Tcvn 197-1: 2014 iso 6892-1: 2009



tải về 4.28 Mb.
trang35/40
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích4.28 Mb.
#33817
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

b) N-n là một số lẻ

CHÚ DẪN:


n số lượng các khoảng giữa X và Y

N số lượng các đoạn bằng nhau

X vạch dấu đo trên phần ngắn hơn của mẫu thử

Z, Z’, Z” các vạch dấu đo

CHÚ THÍCH: Hình dạng các đầu mẫu thử được cho chỉ có tính chất hướng dẫn

Hình H.1 - Ví dụ về đo độ giãn dài tương đối sau đứt
PHỤ LỤC I

(Tham khảo)

Xác định độ giãn dài dẻo tương đối không co thắt, Awn cho các sản phẩm dài như thanh, dây và đũa

Phương pháp này được thực hiện trên phần dài hơn của mẫu thử kéo bị đứt.

Trước khi thử, tạo ra các vạch dấu cách đều nhau trên chiều dài cữ, khoảng cách giữa hai vạch dấu liên tiếp bằng một phần nhỏ của chiều dài cữ ban đầu, L’o. Việc vạch dấu trên chiều dài cữ ban đầu, L’o nên có độ chính xác trong phạm vi ±0,5mm. Phép đo chiều dài cữ cuối cùng sau đứt L’u nên được thực hiện trên phần bị đứt dài nhất của mẫu thử và có độ chính xác trong phạm vi ±0,5mm

Để phép đo có hiệu lực nên đáp ứng hai điều kiện sau:

a) Các giới hạn của vùng đo nên được định vị cách vết đứt ít nhất là 5 do và cách chấu kẹp ít nhất là 2,5do;

b) Chiều dài cữ của thước đo ít nhất phải bằng giá trị được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm.



Độ giãn dài dẻo tương đối không có thắt được tính toán theo phương trình (I.1)

(I.1)

CHÚ THÍCH: Đối với nhiều vật liệu kim loại, lực lớn nhất xuất hiện trong phạm vi ở đó bắt đầu có sự thắt. Điều này có nghĩa là các giá trị của Ag và Awn đối với các vật liệu này sẽ gần bằng nhau. Các độ chênh lệch lớn sẽ xuất hiện ở các vật liệu có biến dạng nguội lớn như thiếc tấm hoặc thép kết cấu chịu bức xạ giảm đi hai lần hoặc các thử nghiệm được tiến hành ở các nhiệt độ nâng cao.


PHỤ LỤC J

(Tham khảo)

Đánh giá độ không đảm bảo đo

J.1. Lời giới thiệu

Phụ lục này đưa ra hướng dẫn về đánh giá độ không đảm bảo đo của các giá trị được xác định phù hợp với tiêu chuẩn này. Nên lưu ý rằng, không thể đưa ra công bố chắc chắn về độ không đảm bảo đo của phương pháp thử này vì có cả hai sự đóng góp độc lập và phụ thuộc của vật liệu vào sự diễn đạt bằng công thức của độ không đảm bảo đo. ISO/IEC Guide 98 - 3[4] là một tài liệu bao quát với trên 90 trang dựa trên các phương pháp thống kê chặt chẽ về phép tính tổng số các độ không đảm bảo đo từ các nguồn khác nhau. Tính phức tạp của phép tính này đã thúc đẩy một số tổ chức tạo ra các phiên bản đơn giản hóa (xem NIS80[15], NIS 3003[16], tài liệu tham khảo [23]). Các tài liệu này đều đưa ra hướng dẫn về cách đánh giá độ không đảm bảo đo dựa trên khái niệm “nguồn độ không đảm bảo đo”. Về các mô tả chi tiết hóa, xem EN10291[11] và tài liệu tham khảo [24]. Thông tin thêm về đánh giá độ không đảm bảo đo sẵn có trong các tài liệu tham khảo [25] và [26]. Độ không đảm bảo đo được trình bày ở đây không mô tả sự phân tán do tính không đồng nhất của vật liệu, ví dụ, từ một lô, từ lúc bắt đầu và tại lúc kết thúc của một profin được ép đùn ra hoặc một cuộn cán hoặc của các vị trí khác nhau trong một vật đúc. Độ không đảm bảo đo do sự phân tán của các dữ liệu thu được từ các thử nghiệm khác nhau, các máy khác nhau hoặc các phòng thí nghiệm khác nhau từ một vật liệu đồng nhất lý tưởng. Sau đây mô tả các ảnh hưởng khác nhau và đưa ra hướng dẫn để xác định các độ không đảm bảo đo.

CHÚ THÍCH: Các giá trị tái tạo lại được được sử dụng trong các Bảng J.2 đến J.4 là các khoảng một nửa chiều rộng, phù hợp với ISO/IEC Guide 98-3 4 và nên được giải thích là giá trị của các dung sai độ phân tán cộng và trừ (±).

J.2. Đánh giá độ không đảm bảo đo

J.2.1. Quy định chung

Độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn, u của giá trị của một thông số có thể được đánh giá theo hai cách.



J.2.2. Kiểu A - Bằng phép đo lặp lại

(J.1)

Trong đó:

s là sai lệch chuẩn của các giá trị đo;

n là số lượng các quan trắc được tính toán trung bình để báo cáo kết quả của phép đo trong các tình huống bình thường.



J.2.3. Kiểu B - Từ một số nguồn khác, ví dụ, các chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc các dung sai

Ở đây giá trị thực có thể xuất hiện như nhau ở bất cứ đâu trong khoảng được xác định sao cho hàm phân bố được mô tả là hình chữ nhật hoặc đồng đều. Ở đây độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn được cho bởi phương trình (J.2).



(J.2)

Trong đó u là một nửa chiều rộng của khoảng trong đó chứa đại lượng được xem xét.



Thông thường, sự đánh giá một đại lượng, y, đòi hỏi phải đo các đại lượng khác. Việc đánh giá độ không đảm bảo đo của y phải tính đến các đóng góp của các độ không đảm bảo đo trong tất cả các phép đo này. Đây là độ không đảm bảo đo liên hợp. Nếu việc đánh giá đòi hỏi một cách đơn giản phép tính cộng hoặc trừ một loạt các giá trị đo x1, x2,… xn thì độ không đảm bảo đo liên hợp của y, u(y) được cho bởi phương trình (J.3):

(J.3)

Trong đó u(x1) là độ không đảm bảo đo của thông số x1, v.v…

Nếu việc đánh giá u(y) đòi hỏi nhiều đại lượng khác thì thường có thể làm việc dễ dàng hơn với các giá trị tương đối được tính toán và các tỷ lệ phần trăm cho các giá trị thành phần và độ không đảm bảo đo.


Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương