Tcn 68 178: 1999 quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang code of practice For the constructions of optical fiber communication systems MỤc lụC


Điều 22. Lắp đặt cáp chôn trực tiếp



tải về 469.34 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích469.34 Kb.
#11240
1   2   3   4   5   6

Điều 22. Lắp đặt cáp chôn trực tiếp

1) Việc đào rãnh cần được thực hiện theo quy định về rãnh chôn cáp và phù hợp với thiết kế.

2) Trước khi đặt cáp phải lót ở đáy rãnh một lớp cát hoặc đất vụn dầy 10 cm

3) Cần phải làm sạch rãnh cáp trước khi lấp đất, đặc biệt chú ý không để rác rưởi, gỗ và các thành phần là thức ăn của mối.

4) Trước khi lấp rãnh cáp rải tiếp lên trên một lớp cát hoặc đất vụn dầy 10cm.

5) Băng báo hiệu phải được đặt ở vị trí ngay phía trên của cáp. Phía trên cáp 30 cm trong các trường hợp bình thường. Trên băng báo hiệu phải in chữ “BƯU ĐIỆN VIỆT NAM - CÁP QUANG Ở BÊN DƯỚI”. Một số quy định đối với việc sử dụng băng báo hiệu có thể được tham khảo tại phụ lục F.

6) Phải đặt mốc báo hiệu tại những điểm theo thiết kế trên tuyến cáp, ngoài ra chú ý đặt thêm biển báo hiệu tại nơi có nhiều phương tiện đi lại, qua sông, qua đê, qua đường v.v...

Điều 23. Lắp đặt cáp trong cống cáp

1) Chuẩn bị dụng cụ kéo cáp.

a. Dây tời kéo cáp: Dây tời dùng để kéo cáp hoặc ống cáp phụ đặt trong đường ống đã chôn sẵn phải là dây tời kéo cáp thích hợp để tránh làm nứt vỡ ống cáp. Ngoài ra, dây tời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mỗi một mét phải được đánh dấu để xác định chiều dài.

- Phải có độ bền lớn hơn lực căng ước tính lớn nhất.

- Các điểm nối dây tời kéo cáp và cáp phải được khâu lại để tăng khả năng liên kết. Phải có khớp xoay giữa dây tời kéo cáp và cáp.

b. Ròng rọc: Ròng rọc sử dụng để giảm lực ma sát phải có đường kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.

c. Tời kéo cáp: Tời kéo cáp chính phải được trang bị cầu chì kéo cáp.

Tời kéo cáp phụ được đặt tại các bể cáp để trợ giúp kéo cho tời kéo cáp chính. Tời kéo cáp phụ phải có kích thước phù hợp với bể cáp.

Rọ kéo cáp được đan bằng kim loại tạo thành rọ lưới. Rọ kéo cáp được gắn với một khớp xoay. (Rọ kéo cáp thông thường được mô tả trên hình 4.3)

d. Các dụng cụ khác cần thiết như: kích cáp, bao tải, phễu đỡ vv...



Hình 4.3: Rọ kéo cáp

2) Lắp đặt hệ thống cống cáp: Kết cấu cống cáp khi thi công phải có độ rộng và độ sâu đúng với thiết kế, đất đá đào lên để trên gần miệng rãnh phải đảm bảo không bị xô xuống rãnh, khi đào xong phải đặt ngay ống để tránh bị lở đất. Khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần đáy rãnh nhất phải tuân theo đúng thiết kế.

a. Khi vận chuyển ống phải chú ý:

- Sàn xe không ngắn hơn chiều dài ống;

- Không dùng xe ben tự đổ ống;

- Khi bốc xếp phải có hai người, mỗi người một đầu ống.

b. Khi lưu kho phải chú ý:

- Xếp ống theo chiều cao không quá 1,75 m;

- Gá để ống phải thẳng.

3) Lắp ráp ống nhựa.

a. Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để lắp ống bao gồm:

- Cưa tay hoặc kéo cắt ống;

- Giũa;

- Bút khắc kim loại;



- Xăng công nghiệp;

- Nhựa dán;

- Giẻ lau khô.

b. Cắt ống bằng cưa tay hoặc kéo cắt ống.

c. Gọt sạch ba via, giũa vát mép ngoài.

d. Làm sạch bụi dầu mỡ bằng giẻ khô sạch (với xăng công nghiệp).

e. Đánh dấu phần ống sẽ lắp vào phụ tùng.

4) Xây dựng bể cáp, hố nối:

Trước khi thi công bể cáp, hố nối tại nơi có người qua lại phải căng dây và lắp các biển báo.

Thi công xây dựng bể cáp, hố nối trên các địa hình khác nhau phải theo thiết kế và các quy định sau:

a. Đào hố theo độ sâu xác định tuỳ thuộc vào độ sâu của bể cáp, hố nối cần xây dựng. Đất đá đào lên phải vận chuyển đi ngay, nếu kết cấu đất đá ở đó cần đóng cọc thì phải đóng cọc với độ sâu so với đáy bể là 1,2 m . Phải đổ một lớp mỏng gạch vỡ, cát trước khi đổ bê tông.

b. Các tấm bê tông phải được đúc đúng kích cỡ vừa khít với các chi tiết lắp đặt.

c. Bể cáp, hố nối phải được xây dựng đúng quy cách, đủ kích thước theo quy định về cống bể do Ngành quy định. Hố nối cáp phải đủ rộng để chứa cáp dư, phải có chỗ để gá, đặt bảo vệ măng xông cáp.

5) Lắp đặt cáp:

a. Chất bôi trơn phải có ở các điểm đầu của ống, tất cả các vị trí để đưa cáp vào, những vị trí kéo cáp trung gian.

b. Các đặc tính của chất bôi trơn cáp quang phải đảm bảo là:

- Thích ứng với nhiệt độ ngoài trời;

- Chống cháy;

- Hệ số ma sát thấp (< 0,25);

- Chất lượng không đổi trong quá trình lắp đặt;

- Không ảnh hưởng đến vỏ cáp;

- Được kiểm tra trước khi sử dụng.

6) Trước khi lắp đặt, tất cả các bể cáp phải được kiểm tra đảm bảo rằng chúng hoàn toàn an toàn và sạch sẽ.

7) Chuẩn bị cáp, dây tời kéo cáp, rọ kéo cáp, cầu chì kéo cáp, tời (máy kéo cáp).

8) Xác định các ống cáp được sử dụng cho lắp đặt.

9) Phải đảm bảo các ống cáp đều sạch sẽ. Nếu cần thiết phải làm sạch ống cáp.

10) Nếu trong ống cáp đã có sẵn cáp cũ, khi đó cần xác định chủng loại cáp và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định các yêu cầu an toàn cần thiết.

11) Phải giám sát không để cáp bị uốn cong quá mức cho phép khi kéo cáp qua những khúc cong.

12) Phải đặt tất cả các thiết bị cần thiết ở vị trí thích hợp.

13) Nếu cáp được đặt vào trong ống cáp phụ thì phải lắp đặt ống cáp phụ trước, cụ thể là:

a. Định vị tời cho ống cáp phụ.

b. Gắn một rọ kéo cáp có khớp xoay vào bên trong và gắn dây tời kéo cáp vào rọ kéo cáp.

c. Phải đảm bảo tất cả các tời và ròng rọc sử dụng tốt

d. Trong quá trình thao tác phải chú ý không để cho quần áo, tay chân hay một vật nào khác vướng vào bộ phận chuyển động của tời (máy kéo cáp). Tất cả mọi người trong nhóm thực hiện công việc phải được liên lạc liên tục với nhau bằng các thiết bị thông tin.

e. Đặt ống phụ bên trong ống cáp chính trước khi kéo cáp.

f. Khi kéo ống cáp phụ phải sử dụng chất bôi trơn trong trường hợp cần thiết. Sử dụng các đoạn ống có độ dài phù hợp trong trường hợp cần thiết và sau đó nối những đoạn này với nhau bằng các bộ nối ống cáp. Các dây tời kéo cáp cũng có thể được nối tương tự.

g. Ở những nơi không có khả năng kéo bằng tay thì ta có thể dùng tời để kéo các ống cáp phụ, nhưng phải bảo đảm an toàn.

h. Toàn bộ chiều dài của ống cáp phụ và dây tời kéo cáp được nối với nhau để tạo ra một chiều dài liên tục phục vụ cho việc kéo cáp.

k. Phải cho ống cáp phụ dôi ra một đoạn để đảm bảo sự co dãn của ống.

14) Phải gắn rọ kéo cáp và khớp xoay một cách thích hợp vào với cáp. Phải đảm bảo rọ kéo cáp và khớp xoay có thể lắp đặt dễ dàng vào tất cả các loại ống chính và phụ.

15) Không sử dụng vải dệt thay cho rọ kéo cáp.

16) Nối dây tời kéo cáp vào khớp xoay phải đảm bảo chắc chắn.

17) Hiệu chỉnh ròng rọc và trục tời cho phù hợp.

18) Cho chất bôi trơn vào đầu ống dẫn cáp và vào tất cả các vị trí yêu cầu phải có chất bôi trơn.

19) Nếu quá khó khăn khi kéo cáp bằng tay có thể chuyển sang kéo bằng tời nhưng với tốc độ chậm. Phải tránh giật cục khi kéo cáp. Phải luôn luôn giữ lực căng của cáp dưới lực căng tối đa cho phép. Khi tải cáp ra khỏi tời phải đảm bảo cáp không bị xoắn.

20) Quay trục tời bằng tay để duy trì độ chùng giữa cuộn tời và ống dẫn cáp.

21) Phải tránh kéo giật cục, dừng đột ngột.

22) Trong quá trình kéo cáp nếu cầu chì đứt phải kiểm tra tắc nghẽn trên tuyến cáp và có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể là:

a. Kiểm tra các đoạn cong để đảm bảo là không bị tắc nghẽn, gấp khúc quá lớn, các ròng rọc hoạt động trơn đều.

b. Phải đảm bảo tời cáp đã trơn.

c. Phải đưa chất bôi trơn vào trước mỗi chỗ uốn.



Hình 4.4: Chuyển cáp ra theo hình số tám nằm ngang

d. Làm ngắn tuyến cáp cần kéo. Chuyển vị trí kéo tới điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại. Kéo cáp ra khỏi bể cáp. Sử dụng cách cuộn cáp hình số tám nằm ngang để giảm độ xoắn của cáp (hình 4.4).

e. Chọn vị trí bắt đầu kéo cáp thích hợp và kéo cáp qua phần còn lại của tuyến cáp.

f. Có thể sử dụng một tời kéo thứ hai ở vị trí bể trung gian để hỗ trợ cho việc kéo cáp.

g. Cần phải kéo đủ cáp để có thể cuốn khoảng từ một đến ba vòng xung quanh tời.

h. Lắp thêm các ròng rọc ở bể cáp trung gian nếu cần thiết.

i. Phải đảm bảo liên lạc giữa các nhóm kéo tời.

j. Phải đảm bảo cáp dư trên trục tời khi kéo cáp vào trong bể cáp ít nhất là 3 m

k. Cuộn tời trung gian cần phải kéo cáp đồng thời với cuộn tời chính trong khi vẫn duy trì được độ võng cần thiết.

l. Khi cáp chuyển hướng thì thực hiện xếp cút cáp hình số tám nằm ngang (hình 4.4)

23) Phần cáp qua bể phải luồn ống nhựa PVC hoặc ống cao su để bảo vệ cáp. Cáp qua bể không có mối nối thì không cần để dư.

24) Sau khi lắp đặt cáp xong phải dùng máy đo kiểm tra sợi để đảm bảo rằng cáp không bị hư hại trong quá trình kéo.



Điều 24. Lắp đặt cáp trong hầm cáp

1) Trong hầm cáp đã có sẵn cáp cũ thì phải xác định chủng loại và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định yêu cầu an toàn cần thiết. Tại những hầm lớn khi thi công lắp đặt cáp phải có biện pháp cảnh giới và đăng ký giờ làm việc để đảm bảo an toàn cần thiết.

2) Phải đặt tất cả các thiết bị phục vụ lắp đặt ở vị trí phù hợp.

3) Giám sát chặt chẽ việc kéo cáp tại các đoạn cong, phải đảm bảo là cáp không bị tắc nghẽn, không bị uốn cong quá bán kính cong nhỏ nhất cho phép của cáp, cáp không bị xoắn, các ròng rọc hoạt động trơn đều. Nếu bị tắc nghẽn thì thực hiện: Làm ngắn tuyến cáp cần kéo. Chuyển vị trí kéo tới điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại.



Điều 25. Lắp đặt cáp trong nhà

1) Yêu cầu kỹ thuật

a. Cáp quang lắp đặt ở trong nhà phải được đặt trong ống, các hệ thống cầu cáp, v.v...

b. Trước khi lắp đặt, tất cả các điểm uốn phải bảo đảm nhẵn trơn.

c. Nếu cáp khác đặt chồng lên cáp quang thì phải dùng thêm ống bảo vệ cáp.

d. Khi lắp cáp dựng thẳng đứng phải đảm bảo trọng lượng của cáp không được vượt quá tải căng lớn nhất của cáp khi lắp đặt.

e. Cáp đi thẳng đứng được kẹp phụ trợ tại các điểm trung gian để giảm tải kéo căng của cáp. Lực căng của cáp phải đảm bảo nhỏ hơn trọng lượng 1 km cáp.

f. Không được để cáp biến dạng, bẹp trong bất cứ đoạn nào. Kẹp giữ cáp phải phẳng, nhẵn để tránh ảnh hưởng đến cáp. Dây nhảy cáp cần được luồn trong ống nhựa mềm tại những vị trí cần thiết.

g. Nếu không dùng kẹp cáp thì có thể sử dụng bộ treo cáp tại cuối cáp và đoạn trung gian dọc theo phương đi lên để treo cáp. Bộ treo cáp phải không được làm biến dạng cáp. Tại chỗ treo cáp có thể thít chặt cáp để tránh trường hợp cáp bị trượt ra ngoài. Trường hợp có bộ treo cáp được gắn lên xà, tường thì phải bảo đảm chắc chắn rằng độ uốn cong của cáp không vượt quá quy định (hình 4.5).

h. Tuyến cáp nằm ngang được treo trên trần nhà, ống dẫn cáp, cầu cáp v.v... đều phải có dán nhãn "CÁP QUANG".





Hình 4.5: Cáp treo thẳng

2) Lắp đặt cáp

a. Cáp quang đi trong nhà luôn được lắp bằng tay. Khi cáp quang đi cùng với loại cáp khác hoặc khó kéo thì cần phải được bôi trơn.

b. Kiểm tra tất cả các hộp xử lý cáp, các ống chứa cáp, các cầu cáp v.v...

Đảm bảo và thoả mãn yêu cầu kỹ thuật đối với cáp và không có trở ngại trong quá trình thi công.

c. Phải đảm bảo bán kính cong của cáp lớn hơn bán kính cong cho phép tại tất cả các điểm.

d. Phải cuộn cáp trên sàn để tránh xoắn cáp.

e. Phải có dự trữ cáp tại hộp xử lý cáp.

Một số sơ đồ bố trí cáp đi trong nhà có thể tham khảo tại phụ lục E.



Điều 26. Hàn nối sợi quang

1) Chuẩn bị trang thiết bị nơi tiến hành hàn: Trang thiết bị dùng trong hàn nối phải đầy đủ, sạch và chính xác, cần chuẩn bị trang thiết bị theo danh mục sau:

a. Thước kẻ;

b. Dung dịch cồn rửa;

c. Dung dịch rửa chất keo trên cáp;

d. Khăn lau vải bông;

e. Giấy xốp;

f. Dao cắt sợi;

g. Dụng cụ tuốt vỏ sợi;

h. Dụng cụ cắt phần đệm và ống lỏng;

i. Dụng cụ tuốt lớp vỏ phản xạ;

j. Dao thường;

k. Dụng cụ cắt cáp hoặc cắt sợi chính xác theo chiều dài;

l. Kéo cắt;

m. Nhíp để cặp sợi;

n. Thùng chứa các sợi cắt bỏ đi;

o. Bao tay bảo vệ;

p. Phụ kiện bảo vệ mối hàn;

q. Máy hàn sợi quang;

r. Khay giữ mối hàn và bảng nối hoặc măng sông;

s. Máy đo OTDR (Optical Time Domain Reflectometer) hoặc máy đo công suất quang và nguồn phát quang ổn định;

t. Bàn, ghế;

u. Nhà bạt, máy nổ.

2) Điều kiện hàn nối.

a. Đối với việc hàn nối ngoài trời phải bảo đảm tại đó khô ráo, ít bụi.

b. Tuyệt đối không đặt máy hàn hồ quang tại những nơi gần chất dễ cháy nổ.

3) Chuẩn bị và xác định chính xác các cặp sợi cần hàn. Sắp xếp sợi vào khay để sợi, khay để sợi phải có đầy đủ các bộ giữ sợi.

4) Bóc vỏ cáp với chiều dài tối thiểu 2 m (độ dài phụ thuộc vào từng loại măng sông) bằng cách cắt lớp vỏ sau đó dùng dây tách vỏ của cáp để kéo, tách lớp vỏ cáp. Nếu cáp không có dây để tách vỏ cáp thì sử dụng các công cụ tách vỏ bằng dao nhưng phải bảo đảm không ảnh hưởng tới phần đệm hoặc ống bọc lỏng. Sau đó làm sạch các ống bọc lỏng và phần đệm bằng dụng cụ lau chuyên dụng, cắt bỏ các phần phụ, chỉ để lại ống bọc lỏng và sợi gia cường, cắt ngắn sợi gia cường để phù hợp với độ dài cần thiết khi nối vào măng sông.

5) Đối với ống bọc lỏng thì cắt vỏ và tuốt ống bọc lỏng tối thiểu 1m bằng dụng cụ chuyên dụng (khoảng cách này phụ thuộc vào độ dài khay hàn) Đối với cáp bọc chặt phải bảo đảm là các sợi được tự do, điều này rất cần thiết để không làm ảnh hưởng tới sợi.

6) Phải lau sạch tất cả các sợi bằng dụng cụ chuyên dụng, sử dụng găng tay bảo vệ để chống ảnh hưởng của dung môi khi lau.

7) Xác định sợi cần nối, sử dụng bộ tuốt vỏ sợi để tuốt khoảng 5 cm vỏ sợi.

Độ dài này phụ thuộc vào yêu cầu của bộ cắt sợi và phương pháp nối. Để giúp cho việc cầm chặt sợi trong khi tuốt vỏ nên sử dụng vải ráp (có bột mài). Luôn luôn giữ bộ tuốt sợi vuông góc với sợi trong khi tuốt.

8) Khi lau sợi trần bằng vải lau chuyên dụng phải tẩm cồn và lau theo một hướng . Sử dụng găng tay bảo vệ để bảo vệ tay khi tiếp xúc với các dung môi. Sau khi lau sạch không được sờ vào sợi trần đã tuốt và khi sắp xếp sợi phải bảo đảm sao cho không tiếp xúc vào bề mặt sợi.

9) Chuẩn bị dụng cụ cắt và tiến hành cắt để được độ dài bảo đảm yêu cầu của kỹ thuật hàn.

10) Để đảm bảo mặt sợi thẳng góc, tất cả các sợi cần hàn phải được cắt bằng bộ cắt sợi. Sử dụng cặp, nhíp để loại bỏ phần thừa của sợi vào trong vị trí quy định. Trong khi cắt phải đeo kính bảo vệ.

11) Tiến hành hàn :

a. Trường hợp hàn bằng phương pháp hàn hồ quang: Đưa các sợi hàn cần hàn vào máy hàn và thực hiện các thao tác cần thiết. Suy hao của mối hàn được chỉ thị trên máy. Nếu mối hàn đạt tiêu chuẩn thì thực hiện bảo vệ mối hàn bằng ống co nhiệt, bằng kẹp nhôm hoặc các dụng cụ bảo vệ chuyên dụng khác. Đo kiểm tra bằng máy OTDR (hoặc máy đo công suất quang) theo cả cả hai chiều. Nếu mối hàn không đạt yêu cầu thì thực hiện các thủ tục hàn lại cho đến khi đạt yêu cầu mới tiếp tục bảo vệ mối hàn.

b. Trường hợp hàn ghép cơ khí: sợi hàn được đưa vào bộ nối cơ khí . Để đảm bảo sợi không bị xoắn, đặt sợi vào ống trong khay hàn và sau đó cuộn sợi trong khay để tạo ra sự bền chắc trước khi ghép.

12) Sau khi hoàn thành việc hàn phải rất cẩn thận đưa mối hàn vào trong khay hàn. Đảm bảo rằng bán kính cong của sợi không bị quá giới hạn cho phép.

13) Sau khi tất cả các sợi đã được hàn cần giữ cho sợi chắc chắn bằng các ống hoặc các bọc đệm đặt trên khay (hình 4.6). Cuộn thêm các sợi riêng lẻ quanh khay hàn (hình 4.7). Luôn bảo đảm rằng bán kính cong của sợi không bị quá giới hạn cho phép. ống bao sợi và đệm sợi phải được xếp vòng quanh giá đỡ. Phải bảo vệ cáp quang và gia cường để ghép vào măng xông.

14) Đóng măng sông lại khi các mối hàn thoả mãn yêu cầu.



Hình 4.6: Ống bao sợi và đệm sợi



Hình 4.7: Cuộn thêm các sợi riêng lẻ quanh khay hàn

Điều 27. Lắp đặt măng sông cáp

1) Mặt bằng thi công phải bảo đảm cho bố trí vật liệu, không có hơi ga, chất dễ cháy, đảm bảo cho việc hàn nối sợi.

2) Hạn chế những người không có nhiệm vụ vào trong khu vực thi công.

3) Kiểm tra hộp măng sông theo tài liệu kỹ thuật.

4) Ướm cáp và kiểm tra hồ sơ tuyến cáp.

5) Chuẩn bị cáp cho măng sông theo kích thước tuỳ thuộc vào loại măng sông.

6) Cuốn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp và phải bảo đảm cho vừa măng sông.

7) Lắp kẹp cáp phải bảo đảm khi đưa cáp vào không bị gập quá bán kính cong cho phép. Sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, vít chặt dây gia cường vào thanh nối đất.

8) Bôi mỡ lên thành của vỏ trong măng sông.

9) Khi đặt gioăng nhựa phải ấn chặt nó lên thành vỏ trong măng sông.

10) Phải bôi mỡ vào mặt trong các cổng của gioăng nhựa.

11) Khi hàn nối măng sông cáp, cần phải phân nhóm sợi quang cẩn thận.

12) Phải đo kiểm tra chất lượng mối hàn sợi quang.

13) Khi đưa ống co nhiệt hoặc kẹp bảo vệ vào giữa của khay đựng sợi phải rất cẩn thận, định vị chắc chắn vào khay sợi.

14) Bôi mỡ lên mặt trên của gioăng nhựa.

15) Phải bọc vỏ trong măng sông bằng lưới đệm.

16) Kiểm tra đối soát lần cuối chất lượng mối hàn.

Điều 28. Lắp đặt giá phối dây

1) Chuẩn bị mặt bằng thi công

a. Mặt bằng thi công phải bảo đảm cho phân rải vật liệu dễ dàng, không có hơi ga, chất dễ cháy đảm bảo cho việc hàn nối sợi.

b. Hạn chế những người không có nhiệm vụ vào trong khu vực thi công.

2) Lắp giá phối dây ODF (Optical Distributions Frame)

a. Kiểm tra hộp giá ODF, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật của giá ODF.

b. Lắp hộp giá ODF lên khung giá theo thiết kế thi công và phải bảo đảm khung giá chắc chắn.

c. Ướm cáp quang vào giá ODF để chuẩn bị cáp, làm vệ sinh cáp, bóc tuốt vỏ cáp theo yêu cầu. Quấn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp. Trước khi cuốn phải lắp thêm một ống đệm để tránh kẹp trực tiếp vào vỏ cáp







Hình 4.8: Chuẩn bị đầu cáp

d. Lắp kẹp cáp phải bảo đảm rằng khi đưa cáp vào không bị gập quá bán kính cong cho phép, sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, vít chặt dây gia cường vào thanh nối đất (hình 4.9), định vị ống lỏng vào khe quy định, đậy nắp ngăn ống sợi phải bảo đảm không kẹp vào ống sợi.





Hình 4.9: Lắp đặt kẹp cáp

e. Phân nhóm sợi quang đặt trong ống nhựa theo từng nhóm (hình 4.10).

Lắp khay chứa sợi quang vào giá. Đưa các ống sợi vào khay (hình 4.11). Định vị dây nối quang vào khay chứa sợi quang, các dây nối phải được đánh dấu.



Hình 4.10: Phân nhóm sợi quang



Hình 4.11: Xếp sợi quang vào khay

f. Phân nhóm dây nối quang.

g. Đưa sợi quang đã hàn đạt chất lượng vào khay đựng sợi quang, chú ý không để sợi quang cong quá bán kính cho phép.

h. Đặt ống co nhiệt mối hàn đúng vị trí theo thứ tự trong gá ống bảo vệ (hình 4.12).

i. Lắp bộ nối quang (connector) trên bảng tiếp hợp (adaptor). Phải đánh dấu tên cho từng vị trí bộ nối quang (hình 4.13).

j. Kiểm tra đối soát lần cuối chất lượng hàn nối sợi quang.

k. Định vị cáp trên đầu giá cáp ODF.

l. Kiểm kê bàn giao vật tư dự phòng còn lại.





Hình 4.12: Đặt ống gia cố mối hàn



Hình 4.13: Lắp bộ nối quang vào bảng tiếp hợp

Điều 29. Thi công tiếp đất cho tuyến cáp

Thi công tiếp đất cho tuyến cáp phải đúng với thiết kế và tuân thủ theo quy định hiện hành TCN 68-174:1998.



Chương 5.

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG NHÀ TRẠM

Điều 30. Các quy định chung

1) Chương này của quy phạm áp dụng cho việc:

a. Lắp đặt thiết bị thông tin cáp quang.

b. Xây dựng nhà trạm, hệ thông nguồn, các thiết bị chiếu sáng, hệ thống nối đất. Khi thực hiện công tác xây dựng phải tuân theo đúng các quy trình, quy chuẩn xây dựng, quy phạm của các Ngành có liên quan và các tài liệu hướng dẫn riêng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2) Khi lắp đặt các thiết bị thông tin quang (sau đây gọi tắt là thiết bị) phải thực hiện các yêu cầu sau:

a. Các quy định trong chương này;

b. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy phạm xây dựng hiện hành;

c. Quy phạm kỹ thuật an toàn xây dựng, các quy định về bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ;

d. Các quy định về môi trường;

e. Đề án thiết kế và các tài liệu khác có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị lắp đặt không được tự ý thay đổi thiết kế.

f. Trường hợp cần thay đổi thiết kế đã được phê duyệt trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa đều phải có sự thoả thuận bằng văn bản giữa các đơn vị thiết kế và đơn vị cần thay đổi thiết kế và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3) Chỉ được phép tiến hành công tác xây lắp khi có các điều kiện sau đây:

a. Các tài liệu kỹ thuật (thiết kế và dự toán) đã được phê duyệt.

b. Kế hoạch thi công đã được duyệt.

4) Người tham gia lắp đặt phải được huấn luyện và nắm vững các điều quy định của quy phạm kỹ thuật, quy trình công nghệ và quy phạm an toàn (phần có liên quan đến công việc đó).

5) Tất cả vật liệu bổ sung khi lắp đặt các bộ phận quan trọng của thiết bị, phải lập thành hồ sơ riêng kèm theo hồ sơ của thiết bị.

6) Trong quá trình lắp đặt phải kiểm tra, nghiệm thu từng hạng mục công trình, có biên bản cụ thể.

7) Công tác xây lắp được tiến hành theo hai bước:

Bước 1: Hoàn thành toàn bộ những kết cấu xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt thiết bị .

Bước 2: Tiến hành lắp đặt các thiết bị được tổ hợp thành cụm và các khối.

8) Cấm bốc dỡ thiết bị bằng cách ném hoặc quăng quật. Khi móc buộc thiết bị phải chú ý tuân theo các ký hiệu chỉ dẫn trên bao bì.

9) Các tải trọng phụ đặt lên các kết cấu xây dựng (tải trọng, hướng, vị trí) phát sinh do treo hay néo các phương tiện chằng buộc phải phù hợp với những chỉ dẫn trong bản vẽ thiết kế tổ chức thi công.

Khi không có chỉ dẫn thì việc chất thêm tải trọng phụ phải có văn bản cho phép của cơ quan thiết kế và thi công phần xây dựng.

Trong trường hợp đó, cơ quan lắp đặt phải có biện pháp để không làm hư hỏng các kết cấu phần xây dựng.



Điều 31. Công tác chuẩn bị thi công

1) Các yêu cầu về tài liệu thiết kế và kỹ thuật: Trước khi thi công, cơ quan giao thầu phải giao cho cơ quan nhận thầu các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, bao gồm:

a. Hồ sơ vật tư, thiết bị và các thiết bị đo kèm theo;

b. Bản hướng dẫn lắp ráp thiết bị, các sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt;

c. Toàn bộ các bản liệt kê chi tiết thiết bị (được gửi kèm theo hàng);

d. Các tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo về lắp đặt và vận hành thiết bị;

e. Các biên bản nghiệm thu xuất xưởng của nhà chế tạo và các hồ sơ chi tiết về đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

2) Các yêu cầu về cung cấp thiết bị.

a. Các thiết bị nên giao dưới hình thức đã lắp ráp hoàn chỉnh, trong trường hợp thiết bị quá khổ có thể giao hàng dưới hình thức tháo rời thành nhiều khối tuỳ theo khả năng điều kiện vận chuyển và lắp đặt; với điều kiện khi lắp ráp lại không đòi hỏi phải thực hiện những thao tác tu chỉnh khác.

b. Khi giao thiết bị, nhà cung cấp phải bao gói cẩn thận để đảm bảo chất lượng trong lúc chuyên chở.

c. Trên bao bì của từng kiện thiết bị phải ghi rõ số lượng và phải ghi chữ hoặc vẽ các ký hiệu chỉ dẫn về vị trí móc cáp, chiều thuận của bao bì và quy định việc che mưa nắng v.v...

3) Trình tự, điều kiện tiếp nhận, bảo quản bàn giao các thiết bị và vật tư xây lắp.

a. Khi vận chuyển, bảo quản thiết bị phải đảm bảo theo đúng các yêu cầu về vận chuyển, bảo quản thiết bị thông tin và chỉ dẫn của nhà chế tạo.

b. Trình tự, điều kiện tiếp nhận và bảo quản các thiết bị, phụ kiện và vật tư ở kho phải theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.

c. Khi nhận các thiết bị phải xem xét cẩn thận và kiểm tra các nội dung sau:

- Tính trọn bộ của thiết bị.

- Mã hiệu thiết bị phải phù hợp với:

+ Phiếu giao hàng của nhà chế tạo;

+ Bản kê đóng hòm (Parking list);

+ Những đặc điểm và điều kiện kỹ thuật khi giao hàng.

- Tình trạng thiết bị (không bị gẫy, hỏng, không có các khuyết tật, đã sơn, đã bôi dầu mỡ...).

Kết quả kiểm tra xem xét phải được lập thành biên bản giữa các bên liên quan. Trường hợp cần thiết khi kiểm tra xong phải bao gói lại cẩn thận.

d. Nếu qua kiểm tra thiết bị lúc nhận hàng mà phát hiện thấy những vi phạm đã nêu ở điểm c, thì bên nhận hàng phải khiếu nại với bên giao hàng bằng văn bản, trường hợp cần thiết phải mời đại diện bên giao hàng đến thảo luận những biện pháp giải quyết.

e. Nếu các chi tiết và các cụm chi tiết bị mất dấu, mất mã hiệu thì phải kiểm tra lại trước khi lắp đặt.

f. Tại nơi bảo quản phải treo biển ghi rõ tên các cụm chi tiết của thiết bị, nếu thiết bị để ngoài trời thì phải đóng cọc treo các biển nói trên. Các khối thiết bị lớn, nặng phải ghi rõ cả khối lượng của chúng.

g. Khi để ở bãi trống hay ở trong nhà không có sàn các thiết bị phải kê trên các giá, không được để trạm đất.

h. Ở các kho ngoài trời, thiết bị phải được sắp xếp và bảo vệ sao cho không bị tụ đọng nước và hơi ẩm. Các thiết bị phải xếp sao cho chúng không bị cong vênh, không bị biến dạng và phải được cố định chắc chắn để khỏi bị đổ.

i. Trong trường hợp các thiết bị do nhà chế tạo đã lắp ráp sẵn và gửi đến còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng, không bị bụi bẩn, không có sự nghi ngờ trong qúa trình vận chuyển và bảo quản, nếu thấy cần thiết phải tháo thiết bị ra để kiểm tra thì phải lập biên bản với sự có mặt của các đại diện của cơ quan giao thầu và cơ quan lắp đặt. Công việc tháo lắp phải thực hiện hoàn toàn theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.

j. Các khối thiết bị rời và các phụ kiện của nó phải được bảo quản trong nhà khô ráo, có thông gió. Khi vận chuyển chúng đến chỗ lắp ráp hay lắp đặt phải bảo vệ chúng trong bao gói chuyên dùng. Chỉ được tháo bao gói ra tại phân xưởng hay tại chỗ lắp đặt.

k. Cấm để ắc quy chì chung với ắc quy kiềm.

l. Khi giao nhận thiết bị để lắp đặt phải có biên bản, cơ quan lắp đặt phải xem xét bên ngoài của thiết bị.

m.Thiết bị trước khi bảo dưỡng, thử nghiệm và lắp đặt phải kiểm tra lại tính chất trọn bộ và chất lượng của thiết bị. Nếu thấy không trọn bộ hoặc hư hỏng thì cơ quan lắp đặt phải lập biên bản và nếu cần có cả đại diện của nhà chế tạo

n. Bên giao phải chịu trách nhiệm xử lý các hư hỏng và tính không trọn bộ của thiết bị ghi trong biên bản.



tải về 469.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương