Tcn 68 178: 1999 quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang code of practice For the constructions of optical fiber communication systems MỤc lụC



tải về 469.34 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích469.34 Kb.
#11240
1   2   3   4   5   6

PHỤ LỤC E

(Tham khảo)

Sơ đồ bố trí cáp đến thiết bị đầu cuối

Khi một đường cáp quang đi vào một toà nhà nó phải dùng loại cáp quang trong nhà. Hộp măng sông hoặc bảng nối có thể xử lý cáp để phân bố chung ở điểm này. Các tuyến cáp quang nằm ngang có thể đặt trên cầu cáp hoặc dưới các nền được nâng cao





Hình E.1: Minh hoạ một tuyến cáp đi trong nhà

Như trình bày ở hình E.1, cáp trong nhà được chạy từ măng sông qua hệ thống hộp kéo cáp, ống bảo vệ... đến bảng nối thiết bị , đến thiết bị đầu cuối (hình E.2)

Các sải đứng của cáp quang trong các toà nhà cao tầng được đặt trong các hộp đứng, khoan các lỗ xuyên qua nền để cho cáp hoặc ống dẫn cáp đi qua. Tại giá đỡ thiết bị quang cáp có thể đi vào qua đỉnh hoặc đáy của giá. Các vòng cáp quang để dư có thể được đặt phía trước hoặc trên giá cho phép sau này có thể di chuyển giá hay bảng nối hoặc để hàn lại

a) Sơ đồ hệ thống RT



b) Cấu trúc mạng truy nhập





Hình E.2: Minh hoạ cáp đi đến thiết bị đầu cuối
PHỤ LỤC F

(Tham khảo)



Một số quy định đối với việc sử dụng băng báo hiệu
dùng cho các công trình cáp quang

Phần này đưa ra một số quy định có tính chất tham khảo đối với việc sử dụng băng báo hiệu cho các công trình cáp quang:

1. Mầu của băng báo hiệu đối với các công trình cáp quang cần được thống nhất trong toàn Ngành. Để phân biệt với công trình ngầm của các Ngành khác nên sử dụng mầu vàng cho loại băng báo hiệu này.

2. Trên băng báo hiệu được ghi dòng chữ: "BƯU ĐIỆN VIỆT NAM - CÁP QUANG Ở BÊN DƯỚI". Dòng chữ này được lặp lại với khoảng cách 600 mm dọc theo tất cả chiều dài băng. Việc in dòng chữ này trên băng báo hiệu phải đảm bảo độ bền cao

3. Sợi kim loại của băng báo hiệu dùng cho mục đích dò tìm không dùng cho mục đích chống sét.

4. Tại những nơi đã từng sảy ra hiện tượng ăn mòn thép không gỉ, cần sử dụng loại băng báo hiệu có phần tử dò tìm bằng đồng.

5. Băng báo hiệu phải có độ bền cơ học cao và phải được lắp đặt chắc chắn để bảo vệ cáp và dò tìm cáp được chính xác.
PHỤ LỤC H

(Tham khảo)



Sử dụng hai mẫu cột bê tông cốt thép thông dụng
theo Tiêu chuẩn Ngành 50 TCN 18-73 cho cáp quang treo

Cần tính toán kiểm tra 18 mẫu cột bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn Ngành 50 TCN 18-73 đối với áp lực gió theo Tiêu chuẩn mới TCVN 2737-95 và các quy định mới của Nhà nước khi áp dụng các mẫu cột trên cho cáp quang treo.

Hai mẫu cột thông dụng (mẫu số 11 và 12) được sản xuất với các vật liệu đủ tiêu chuẩn và chấp hành đúng quy trình thi công bê tông của ngành và Nhà nước cho phép treo an toàn một cáp quang với độ cao hứng gió của cáp không lớn hơn 22 mm và khoảng cột 40 m như quy định tại hai bảng dưới đây.

Nếu treo loại cáp khác cỡ, khoảng cột lớn hơn, cột có nối cao hơn ..., người thiết kế phải tính đến giải pháp củng cố phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.

Về độ sâu chôn cột, phải chú ý các trường hợp sau:

- Cột 6,5 m ở vùng gió IV.B khi chôn cột cần phải có giải pháp gia cố nền đất.



- Cột 7,3 m ở các vùng II.B, III.B, IV.B khi chôn cột đều phải có giải pháp gia cố nền đất. Giải pháp an toàn nhất là đổ móng bê tông với quy cách do thiết kế quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy chuẩn xây dựng 682 - BXD - CSXD - 1996; 439 - BXD - CSXD, 1997.

2. Các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997.

3. Quy phạm xây dựng đường dây trần thông tin đường dài - QPN 01-76 Tổng cục Bưu điện, 1978.

4. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308, 91.

5. Quy phạm giao nhận, vận chuyển và bảo quản thiết bị TCVN 5528, 91.

6. Quy phạm trang bị điện - Phần I. Bảo vệ và tự động 11 TCN - 18 - 84 - Bộ Điện lực, 1984.

7. Quy phạm trang bị điện - Phần II. Bảo vệ và tự động 11 TCN - 19 - 1984 - Bộ Điện lực, 1984.

8. Quy phạm trang bị điện - Phần III. Bảo vệ và tự động 11 TCN - 20 - 1984 - Bộ Điện lực, 1985.

9. Quy phạm thi công các công trình điện 11 TCN - 01 - 1984 - Bộ Điện lực - 1985.

10. Định mức lao động xây lắp cáp quang kéo trong cống bể có sẵn và cáp quang chôn trực tiếp - Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, 3/1998.

11. Quy phạm tạm thời về thiết kế chống ăn mòn cáp thông tin vỏ kim loại chôn ngầm - Tổng cục Bưu điện, 1981.

12. Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm TCN 68 - 144: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.

13. Cống, bể cáp và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật TCN 69 - 153: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.

14. Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong, nguyên tắc cơ bản TCVN 5639 - 1991 - Nhà xuất bản Xây dựng, 1992.

15. Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 - 135: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.

16. Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 - 140: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.

17. Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 - 141: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.

18. Thiết bị thông tin, các yêu cầu chung về môi trường khí hậu TCN 68 - 149: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.

19. Quy phạm tiếp đất và chống sét cho các công trình viễn thông TCN 68 - 174: 1998.

20. Định mức vật tư xây lắp cáp quang trên đường bộ - Tổng cục Bưu điện, tháng 6 năm 1997.

21. Fiber optical installations, Bo Chomycz, Mc Graw Hill, 1996.

22. Construction, installation, jointing and protection of optical fiber cables - CCITT - 1985, Handbook.

tải về 469.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương