Tcvn 197-1: 2014 iso 6892-1: 2009


J.3. Các thông số của thiết bị ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo của các kết quả thử



tải về 4.28 Mb.
trang36/40
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích4.28 Mb.
#33817
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

J.3. Các thông số của thiết bị ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo của các kết quả thử

Độ không đảm bảo đo của các kết quả được xác định từ phép thử kéo bao gồm các thành phần phụ thuộc vào thiết bị được sử dụng. Các kết quả thử khác nhau có các đóng góp khác nhau vào độ không đảm bảo đo tùy thuộc vào cách xác định các kết quả này. Bảng J.1 chỉ ra các đóng góp của thiết bị vào độ không đảm bảo đo nên được xem xét đối với một số tính chất phổ biến hơn của vật liệu được xác định trong thử kéo. Một số kết quả thử có thể được xác định với độ không đảm bảo đo thấp hơn các kết quả thử khác, ví dụ, giới hạn chảy trên ReH chỉ phụ thuộc vào độ không đảm bảo đo của lực và diện tích mặt cắt ngang trong khi giới hạn dẻo Rp phụ thuộc vào lực, độ giãn, chiều dài cữ và diện tích mặt cắt ngang. Đối với độ thắt, Z, cần xem xét các độ không đảm bảo đo của diện tích mặt cắt ngang cả trước và sau khi đứt.



Bảng J.1 - Các thành phần đóng góp độ không đảm bảo đo vào các kết quả thử

Thông số

Kết quả thử

ReH

ReL

Rm

Rp

A

Z

Lực

x

x

x

x

-

-

Độ giãn

-

-

-

x

x

-

Chiều dài cữ

-

-

-

x

x

-

So

x

x

x

x

-

x

Su

-

-

-

-

-

x

x có liên quan

- không liên quan



Độ không đảm bảo đo của các kết quả thử được liệt kê trong Bảng J1 có thể thu được từ các chứng chỉ hiệu chuẩn của các thiết bị được sử dụng để xác định các kết quả thử. Ví dụ, giá trị của độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn đối với một thông số lực khi sử dụng máy có độ không đảm bảo đo được cấp chứng chỉ là 1,4% sẽ là 1,4/2 hoặc 0,70%. Nên lưu ý rằng, sự phân loại cấp 1, 0 (đối với máy thử kéo hoặc máy đo độ giãn) không cần thiết phải bảo đảm độ không đảm bảo đo 1%. Độ không đảm bảo đo có thể cao hơn hoặc thấp hơn một cách đáng kể (đối với ví dụ về lực, xem TCVN 10600-1 (ISO 7500-1)] và nên tra cứu chứng chỉ của thiết bị, cũng nên tính đến các đóng góp của độ không đảm bảo đo do các yếu tố như độ dịch chuyển của thiết bị khi được hiệu chuẩn và sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau.

Tiếp tục ví dụ theo phương trình (J.3), khi tính đến các độ không đảm bảo đo của lực hoặc các giá trị đo của máy đo độ giãn, độ không ổ định liên hợp của các kết quả thử cho ReH, ReL, Rm và A là , khi sử dụng phương pháp căn bậc hai của tổng các bình phương.

Khi đánh giá độ không đảm bảo đo của Rp, việc áp dụng một cách đơn giản phép tính cộng các thành phần của độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn từ phân loại các thiết bị đo là không thích hợp. Phải kiểm tra đường cong lực - độ giãn. Ví dụ, nếu xác định Rp xảy ra trên đường cong lực - độ giãn tại một điểm trên đường cong tại đó chỉ thị của lực không thay đổi trên phạm vi độ không đảm bảo đo độ giãn thì độ không đảm bảo đo của chỉ thị lực do thiết bị đo độ giãn là không đáng kể. Mặt khác, nếu việc xác định Rp xảy ra trên ường cong lực - độ giãn tại một điểm ở đó lực đang thay đổi lớn hơn nhiều so với thành phần của độ không đảm bảo đo do sự phân loại thiết bị. Ngoài ra, việc xác định độ dốc của phần đàn hồi của đường cong ứng suất - độ giãn dài tương đối, mE, có thể ảnh hưởng đến kết quả của Rp nếu đường cong trong phạm vi này không phải là một đường thẳng lý tưởng.



Bảng J.2 - Ví dụ về các đóng góp của độ không đảm bảo đo đối với các kết quả thử khác nhau do thiết bị đo

Thông số

Đóng góp của độ không đảm bảo đo a, %

ReH

ReL

Rm

A

Z

Lực

1,4

1,4

1,4

-

-

Độ giãn

-

-

-

1,4

-

Chiều dài cữ Le, Lo

-

-

-

1

-

So

1

1

1

-

1

Su

-

-

-

-

2

a Các giá trị được cho chỉ có tính chất tham khảo

Độ không đảm bảo đo liên hợp đối với Z, uZ được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm được cho bởi phương trình (J.4):

(J.4)

Khi sử dụng phương pháp tương tự, các ví dụ về các độ không đảm bảo đo liên hợp tiêu chuẩn cho một phạm vi các kết quả thử được chỉ ra trong Bảng J.3.



Bảng J.3 - Ví dụ về độ không đảm bảo đo liên hợp

Độ không đảm bảo đo liên hợp cho các thông số khác nhau, %

ReH

ReL

Rm

A

Z

0,91

0,91

0,91

0,91

1,29

Theo ISO/IEC Guide 98-3[4], tổng độ không đảm bảo đo phát triển thu được bằng cách nhân các độ không đảm bảo đo liên hợp tiêu chuẩn với một hàm quát, k. Đối với mức độ tin cậy 95%, k = 2

Bảng J.4 - Ví dụ về mức độ tin cậy 95%, k= 2 (dựa trên Bảng J.3)

Độ không tin cậy 95%, k = 2 cho các thông số khác nhau

ReH

ReL

Rm

A

Z

1,82

1,82

1,82

1,82

2,58

Chỉ có thể đưa vào tính toán đã chỉ dẫn các đóng góp của độ tin cậy có cùng một đơn vị. Để có thêm thông tin và thông tin chi tiết hơn về độ không đảm bảo đo trong thử nghiệm kéo, xem CWA 15261-2[9] và tài liệu tham khảo [27].

Nên cố gắng thử theo mẫu định kỳ và lập biểu đồ sai lệch chuẩn của các kết quả có liên quan đến thử nghiệm vật liệu cụ thể được thực hiện. Các sai lệch tiêu chuẩn hợp thành (tổng hợp) của các dữ liệu từ các thử nghiệm theo mẫu theo thời gian có thể đưa ra chỉ báo tốt về độ không đảm bảo đo của dữ liệu thử có ở trong phạm vi mong muốn hay không.



J.4. Các thông số phụ thuộc vào vật liệu và/hoặc quy trình thử

Độ chính xác của các kết quả thử từ một thử nghiệm kéo phụ thuộc vào các yếu tố có liên quan đến vật liệu được thử, máy thử, quy trình thử và các phương pháp dùng để tính toán các tính chất của vật liệu quy định. Một cách lý tưởng, nên xem xét các yếu tố sau:

a) Nhiệt độ thử;

b) Các tốc độ thử;

c) Các thông số hình học của mẫu thử và gia công cơ;

d) Phương pháp kẹp chặt mẫu thử và tính đồng trục của đường tác dụng lực;

e) Đặc tính của máy thử (độ cứng vững, truyền động và chế độ điều khiển);

f) Con người và phần mềm liên quan đến xác định các đặc tính kéo;

g) Hình học của lắp đặt máy đo độ giãn

Ảnh hưởng của các yếu tố này phụ thuộc vào trạng thái riêng của vật liệu và không thể được cho như một giá trị xác định. Nếu biết được ảnh hưởng thì phải tính đến ảnh hưởng này trong tính toán độ không đảm bảo đo như đã chỉ dẫn trong Điều J.3. Có thể tính đến các nguồn không đảm bảo đo thêm nữa trong đánh giá độ không đảm bảo đo mở rộng. Có thể thực hiện được yêu cầu này bằng sử dụng cách tiếp cận sau:

1) Người sử dụng phải nhận dạng tất cả các nguồn bổ sung có thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thông số thử nghiệm được xác định.

2) Các đóng góp có liên quan có thể thay đổi theo vật liệu được thử, và các điều kiện thử riêng. Các phòng thí nghiệm cá nhân được khuyến khích chuẩn bị một danh mục các nguồn không đảm bảo đo có thể có và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến kết quả. Nếu xác định được ảnh hưởng quan trọng thì độ không đảm bảo đo, u, phải được tính đến trong tính toán. Độ không đảm bảo đo ui là độ không ổn định của một nguồn i đối với giá trị được xác định như một tỷ lệ phần trăm được chỉ ra trong phương trình (J.3). Đối với ui, hàm phân bố của thông số riêng (chuẩn, chữ nhật v.v…) phải được xác định. Sau đó phải xác định ảnh hưởng đến kết quả ở một mức sigma. Đây là độ không định chuẩn.

Có thể sử dụng các thử nghiệm giữa các phòng thử nghiệm để xác định toàn bộ độ không đảm bảo đo của các kết quả trong các điều kiện gần với các điều kiện sử dụng ở các phòng thí nghiệm công nghiệp, nhưng các thử nghiệm này không tách rời các ảnh hưởng liên quan đến tính không đồng nhất của vật liệu do sự phụ thuộc của chúng vào phương pháp thử, xem Phụ lục K.

Nên thấy rằng, vì các vật liệu chuẩn thích hợp đã được chứng nhận ngày càng sẵn có cho sử dụng cho nên chúng sẽ góp phần có ích cho đánh giá độ không đảm bảo đo trên bất cứ máy thử nào bao gồm cả ảnh hưởng của kẹp chặt, độ uốn cong v.v…, những yếu tố rất khó định lượng hiện nay. Một ví dụ về vật liệu chuẩn đã được chứng nhận là BCR-661 (Nimonic 75), sẵn có theo IRMM (xem CWA 15261-2[9]).

Mặt khác, nên thực hiện các thử nghiệm thường xuyên “trong phòng” để kiểm tra chất lượng vật liệu có mức phân tán thấp của các tính chất (các vật liệu chuẩn không được chứng nhận), xem các tài liệu tham khảo [21] và [30].
PHỤ LỤC K

(Tham khảo)

Độ chính xác của thử kéo - kết quả từ các chương trình giữa các phòng thí nghiệm

K.1. Sự phân tán giữa các phòng thí nghiệm

Sự biểu thị độ phân tán điển hình trong các kết quả thử kéo cho một phạm vi rộng các vật liệu khác nhau đã được báo cáo trong quá trình thực hiện các so sánh lẫn nhau của các phòng thí nghiệm, các kết quả thử này bao gồm cả độ phân tán và độ không đảm bảo đo được chỉ dẫn trong các Bảng K1 đến K4. Các kết quả về tính tái hiện lại được biểu thị tương đối được tính toán bằng cách nhân sai lệch chuẩn của thông số tương ứng với 2, ví dụ, Rp, Rm, Z và A, và chia kết quả cho giá trị trung bình của thông số, bằng cách này có được các giá trị tính tái hiện lại biểu thị mức độ tin cậy 95% phù hợp với các khuyến nghị được cho trong ISO/IEC Guide 98-3[4] và có thể được so sánh trực tiếp với các giá trị độ không đảm bảo đo mở rộng được tính toán bằng các phương pháp khác.



CHÚ DẪN:


ReH giới hạn chảy trên

Rp giới hạn dẻo

Rpr độ tái hiện lại


Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương