Tcvn 197-1: 2014 iso 6892-1: 2009


Hình A.2 - Sơ đồ để xác định điểm đứt của mẫu thử



tải về 4.28 Mb.
trang28/40
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích4.28 Mb.
#33817
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   40

Hình A.2 - Sơ đồ để xác định điểm đứt của mẫu thử

A.4.6.2. Nếu máy đo độ giãn được vận hành và độ giãn được đo tới khi đứt, đánh giá giá trị tại điểm 1 trên Hình A.2.

A.4.6.3. Nếu máy đo độ giãn được tháo ra hoặc phép đo độ giãn bị dừng lại trước khi đứt nhưng sau lực lớn nhất, Fm thì cho phép sử dụng độ dịch chuyển của con trượt để xác định độ giãn dài bổ sung trong thời gian giữa tháo máy đo độ giãn và đứt. Nên kiểm tra phương pháp được sử dụng.

A.4.7. Đo độ dốc của đường cong trong phạm vi đàn hồi

Để bảo đảm tính hợp lệ của mẫu thử có các đặc tính chưa biết, phương pháp được sử dụng nên dựa vào mọi giới hạn ứng suất đã được xác định trước, trừ khi giới hạn ứng suất này được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc theo thỏa thuận giữa các bên tham gia thử nghiệm.

Phương pháp thuận tiện nhất dựa trên tính toán các đặc tính của một đoạn trượt là tiện lợi nhất. Các thông số bao gồm:

a) Chiều dài của đoạn trượt (số lượng điểm được sử dụng);

b) Phương trình được chọn làm chuẩn để xác định độ dốc của đường cong;

CHÚ THÍCH: Nếu đoạn thẳng của đường cong lực - độ giãn không được xác định rõ, tham khảo 13.1.

Độ dốc của đường cong trong phạm vi đàn hồi tương đương với độ dốc trung bình trong một phạm vi ở đó các điều kiện sau được đáp ứng:

c) Độ dốc của đoạn trượt là không đổi;

d) Phạm vi được lựa chọn là tiêu biểu

Trong mọi trường hợp nên lưu ý rằng các giới hạn thích hợp cũng có thể được người sử dụng lựa chọn để loại bỏ các giá trị không tiêu biểu của độ dốc đường cong trong phạm vi đàn hồi.

Các tài liệu tham khảo cho các phương pháp này và các phương pháp được chấp nhận khác được cho trong các tài liệu tham khảo [5], [17], [18], [19]. Phương pháp nên dùng để xác định độ dốc của đường đàn hồi cho đánh giá Rpo,2 [Tài liệu tham khảo [20]]:

- Hồi quy tuyến tính của phạm vi tuyến tính

- Giới hạn dưới: -10% của Rpo,2;

- Giới hạn trên: -50% của Rp0,2;

- Để có các dữ liệu chính xác hơn đối với Rp0,2 phải kiểm tra đường đàn hồi và nếu cần thiết phải tính toán lại với các giới hạn khác

A.5. Hiệu lực của phần mềm để xác định các đặc tính kéo

Hiệu quả của các phương pháp được sử dụng cho hệ thống thử nghiệm để xác định các đặc tính của vật liệu khác nhau có thể được kiểm bằng cách so sánh với các kết quả được xác định theo cách truyền thống bằng kiểm tra/tính toán từ các đồ thị của các dữ liệu số hoặc analog. Nên thu thập và xử lý các dữ liệu thu được trực tiếp từ các bộ chuyển đổi hoặc khuyếch đại của máy khi sử dụng thiết bị có dải tần, tần số lấy mẫu và độ không đảm bảo đo ít nhất là bằng dải tần, tần số lấy mẫu và độ không đảm bảo đo được sử dụng để cung cấp các kết quả được tính toán bằng máy tính. Độ tin cậy chủ yếu dựa vào độ chính xác của quá trình xử lý bằng máy tính nếu độ chênh lệch của các giá trị được tính toán bằng tay trên cùng một mẫu thử là khá nhỏ. Để đánh giá khả năng chấp nhận được của các độ chênh lệch này nên tiến hành thử nghiệm cho năm mẫu thử tương tự nhau và độ chênh lệch trung bình cho mỗi tính chất có liên quan nên ở trong các giới hạn sử dụng trong Bảng A.1.

CHÚ THÍCH 1: Phương pháp này chỉ xác nhận rằng máy xác định được các đặc tính của vật liệu cho dạng mẫu thử cụ thể, vật liệu được thử và các điều kiện được sử dụng. Nó không khẳng định rằng các tính chất của vật liệu được thử là đúng hoặc đáp ứng yêu cầu.

Nếu sử dụng các phương pháp khác, ví dụ, đưa vào một bộ các dữ liệu được xác định trước từ một vật liệu đã biết có mức bảo đảm chất lượng được thừa nhận thì các phương pháp này nên đáp ứng các yêu cầu được nêu trên và các yêu cầu trong Bảng A.1.



CHÚ THÍCH 2: Như một phần của đề án do EU tài trợ TENSTAND (GBRD-CT-2000-00412), các tập dữ liệu ASCII đã được tạo ra với các giá trị đã được thỏa thuận về các đặc tính kéo có thể được sử dụng để hợp thức hóa phần mềm sẵn có cho sử dụng từ (23-07-2009) ở http://www.npl.co.uk/tenstand . Các chi tiết bổ sung thêm được cho trong các tài liệu tham khảo [21] và [22].

Bảng A.1 - Độ chênh lệch lớn nhất cho phép giữa các kết quả thu được bằng máy tính và thu được bằng tính toán thủ công

Thông số

Da

sb

Tương đối c

Tuyệt đối c

Tương đối c

Tuyệt đối c

Rp0,2

≤ 0,5%

2MPa

≤ 0,35%

2Mpa

Rp1

≤ 0,5%

2MPa

≤ 0,35%

2MPa

ReH

≤ 1%

4MPa

≤ 0,35%

2MPa

ReL

≤ 0,5%

2MPa

≤ 0,35%

2MPa

Rm

≤ 0,5%

2MPa

≤ 0,35%

2MPa

A

-

≤ 2%

-

≤ 2%

a

b

Trong đó


Di là độ chênh lệch giữa kết quả tính toán thủ công và kết quả tính toán bằng máy tính, Ri cho một mẫu thử (Di = Hi - Ri);

n là số lượng các mẫu thử giống nhau từ một vật mẫu (≥ 5);

c các giá trị tương đối và tuyệt đối lớn nhất cần được tính đến



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương