Tcn 68 178: 1999 quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang code of practice For the constructions of optical fiber communication systems MỤc lụC



tải về 469.34 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích469.34 Kb.
#11240
1   2   3   4   5   6

Điều 32. Xây dựng nhà trạm

1) Nhà trạm và môi trường nhà trạm phải đảm bảo trong phạm vi hoạt động của thiết bị phù hợp với Tiêu chuẩn TCN 68-149:1995.

Đối với những thiết bị có yêu cầu về môi trường đặc biệt thì nhà trạm phải tuân thủ các đặc trưng kỹ thuật của thiết bị.

2) Trước khi xây dựng nhà trạm phải tiến hành các công việc chuẩn bị trên tổng mặt bằng, cụ thể là:

a. Làm đường đi lại cố định hay tạm thời, đường tạm, đường nhánh đủ chiều rộng đảm bảo vận chuyển được thiết bị (kể cả thiết bị quá khổ) vật liệu và cấu kiện đến khu vực lắp đặt, vị trí lắp đặt;

b. Xây dựng các công trình, lán trại tạm cần thiết cho việc lắp đặt;

c. Đặt hệ thống điện nước cố định hay tạm thời, lắp điện kể cả thiết bị dùng để đấu nối với thiết bị thi công;

d. Làm thang và giàn dáo ở những chỗ thiết bị trục không thể hoạt động được.

3) Các công trình cung cấp điện (trạm biến áp, hầm, cáp...) và các thiết bị trục phải được xây lắp trước khi xây dựng các hạng mục khác.

4) Việc nghiệm thu nhà trạm và các công trình từ các cơ quan xây dựng để tiến hành công việc lắp đặt phải lập thành biên bản và phải phù hợp với các yêu cầu của quy phạm này và các quy phạm có liên quan

5) Khi lắp đặt nhiều thiết bị có liên quan với nhau thì phải lắp các loại thiết bị đó kết hợp với lắp đặt các thiết bị theo tiến độ phù hợp.

6) Mọi công việc xây dựng ở gian đặt ắcquy kể cả hệ thống thông gió và sưởi ấm cùng với việc thử nghiệm phải làm xong trước khi lắp ắc quy.



Riêng việc sơn trát lớp chịu axit, hay chịu kiềm ở trần, tường và nền nhà phải làm sau khi đặt xong các kết cấu cố định thanh dẫn và dây điện chiếu sáng.

7) Nhiệt độ ở các phân xưởng lắp ráp phải nằm trong giới hạn cho phép của thiết bị.



Điều 33. Hệ thống nguồn

1) Khi xây lắp các hệ thống nguồn cung cấp cho hệ thống thông tin cáp quang phải thực hiện các yêu cầu trong phần này của quy phạm và các quy chuẩn, quy phạm của ngành điện lực khi xây lắp các phần có liên quan.

2) Dây dẫn điện một chiều từ máy nắn sang phòng thiết bị phải bố trí sao cho cự ly là ngắn nhất để tránh tổn hao nguồn vô ích và dễ bảo quản.

3) Ắc quy phải được đặt trên các giá đỡ hoặc trong các ngăn tủ. Khoảng cách thẳng đứng giữa các giá đỡ hoặc các ngăn tủ phải đảm bảo vận hành ắc quy được thuận tiện.

4) Ắc quy có thể bố trí thành một dãy khi có lối đi ở một bên và thành hai dãy khi có lối đi ở hai bên. Lối đi lại để vận hành các bộ ắc quy phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1 m khi bố trí ắc quy ở hai bên và 0,8 m khi bố trí ắc quy ở một bên.

5) Các giá đỡ ắc quy phải được chế tạo, thử nghiệm và đánh dấu đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc các điều kiện kỹ thuật. Giá đỡ phải được sơn bảo vệ chống tác dụng của chất điện phân.

6) Ắc quy phải được cách điện với giá đỡ và giá đỡ phải được cách điện với đất bằng các tấm đệm cách điện chịu được chất điện phân và hơi axit.

7) Các chỗ nối và chỗ rẽ nhánh của thanh cái bằng đồng phải được hàn chảy. Chỗ nối thanh cái vào bình ắc quy phải được mạ thiếc. Chỗ nối thanh cái với thanh dẫn xuyên tường cũng phải được hàn chảy.

8) Các thanh cái trần phải được sơn hai lớp sơn chịu axit và sau khi sơn khô phải sơn màu đỏ cho cực dương và sơn màu xanh cho cực âm. Phải bôi một lớp vazơlin mỏng trước lúc đổ chất điện phân vào bình ắc quy.

9) Dây điện nối từ tấm đấu dây ra cửa gian ắc quy đến thiết bị nối và bảng phân phối điện một chiều, phải dùng cáp một ruột hoặc thanh trần.

10) Đối với gian ắc quy có tiến hành nạp điện phải sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức cố định hoặc không cố định.

11) Nhiệt độ mùa đông trong gian ắc quy ở độ cao đặt các bình ắc quy không được dưới 100C.

12) Các kết cấu và thanh dẫn bằng thép không nên đặt phía trên các bình ắc quy để tránh hơi đọng và nước rò vào ắc quy.

13) Sử dụng ắc quy phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành và các hướng dẫn của nhà sản xuất.

14) Phải đảm bảo công suất của máy nổ và ắc quy để thiết bị truyền dẫn hoạt động tốt, kể cả dự phòng tổn hao do đường truyền.

Điều 34. Các thiết bị chiếu sáng

1) Yêu cầu và lắp đặt điện phải tuân thủ theo quy phạm trang bị điện TCN -18 (19, 20)-1984 của Ngành điện lực (nay thuộc Bộ Công nghiệp), ngoài ra cũng phải tuân thủ các yêu cầu lắp đặt được quy định ở điều này.

2) Yêu cầu chung:

a. Các đầu dây nối vào thiết bị, tủ điện và đèn phải để dài thừa một đoạn dự phòng để đủ nối lại khi dây bị đứt;

b. Các bộ phận kết cấu của thiết bị chiếu sáng như: giá đỡ, cần, các chi tiết cố định liên kết... đều phải được mạ hoặc sơn chống gỉ.

3) Đèn chiếu sáng.

a. Việc bố trí dây và đèn chiếu sáng phải theo đúng quy định thiết kế và đảm bảo thẩm mỹ.

b. Ngoài hệ thống chiếu sáng bằng điện xoay chiều, nên có hệ thống chiếu sáng dự phòng cho trường hợp sự cố.

c. Phải kiểm tra việc bố trí các đèn chiếu sáng theo dây dẫn và theo độ cao quy định của thiết kế.

Hướng chiếu sáng của đèn phải rọi thẳng xuống phía dưới nếu không có quy định riêng của thiết kế.

d. Đèn chiếu sáng ở các nơi dễ nổ (gian ắc quy) phải là loại đèn chống nổ, đèn lắp chặt, có gioăng kín. Các đai ốc tai hồng... phải vặn chặt, chỗ luồn dây dẫn vào đèn phải chèn chắc chắn phù hợp với cấu tạo của

đèn.


e. Dây dẫn cung cấp điện cho các thiết bị chiếu sáng phải có cách điện chịu được điện áp xoay chiều 500 V và điện áp một chiều 1 000 V.

f. ở những nơi để các vật dễ cháy, nổ, nguy hiểm (kể cả trong nhà và ngoài trời) thì phải loại trừ khả năng người vô ý chạm vào dây dẫn, đui đèn hay bóng đèn.

g. Các tiếp điểm để nối dây vào và dây ra bảng điện phải đặt ở chỗ dễ kiểm tra, sửa chữa.

h. Các lỗ để luồn dây dẫn vào các hộp thép (tủ) và các ngăn tủ bằng vật liệu dẫn điện phải có các ống ghen cách điện.

i. Các bảng điện phải đánh ký hiệu chỉ rõ: số hiệu, công dụng của bảng điện và số liệu của từng lô dây ra. Khi trên cùng một bảng có nhiều loại điện khác nhau thì phải có các ký hiệu rõ ràng và sơn mầu phân biệt cho từng loại điện.

j. Đấu nối các thiết bị với bảng điện phải đúng thiết kế và phân bố phụ tải phải đều giữa các pha.



Điều 35. Hệ thống tiếp đất

1) Điều này của quy phạm áp dụng cho việc thi công hệ thống tiếp đất, kiểm tra đo thử nghiệm thu, những vấn đề an toàn lao động trong khi thi công hệ thống tiếp đất.

2) Đối với kết cấu mạng tiếp đất cho khu vực nhà trạm có đặt thiết bị thông tin cáp quang:

Tại mỗi khu vực nhà trạm phải thực hiện việc san bằng điện thế để tạo ra một mạng tiếp đất duy nhất, đẳng thế. Nghĩa là hệ thống tiếp đất của thiết bị thông tin cáp quang phải được liên kết với hệ thống tiếp đất chống sét của toà nhà thông qua lưới san bằng điện thế.

Tính thống nhất và đẳng thế của mạng tiếp đất được thực hiện ở cả phần chôn trong đất (dàn tiếp đất) lẫn phần trong nhà trạm (cáp nối đất).

3) Quy định về kết cấu của hệ thống tiếp đất cho thiết bị thông tin cáp quang:

a.Thiết bị thông tin cáp quang được tiếp đất theo nguyên tắc: Dùng một hệ thống tiếp đất duy nhất hoặc thống nhất, đẳng thế có điện trở tiếp đất tối thiểu theo quy định của thiết bị;

b.Trong quá trình thi công phải đảm bảo cáp nối đất là ngắn nhất.

4) Hệ thống tiếp đất phải được thi công cùng với việc xây dựng nhà trạm (trong trường hợp nhà trạm xây dựng mới hoàn toàn).

Nếu nhà trạm có sẵn, phải thực hiện thi công hệ thống tiếp đất trước khi lắp đặt thiết bị thông tin cáp quang.

5) Quy định đối với hệ thống tiếp đất sau khi thi công.

Hệ thống tiếp đất sau khi thi công phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn hoặc bằng điện trở tiếp đất theo quy định trong thiết kế.

6) Trong khi thi công hệ thống tiếp đất phải đảm bảo theo đúng thiết kế, quy trình, tiêu chuẩn về tiếp đất của nhà trạm và thiết bị như trong tiêu chuẩn về tiếp đất TCN 68-141: 1995 và TCN 68-174: 1998.

Điều 36. Thiết bị truyền dẫn cáp quang

1) Những quy định trong mục này áp dụng để lắp đặt các thiết bị thông tin cáp quang bao gồm: đầu cuối quang, ghép kênh, trạm lặp, xen rẽ, chuyển luồng...

2) Yêu cầu chung:

a. Phải lựa chọn thiết bị, phụ kiện, kết cấu và dụng cụ lắp đặt theo điều kiện làm việc bình thường phù hợp với thiết kế.

b. Các thiết bị và các phần chức năng phải có biển ghi rõ ràng tên, chức năng.

c. Phải đặt biển báo ở mặt trước và cả ở mặt sau của thiết bị trong trường hợp vận hành ở cả hai mặt.

d. Bố trí và đánh dấu các dây dẫn tín hiệu và cáp quang theo các chức năng của chúng sao cho phân biệt chúng được dễ dàng.

e. Phải thi công xây lắp các hệ thống bảo vệ, dây đất, chống sét trước khi thi công lắp máy.

f. Lắp đặt thiết bị phải tuân thủ theo đúng trình tự, quy trình các tài liệu hướng dẫn và thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia.

3) Quy định an toàn khi lắp đặt thiết bị

a. Phải tuân thủ đúng quy định, quy trình về an toàn thi công.

b. Phải thường xuyên kiểm tra an toàn khi sử dụng điện để thi công. Kiểm tra nguội trước khi đóng điện.

c. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các phương tiện và người hoạt động trong khu vực thi công.

d. Khi thi công đấu chuyển thiết bị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý và đơn vị thi công.

e. Khi thi công lắp đặt thiết bị mới hoặc nâng cấp mà đồng thời có các hệ thống khác đang hoạt động thì việc thi công phải tuân thủ đúng quy định sau:

- Lắp đặt thiết bị mới mà vẫn đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống đang hoạt động;

- Sau khi toàn bộ hệ thống mới hoạt động ổn định thì mới đấu chuyển. Việc đấu chuyển này nên được thực hiện vào thời điểm ít có ảnh hưởng tới mạng lưới;

- Duy trì chế độ làm việc với cả hai hệ thống đến khi hệ thống mới hoạt động như yêu cầu;

- Tháo dỡ thiết bị, hệ thống cũ, đóng gói bàn giao cho đơn vị quản lý khi được phép.

f. Phải tuân thủ quy định an toàn đã được cảnh báo trên trang thiết bị và theo tài liệu hướng dẫn. Ngoài ra, phải tuân thủ các quy định sau trong khi lắp đặt:

- Khi làm việc với sợi quang phải:

+ Đeo kính bảo hộ;

+ Lau chùi tay sạch sẽ;

+ Cẩn thận khi làm việc với sợi quang và luôn luôn đặt chúng ở vị trí an toàn, chắc chắn.

- Trước khi làm việc với các mối nối quang phải đảm bảo chắc chắn mức công suất quang phát xạ nằm trong giới hạn an toàn

- Việc ngắt bộ phát quang nên được thực hiện bằng cách tháo trực tiếp khối phát quang tương ứng.

- Bất kỳ bộ nối quang (connector) nào mà tháo đều phải được đóng kín bằng nắp đậy của nó để chống bụi.

- Trước khi lắp các đầu nối quang vào các ngăn giá thiết bị phải làm sạch các điểm tiếp xúc để đảm bảo chỗ nối tiếp xúc được tốt nhất. Chỉ sử dụng các phương pháp và các vật liệu theo quy định để làm sạch các bộ nối quang .

- Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, trước khi lắp đặt, nhân viên phải được trang bị phương tiện nối đất.

- Chỉ được cầm vào cạnh của các card, tránh sờ vào mạch in, mối hàn và các linh kiện v.v...

- Các linh kiện và các thành phần rời rạc dự phòng nên được bảo quản trong gói chống tĩnh điện đã quy định.

- Các thiết bị và các linh kiện nếu nhạy cảm với tĩnh điện phải được dán nhãn cảnh báo.

4) Lắp đặt thiết bị

a. Thiết bị phải được bố trí để đảm bảo khi hoạt động không gây ảnh hưởng nguy hiểm cho nhân viên vận hành và các thiết bị lân cận.

b. Các thiết bị phải được bố trí và lắp đặt sao cho không bị rung hoặc chấn động do thiết bị gây ra làm hỏng các đầu tiếp xúc và làm sai lệch mức hiệu chỉnh của thiết bị.

c. Trong gian lắp đặt thiết bị thông tin, lối đi phía trước và phía sau thiết bị (nếu có) phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,8 m và chiều cao không nhỏ hơn 1,9 m, trong lối đi đó không được có vật cản trở người đi lại và di chuyển thiết bị. Cá biệt ở chỗ có kết cấu xây dựng nhô ra thì chiều rộng lối đi tại đó không được nhỏ hơn 0,6 m.

d. Khi lắp đặt thiết bị trọn bộ nếu thấy thiết bị có vấn đề gì nghi ngờ phải kiểm tra hoạt động của thiết bị trước khi lắp đặt.

e. Khi lắp đặt, thay thế thiết bị và các khối phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác .

f. Không được cấp bất kỳ nguồn điện nào vào khối quang khi chúng chưa được đặt vào đúng vị trí quy định trong ngăn giá.

g. Thứ tự lắp đặt: phải tuân theo đúng hướng dẫn lắp đặt của thiết bị. Để đảm bảo an toàn cần tuân thủ theo đúng các thứ tự sau:

- Lắp ngăn giá vào giá chính trước khi lắp các khối (modul) vào các ngăn giá.

- Lắp khối đầu cuối đường truyền trước khi nối nguồn tới thiết bị. Phải ngắt tách khỏi nguồn điện cung cấp trước khi tháo khối đầu cuối đường truyền.

h. Khi lắp các ngăn giá vào giá máy.

- Khi lắp các ngăn giá và các bộ phận có khối lượng lớn hơn 10 Kg cần phải bố trí ít nhất hai người.

- Khi lắp đặt các giá, ngăn giá và các khối phải kiểm tra lại chắc chắn cấu hình, vị trí và gia cố chắc chắn bằng các ốc vít hoặc bằng các lẫy, móc.

i. Khi thực hiện các phép đo quang phải tuân theo các hướng dẫn để đảm bảo sao cho nguồn quang luôn được tháo gỡ ra đầu tiên và đấu nối vào sau cùng.

j. Lắp các khối vào ngăn giá: phải chú ý đặt đúng vị trí của các khối cần lắp theo thiết kế, các hướng dẫn kèm theo thiết bị và của chuyên gia. Trong quá trình lắp đặt phải ghi lại đầy đủ các thông tin lắp đặt và các chi tiết lựa chọn lắp đặt.

k. Đối với hệ thống thiết bị có cài đặt phần mềm, trước khi cài đặt phần mềm phải kiểm tra hoạt động ổn định của phần cứng và thao tác theo đúng hướng dẫn của tài liệu và chuyên gia.

l. Khi cài đặt phần mềm có các tham số và dữ liệu được lựa chọn theo cấu hình cụ thể thì:

- Phải chuẩn bị tất cả các dữ liệu và cấu hình trước và người cài đặt phải thông thạo phần mềm.

- Việc cài đặt phải theo đúng hướng dẫn trong các tài liệu và phải quan sát kịp thời các chỉ thị, cảnh báo trên thiết bị và công cụ lắp đặt (máy tính, thiết bị đo...).

- Trong khi cài đặt phần mềm, nếu hệ thống yêu cầu có các cấp độ bảo vệ khác nhau thì người có đủ thẩm quyền mới được phép cài đặt và người cài đặt phải chịu trách nhiệm về bí mật nội dung thông tin, mức độ truy nhập mà họ biết, kể cả khi người cài đặt còn đương nhiệm hay khi không còn đương nhiệm nữa.

m. Trước khi đấu nối thiết bị với mạng cáp phải đảm bảo tuyến cáp đã được nghiệm thu đúng quy định.

n. Phải kiểm tra lại tổng thể toàn bộ hệ thống trước khi đấu thiết bị vào nguồn điện.

o. Quy định về lắp đặt chung thiết bị với các công trình khác trong cùng một nhà trạm.

- Nếu lắp đặt thiết bị thông tin cáp quang vào cùng một nhà trạm với các thiết bị của các công trình khác như: thiết bị vi ba, thiết bị chuyển mạch v.v... Nhà trạm phải đảm bảo đủ diện tích cho thiết bị thông tin cáp quang làm việc bình thường.

- Trong quá trình lắp đặt không được gây trở ngại làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các thiết bị đang khai thác.

- Không được can thiệp đến cấu hình của các thiết bị khác nếu không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.



Chương 6.

NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP QUANG

Điều 37. Quy định chung

1) Chương này của quy phạm quy định nội dung và trình tự nghiệm thu công trình thông tin cáp quang đã xây dựng xong và chuẩn bị đưa vào sử dụng.

2) Nghiệm thu các công trình xây dựng tuyến thông tin cáp quang phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Ngành về nghiệm thu các công trình xây dựng.

3) Công trình thi công xong phải nghiệm thu đạt yêu cầu quy định mới được bàn giao để đưa vào sử dụng.

4) Nghiệm thu phải căn cứ vào.

a. Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

b. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm có liên quan của Nhà nước và của Ngành.

c. Các kết quả đo kiểm tra thực hiện trong quá trình xây dựng, lắp đặt công trình.

d. Các điều khoản quy định về khối lượng và chất lượng công trình trong các hợp đồng giao nhận thi công.

5) Trước khi tiến hành nghiệm thu công trình bên thi công phải giao cho Hội đồng nghiệm thu những tài liệu về:

a. Hồ sơ hoàn công;

b. Tài liệu thiết kế công trình;

c. Quyết định phê chuẩn luận chứng kinh tế-kỹ thuật, phê chuẩn thiết kế, quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu;

d. Hợp đồng kinh tế giao nhận thi công, xây lắp công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu;

e. Những tài liệu về thay đổi thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và những văn bản bổ sung khối lượng phát sinh (nếu có) đã được xác nhận của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu;

f. Những văn bản nghiệm thu kỹ thuật do đơn vị thi công thực hiện và được đơn vị chủ quản hoặc đơn vị thiết kế đồng ý;

g. Biên bản nghiệm thu và và các chứng chỉ chứng nhận vật tư thiết bị;

h. Nhật ký công trình của bên thi công;

i. Bản ghi chép các công trình ngầm và công trình bị che khuất;

j. Các biên bản nghiệm thu từng hạng mục công trình, các công trình ngầm, các công trình bị che khuất thực hiện trong quá trình thi công;

k. Các biên bản đo điện trở tiếp đất và kiểm tra các trang bị bảo vệ, đánh dấu công trình;

l. Biên bản ghi chép tình hình vận hành thử thiết bị;

m. Biên bản ghi chép tình hình hư hỏng thiết bị và các công việc sửa chữa;

n. Những văn bản pháp lý về sử dụng đất và đền bù;

o. Bản liệt kê các vật tư dự phòng của công trình;

p. Biên bản về thu hồi vật liệu;

q. Các văn bản thoả thuận giữa các bên liên quan.

6) Tổ chức nghiệm thu :

Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm tổ chức công tác nghiệm thu, thành lập Hội đồng nghiệm thu. Cùng tiến hành công tác nghiệm thu với chủ đầu tư có :

a. Đại diện cơ quan thiết kế công trình;

b. Đại diện cơ quan tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;

c. Đại diện đơn vị thi công;

d. Đại diện đơn vị quản lý, vận hành và khai thác tuyến thông tin quang.

7) Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức trong quá trình nghiệm thu. a.Chủ đầu tư.

- Trách nhiệm:

+ Thành lập Hội đồng nghiệm thu;

+ Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước, của Ngành về quản lý chất lượng công trình.

- Quyền hạn :

+ Thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công;

+ Từ chối nghiệm thu khi khối lượng hoặc chất lượng của công trình không đạt các yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

b. Tổ chức tư vấn thiết kế .

- Trách nhiệm:

Tham gia cùng với đơn vị thi công và chủ đầu tư trong việc xem xét hồ sơ để tiến hành nghiệm thu.

- Quyền hạn :

Từ chối nghiệm thu công trình khi khối lượng hoặc chất lượng của công trình không đúng theo yêu cầu thiết kế được phê duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép.

c. Đơn vị thi công.

- Trách nhiệm:

+ Giao các hồ sơ tài liệu của đối tượng nghiệm thu cho các bên tham gia nghiệm thu xem xét;

+ Giải trình về khối lượng hoặc chất lượng của công trình theo yêu cầu của các bên tham gia nghiệm thu;

+ Hướng dẫn các bên tham gia nghiệm thu kiểm tra công trình trên thực địa;

+ Thực hiện các yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu.

- Quyền hạn:

Không chịu trách nhiệm về chất lượng công trình do chủ đầu tư tự ý đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu.

8) Thời gian bảo hành

a. Thời gian bảo hành cho mỗi công trình thông tin cáp quang phải tuân thủ quyết định số 499/BXD, ngày 18/9/1996.

b. Đơn vị thi công chịu trách nhiệm và tìm biện pháp giải quyết mọi vấn đề nảy sinh do thi công trong thời gian bảo hành.

9) Đối với những công trình lớn, phức tạp bao gồm nhiều hạng mục thì có thể tổ chức nghiệm thu từng hạng mục sau đó tổng nghiệm thu toàn trình.

Điều 38. Quy định trình tự nghiệm thu

1) Trước khi nghiệm thu bên thi công phải bàn giao cho Hội đồng nghiệm thu đầy đủ các tài liệu nêu trong mục 4 và 5 điều 37 của chương này.

2) Sau khi hoàn thành hạng mục thi công, chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu xác nhận khối lượng và chất lượng, đơn vị thi công thông báo cho chủ đầu tư biết để tiến hành kiểm tra và tổ chức công tác nghiệm thu.

3) Nghiệm thu công trình thông tin quang bao gồm nghiệm thu chất lượng tuyến cáp đã được lắp đặt, nghiệm thu thiết bị tại trạm, nghiệm thu thông tuyến và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

4) Khi nghiệm thu công trình phải tiến hành kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn môi trường, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ thực tế của công trình so với thiết kế được phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước hoặc của Ngành và các điều khoản quy định của hợp đồng.

5) Trong thời gian chậm nhất là 3 tháng sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình chủ đầu tư phải hoàn tất hồ sơ công trình để nộp cho các cơ quan chức năng.



Điều 39. Quy định về trang thiết bị đo nghiệm thu

1) Chủng loại các thiết bị đo nghiệm thu phải đảm bảo có đầy đủ các tính năng kỹ thuật và khả năng đo nghiệm thu theo nội dung quy định và cho kết quả chính xác.

2) Các thiết bị đo nghiệm thu phải có chứng chỉ của cơ quan kiểm chuẩn.

3) Trước khi đo phải kiểm tra lại hoạt động và độ chính xác của máy đo.

4) Phải đảm bảo các điều kiện đo. Trước khi tiến hành đo cần kiểm tra các điều kiện về môi trường nơi lắp đặt thiết bị. Không cho phép các thiết bị sử dụng ở những nơi không đảm bảo về điều kiện môi trường.

5) Người thực hiện đo :

Cán bộ tham gia trực tiếp vào các phép đo phải am hiểu vững về kỹ thuật của thiết bị hoặc hệ thống được đánh giá, thao tác thành thạo các thiết bị đo. Nắm vững và thực hiện đúng các quy trình đo, các quy định về an toàn lao động.

Điều 40. Nghiệm thu tuyến cáp đã lắp đặt

1) Các tuyến cáp sau khi lắp đặt xong phải được nghiệm thu trước khi đấu nối vào thiết bị.

2) Khi nghiệm thu cần có các tài liệu:

a. Tài liệu thiết kế tuyến.

b. Những tài liệu thay đổi thiết kế đã được phê duyệt của đơn vị chủ quản hoặc đơn vị thiết kế trong quá trình thi công (kể cả các văn bản về thay đổi vật liệu, phát sinh thêm trong công trình...).

c. Những văn bản nghiệm thu kỹ thuật trong lúc thi công do đơn vị thi công đề ra và được đơn vị chủ quản hoặc đơn vị thiết kế đồng ý.

d. Biên bản nghiệm thu và chứng chỉ chứng nhận chất lượng vật tư, thiết bị

e. Bản ghi chép các mốc cáp.

f. Các biên bản đo kiểm trong quá trình thi công.

g. Các biên bản đo điện trở tiếp đất và kiểm tra các trang bị bảo vệ, đánh dấu tuyến cáp.

h. Những văn bản pháp lý về sử dụng đất và đền bù.

i. Bản liệt kê các vật tư dự phòng của tuyến cáp.

j. Chi tiết khối lượng công việc đã thực hiện. k. Biên bản thu hồi vật liệu.

l. Các văn bản thoả thuận giữa các bên liên quan.

3) Nghiệm thu tuyến cáp đã lắp đặt gồm hai phần:

a. Kiểm tra hiện trạng của tuyến cáp.

b. Nghiệm thu các thông số kỹ thuật của tuyến cáp.

4) Kiểm tra hiện trạng của tuyến cáp.

a. Khi kiểm tra hiện trạng tuyến cáp phải kiểm tra vị trí và tình trạng bề ngoài của tuyến cáp sau khi lắp đặt,

b. Kiểm tra các biển báo và hệ thống bảo vệ cáp (gồm hệ thống chống ẩm, chống thấm, chống sét và tiếp đất cho cáp...)

5) Đánh giá các thông số kỹ thuật của tuyến cáp: Bao gồm:

a. Xác định chiều dài tuyến cáp.

b. Tổng suy hao toàn tuyến so với thiết kế. c. Kiểm tra chủng loại cáp so với thiết kế:

+ Vị trí, chủng loại và số lượng măng sông cáp. d. Kiểm tra suy hao các mối hàn.

e. Việc đánh giá các thông số kỹ thuật phải được thực hiện trên tất cả các sợi dẫn quang.

6) Sau khi kiểm tra đo đạc, cần lập biên bản nghiệm thu tuyến cáp (theo mẫu phụ lục A).



Điều 41. Nghiệm thu hệ thống thiết bị tại trạm

1) Nghiệm thu hệ thống thiết bị tại trạm là nghiệm thu các thiết bị đã lắp đặt xong. Phần nghiệm thu này tiến hành theo hai bước là nghiệm thu tĩnh và nghiệm thu sau khi hoàn thành lắp đặt.

2) Nghiệm thu tĩnh:

Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt công trình theo thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa vào chạy thử không tải.

a. Điều kiện cho việc nghiệm thu tĩnh là:

- Thiết bị phải đầy đủ số lượng và đúng chủng loại theo thiết kế;

- Toàn bộ các giá máy, các đầu cắm phải không có khuyết tật và được đặt theo đúng thiết kế;

- Vị trí lắp đặt, tên, mã của từng card trên máy phải đúng theo thiết kế;

- Các vị trí cáp, các bộ nối quang (connector) phải đầy đủ, đúng chủng loại và được đặt đúng vị trí theo thiết kế;

- Điện trở tiếp đất: Phải được xác định mức độ phù hợp với các quy định của ngành.

b. Khi nghiệm thu cần có các hồ sơ tài liệu sau:

- Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có);

- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, hồ sơ thiết bị;

- Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp đặt thiết bị và các phần phụ của máy;

- Bản vẽ hoàn công;

- Biên bản nghiệm thu các hệ thống bảo vệ thiết bị, sơ đồ đo điện trở tiếp đất;

- Các biên bản nghiệm thu có liên quan tới các phần bị che khuất của công trình;

- Đối với thiết bị đã sử dụng trước đây phải có hồ sơ cũ đi kèm;

- Đối với các thiết bị chính của hệ thống phải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu. Các biên bản liên quan đến việc quá trình vận chuyển thiết bị (tình trạng kỹ thuật, các sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát...), xác định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt. Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa.

c. Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành thì lập và ký biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép chạy thử không tải.

Nếu Hội đồng nghiệm thu phát hiện thấy có khiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp đặt sửa chữa hoàn chỉnh và ấn định ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng đến việc chạy thử máy thì vẫn có thể lập và ký biên bản nghiệm thu tĩnh nhưng lập phụ lục những khiếm khuyết và định thời gian hoàn thành. Phía nhận thầu lắp đặt phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.

3) Nghiệm thu thiết bị sau khi lắp đặt.

a. Nghiệm thu thiết bị sau khi lắp đặt là cho thiết bị tại trạm chạy thử không tải để kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ những sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện được trong quá trình nghiệm thu tĩnh.

b. Nghiệm thu chạy thử không tải gồm hai phần:

- Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc lập.

- Nghiệm thu chạy thử không tải cả trạm máy.

c. Khi nghiệm thu chạy thử phải theo dõi hoạt động của thiết bị. Nếu phát hiện thấy có sự cố thì dừng máy, tìm nguyên nhân để khắc phục sự cố.

Thời gian chạy không tải thường ghi trong các tài liệu hướng dẫn vận hành máy. Nếu tài liệu hướng dẫn không quy định điều này thì thời gian chạy thử không tải là từ 4 giờ đến 8 giờ liên tục.

Đối với các thiết bị không cho phép chạy thử không tải thì sau khi nghiệm thu tĩnh xong chuyển sang chạy thử có tải.

d. Sau khi nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt, Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét, lập và ký biên bản nghiệm thu thiết bị với kết quả kiểm tra các thông số sau:

- Kiểm tra phần nguồn (gồm nguồn chính và các nguồn dự phòng).

+ Nguồn điện cung cấp : Điện áp lưới điện xoay chiều cung cấp cho nhà trạm phải nằm trong phạm vi cho phép của thiết bị nguồn. Các hệ thống nguồn điện tại chỗ (máy nổ, ắc quy, pin mặt trời vv...) phải đầy đủ theo thiết kế và có các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.

+ Kiểm tra dây nối nguồn chung đến thiết bị.

+ Kiểm tra card nguồn của thiết bị. Trong trường hợp thiết bị có card cung cấp nguồn chính và nguồn phụ dự phòng cần kiểm tra khả năng chuyển mạch bảo vệ giữa hai chế độ.

- Kiểm tra các thông số quang gồm các thông số chính:

+ Công suất phát quang.

+ Độ nhạy thu quang và dải động của bộ thu quang.

- Kiểm tra các chức năng cảnh báo theo thuyết minh kỹ thuật gồm:

+ Kiểm tra các đèn cảnh báo.

+ Hệ thống báo hiệu của thiết bị.

- Kiểm tra cấu hình thiết bị gồm: Kiểm tra khối thiết bị chính và khối thiết bị dự phòng.

- Kiểm tra chất lượng truyền dẫn: Đánh giá hai thông số chính

+ Lỗi bit.

+ Jitter.

- Kiểm tra các chức năng phần mềm của thiết bị.

e. Sau khi chạy thử liên tục trong vòng 4 tới 8 giờ (tuỳ từng loại thiết bị) nếu thấy các máy đều hoạt động phù hợp với thiết kế và các yêu cầu công nghệ sản xuất, hội đồng nghiệm thu lập và ký biên bản nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong cả trạm và cho phép nghiệm thu thông tuyến.

Sau khi tiến hành kiểm tra, đo thử Hội đồng nghiệm thu lập biên bản nghiệm thu thiết bị tại trạm (phụ lục B). Nếu các thiết bị lắp đặt tại trạm đạt các yêu cầu thiết kế cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật thì Hội đồng nghiệm thu có thể cho phép tiến hành nghiệm thu thông tuyến.



tải về 469.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương