THƯ ĐÔng kinh 1/4/2013 Đỗ Thông Minh Viết từ năm 1991, từ năm 2009, thay vì 1 tháng 1 lần, viết 2 tuần 1 lần


Nguyễn Minh Cần - Thậm cấp chí nguy!



tải về 6.15 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích6.15 Mb.
#37874
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Nguyễn Minh Cần - Thậm cấp chí nguy!


Chính trị - xã hội

Nguyễn Minh Cần

Tác giả gửi đến Dân Luận
Nếu ĐCS không chọn thì nhân dân ta sẽ chọn, lúc đó thì ĐCS chắc chắn sẽ bị gạt ra ngoài lề lịch sử!

Chưa bao giờ Bộ chính trị ĐCSVN lâm vào thế kẹt như lần này! Họ giăng bẫy “đám dân đen”, bịp bợm bày trò lấy ý kiến dân để sửa đổi “hiến pháp” hòng độc tôn thống trị dân ta dài dài... Nhưng bây giờ thì họ lại đang rơi vào cái bẫy do chính họ giăng ra!

Trước khi giăng bẫy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ông đầu nậu trong BCT đã cẩn thận chặn họng “dân đen” là “bỏ Điều 4 là tự sát”, “chỉ có quyền sở hữu toàn dân, chứ không thể có quyền sở hữu tư nhân về đất đai”, “không thể có báo chí tư nhân”, “không thể có đảng phái đối lập”, “không thể có đa nguyên, đa đảng”, “quân đội và công an là của Đảng, không thể khác được”, “kinh tế quốc doanh là chủ đạo”, “nhà nước ta không tam quyền phân lập”... Sau đó, các ông mới cho kẻ bề tôi Phan Trung Lý, trưởng ban dự thảo sửa đổi “hiến pháp”, ra sân khấu giở giọng đường mật rằng “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi hiến pháp”. Ông Lý dụ dỗ người dân mạnh dạn góp ý, “không có điều gì cấm kỵ hết”, kể cả Điều 4! Tổng bí thư lúc này đắc chí nghĩ rằng diệu kế này của BCT chắc chắn sẽ thành công mỹ mãn...

Nào ngờ, “đám dân đen” bất trị của thời đại bùng nổ thông tin bảo nhau ào ào góp ý kiến, mà... khốn nạn thay, những ý kiến đó hầu hết lại ngược với những điều răn đe, cấm kỵ của “Đảng ta”. Tệ hơn nữa, ngày 04.02.2013, một phái đoàn thay mặt cho 72 vị nhân sĩ, trí thức, kể cả một số vị vốn là cựu đại thần của “triều đình” CS, đã đến “quốc hội” trang trọng trao kiến nghị và kèm theo cả một bản dự thảo hiến pháp, dường như để làm vật “đối chứng” cho toàn dân dễ bề đối chiếu với dự thảo hiến pháp sắp đưa ra của “Đảng ta”. Khách quan mà nói, dự thảo hiến pháp của các vị nhân sĩ, trí thức khá dân chủ và tiến bộ, nên gần như hầu hết các điều quan trọng trong đó đều chống lại tất cả những điều mà Tổng bí thư và các ông lớn “Đảng ta” đã răn đe! Chẳng hạn, nó khẳng định quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, toàn dân phải phúc quyết hiến pháp; nó xác quyết quyền con người đã ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948)... được tôn trọng và bảo vệ; nó công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, quyền lập hội, lập nghiệp đoàn... Nó khẳng định các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tệ hơn nữa, nó vứt bỏ hoàn toàn cái Điều 4 thiêng liêng của “Đảng ta” mà ghi rõ là các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động, quyền đối lập chính trị được tôn trọng, pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị!

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đâm ra bối rối... Lẽ ra, ông phải bình tĩnh để cho “đám dân đen” góp hết ý cho đến cuối tháng ba này để “Đảng ta” “phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp” (đúng nguyên văn), nhưng... chưa hết ba tháng góp ý thì ông Trọng đã đùng đùng phản ứng mạnh mẽ, tung ra những lời răn đe đối với những ai góp ý không đúng với đường lối “Đảng ta”. Cái “lú” của ông Trọng lộ ra ở đây! Ông là một nhà lý luận kiệt xuất của “Đảng ta”, mà lời lẽ buộc tội của ông thì hàm hồ, cửa quyền, trịch thượng, thiếu hẳn chất lý luận, hoàn toàn không có sức thuyết phục nào. Ông lớn tiếng hô: “phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp”, nhưng lãnh đạo thế nào thì không thấy ông chỉ đạo. Chẳng lẽ ông ra lệnh cho các đồng chí của ông bịt miệng “đám dân đen”, bằng cách công khai tuyên bố rõ những vấn đề a, b, c... này thì “Đảng ta” cấm không ai được nói đến. Nếu thế thì trắng trợn quá và “hơi bị” trái với lời tuyên bố của kẻ bề tôi Phan Trung Lý! Mà không làm độc đoán thì làm sao ngăn được “đám dân đen” lắm mồm nói đến những vấn đề thiết thân của họ, tức là chạm đến những điều “Đảng ta” cấm kỵ? Tự do ngôn luận kia mà!

Để thấy rõ tính chất nghèo nàn về mặt lý luận của nhà lý luận kiệt xuất của “Đảng ta” trong những lời rao giảng của ông tại Phú Thọ được phát đi trên Chương trình VTV1 hôm 25.02.2013, chúng tôi xin ghi lại nguyên văn ở đây:

"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.

Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.

Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!

Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?

Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Cái chữ “xử lý” này làm mọi người nhớ lại, trước đó, vào ngày 28.12.2012, cũng chính Tổng bí thư đã giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải “ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước”.

Xem ra những lời đe dọa đó ngày nay không còn “thiêng” nữa, không làm “đám dân đen” bất trị khiếp sợ như xưa. Sau khi Chương trình VTV1 tung ra bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 25.02, thì ngay trong tối hôm đó, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia Đình & Xã Hội liền tung lên một bài phê phán thẳng thừng ông Nguyễn Phú Trọng với những lý lẽ đanh thép, lập luận vững chắc. Đây là cú đấm thôi sơn vào mặt Tổng bí thư. Đáp lại, như mọi khi, “Đảng ta” liền hèn hạ đánh nhà báo một “cú dưới thắt lưng”: đuổi việc! Chắc rồi đây sẽ còn “bồi” thêm vài quả đấm nào nữa đây. Nhưng hành vi trả thù này của “Đảng ta” chỉ làm Tổng bí thư rơi mặt nạ, lộ rõ bộ mặt thật đốn mạt, dối trá, bịp bợm của một kẻ độc tài đuối lý. Còn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là một nhà báo cương trực, can đảm, khẳng khái thì được rất nhiều người ở khắp nơi hoan hô khâm phục. Nhưng anh đã khiêm tốn nói: “bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả”, “bài này cũng như những bài khác trên blog hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức mà viết thôi. Cuối năm ngoái, anh có bài thơ, kết thúc bằng mấy câu rất giản dị: nếu một ngày tôi phải vào tù,/ thì chắc chắn là nhà tù cộng sản,/ bởi vì tôi khao khát tự do.

Tấm gương cương trực của Nguyễn Đắc Kiên nhanh chóng lan tỏa mạnh trong nhiều người cũng “khao khát tự do” như anh, nhất là thế hệ @ hăng say trong và ngoài nước. Mới đây, đã có “Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do”, sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, “kêu gọi các công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố”:



1/ không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong hiến pháp hiện hành mà còn muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, làm một hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân, không phải là ý chí của ĐCS như Hiến pháp hiện hành;

2/ ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước;

3/ không chỉ ủng hộ chính thể tam quyền phận lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia;

4/ ủng hộ phi chính trị hóa quân đội, vì quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ, không phải để bảo vệ bất cứ một đảng phái nào;

5/ khẳng định mình, cũng như tất cả những người Việt Nam khác, có quyền như trên, vì đó là quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng là quyền tự nhiên vốn có của con người từ khi sinh ra, chứ không phải quyền ĐCS ban cho, nên ĐCS không thể tước đoạt nó.

Đây là một sáng kiến rất đáng hoan nghênh và hưởng ứng. (Tiếc rằng, các bạn không đề cập đến yêu sách công nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, một vấn đề sinh tử của dân ta). Chúng ta hy vọng rằng việc lấy chữ ký vào “Lời Tuyên bố” này sẽ lan rất rộng, “Đảng ta” khó lòng ngăn cản được! Nhất là trong thời đại internet bùng nổ thông tin ngày nay, dù có muốn, chắc “Đảng ta” cũng phải bó tay.

Tổng bí thư cùng phe cánh đang điên đầu, lúng túng... Ông ra lệnh cho lực lượng công an và quân đội, cho các cấp đảng ủy phải “ngăn chặn”, phải “xử lý”... nhưng thử hỏi, Tổng bí thư có dám bỏ tù 72 nhân sĩ, trí thức, trong số đó có những “cựu thần” của đảng không? Có dám bỏ tù cả mấy chục nghìn người đã và đang tiếp tục đưa kiến nghị sửa đôi hiến pháp theo lời kêu gọi “thiết tha” của “Đảng ta” hay không? Nếu không thì làm ngăn sao nổi ngọn triều dâng ngày càng cao này? Ngay cái việc ông quy kết cho những người đưa kiến nghị “là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” chắc chắn sẽ gây phản ứng mạnh trong nhiều người có tinh thần tự trọng!

Cho rằng những kiến nghị “vớ vẩn” này là biểu hiện của sự “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, nên Tổng bí thư rất coi trọng mặt trận tư tưởng. Ông tăng cường đội quân truyền thông hùng hậu trên mặt trận đó, gồm đủ loại báo giấy, báo mạng, đài truyền hình, đài phát thanh, lại thêm hàng trăm “bồi bút” chuyên nghiệp và trên 62 000 báo cáo viên, tuyên truyền viên, dư luận viên các cỡ, các cấp từ trung ương cho đến xã (số liệu đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác Tuyên truyền miệng năm 2012) thế mà “Đảng ta” vẫn cứ thua hoài trên măt trận truyền thông trước hệ thống mạng xã hội trong và ngoài nước phát triển mạnh hơn nhiều, với nhiều “cây bút” có trình độ viết lách, diễn đạt sắc bén, với đề tài nóng hổi rất hợp lòng người.

Giờ đây, Tổng bí thư cảm thấy mối nguy đang đến gần. Ông không thể không thấy lòng dân đã bộc lộ rõ ràng trong cuộc góp ý sửa đổi hiến pháp, là đại chúng đòi phải có một bản hiến pháp mới, một “khế ước xã hội” được sự đồng thuận của toàn dân, một hiến pháp thật sự dân chủ, ổn định, trường tồn, chứ không phải là một văn bản pháp lý giả tạo để hợp thức hóa đường lối của ĐCS trong từng giai đoạn. Ý dân là đòi phải xóa bỏ những điều mà “Đảng ta” cố sống cố chết bám cho kỳ được thì người dân mới thỏa mãn. Nếu Tổng bí thư và phe cánh ông cứ khăng khăng bịt tai, nhắm mắt trước tiếng dân, trước ý dân mà cứ dùng lối cai trị đàn áp, khủng bố để cố bịt miệng dân rồi ngoan cố đưa ra một bản hiến pháp “mới như cũ” thì lòng uất hận của toàn dân sẽ là ngọn triều dâng cao rất dễ biến thành trận sóng thần quét sạch “Đảng ta”. Vì sao có thể nói như vậy? Vì dưới gậm giường chế độ độc tài toàn trị của “Đảng ta” có sẵn những thùng thuốc súng đang tích lũy chỉ chờ một tia lửa là bùng nổ. Nói cụ thể, những thùng thuốc súng đó là “nạn tham nhũng tràn lan”, là “kinh tế trì trệ, giá cả gia tăng, hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp năng nề”, là “số dân oan ngày mỗi tăng do bọn cường hào đỏ cướp đoạt ruộng đất của dân”, là “các quan lại CS chà đạp nhân quyền, áp bức, bóc lột người dân”, là “kẻ cầm quyền luồn cúi, khuất phục ngoại bang, để mất đất, mất biển, mất đảo, lại đàn áp hung bạo người dân yêu nước chống bọn xâm lấn bờ cõi nước ta”, v.v... Lúc này là thời điểm vô cùng tế nhị, nếu Tổng bí thư và các ông đầu nậu ĐCS cứ u mê, ngoan cố, không chiều theo ý dân thì không khéo nỗi bất bình của người dân sẽ là một tia lửa nhỏ làm nổ bùng cả một loạt thùng thuốc súng kia.

Đấy, như chúng tôi đã nói trên, các ông trong BCT giăng bẫy “đám dân đen”, bày trò lấy ý kiến dân sửa đổi hiến pháp thì hóa ra chính các ông lại rơi vào bẫy. Các ông bị kẹt trong một gọng kìm khó thoát, một bên là lòng dân, ý dân muốn thay đổi hiến pháp vì lợi ích của Dân tộc và Tổ quốc, một bên là ý “Đảng ta” muốn giữ cái hiến pháp “như cũ” để bảo vệ quyền lực và quyền lợi của các ông. Tình thế này của “Đảng ta” thật là “thậm cấp chí nguy”!

Chỉ có một con đường duy nhất giúp “Đảng ta” thoát khỏi tình trạng “thậm cấp chí nguy” này – như chúng tôi đã viết trong bài “Lan man chuyện hiến pháp” – là ĐCS cần tổ chức một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và trung thực, có sự kiểm soát của quốc tế, cho nhân dân được tự do bầu cử, ứng cử để bầu lên một quốc hội lập hiến, và quốc hội này sẽ dự thảo và thông qua hiến pháp mới; hiến pháp mới sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý một cách thật tự do và đàng hoàng để toàn dân phúc quyết thì chắc chắn hiến pháp đó sẽ là hiến pháp tốt nhất có thể tồn tại lâu dài với thời gian. Để làm được việc này những người CS phải có một tấm lòng thật sự vì Dân, vì Nước và một ý chí sắt đá muốn chuyển biến một cách nhẹ nhàng, không gây chấn động chế độ độc tài toàn trị thành chế độ dân chủ đa nguyên. Nếu những người CS không làm được việc đó thì nhất định nhân dân ta sẽ làm được!

Điều vừa nói trên không có gì mới cả, nhiều tổ chức và một vài chiến sĩ dân chủ trước đây cũng đã nêu ra rồi. Chẳng hạn như Khối 8406 hồi tháng 04 năm 2006 cũng đã đề ra “Tiến trình dân chủ hóa” trong đó cũng đã đề cập đến việc lập Hội đồng soạn thảo hiến pháp mới, tổ chức bầu cử quốc hội mới và quốc hội này sẽ thông qua hiến pháp mới, hiến pháp thật sự dân chủ.

Mong sao Tổng bí thư và “Đảng ta” đủ sáng suốt chọn con đường vì Dân, vì Nước, chứ không phải vì quyền lực và quyền lợi của mình! Nếu ĐCS không chọn thì nhân dân ta sẽ chọn, lúc đó thì ĐCS chắc chắn sẽ bị gạt ra ngoài lề lịch sử!

28.02.2013



Nguyễn Minh Cần

http://danluan.org/tin-tuc/20130302/nguyen-minh-can-tham-cap-chi-nguy


Phản ứng của báo Washington Post vụ Nguyễn Đức Kiên.

*Sự kiện nhà báo NGUYỄN ĐẮC KIÊN bị sa thãi chỉ vì lên tiếng phản biện lời của tên TBT Nguyễn Phú Trọng, đã gây tiếng vang và sự phẫn nộ trên toàn thế giới.

The Washington Post:

In Vietnam, journalist hits limits of government’s willingness to debate new constitution .

By Associated Press,

HANOI, Vietnam

Vietnam’s government has asked its citizens to debate planned revisions to the country’s constitution.

But when journalist Nguyen Dac Kien weighed in on his blog, he quickly discovered the limits of its willingness for discussion.

His state-run paper fired him the next day.

Kien had taken issue with a statement by the Communist Party chief in which he said discussions over the revisions should not include questions over the role of the party.

In a post Monday that rapidly went viral, he wrote that the party chief had no right to talk to the people of Vietnam like this, and that state corruption was the real problem.

Kien said he wasn’t surprised by his firing, which was announced Wednesday in an article on page 2 of the Family and Society, the paper where he worked.

“I knew that there would be consequences,” Kien said by telephone. “I have always expected bad things to happen to me. The struggle for freedom and democracy is very long and I want to go to the end of that road, and I hope I can.”

Vietnam opened up its economy in the 1990s after the collapse of the Soviet Union deprived it of a vital economic partner and ally, but under an authoritarian regime, government critics, free speech activists and other people the party regards as dissidents can be locked up for many years. The emergence of the Internet as an arena of free and uncontrollable expression, coupled with a stuttering economy, has led to new pressures on the regime, but few think its grip on power is seriously weakening.

The government is revising the constitution for the first time since 1992, citing the need to speed up the country’s development.

Perhaps the most significant change in the draft on the government’s website is the removal of language stipulating that the state sector “plays the leading” role in the national economy. That could help the government in its pledge to restructure the country’s lumbering, corruption-riddled and unproductive state-owned sector, which eats up much of the national budget and has been blamed for the current economic difficulties.

The government has asked for public discussion on the revisions, even opening up its website for comments, a move that carried some risk. In response, a group of several hundred well-known intellectuals, including a former justice minister, have circulated an online petition calling for multiparty elections, private land ownership, respect for human rights and the separation of the branches of government. More than 5,000 people have signed it.

Vietnam’s state-owned television station quoted the Communist Party’s general secretary, Nguyen Phu Trong, as saying those ideas amounted to the abolishment of article 4 of the constitution, which guarantees the political dominance of the party. He said that was a “political, ideological and ethical deterioration” and should be opposed.

Kien immediately took to his blog, writing “you are the general secretary of the Communist Party of Vietnam. If you want to use the word deterioration, you can only use it in relation to Communist Party members. You can’t say that about Vietnamese people.” He said there was nothing wrong with wanting political pluralism, and that “embezzlement and corruption” by party members was a bigger problem.

The Family and Society newspaper, which is owned by the ministry of health, said in the article that it fired Kien for “violating the operating rules of the newspaper and his labor contract,” adding that he alone was “accountable before the law for his behavior.”

In a posting on his Facebook page after his firing, Kien said “whatever happens, I just want you to understand that I don’t want to be a hero, I don’t want to be an idol. I just think that once our country has freedom and democracy, you will find out that my articles are very normal, really normal, and nothing big.”

He also said he understood the decision of the paper’s editors, saying “if I were in their position, I may have acted the same.”

http://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/in-vietnam-journalist-hits-limits-of-governments-willingness-to-debate-new-constitution/2013/02/27/784b1de6-80ab-11e2-a671-0307392de8de_story.html
VÌ SAO ĐNG CNG SN VIT NAM VN NGOAN C TIP TC ĐC TÔN, ĐC QUYN THNG TR TRÁI VI Ý NGUYN CA NHÂN DÂN?

Thin Ý

Sự thể Đảng Cộng Sản Việt Nam ngoan cố tiếp tục độc tôn, độc quyền thống trị trái với ý nguyền của nhân dân được thể hiện trên hai bình diện pháp lý và thực tiễn là vì sao?

Đó là nội dung bài viết này được lần lượt trình bầy:

- Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngoan cố trên bình diện pháp lý cũng như thực tế như thế nào?

- Vì sao đảng Cộng sản Việt Nam dám ngoan cố như vậy?

- Khi nào đảng Cộng sản Việt Nam mới hết ngoan cố?



I/- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ NGOAN CỐ TRÊN BÌNH DIỆN PHÁP LÝ CŨNG NHƯ THỰC TẾ RA SAO?

Nhân dân trong nước cũng như Người Việt ở hải ngoại ai cũng có thể trả lời dễ dàng câu hỏi này. Vì:



1.- Trên bình diện pháp lý: Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn duy trì một Hiến pháp và hệ thống luật pháp phản dân chủ,như công cụ pháp lý trấn áp nhân dân, bảo vệ chế độ độc tài nhất nguyên, độc đảng, trái với ý nguyện của nhân dân (dân chủ, đa nguyên, đa đảng).

Thật vậy, Hiến pháp vốn là văn kiện pháp lý căn bản đã được dùng làm nền tảng thiết lập chế độ gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là Hiến Pháp năm 1992, với vai trò độc tôn, độc quyền thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam được ghi nới điều 4 Hiến Pháp.

Sự quy định ngay trong hiến pháp quyền thống trị độc tôn cho một chính đảng duy nhất không những vi phạm nguyên tắc căn bản về lập hiến, mà còn phủ định quyền chủ thể Hiến Pháp của nhân dân, tước đoạt các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền của mọi người dân. Bởi vì, mọi chính đảng phải và chỉ được phép đứng ngoài hiến pháp,không được đứng trong và trên Hiến pháp, phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.Mọi chính đảng đều có cơ hội đồng đều giành chính quyền để thực hiện chủ trương, chính sách cai trị của mình trong khuôn khổ qui định của Hiến Pháp,pháp luật, thông qua các cuộc vận động tranh cử tự do để được nhân dân chọn lựa bằng lá phiếu. Trên nguyên tắc cũng như thực tế, đảng Cộng sản Việt Nam đã hành sử như là “Đảng là pháp luật, pháp luật là đảng ta”(!?!).

Vì vậy, chỉ với qui định của điều 4 Hiến pháp với vai trò độc tôn của đảng Cộng Sản Việt Nam không thôi, không cần xét đến các điều khoản khác trong hiến pháp hiện hành trước cũng sau khi sửa đổi, cũng đã đủ định tính cho hiến pháp năm 1992 của chế độ đương quyền tại Việt Nam là một Hiến pháp độc tài, phản dân chủ. Vì rằng các điều khoản khác trong Hiến pháp này cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật dưới Hiến Pháp đều quy về một mối: duy trì, bảo vệ quyền thống trị độc tôn của đảng Cộng Sản, bảo vệ các ưu quyền đặc lợi trên hết và trước hết cho một tập đoàn thống trị trong khung cảnh một chế độ độc tài toàn trị và là công cụ pháp lý để trấn áp nhân dân (qua các điều khoản của bộ Luật Hình Sự vi hiến, vi phạm các quyến dân chủ, dân sinh, nhân quyền…)



Nay đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ thị cho Quốc Hội công cụ của đảng sửa đổi Bản Hiến Pháp năm 1992 của chế độ theo ý đồ của Đảng cầm quyền (tiếp tục duy trì và củng cố chế độ độc tài toàn trị), chứ không theo ý nguyện của toàn dân (dân chủ đa nguyên, đa đảng). Vì vậy Điều 4 Hiến Pháp 1992 vẫn được duy trì, chỉ “sửa” nhưng “không đổi” như với tất cả những điều khoản khác đã chỉ sửa ngôn từ theo chiều hướng duy trì bảo vệ quyền cai trị độc tôn, độc quyền của một đảng cầm quyền duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam,chứ không đổi qua cế độ dân chủ đa đảng theo đúng ý nguyện của toàn dân.

Trên bình diện pháp lý, đây rõ ràng là sự ngoan cố bám giữ quyền thống trị độc tôn, tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị của đảng và cho đảng Cộng sản Việt Nam.



2.- Trên bình diện thực tế:

Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục dùng hệ thống tòa án, lực lượng cảnh sát, sông an, quân đội như những công cụ (của nền chuyên chính vô sản bịp bợm) để trấn áp mọi sự phản kháng, đấu tranh ôn hòa đòi các quyền dân chủ, nhân sinh và nhân quyền, bất chấp sự phẫn nộ của nhân dân và sự lên án nặng nề của công luận quốc tế.

Thật vậy, người ta thấy đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho đến gần đây vẫn tiếp tục dùng quân đội công an đàn áp các cuộc khiếu nại kêu oan của người dân, ngăn cấm các cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân. Đồng thời,ngang nhiên dùng hệ thống Tòa án, pháp luận công cụ pháp lý của nhà cầm quyền xử và kết tội, trừng phạt bằng các bản án nặng nề những người dân chỉ vì đã bầy tỏ những bất đồng chính kiến, phê phán nhũng sai lầm của chế độ một cách ôn hòa qua các phương tiện truyền thông (bao chí, internet, Blogers…). Mặc dầu, hành vi của họ chỉ là thực hiện quyền tự do tư tưởng của công dân, không thể bị kết tội và bị trừng phạt với những bản án nặng nề như thế.

Điển hình như các bản án gần đây nhất đối với các Blogers Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải tức Bloger Điếu Cầy và các bản án nặng nề khác mà Tòa Án công cụ của chế độ đã tuyên phạt đối với 14 thanh niên Công giáo và Tin lành, chỉ vì các hành vi thể hiện quyền dân chủ của mình. Ngay cả việc một nhà báo của một tờ báo nằm trong hệ nhà nước quản lý là Nguyễn Đức Kiên, chỉ vì viết một bài nhận định, phê phán những lời phát biểu sai lầm của người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng,thì lập tức bị trừng phạt bằng quyết định cho nghỉ việc theo lệnh của “Đảng”.

Như vậy, rõ ràng đây là một chế độ được thiết lập bằng bạo lực, duy trì bằng bạo lực do đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt và duy trì trong nhiều thập niên qua,quốc dân Việt Nam đã phải kiên trì từng bước đấu tranh ôn hòa với hy vọng đảng cầm quyền độc tôn, độc tài đảng trị, đến một lúc nào đó sẽ phản tỉnh, tự nguyện tự giác, từ bỏ độc tôn, độc quyền và độc tài toàn trị, chủ động chuyển đổi hòa bình qua chế độ dân chủ đa nguyên,đa đảng, ngõ hầu tránh xáo trộn và đổ máu không cần thiết, gây hậu quả tai hại nhiều mặt cho đất nước, khi nhân dân bị đẩy đến đường cùng, lâm vào tình trạng “tức nước vỡ bờ”(Như thực trạng xẩy ra nới một số nước Trung Cận Đông hiện nay).

Thế nhưng cho đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền vẫn ngoan cố tiếp tục củng cố và duy trì chế độ độc tài toàn trị trên bình diện pháp lý(Hiến pháp,pháp luật phản dân chủ…) cũng như thực tế (Tòa án, công an, quân đội công cụ trấn áp nhân dân…), hoàn toàn chống lại và trái với ý nguyện của nhân dân,đi ngược với xu thế của thời đại(dân chủ hóa chế độ độc tài các kiểu trên phạm vi toàn cầu.) và chiếu hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam(sau cùng sớm muộn Việt Nam phải có chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng)

Thành ra, việc Quốc Hội công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam đưa dự thảo sửa đối Hiến pháp cho dân góp ý cũng chỉ là xảo thuật chính trị quen thuộc trong chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia xưng danh là chế độ xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa.

Thực tế là, đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo sâu sát và triệt để Quốc Hội, hệ thống chính quyền các cấp, các đoàn thể ngoại vi nằm trong cơ chế quản lý của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, vốn là công cụ của đảng cầm quyền, phải tổ chức lấy ý kiến của dân sao cho “lòng dân phải hợp đúng ý đảng”. Nghĩa là làm sao cho mọi người dân phải quán triệt những quan điểm sửa đổi Hiến pháp của “Đảng và Nhà nước”(là một) mà dù muốn hay không cũng phải tán đồng hoàn toàn dự thảo sửa đổi bản Hiến Pháp 1992 do Quốc Hội công cụ của chế độ làm ra.Ý đồ này thực tế được thể hiện qua những lời phát biểu công khai mới đây (Tổng bí thư Cộng đảng Nguyễn Phú Trọng…)cũng như chỉ thị ngầm của các nhà lãnh đạo hàng đầu đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Chính vì vậy, thực tế kết quả sau cùng của việc lấy ý kiến của dân trong 3 tháng, không cần đợi đến kết thúc vào ngày 31-3-2013 tới đây,mọi người đều đã biết trước là bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Quốc Hội của chế độ làm ra sẽ được đúc kết gần như nguyên vẹn và trở thành Hiến Pháp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sau khi được Quốc Hội “sửa” nhưng “không đổi”, được “nhất trí” thông qua với đa số tuyệt đối. Bởi vì, kết quả sau cùng này đã là tiền định,do đảng và vì đảng Cộng sản Việt Nam, không hệ tại ở sự góp ý của dân chỉ có tính tham khảo, khác với trưng cầu dân ý về một bản Hiến pháp trong các nước dân chủ có tính quyết định của người dân thông qua lá phiếu của họ.



Tựu chung, việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 của chế độ đường quyền tại Việt Nam như vậy là vẫn theo chiều hướng tiếp tục duy trì và củng cố chế độ độc tài toàn trị, phản dân chủ do đảng cộng sản Việt áp đặt trong nhiều thập niên qua, chứng tỏ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ngoan cố, chưa thức thời,phản tỉnh để làm theo đúng ý nguyện của nhân dân, phù hợp với chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam(cuối cùng sớm muộn phải có dân chủ) và xu thế tất yếu của thời đại (dân chủ và thị trường tự do hóa toàn cầu).

Vì không sửa đổi Hiến Pháp theo đúng ý nguyện của nhân dân nên đảng Cộng sản Việt Nam đã một lần nữa đánh mất cơ hội tự giác, chủ động thực hiện chuyển hóa chế độ độc tài, độc đảng, toàn trị qua chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng và là một thách thức đối với toàn thể quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

Tất nhiên, sự thể này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khó lường cho Đất nước trong những ngày tháng tới đây, khi nhân dân bị đẩy đến biên độ “Tức nước vỡ bờ” buộc lòng phải dứt điểm chế độ độc tài toàn trị bằng mọi phương cách đấu tranh, với bất cứ giá nào. Và cũng tất nhiên, số phận của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải kết thúc bi thảm như cá nhân các nhà độc tài hay hàng ngũ lãnh đảo các đảng độc quyền có trách nhiệm,trong các chế độ độc tài các kiểu đã chọn con đường chống lại nhân dân đến hơi thở cuối cùng.

II/-VÌ SAO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẪN NGOAN CỐ NHƯ VẬY?

Đảng cầm quyền độc tôn hiện nay tại Việt Nam chẳng phải không biết chủ nghĩa cộng sản (Mác-Lenin) đã ở vào giờ thứ 25 và làm gì có tư tưởng Hồ Chí Minh (chỉ là sự vay mượn, góp nhặt tư tưởng người khác…), nhưng vẫn dùng những thứ này làm nền tảng (giả tạo) cho Hiến pháp của chế độ. Đồng thời, những đảng viên lớn bé của đảng cầm quyền đều biết rõ thực chất cũng như thực tế “làm gì còn có đảng viên và đảng Cộng sản” theo đúng lý tưởng và lý luận Marxism-Leninism, nhưng vẫn cố bám lấy danh hiệu “Đảng viên cộng sản” và bảng hiệu “Đảng Cộng Sản”. ; cũng như làm gì có, thực tế cũng chưa bao giờ có chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam, nhưng vẫn trương bảng hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo kiểu gian thương “treo đầu dê bán thịt chó”.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao tập đoàn những kẻ cầm quyền tại Việt Nam đến giờ phút này mà vẫn còn dám ngoan cố trên cả hai bình diện pháp lý (Hiến pháp, luật pháp…) duy trì, củng cố,bảo vệ chế độ độc đảng, độc tài toàn trị chống lại ý nguyên của nhân dân và coi thường công luận quốc tế đến như thế?

Câu trả lời thật đơn giản:



1.- Đối với nhân dân:

Về chủ quan, sau nhiều năm bị áp chế bằng chế độ hộ khẩu,tem phiếu lương thực nắm dạ dầy nhân dân(Thời cả nước tiến lên XHCN, bao cấp), bằng các công cụ trấn áp của “Nền chuyên chính vô sản” (chính quyền, công an, quân đội, tòa án, nhà tù, pháp trường…), cho đến bây giờ đảng cầm quyền độc tôn vẫn nghĩ rằng sức mạnh của những công cụ ấy dù có suy giảm theo thời gian, nhưng vẫn còn đủ sức trấn áp bất cứ sự phản kháng nào từ phía nhân dân, dám nghĩ và làm trái với “Ý Đảng”, dám đi ra ngoài định thức “ý đảng và ý dân phải là một”.

Về khách quan, sự ngoan cố của đảng Cộng sản Việt Nam, phần nào chính là thấy có thực tế có sự phân tán của các tổ chức chống chế độ trong cũng như ngoài nước, các cuộc phản kháng của mọi tầng lớp nhân dân trong nước vẫn chưa kết hợp thành lực lượng đối trọng được với đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.Vì vậy, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tin rằng còn khả năng trấn áp nhân dân, kéo dài thêm tuổi thọ cho chế độ thêm ngày nào, tốt ngày ấy (dù họ cũng biết rằng sớm muộn đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chấm dứt sự độc tôn, độc quyền thống trị và họ cũng đã nghĩ đến, chuẩn bị thực hiện những phương án “hạ cánh an toàn tối ưu” cho bản thân, gia đình của toàn đảng…)

2.-Đối với quốc tế:

Đảng cầm quyền độc tôn bao lâu nay vẫn coi thường công luận quốc tế, vì như chúng tôi đã nhận định nhiều lần, vì họ biết rõ công luận quốc tế quá lắm chỉ là những lời tố cáo,vạch trần,lên án suông mà không có biện pháp chế tài hữu hiệu nào ảnh hưởng đến vị thế cầm quyền “Vững như bàn thạch” (!?!) của “Đảng Ta” và làm nguy hại đến quyền lợi cá nhân, gia đình của tập đoàn cầm quyền.

Thế nhưng đảng cầm quyền độc tôn(Cộng sản Việt Nam) bao lâu nay vẫn phải và chỉ quan tâm đến ý đồ này của cực cường Hoa Kỳ và đồng minh: Khi nào vai trò công cụ chiến lược trong vùng của đảng và chế độ độc tài toàn trị công sản tại Việt Nam không còn thích dụng. Nói cách khác, khi nào thì Hoa Kỳ và các đồng minh không còn cần xử dụng đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam làm công cụ nữa, và tỏ ra thực tâm giúp cho nhân dân Việt Nam giành lại các quyền dân chủ, nhân sinh và nhân quyền.Nghĩa là đảng Cộng sản Việt Nam phải và chỉ quan tâm như thế là để có cách ứng xử kịp thời, phương án hạ cánh an toàn trước khi quá muộn(như công cụ chiến lược một thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975,vì thiếu tiên liệu, chuẩn bị kịp thời, nên đã bị tiêu vong khi Hoa Kỳ và đông minh thay đổi chiến lược; hay như chính quyền của chế độ Afghanistan hiện nay sẽ bị tiêu vong như Việt Nam Cộng Hòa nếu thiếu chuẩn bị hay chuẩn bị không kịp sau khi Liên quân Hoa Kỳ và đồng minh rút quân).

Sở dĩ, đảng cầm quyền độc tôn và chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại việt nam dám coi thường công luận quốc tế, nhưng lại quan tâm đến ý đồ chiến lược của Hoa kỳ và đồng minh, là vì họ biết rõ Hoa Kỳ và đồng minh cần họ (làm công cụ chiến lược trong vùng) và họ cũng sẵn sàng làm công cụ vì thấy “đôi bên cùng có lợi”. Đúng ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã có cơ hội làm công cụ chiến lược trong vùng sớm hơn, để có thể thủ lợi sớm hơn cho “Đảng ta” và nhân dân Việt Nam cũng có cơ may tránh được những năm dài khổ ải vì bị “Đảng” cưỡng ép“xây dựng chủ nghĩa xã hội”,được sớm hưởng những năm tháng có tự do, dân chủ phần nào, đất nước không suy đồi toàn diện và đã có điều kiện phát triển sớm hơn, nếu như “Đảng Ta” khôn ngoan hơn, nắm bắt lấy cơ hội thuận lợi mà Hoa Kỳ đã chủ động tạo ra chỉ một vài năm sau khi chiến tranh Việt Nam Kết Thúc (như tài liệu giải mật sau này cho biết), thay vì phải đợi 20 năm sau, cho đến năm 1995 (1975-1995) khi Hoa Kỳ quay lại,bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyển đổi mỗi quan hệ từ đối phương thù nghịch qua “đối tác” làm ăn.



Như vậy đến đây có thể tạm kết luận phần này: Sở dĩ đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hôm nay vẫn ngoan cố bám giữ quyền thống trị độc tôn, duy trì chế độ nhất nguyên độc tài toàn trị, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ mối quan tâm đến diễn biến của ý đồ xử dụng “Đảng ta và chế độ ta làm công cụ chiến lược trong vùng” một thời của “Đế quốc Mỹ và đồng minh”.

Chính vì vậy, trên thực tế, đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tỏ ra như không sợ dân, không sợ các lực lượng chống chế độ trong và ngoài nước, coi thường công luận quốc tế,ngang nhiên củng cố, duy trì quyền thống trị độc tôn, chế độ độc tài toàn trị trên bình diện pháp lý cũng như thực tế đã có những hành động đàn áp, bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến. Thế nhưng đảng và cầm quyền cộng sản Việt Nam lại phải quan tâm đến ý đồ xử dụng công cụ chiến lược trong vùng của Hoa Kỳ, để ứng xử theo kiểu “Mềm nắn, rắn buông”. Đồng thời cũng lên phương án “hạ cánh an toàn cho toàn Đảng ta” khi nắm bắt kịp thời vai trò công cụ của mình chấm dứt vào lúc Hoa Kỳ và đồng minh đã thành đạt ý đồ chiến lược trong vùng của mình (Tương tự như Hoa Kỳ và đồng minh đã bỏ rơi VNCH sau khi thành đạt ý đồ chiến lược trong vùng của thời kỳ Chiến Tranh Ý Thức Hệ). Ý đồ Hoa Kỳ và đồng minh xử dụng đảng và chế độ độ độc tài toàn trị như công cụ chiến lược trong vùng để thành đạt mục tiêu chiến lược gì, chúng tôi sẽ có dịp trình bầy trong một đề tài khác.



III/- VÂY KHI NÀO ĐẢNG VÀ NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM HẾT NGOAN CỐ?

Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ trên những nguyên nhân đưa đến sự ngoan cố, thì đảng và nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam chỉ hết ngoan cố:

- Khi đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam biết rõ Hoa Kỳ và đồng minh không còn xử dụng họ như công cụ chiến lược trong vùng.

- Khi Hoa Kỳ và đồng minh thực tâm và quyết tâm giúp cho nhân dân Việt Nam có dân chủ

Thật vậy, một khi biết rõ Hoa Kỳ và đồng minh không còn xử dụng mình như công cụ chiến lược trong vùng, Đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không còn điều kiện mà cả, bắt bí Hòa Kỳ và đồng minh khi yếu tố “hổ tương đắc lợi” đã không còn, để có thể thực hiện theo ý muốn mà không sợ phản ứng quyết liệt, triệt để của Hoa Kỳ và đồng minh.

Trong khi lại thấy rõ Hoa Kỳ và đồng minh nay đã tỏ ra thực tâm và quyết tâm giúp cho nhân dân Việt nam có dân chủ. Sự thể này khác với cách ứng xử từ trước đến nay của Hoa Kỳ và đồng minh, bề ngoài luôn ủng hộ các lực lượng đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam, nhưng vẫn chưa thực tâm muốn Việt Nam có dân chủ. Có thể là vì một chính quyền công cụ trong một thể chế độc tài dễ xử dụng hơn trong một chế độ tự do dân chủ, nhất nữa lại là một chế độ dân chủ phôi thai mới hình thành thường bất ổn, xáo trộn triền miên. Vì vậy Hoa Kỳ và đồng minh dường như đã chỉ hổ trợ các lực lượng dân chủ chống chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam nhân danh lý tưởng “Tự do, Dân chủ và nhân quyền”như một chiêu bài và dùng các hoạt động chống chế độ đấu tranh cho dân chủ như công cụ để tạo áp lực với đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhằm thành đạt một lợi ích chiến thuật nào đó khi cần.

Thế nhưng trong giả định sau này,một khi Hoa Kỳ và đồng minh tỏ ra thực tâm và quyết tâm giúp Việt Nam có dân chủ thực sự, sẽ thể hiện qua sự ngầm hay công khai trợ giúp tích cực, toàn diện về chính trị, ngoại giao và cả quân sự nếu cần cho các lực lượng và quần chúng nhân dân chống chế độ trong và ngoài nước . Đồng thời tác động, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng dân tộc, dân chủ chống chế độ và các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân kết hợp thành lực lượng đối trọng thừa đủ làm tiêu vong chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam (từng xẩy ra ở nhiều nước có chế độ độc tài chuyển đổi qua chế độ dân chủ với sự trợ giúp ngầm hay công khai như một số nước vùng Trung Cân Đông hiện nay…).

Đứng trước tình huống trên nếu xẩy ra trong tương lai, đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ có thể chọn lựa một trong hai cách ứng xử:



- Một là đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục ngoan cố duy trì bảo vệ đến cùng chế độ độc tài, nhất nguyên, độc đảng như hiện nay, chấp nhận thế đối đầu chiến đấu một mất một còn với các lực lượng và quần chúng nhân dân chống chế độ độc tài toàn trị vì dân chủ cho Đất nước.

Sự chọn lựa này sẽ đưa đến hậu quả là: các lãnh tụ có trách nhiệm của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt nam sẽ phải nhận lãnh hậu quả bi thảm, nhân dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất nhân mạng, tài sản và đất nước có thể tan hoang, như số phận của các nhà độc tài và tập đoàn độc tài sau nhiều năm thống trị độc quyền ở các nước vùng Trung Đông và Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập, Lybia và Syria hiện nay.

- Hai là tự nguyện, tự giác, chủ động thực hiện kịp thời tiến trình chuyển đổi hòa bình chế độ “độc tài, nhất nguyên, độc đảng” qua chế độ “Dân chủ, đa nguyên đa đảng”.

Sự chọn lựa này như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, hay theo chiều hướng chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện đã đang làm, và đã khởi sự làm trong thời gian gần đây (từ cuối năm 2011), đã có dấu hiệu và hiệu quả thực tiễn bước đầu, như mọi người theo dõi tình hình đã thấy.

Nếu làm theo cách này, sẽ là cách tối ưu có lợi nhất cho nhân dân, Đất nước và cho chính đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay. Có lợi cho chính các cán bộ đảng viên cộng sản, vì chế độ độc tài toàn trị dù bị tiêu vong, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay (nếu không đổi tên) vẫn có cơ hội tồn tại cùng với các chính đảng khác sinh hoạt bình đẳng, hợp pháp để giành quyền lãnh đạo đất nước trong một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng.Và đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi hơn các chính đảng khác (nhờ thế lực sẵn có sau nhiều năm nắm quyền độc tôn…) để nắm quyền trở lại trong khung cảnh chế độ dân chủ đa đảng này, nếu được đa số nhân dân tín nhiệm trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do. Đồng thời, sẽ tránh được những hậu quả tai hại, bi thảm cho nhân dân (đổ máu…), đất nước (tan hoang…) và cho chính các cán bộ đảng viên cộng sản Việt Nam (như nhân dân, đất nước và các nhà độc tài các nước vùng Trung Đông và Bắc phi đã và đang phải gánh chịu…)

Để kết thúc bài viết này, câu hỏi được đặt ra là: những người lãnh đạo có trách nhiệm của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nên chọn cách nào trong hai cách trên, chọn ngay bây giờ hay đợi đến khi Hoa Kỳ và đồng minh không còn xử dụng mình như công cụ chiến lược một thời mới chọn lựa?

Câu trả lời xin dành cho những người lãnh đạo có trách niệm của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.



Thin Ý

Houston, ngày 14 tháng 3 năm 2013




tải về 6.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương