Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 1 : H à n h T r a n g



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang44/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

61 | 
C h ư ơ n g 0 1 : H à n h T r a n g
 
[40]. Nàng Ban, ả Tạ: Ban Chiêu đời Ðông Hán và Tạ Ðào Uẩn đời Tấn là hai 
người đàn bà nổi tiếng thông minh, học rộng, có tài biện luận và giỏi thơ văn. 
[41]. Ngọc bội: đồ đeo bằng ngọc, chỉ người quân tử, người đã hiển đạt và có quan 
chức. Kim môn: Kim Mã Môn, tên một cửa cung Vương đời Hán, nơi các 
quan học sĩ đợi chiếu, chuẩn bị để vua hỏi chính sự. Ðây là chỉ những người 
có văn tài, được nhà vua trọng dụng. 
[42]. Giải cấu: tình cờ không hẹn mà gặp. 
[43]. Trung khúc: khúc lòng, những tâm sự thầm kín. 
[44]. Song sa: cửa sổ có treo màn sa (thứ hàng tơ dệt thưa mỏng) 
[45]. Trướng huỳnh: màn đom đóm, chỉ phòng học của học trò. Theo Tấn Thu, ông 
Xa Dận hồi nhỏ nhà nghèo, không có đèn thắp mà học nên bắt đom đóm bỏ 
vào một cái túi để thấy chữ mà học. Người ta dùng chữ trướng huỳnh để chỉ 
buồng học của người siêng học. 
[46]. Ðài sen: để cắm nến hình hoa sen. Song đào: lư đốt trầm, hình quả đào. 
[47]. Nước non: Bởi chữ cao sơn lưu thủy, chỉ tiếng đàn hay của người tri kỷ, tiếng 
đàn có bạn tri âm thưởng thức. Tích Bá Nha và Tử Kỳ. Bá Nha thời Xuân Thu, 
là người giỏi đàn, gặp và chơi thân với Chung Tử Kỳ là người sành nghe đàn. 
Một hôm Bá Nha đánh đàn, Chung Tử Kỳ ngồi nghe. Khi Bá Nha nghĩ đến 
chỗ non cao, Chung Tử Kỳ nói: Thiện tai hồ cố cầm, nguy nguy hồ nhược 
Thái Sơn = Ðánh đàn giỏi làm sao, vòi vọi cao thay như núi Thái! Một lát Bá 
Nha nghĩ đến chỗ nước chảy, Chung Tử Kỳ lại nói: 'Thiện tai hồ cố cầm, đãng 
đãng hồ nhược lưu Thủy' Ðánh đàn sành biết mấy, mênh mông thay như 
nước chảy. Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn không gảy nữa vì cho người 
đời không còn ai hiểu tiếng đàn của mình. Chung Kỳ là Chung Tử Kỳ, người 
tri âm 
[48]. Tư mã Phượng cầu: khúc dàn Phượng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như đời 
Hán, đàn tỏ tình với Trác Văn Quân. Phượng cầu hoàng là chim Phượng 
(chim trống) đi tìm chim Hoàng (chim mái). Kim Trọng không cầm đàn 
nhưng cũng đàn một bản đàn miệng ('không lấy được em chắc là anh chết'), 
cũng 'nghe ra như oán như sầu' làm cho Thúy Kiều nghe xính vính, phải chấp 
nhận. 
[49]. Kê Khang - khúc Quảng Lăng: theo Thông Chi, Kê Khang một hôm đến chơi đất 
Lạc Tây, trọ ở Hoa Dương Ðình, đêm ngồi gảy đàn, chợt có người khách đến tự 
nói mình là người thời cổ, rồi cùng Khang bàn luận âm luật, nghĩa lý rành rọt 
thấu đáo. Nhân đó, ông khách lấy đàn gảy, soạn nên khúc Quảng Lăng Tán, lời 
điệu cực hay, trao cho Khang và dặn không được truyền lại cho người khác. Về 
sau Kê Khang bị Tư Mã Chiêu sát hại. Khúc Quảng Lăng bị thất truyền. 
[50]. Lưu thủy, hành vân: nước chảy mây trôi, nói tính cách thanh thoát, tự nhiên 
của khúc đàn. 



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương