng tôi lại tuyên bố, và chúng tôi đưa ra tố cáo những sự việc mà nhân danh công an làm những chuyện phi pháp v hiến pháp và pháp luật. Chúng tôi không xin xỏ, không khiếu nại nữa. Rõ ràng đó là một bước dài, phải mười mấy năm mới được như vậy.

Chúng tôi từng kêu gọi người dân có quyn lập hiến. Đầu năm vừa rồi chúng tôi dựng biểu ngữ kêu gọi người dân có quyn lập hiến. Đó là quyn ở tất cả các nước. Lập hiến là quyn của công dân chứ không phải của một đảng phái nào!”

Trong thời gian gần đây những người có tâm huyết với vấn đề đất nước đã cùng nhau đưa ra những bản kiến nghị tập thể nêu ý kiến giúp mang lại những thay đổi tốt đẹp cho đất nước, cũng như ủng hộ cho những người dám công khai bày tỏ chính kiến và bị nhà cầm quyền trù dập.

Việc làm đó đang lớn dần và có thể nói là một phong trào mà nhiều người biết đến đều ủng hộ..

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/support-journalist-ng-dac-kien-gm-02282013131334.html

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/4700-sign-free-citizens-ml-03062013075344.html



Cho ti tháng 3/2013, đã có khong 5.000 ngưi ký tên ng h.
Thư Nguyn Đc Kiên

3-3-2013

Thưa các bạn!

Tôi viết thư này để trả lời một số câu hỏi các bạn gửi đến tôi mấy ngày qua.

Về lo lắng cho sự an nguy của tôi. Tôi hiểu, càng nhiều người quan tâm, ủng hộ tôi, sự an toàn của tôi càng bị đe dọa cao hơn, nhưng cũng có thể ngược lại. Tôi biết trong đội ngũ lãnh đạo của ĐCS VN hiện nay cũng có rất nhiều người có suy nghĩ tiến bộ.

Tôi cũng tự dặn mình, phải hết sức thận trọng trong lời nói và hành động. Tôi không muốn đẩy người khác vào hành động phi nghĩa, vì tôi hiểu nỗ lực đẩy người khác vào hành động phi nghĩa tức là đang làm một việc phi nghĩa. Dân tộc chúng ta đã có quá nhiều sự thù hằn, tức giận rồi, tôi hy vọng, bản thân và tất cả chúng ta sẽ không cố gắng để tạo thêm những sự thù hằn và tức giận như thế nữa.

Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này.

Có người chất vấn tôi về chuyện làm sao để Tha thứ và Hòa giải, đó là chất vấn xác đáng. Tuy tôi e rằng, nói điều đó ra bây giờ là sớm, nhưng vì không biết ngày mai sẽ ra sao nên cứ nói ra thì vẫn hơn. Chúng ta cứ nhìn sang Myanmar thôi, không cần nhìn đâu xa, họ làm được, tôi tin chúng ta cũng làm được, có khi còn tốt hơn. Sao không lập một Ủy Ban Hòa Giải Dân Tộc, với thành viên là các nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước, kể cả một số lãnh đạo tiến bộ của ĐCS VN? Tôi nghĩ rất nhiều người sẵn sàng tham gia. Sao không lập một Chính Phủ Lâm Thời điều hành đất nước cho đến khi tổ chức xong Hội Nghị Lập Hiến, ban hành Hiến pháp mới, bầu Quốc Hội mới? Tôi tin tưởng có nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo ĐCS VN hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính Phủ Lâm Thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao.

Nhưng để làm được điều đó, trước tiên tôi nghĩ, không chỉ nhân dân, những người đấu tranh cho dân chủ tự do mà cả các vị lãnh đạo của ĐCS VN, cần vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự tức giận, thử một lần thôi, tôi xin các ngài đặt mình là một người Việt Nam bình thường, lắng nghe những ý kiến khác biệt.

Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó, không cho phép hồi tố, truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng trong việc giúp giới lãnh đạo ĐCS VN hiện nay vượt qua sự sợ hãi. Tôi cũng như tất cả các bạn đều đau xót vì những khoản tiền tỷ đô la bị thất thoát, tham nhũng, nhưng cứ thử nghĩ đến xương máu có thể đổ, thử nghĩ đến tương lai hàng trăm nghìn năm nữa của dân tộc, những khoản nợ đó chẳng phải là rất nhỏ sao? Vậy sao chúng ta không mạnh dạn xóa nó đi để bảo vệ cái toàn cục lâu dài. Hơn nữa, chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù ngoại bang, sao không thể tha thứ cho đồng bào, anh em ruột thịt mình?

Có nhiều người cho rằng, tôi chỉ là một kẻ cơ hội, tự bản thân tôi thấy không cần phải trả lời chất vấn này, nhưng tôi nói chuyện này ở đây để bàn sang chuyện khác xa hơn. Bác Nguyễn Quang A có nói là sẽ sắp xếp cho tôi một công việc biên tập ở một NXB. Đó là công việc mơ ước của tôi, tôi sẽ có điều kiện vừa làm việc, vừa đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề mình quan tâm. Tôi chỉ mong ước có thế và không gì hơn, những người đã có thời gian quen thân tôi lâu có thể làm chứng. Tôi hiểu, một sự chuyển đổi nếu có, thì đằng sau nó còn rất nhiều việc phải làm, mà một việc quan trọng bậc nhất là phổ biến tinh thần dân chủ tiến bộ đến toàn thể nhân dân, công việc đã nói ở trên có thể giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Nhưng một điều quan trọng hơn tôi muốn bàn là suy nghĩ về những người tài và trọng dụng người tài. Nền Nho học tuyển cử hàng nghìn năm đã khiến chúng ta đặt định vị trí hiền tài khi nào cũng gắn với việc làm quan. Điều đó sẽ thay đổi trong một xã hội dân chủ. Tôi hiểu, một đất nước muốn phát triển cần phải có thật nhiều người tài làm thương gia, nhà khoa học, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, công nhân lành nghề, nông dân thạo việc… không phải dồn hết người tài vào làm mỗi công việc quan, việc chính trị. Tôi thích cách người Mỹ thiết kế bộ máy nhà nước của họ, đó là một bản thiết kế không hoàn hảo, nhưng nó là bản thiết kế để cho mọi sai lầm có thể sửa chữa với ít hao tổn nhất cho nhân dân, đất nước.

Lịch sử dân tộc đã chứng minh, mỗi khi lòng dân ly tán là lúc vận mệnh đất nước bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Theo cảm nhận của tôi, đất nước chúng ta đang vào ở trong tình thế lâm nguy đó. Hơn khi nào hết, chúng ta cần sự đồng lòng, nhất trí của tất cả người dân Việt Nam, để đưa đất nước tiến lên.

Trân trọng,

Nguyễn Đắc Kiên
Nguyễn Đắc Kiên

Mỗi người chúng ta sinh ra ở trên đời là một sinh thể tự do. Mẹ cha – quê hương cho ta lời ru – giọng nói, nuôi dạy chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Chúng ta có đi gây thù chuốc oán với ai đâu, mà sao lúc nào cũng “phải hỏi bạn thù, phải lo diễn biến”?

Mấy ngày qua, tôi phải giải thích cho một số bạn về hai chữ “phản động”. Thế nào là phản động? Nói xấu “Đảng và Nhà nước” là phản động à? Vậy hàng trăm báo, đài trong nước, rồi cả một số vị lãnh đạo của ĐCS cũng luôn miệng gọi các đài, báo nước ngoài là “phản động” thì không phải là nói xấu, là miệt thị họ đó sao?

Vậy ai mới là phản động?

Không ai cả. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại để thay đổi một vài nhận thức đã thành xưa cũ. “Phản động” là một trong số đó. Theo suy nghĩ của tôi, không có ai là phản động cả trong các trường hợp kể trên. Chỉ có những ý kiến khác biệt, thậm chí đối nghịch. Đó là lẽ thường. Chỉ có các nhóm, các đảng phái khác biệt, thậm chí đối lập. Đó cũng là lẽ thường.

Tôi coi ĐCS Việt Nam cũng như mọi đảng phái chính trị khác đã, đang và sẽ tồn tại trên đất nước Việt Nam. Tôi coi mọi đài, báo nước ngoài, như mọi đài, báo ở Việt Nam. Tôi nhìn nhận sự khác biệt về quan điểm nếu có của các đài, báo này như một lẽ thường tình. Không đài, báo nào là phản động cả.

Tôi cho rằng, muốn tất cả ngồi lại được với nhau, để cùng đối thoại thì đầu tiên phải xoá bỏ những rào cản nhận thức, như với hai chữ “phản động” bàn ở đây. Mọi người dân cần được giải thích rõ để hiểu rằng, không có ai là phản động cả. Nhưng trước tiên, tôi cho rằng, các nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước phải đi đầu trong việc xoá bỏ nhận thức này. Các bạn phải khẳng định rõ ràng, chúng tôi không phản động. Chúng tôi khác biệt, đối lập với ĐCS VN, nhưng không phản động.

Khi điều này được xác quyết thì cách đặt vấn đề tự nhiên cũng sẽ khác đi. Khi đó tất cả sẽ đặt trong một trạng huống đối thoại sòng phẳng, không có chỗ cho sự phỉ báng, hằn học, quy chụp nặng nề của tất cả các bên.

Danh sách những người ký vào Bản Tuyên bố Công dân Tự do chẳng nhẽ không nói cho chúng ta điều gì sao?

Bản tuyên bố đâu có lời lẽ nào là tố cáo, là phỉ báng, là hằn học với ĐCS VN đâu? Ấy thế mà từ chị nội trợ, đến anh kỹ sư, từ bác giáo sư, đến cô bác sỹ… đều nhất loạt ký vào. Trong số 2.100 người ký tính đến tối 2/3, người Việt ở nước ngoài chiếm đa số tuyệt đối. Đấy chẳng phải là chỉ dấu cho mong muốn xoá bỏ hận thù, tức giận? Chẳng phải là chỉ dấu cho thấy người Việt ở khắp nơi đang mong mỏi cho một cuộc hoà hợp dân tộc nay mai hay sao?

Vì vậy, tôi kêu gọi tất cả mọi người Việt nam, ở trong hay ngoài nước, hãy xóa bỏ hết đi trong suy nghĩ của mình, nào là “phản động”, nào là “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch”… Những thứ đó không đáng để tồn tại như một nỗi ám ảnh với một dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do như dân tộc Việt Nam.

Thân mến,

Nguyễn Đắc Kiên

http://dackien.wordpress.com/2013/03/03/ve-mot-vai-dinh-kien-tai-hai/




Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp

WHĐ (1/3/2013) – Sáng nay, 1/3/2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Mặc Lâm - Miếng xương Kê Gà



at3/01/2013 12:13:00 PM

1/3/2013, LM Giuse Dương Hữu Tình, Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư Góp Ý của Ban Thường Vụ HĐGMVN cho Thường Trực Ban Biên Tập - Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/party-nr-atk-lik-that-03082013080822.html

LỜI TUYÊN BỐ của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ,


LỜI TUYÊN BỐcủa Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ,
Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất :
Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế,
đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 6.3.2013



Lời Tuyên bố của Đức Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ :
Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế, đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân

PARIS, ngày 6.3.2013 (PTTPGQT) - Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ vừa gửi sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris để phổ biến Lời Tuyên bố hậu thuẫn Dân chủ đa nguyên của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Ký tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon ngày 5.3.2013, qua Lời Tuyên bố hôm nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ nhắc lại hai văn kiện quan trọng mà GHPGVNTN đã ban hành 11 năm trước vào ngày 21.2.2001 “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” kèm theo Sách lược Tám điểm Cứu nguy đất nước,“Thư Chúc Xuân kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Ðồng bào trong và ngoài nước” nhân dịp Tết Ất Dậu 2005.
Qua Lời Tuyên bố, Đức Tăng Thống cũng đề cao hai văn kiện vừa tung ra trong nước : ““Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” viết ngày 19.1.2013 đăng trên Mạng Bauxite Việt Nam với 72 chữ ký đợt đầu mà đa số là những công thần chế độ, tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đã tăng thành 6611 chữ ký ; và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” gợi ý từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, công bố ngày 28.2.2013 trên Mạng DânLàmBáo với 5 yêu sách : Bỏ điều 4 trên Hiến pháp và tổ chức Hội nghị Lập hiến / Ủng hộ đa nguyên đa đảng / Đòi hỏi một nhà nước tam quyền phân lập / Phi chính trị hóa quân đội / và Quyền tự do ngôn luận của người công dân ; tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đã lên tới 4200 chữ ký hậu thuẫn”.
Đức Tăng Thống nhận định rằng :
Vào thời điểm tôi công bố “Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt Nam” tháng 2 năm 2001, rồi “Thư Chúc Xuân kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Ðồng bào trong và ngoài nước” Tết Ất Dậu 2005, những tiếng nói và hoạt động cho dân chủ còn thưa thớt, khó khăn, bị trấn áp khốc liệt tại Việt Nam. Mặc dù khi tôi gửi Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt Nam đã được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng thông qua ba trăm tám nghìn hai mươi bảy (308.027) chữ ký, và khi Cơ sở Quê Mẹ - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại Ủy hội Nhân quyền LHQ trong khóa họp lần thứ 57 ở Genève tháng 4 năm 2001 đã có hàng trăm nhân sĩ, trí thức quốc tế với gần 40 vị Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ ký tên hậu thuẫn.
Trong tình hình quốc tế thuận lợi ngày nay, cùng tư thế mới gạt phăng sợ hãi của thế hệ Trẻ Việt Nam và sĩ phu đất nước, tôi hy vọng và cầu chúc cho “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp”“Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” nói trên sẽ được toàn dân hậu thuẫn đưa tới việc thực hiện như một giải pháp đổi thay tối hậu cho quê hương như một bửu bối linh diệu”.
Xin mời qúy Bạn đọc xem toàn văn Lời Tuyên bố ấy sau đây :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon


Phật lịch 2556 Số 01 /TT/VTT



tải về 6.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương