Tcn 68 178: 1999 quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang code of practice For the constructions of optical fiber communication systems MỤc lụC


Điều 12. Nguyên tắc thiết kế tuyến cáp quang



tải về 469.34 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích469.34 Kb.
#11240
1   2   3   4   5   6

Điều 12. Nguyên tắc thiết kế tuyến cáp quang

1) Chọn tuyến đặt cáp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Hợp lý và kinh tế nhất;

- Bảo đảm các tham số truyền dẫn của tuyến cáp;

- Thi công thuận lợi hoặc không quá khó khăn, phức tạp;

- Thuận lợi cho việc quản lý tuyến cáp lâu dài;

- Khi chọn tuyến cáp cần tránh các khu vực có địa hình quá phức tạp không thể thi công hoặc không đảm bảo an toàn cho cáp như: đầm lầy, vực sâu, dốc cao, vùng có nước suối lở lớn, vùng có động đất, vùng có độ ăn mòn cao.

2) Chọn cáp quang cho tuyến phải có cấu trúc phù hợp với loại hình lắp đặt, tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành (TCN 68-160:1995).

3) Việc tính toán đặc tính truyền dẫn của tuyến phải dựa vào các tham số đã được quy định trong các quy trình, các tiêu chuẩn hiện hành. Việc tính toán này phải được dựa trên quỹ công suất PT (PT là suy hao tổng giữa thiết bị phát và thiết bị thu)

PT được tính theo công thức sau:

PT = PS - PR = αFL + LSP + P + m

Trong đó: PS là công suất quang của nguồn phát đo tại điểm S là điểm nằm trên sợi quang ngay sau bộ nối quang phía phát (dBm).

PR là độ nhạy thu được đo tại điểm R là điểm nằm trên sợi quang ngay phía trước bộ nối quang phía thu (dBm).

αF là hệ số suy hao của sợi quang (dB/Km).

L là độ dài cáp (Km).

LSP là suy hao của các mối hàn sợi (dB).

P là độ thiệt thòi luồng quang cực đại (thường bằng 1 dB).

m là công suất dự phòng (dB).

Giá trị tán sắc của tuyến phải phù hợp với các giá trị quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 13. Thiết kế tuyến cáp treo

1) Thiết kế treo cáp

a. Phải sử dụng dây tự treo làm dây treo cáp nhưng phải tính toán lực kéo, độ chùng tiêu chuẩn cho phép và xử lý cáp tại các cột. Tại những nơi nguy hiểm như có gió lớn, đổi hướng tuyến vv..., phải có biện pháp gia cố thêm các nút buộc gắn cáp với dây tự treo vào cột.



b. Trong trường hợp cột vượt hoặc khoảng cách giữa hai cột lớn, phải thiết kế dùng thêm dây phụ trợ treo cáp để đảm độ bảo chịu lực. Trong trường hợp đó, cần phải tính toán cường độ dây để đảm bảo an toàn cho cáp treo. Có thể kéo cáp quang vượt qua đường sắt, đường bộ, đường dây truyền thanh, đường dây thông tin khác, đường dây điện lực và các kiến trúc khác bằng cột nối đơn hoặc kép nhưng phải bảo đảm khoảng cách như các Bảng 3.1, 3.2, 3.3.

Bảng 3.1: Quy định về khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác

STT

Loại kiến trúc

Khoảng cách, m

1

Vượt đường ô tô có xe cần cẩu đi qua

5,5

2

Vượt đường sắt ở trong ga (tính đến mặt ray)

7,5

3

Vượt đường sắt ở ngoài ga (tính đến mặt ray)

6,5

4

Vượt nóc nhà và các kiến trúc cố định

1,0

5

Cáp thấp nhất cách dây cao nhất của đường dây thông tin khác khi giao chéo nhau

0,6

6

Song song với đường ô tô, điểm thấp nhất cách mặt đất




Bảng 3.2: Quy định về khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác

STT

Loại kiến trúc

Khoảng cách, m

1

Từ cột treo cáp tới thanh ray gần nhất

4/3 chiều cao cột

2

Từ cột treo cáp tới mép ngoài cùng của cây

1,0

3

Từ cột treo cáp tới nhà cửa và các kiến trúc khác

3,0

4

Khoảng cách giữa hai cột kép (tính từ điểm giữa các cột kép)

8,5

5

Từ cột treo cáp tới mép vỉa hè

0,5

Bảng 3.3: Quy định về khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với dây điện lực

STT

Loại dây điện

Khoảng cách, m

1

Với dây điện lực hạ thế

1,25

2

Với dây điện lực cao thế

- từ 1 kV đến 10 khu vực

- trên 10 kV đến 110 kV

- trên 110 kV đến 220 kV

- trên 220 kV đến 500 kV

3,0


5,0  7,0

10

20



c. Đối với những đoạn tuyến cáp đi qua vùng đồi núi thì ngoài việc trang bị lắp ghép và hãm buộc dây treo cáp trên cột còn phải chú ý đến sự biến đổi của độ dốc.

d. Đối với trường hợp cáp quang vượt qua cầu hoặc men theo vách đá, có thể lợi dụng thành cầu và vách đá cho cáp vượt qua. Trong trường hợp lợi dùng thành cầu để lắp đặt cáp phải nắm thật cụ thể tình hình kết cấu, chiều dài, khoảng cách nhịp cầu...

2) Trang bị cột.

a. Phải dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành để tính toán chiều cao và độ sâu chôn cột, độ võng, khoảng cách giữa các cột và các ảnh hưởng của môi trường đến cáp. Khoảng cách 40 m là khoảng cách cột chuẩn. Đối với các trường hợp đặc biệt khi khoảng cột lớn hơn 40 m, phải tiến hành thiết kế cột riêng và biện pháp gia cố cột theo các điều kiện thực tế và quy định Nhà nước về thiết kế cột để đảm bảo an toàn. Độ võng của cáp không được vượt quá 1,5 % khoảng cột.

Đối với khoảng cách đặc biệt giữa các cột khi lắp đặt cáp qua sông, vùng đầm lầy... thì phải thiết kế xây dựng cột vượt, cột chuẩn bị vượt có thêm dây phụ trợ treo cáp.

b. Tất cả các cột vượt và cột chuẩn bị vượt trong các trường hợp giá đỡ trên thành cầu, trên vách đá... đều phải tính đến quy cách xây dựng để bảo đảm an toàn.

c. Trên cột vượt và cột chuẩn bị vượt đều phải trang bị bàn trèo.

3) Trang bị dây co

a. Dây co phải bằng dây thép mạ kẽm có n sợi đường kính mỗi sợi 4 mm xoắn với nhau (n = 3, 5, 7, 9 xác định theo thiết kế). Khi dây co chịu lực lớn có thể thiết kế dây co bằng các loại thép bện. Cần tính toán vị trí mắc dây co trên cột đặt gần trọng tâm của lực, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa dây co và cáp.

b. Trên cột chuẩn bị vượt, dây co phải buộc gần sát chỗ kẹp cáp, dây co ở mỗi tầng phải làm riêng một thanh hãm hoặc móng dây co, khi cần thiết thì những tầng dây co có thể dùng chung một thanh hãm hoặc một móng dây co nhưng phải tính đến khả năng chịu lực kéo bật của dây co.

c. Để cân bằng lực kéo của khoảng cáp vượt, phải tiến hành trang bị dây co đỡ đầu cho cột vượt. Quy cách và vị trí buộc phải tính toán cụ thể trong thiết kế. Để tiện cho thi công, dây co trang bị cho cột vượt nên dùng dây thép bện và kẹp sắt bu-lông để hãm buộc.



4) Trang bị chân chống, xây móng và ụ quầy cho cột

a. Tại những vùng ngập nước, sình lầy đất mềm, phải thiết kế xây dựng chân chống, xây móng và ụ quầy gia cố cho cột.

b. Ở những vị trí không thể làm được dây co thì trang bị chân chống để thay dây co gia cố cột.

c. Cột vượt và cột chuẩn bị vượt đều phải được đổ móng bê tông chôn cột chung cho cả hai nhánh. Kích thước móng cột phải tính toán cụ thể.

(Độ võng của cáp treo có thể được tham khảo ở bảng 3.4).

Bảng 3.4: Độ võng tham khảo của cáp treo (m)

Khoảng cột, m

Nhiệt độ 0C



40

50

60

70

80

10

20

30



40

0,4

0,42


0,44

0,46


0,50

0,52


0,54

0,55


0,56

0,58


0,60

0,62


0,60

0,62


0,64

0,66


0,64

0,66


0,68

0,79


5) Trang bị chống sét cho tuyến cáp

a. Cứ khoảng 200 m dọc theo tuyến cáp phải trang bị một cọc tiếp đất nối vào dây treo kim loại và thành phần kim loại của cáp treo.

b. Trên cột vượt và cột chuẩn bị vượt phải trang bị dây thu lôi. Đối với cột bê tông, cần làm dây thu lôi ngoài dọc từ trên ngọn xuống chân cột. Đối với cột sắt có thể hàn kim thu lôi vào ngọn cột và hàn dây đất vào gốc cột. Điện cực tiếp đất của thu lôi phải chôn cách xa cột. Khi cột vượt là cột chữ H phải trang bị dây thu lôi riêng biệt ở hai nhánh của cột và điện cực tiếp đất của thu lôi phải chôn xa chân cột và chôn theo hai hướng ngược nhau.

Điều 14. Thiết kế tuyến cáp chôn trực tiếp

1) Cáp quang chôn trực tiếp nên thiết kế chôn trực tiếp. Chỉ trang bị cáp đặt trong ống trong trường hợp cần thiết tại những nơi có tác động về cơ học, môi trường lớn hơn khả năng cho phép của cáp và thích hợp cho việc dỡ bỏ hoặc di chuyển sau này.

2) Phải thiết kế cáp quang chôn trực tiếp với độ sâu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp chôn. Phải trang bị băng báo hiệu ngay trên cáp chôn trực tiếp. Cứ 200 m phải có mốc đánh dấu tuyến cáp. Phải có mốc đánh dấu riêng cho tuyến cáp tại những vị trí tuyến cáp đổi hướng, tại các bể chứa măng xông cáp và tại các hố dự trữ cáp. Mốc cáp phải đúc bằng bê tông cốt thép, ký hiệu “CÁP QUANG” bằng chữ in đúc chìm, có quy ước đánh số thứ tự.

3) Trường hợp chôn cáp quang nơi nền đất đá cấp I, II độ sâu rãnh chôn cáp là 1,2 m. Trường hợp chôn cáp quang nơi nền đất đá cấp III độ sâu rãnh chôn cáp là 0,7 m. Trường hợp chôn cáp quang nơi nền đất đá cấp IV, V độ sâu rãnh chôn cáp là 0,5 m. ở nơi đất mềm tơi xốp không thể đào sâu được vì dễ sụt lở thì phải dùng giải pháp đầm chặt (tăng hệ số đầm chặt đến K= 0,95) và dùng ống PVC để bảo vệ thêm cho cáp. ở những đoạn cáp qua sông độ sâu chôn cáp là 1,5 m dưới đáy sông.

Những trường hợp đặc biệt có quy định thiết kế riêng.

4) Khi cáp qua cầu, phải đặt cáp trong ống nhựa PVC và ngoài cùng là ống sắt 100. Lợi dụng thành cầu và vách cầu để lắp đặt đường cáp. Nơi cáp lên và xuống cầu nhất thiết phải xây ụ quầy bằng bê tông phù hợp với điều kiện lắp đặt. ụ quầy phải không cản trở giao thông và gây tác động có hại tới kiến trúc cầu. Phải để dư cáp tại mỗi đầu cầu ít nhất là 12 m cho việc sửa chữa sau này.

5) Khi cáp qua sông, ao hồ, mương ngòi mà không đặt trên cầu được thì có thể làm cột vượt hoặc chôn trực tiếp dưới ao, hồ, sông ngòi theo thiết kế tương ứng với treo cáp qua cột vượt hoặc chôn trực tiếp. Nơi bắt đầu qua sông cũng phải xây ụ quầy và phải có biển báo rõ ràng. Phải có máng bằng bê tông hoặc sắt để bảo vệ cáp nơi cập bờ và nơi có dòng chảy xiết. Cáp chôn trực tiếp dưới lòng sông, ao hồ không cần bảo vệ bằng tấm bê tông nhưng phải có biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo đủ độ sâu an toàn. Cáp qua mương ngòi nhỏ thì phải dùng ống sắt 100 đủ bền để dẫn cáp qua mương và cũng phải có biển báo rõ ràng.

6) Phải vẽ sơ đồ mặt cắt tại nhiều nơi trên tuyến cáp, đặc biệt ở những nơi có địa hình không bình thường như qua đường giao thông, qua đê.

7) Phải trang bị chống sét cho tuyến cáp trong trường hợp cần thiết theo tiêu chuẩn và quy phạm chống sét hiện hành (TCN 68-135: 1995, TCN 68-140: 1995, TCN 68-174: 1998 và các tiêu chuẩn, quy định khác có liên quan).

Bảng 3.5: Quy định về khoảng cách tối thiểu giữa cáp quang và các công trình ngầm khác

STT

Các công trình ngầm

Song song

Chéo nhau

1

Đường điện lực:

- Hạ thế


- Cao thế

1,25 m


3,00 m

0,50 m


1,00 m

2

Đường ống nước

1,00 m

0,15 m

3

Đường cống nước thải

1,50 m

0,25 m

4

Đường ống dẫn dầu

1,50 m

0,25 m

8) Phải thiết kế bảo vệ măng xông cáp trong bể cáp. Bể cáp chứa măng xông phải đủ rộng để chứa cả cáp dư và có chỗ để gia cố bảo vệ măng xông cáp.

Điều 15. Thiết kế tuyến cáp đặt trong cống

1) Việc thiết kế cáp quang đặt trong hệ thống cống bể cáp phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành.

2) Tính toán cống bể cáp.

a. Khi tính toán cống bể cáp cần phải quy định:

- Số lượng ống chứa cáp.

- Kích thước bể cáp.

- Vị trí của bể cáp và cống cáp. Yêu cầu về khoảng cách của cống bể cáp với các công trình kiến trúc khác như quy định trong bảng 3.6.

- Khả năng thay đổi vị trí của bể cáp.

- Khoảng cách giữa các bể cáp, loại và số lượng cống bể cáp.

b. Khi thiết kế tuyến cống bể cáp phải quy định độ rộng và độ sâu phù hợp với số lượng ống, khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần đáy rãnh nhất. Các chỉ tiêu cần phải bảo đảm theo tiêu chuẩn ngành hiện hành (TCN 68-153:1995).

c. Cáp đi trong cống bể phải đặt trong ống nhựa phụ.

Bảng 3.6: Quy định về khoảng cách của đường cống bể với các kiến trúc khác




Loại kiến trúc

Vị trí cống bể so với các kiến trúc khác

Loại ống dẫn nước có đường kính (mm)

Cống nước thải các loại

Cáp điện lực




< 300

300 - 500

> 500




< 35 kV

 35 kV

Song song, m

 1

 1,5

 2

 1,5

1,25

3

Chéo nhau, m

 0,15

 0,15

 0,15

 0,25

0,5

1

- Vị trí của tuyến cáp nằm ở lòng đường: phải cách mép đường ít nhất 1 m. Vị trí tuyến cáp ở trên vỉa hè: phải cách tường nhà ít nhất 1 m

- Đường cống bể phải cách ray gần nhất của đường sắt tối thiểu 5 m.

Ghi chú:

- Khoảng cách song song của đường cống bể với đường sắt tính từ chân ta luy đường sắt.

- Góc giữa đường sắt với đường cống bể không được nhỏ hơn 600.


3) Trang bị gá đỡ ống: Khi thiết kế phải quy định khoảng cách tối đa giữa các gá đỡ ống trong nền đất bình thường và trong nền bê tông.

Điều 16. Thiết kế tuyến cáp trong hầm

1) Cáp đi trong hầm phải được thiết kế đặt trên các ngăn giá, phải bố trí cáp theo thứ tự để dễ bảo dưỡng sau này, phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật cáp quang đặt trong hầm. Nên tính toán độ dài cáp để các điểm hàn nối không nằm trong hầm.

2) Khi thiết kế phải có sơ đồ mặt cắt hầm tại nhiều vị trí dọc theo tuyến cáp.

3) Căn cứ vào vật liệu xây tường và trần của hầm cáp để có thiết kế và biện pháp thi công phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

4) Phải căn cứ vào chiều cao, độ rộng của hầm cáp (thường không dưới 2 m), cửa ra vào để xác định đường đi của tuyến cáp.

Điều 17. Thiết kế cáp đi trong nhà

1) Cáp đi trong nhà được đặt trong các ống đi trong tường hoặc đi nổi ngoài tường và phải có các hệ thống ngăn cáp, bọc cáp (hệ thống cầu cáp).

2) Ống và hệ thống cầu cáp phải thoả mãn giới hạn về cơ học, bán kính cong nhỏ nhất của cáp quang.

3) Hộp xử lý cáp phải được đặt tại các điểm rẽ và treo ngang hoặc thẳng đứng.

4) Cáp trong hộp xử lý cáp đặt theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng phải có độ dài lớn hơn hoặc bằng bốn lần bán kính cong cho phép của cáp.

Điều 18. Thiết kế tiếp đất cho tuyến cáp

1) Phải tính toán kết cấu tiếp đất cho tuyến cáp theo tiêu chuẩn, quy phạm ngành về tiếp đất hiện hành (TCN 68 - 141:1995, TCN 68-174: 1998).

2) Việc tiếp đất cho cáp có thành phần kim loại phải phù hợp với điều 16 của TCN 68-174: 1998.

Điều 19. Thiết kế nhà trạm và bố trí lắp đặt thiết bị

1) Nhà trạm: Thiết kế nhà trạm phải tuân thủ các quy phạm, quy chuẩn về xây dựng.

a. Địa điểm xây dựng phải bảo đảm thuận lợi cho việc khai thác và bảo dưỡng.

b. Thiết kế nhà trạm phải thoả mãn yêu cầu đối với thiết bị lắp đặt.

c. Phải bảo đảm chống ảnh hưởng có hại của môi trường.

d. Phải bảo đảm thuận tiện cho cáp nhập trạm.

2) Thiết bị thông tin cáp quang

a. Tính toán đưa ra chi tiết cấu hình của hệ thống thiết bị thông tin cáp quang bao gồm phần cứng, phầm mềm (nếu có), xác định chủng loại, quy cách, số lượng thiết bị.

b. Khi thiết kế cần phải đưa ra các chi tiết liên quan đến giao diện đấu nối của thiết bị.

c. Bố trí chỗ đặt thiết bị an toàn, thuận tiện cho việc vận hành, bảo dưỡng.

d. Phải trang bị tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ cho thiết bị thông tin cáp quang theo các quy định hiện hành (TCN 68 - 141:1995, TCN 68-174: 1998).

3) Hệ thống nguồn

a. Phải được bố trí bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc đi lại vận hành.

b. Kết hợp sử dụng các hệ thống nguồn sẵn có.

c. Phải được trang bị đảm bảo công suất và công suất dự phòng để vận hành thiết bị 24/24 giờ.



4) Hệ thống tiếp đất

a. Cần phải tính toán kết cấu mạng tiếp đất phù hợp cho khu vực nhà trạm có đặt thiết bị thông tin cáp quang.

b. Kết cấu hệ thống tiếp đất cho thiết bị thông tin cáp quang gồm cả tiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ và đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy trình hiện hành (TCN 68 - 141:1995, TCN 68-174: 1998).

Chương 4.

THI CÔNG LẮP ĐẶT TUYẾN CÁP QUANG

Điều 20. Những quy định chung

1) Thi công xây dựng tuyến thông tin cáp quang phải tuân theo đúng đồ án thiết kế đã được phê chuẩn và những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thi công.

2) Khi chưa có đồ án thiết kế chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất thiết không được khởi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư cần tổ chức bàn giao mặt bằng thi công và tuyến thi công giữa các bên: chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị khác có liên quan.

3) Trước khi thi công phải có đầy đủ các giấy phép xây dựng.

4) Đơn vị thi công phải lập kế hoạch thi công (phương án thi công, thiết kế tổ chức thi công) để đảm bảo thi công đúng theo thiết kế và theo tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đảm bảo thi công đúng khối lượng, thời hạn và giá thành xây dựng.

5) Đơn vị thi công không được tự ý sửa đổi thiết kế.

6) Các vật liệu sử dụng trong công trình phải tuân thủ theo từng quy định trong thiết kế. Trường hợp cần thay đổi vật liệu khác với đồ án thiết kế, phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

7) Tất cả các loại vật liệu trước khi đem dùng vào công trình phải được nghiệm thu về chất lượng và số lượng.

8) Vật liệu, thiết bị, dụng cụ đưa ra hiện trường thi công phải có kho bảo quản và phân công người quản lý theo đúng quy trình quy phạm về bảo quản vật tư.

9) Phải đo kiểm tra cáp trước và sau khi thi công. Kiểm tra các hạng mục cần thiết khác của tuyến cáp.

10) Lực kéo cáp không được lớn hơn khối lượng của 1 Km cáp.

11) Bán kính cong phải không nhỏ hơn bán kính cong cho phép của cáp (lớn hơn 20 lần đường kính cáp).

12) Phải để dư cáp tối thiểu 12 m tại các điểm nối măng sông và 30 m ở cáp nhập trạm cho mỗi đầu cáp. Cáp dư phải được quấn thành cuộn gọn gàng với bán kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.

13) Khi thi công cần phải có phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động, chú ý bảo vệ tài sản của nhân dân và của Nhà nước tại những nơi đường cáp đi qua.

14) Khi xây dựng tuyến mới gần tuyến cũ đang sử dụng, hoặc sửa chữa, lắp đặt thêm cáp trên tuyến đang sử dụng phải liên hệ chặt chẽ với các cơ sở Bưu điện ở địa phương, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan.

15) Việc thi công phải nhanh, gọn, đảm bảo an toàn giao thông và bảo đảm vệ sinh môi trường, sinh thái.

16) Phải đánh dấu tuyến cáp, số cáp, đơn vị sử dụng bằng các cọc mốc, biển báo. Cứ ba bể cáp cần có một biển báo. Ngoài ra cần báo hiệu ở những nơi cáp đổi hướng, qua đường, qua cầu và qua các công trình khác.

Điều 21. Lắp đặt cáp treo

1) Đào hố

a. Trước khi đào hố phải đo lại vị trí cọc mốc.

b. Hố cột phải đúng quy cách đã thiết kế.

c. Đào hố phải để lại cọc mốc để dễ kiểm tra theo dõi.

d. Khi đào hố, đất được đem lên cần để ở phía ngược với phía dựng cột.

Đất phải để cách xa miệng hố khoảng 20 cm. Hố đào trong ngày cần dựng cột ngay.

e. Hố dây co (hố chân chống) phải được đào dịch ra ngoài cột mốc, theo hướng của dây co (hướng của chân chống) một khoảng tuỳ theo độ sâu của móng dây co (móng chân chống) và tuỳ theo tỷ số L/H của cột. Đào thêm một mương xiên để căng dây co cho thật thẳng, lắp dây co (lắp chân chống) đúng hướng chịu lực. (Tính toán chi tiết có thể tham khảo QPN 01-76).

Trong đó L: khoảng cách chân dây co, chân chống đến chân cột,H: độ cao cột.

f. Khi đào hố cho cột và dây co ở phía đường cái thường có người qua lại, trong trường hợp đào xong chưa kịp dựng cột, chôn dây co hoặc chân chống thì phải đậy ván, làm báo hiệu để chỉ dẫn ngăn ngừa tai nạn.

2) Lắp đặt dây co

a. Căng dây co phải bảo đảm đúng với tỷ số L/H trong thiết kế.

b. Căng dây co ở cột góc và cột đầu cuối phải đảm bảo độ ngả ở ngọn cột. Dây co phải nằm trên đường phân giác của góc hợp thành bởi hai phía của cáp theo chiều ngược với lực căng của cáp. Các mối quấn buộc phải chắc chắn, gọn và đẹp. Dây co từ ngọn đến gốc thẳng, không để gãy gấp.

c. Bộ phận dây co quấn vào cột, bộ phận quấn buộc bằng dây sắt, bộ phận dây co tự quấn, bộ phận lắp thêm vào đệm dây co đều phải sơn chống rỉ. Bộ phận dây co chôn dưới đất và bộ phận trồi lên khỏi mặt đất 30 cm trở xuống phải có biện pháp để chống rỉ.

d. Khi quấn buộc dây co nên dùng dây sắt mềm để quấn buộc hoặc có thể dùng cách tự quấn. Phải bảo đảm kỹ thuật mối quấn buộc.

e. Trường hợp trên cột có hai dây co cùng hướng thì chỗ nối liền giữa thân của hai dây co và chân dây co phải dùng vòng đệm dây co riêng biệt (hình 4.1) (Nếu chân dây co dùng thanh sắt tròn thì không cần dùng vòng đệm dây co).





Hình 4.1: Trang bị chân dây co chung vào một chân ốc hãm



Hình 4.2: Đào hố, rãnh xiên trang bị cho chân dây co

f. Khi chôn chân dây co phải đào một rãnh xiên từ đáy hố lên đến chỗ cọc mốc dây co làm cho chân dây co nối với thân dây co nằm trên một đường thẳng, chiều dài trồi lên khỏi mặt đất nên lấy là 20  30 chứng minh (hình 4.2). Các quy định chi tiết có thể tham khảo Qui phạm Ngành QPN 01-76.

3) Lắp đặt cáp

a. Việc đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt phải được tính đến trước khi lắp đặt cáp.

b. Phải tuân thủ đầy đủ công tác chuẩn bị lắp đặt cáp quang treo.

- Dọn quang mặt bằng thi công.

- Lắp ròng rọc trên cột.

- Lắp đặt tời kéo có trang bị cầu chì ngắt.

- Treo dây kéo.

- Làm đầu kéo.

c. Kéo cáp.

- Tốc độ kéo phải nhỏ hơn 20 m/phút.

d. Căng cáp.

- Kiểm tra xử lý xoắn cáp.

- Dùng tời điều chỉnh độ căng của dây treo.

- Điều chỉnh độ võng của cáp theo thiết kế.

- Khi kẹp dây treo dùng dụng cụ điều chỉnh tăng dây để trợ giúp kẹp dây treo.

e. Măng xông cáp, cáp dự trữ được treo trực tiếp vào cột.

f. Phải lắp biển báo hiệu tại những chỗ cần thiết, ngoài ra đặc biệt chú ý nơi qua đường, qua cầu, qua các công trình khác vv...

g. Trong trường hợp lắp đặt cáp qua sông, đầm lầy, địa hình phức tạp... cáp quang được treo trên dây gia cường chịu lực. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống ròng rọc được đặt trên mỗi đầu cột và dọc theo đường dây gia cường treo cáp. Tời kéo cáp được xâu qua hệ thống này và nối vào cáp. Dùng tời có cầu chì kéo cáp để kéo cáp từ cuộn cáp qua khoảng cách giữa các cột.

4) Các trường hợp treo cáp đặc biệt

a. Cáp quang treo chung với đường dây điện lực.

Vì khoảng cột của Điện lực dài hơn khoảng cột của Bưu điện, khi thi công cáp quang trong trường hợp này phải áp dụng theo khoảng cột dài và cột vượt.

Khi thi công cáp quang cùng đường dây điện lực phải chú ý tính toán độ dài cuộn cáp phù hợp với khoảng cột, tránh trường hợp phải nối cáp ở khoảng giữa hai cột, chọn cáp thi công theo thiết kế.

Trước khi thi công phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý đường dây điện lực, phải cắt điện và có báo hiệu thi công tuyến cáp quang, đăng ký thời gian làm việc hàng ngày và khoảng thời gian thi công.

b. Đối với cáp quang lắp đặt qua cầu, cáp phải được đặt trên trên máng cáp (nếu có sẵn) hoặc trong ống sắt bảo vệ. Phải tính toán sao cho không có mối nối trên cầu. Sau khi lắp đặt xong phải viết ký hiệu đánh dấu “CÁP QUANG”.




tải về 469.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương