Tc. Dd & tp 16 (5) 2020 Ứng dụng chấT ĐIỀu vị ĐỂ giảm tiêu thụ muối trong chế ĐỘ Ăn tốt cho sức khỏE


 Thông tin tổng quát về gia vị uma-



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu07.11.2023
Kích0.52 Mb.
#55585
1   2   3   4   5   6
16.5.112 118-136-237 Khác (2)

2. Thông tin tổng quát về gia vị uma-
mi – bột ngọt
Trong các thực phẩm lên men, bột ngọt 
là một sản phẩm gia vị chứa hàm lượng 
glutamate tinh khiết dồi dào nhất với 
trên 99% là mononatri glutamate nên có 
khả năng tạo vị umami rõ nét cho món 
ăn, giúp món ăn ngon hơn.
Xét về thành phần, bột ngọt được cấu 
tạo từ natri và glutamate. Khi được ăn 
vào cùng thực phẩm, bột ngọt sẽ phân 
ly thành hai thành phần này. 
Tính an toàn của gia vị bột ngọt đã được 
nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá bởi 
các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên 
thế giới như JECFA (Ủy ban các Chuyên 
gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ 
chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức 
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp 
Quốc (FAO); US FDA (Cơ quan Quản 
lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ); Bộ Y 
tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản … 
Các tổ chức này đều kết luận bột ngọt 
là một phụ gia thực phẩm an toàn với 
liều dùng hàng ngày không xác định [9, 
10, 11]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bột 
ngọt vào “Danh mục phụ gia được phép 
sử dụng trong thực phẩm” [12, 13, 14]. 
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm 
Codex (Codex Alimentarius Commi-
sion), bột ngọt không nằm trong danh 
sách những chất gây dị ứng [15]. 
3. Cơ sở khoa học của phương pháp 
sử dụng thay thế một phần muối ăn 
bằng glutamate – bột ngọt để giảm 
tiêu thụ muối
a. Khả năng giữ được vị ngon cho thực 
phẩm ít muối của bột ngọt
Phương pháp này được dựa trên kết quả 
nghiên cứu của Yamaguchi, khi tiến 
hành khảo sát mối liên quan giữa lượng 
muối ăn, bột ngọt sử dụng và mức độ 
chấp nhận thực phẩm hay độ ngon 
miệng của món ăn [16]. 
Hình 1. Nghiên cứu mối tương quan giữa lượng muối ăn, bột ngọt 
sử dụng và độ ngon miệng (Yamaguchi, 1984)


115
TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Kết quả cho thấy, để đạt điểm chấp 
nhận thực phẩm (palatability score) 
được đánh dấu là P1, hàm lượng muối 
tối ưu là 0,8%, tương ứng với 31,2% 
natri. Khi giảm nồng độ muối từ 0,8% 
xuống 0,4% mà không bổ sung bột 
ngọt, điểm chấp nhận thực phẩm giảm 
đáng kể từ mức P1 xuống P2. Tuy 
nhiên, khi giảm nồng độ muối xuống 
0,4% và có kết hợp bổ sung 0,48% bột 
ngọt với tổng lượng natri là 21,36%, 
điểm chấp nhận thực phẩm tăng từ P2 
lên P3, mức tương đương với P1 (hình 
1). Như vậy, khi giảm muối kết hợp với 
bổ sung bột ngọt ở tỉ lệ thích hợp có thể 
giảm tới 50% lượng muối, tương ứng 
với việc giảm được 31,5% lượng natri 
ăn vào đồng thời vẫn giữ nguyên mức 
độ chấp nhận thực phẩm hay giữ được 
vị ngon của thực phẩm ít muối.
Một nghiên cứu khác được thực hiện 
bởi Jinap và cộng sự năm 2016 đã đánh 
giá mức độ chấp nhận thực phẩm đối 
với món súp cay giảm muối, áp dụng 
phương pháp thay thế một phần muối 
bằng bột ngọt. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy, bột ngọt có thể duy trì vị ngon tổng 
thể của các món súp cay giảm muối. 
Điểm chấp nhận thực phẩm được ghi 
nhận là cao cho món súp có sử dụng 
kết hợp 0,3g muối và 0,7g bột ngọt cho 
100g súp, trường hợp này lượng natri 
giảm đến 32,5% so với trường hợp súp 
chỉ sử dụng muối ăn [17]. Kết quả này 
cũng tương đương kết quả đưa ra bởi 
Yamaguchi nói trên.
Nghiên cứu mới nhất năm 2020 của 
Jeremia Halim và cộng sự được công 
bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm 
(Journal of Food Science) đã so sánh 
sự chấp nhận của người dùng đối với 4 
món ăn tốt cho sức khỏe trong 3 trường 
hợp bao gồm trường hợp 1: công thức 
món ăn tiêu chuẩn với hàm lượng muối 
thông thường, trường hợp 2: công thức 
món ăn giảm muối và trường hợp 3: 
công thức món ăn giảm muối có bổ 
sung thêm bột ngọt. Các món ăn này 
sẽ được đánh giá về mức độ yêu thích 
chung, mức độ yêu thích về hình thức, 
hương vị, kết cấu và cảm giác trong 
miệng, sự yêu thích và phù hợp về 
vị, vị mặn và hậu vị, sự yêu thích của 
người dùng quyết định đến việc gọi 
món và tất cả những yếu tố cảm quan 
của món ăn.
Kết quả cho thấy, các công thức giảm 
muối có bổ sung bột ngọt đều có điểm 
đánh giá tương đương hoặc cao hơn 
công thức có hàm lượng muối thông 
thường và 2/3 số người tham gia đánh 
giá thích các công thức nấu ăn có bổ 
sung bột ngọt hơn các công thức nấu 
tiêu chuẩn. Nhóm nghiên cứu đã đánh 
giá bột ngọt có thể được sử dụng để 
giảm đáng kể lượng natri, đồng thời 
thúc đẩy việc thưởng thức các loại thực 
phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc và 
rau quả [18].
b. So sánh về hàm lượng natri giữa bột 
ngọt và muối ăn
Xét về cấu tạo, mặc dù bột ngọt có 
chứa natri nhưng lượng natri trong bột 
ngọt ít hơn 2/3 so với muối ăn (12% so 
với 39% - bảng 1). Cụ thể, 1g muối ăn 
được thay thế bởi 1g bột ngọt sẽ giảm 
được khoảng 270 mg natri. Đồng thời, 
trong chế biến món ăn, bột ngọt được 
sử dụng ở một lượng nhỏ so với muối. 
Do vậy về tổng thể, bột ngọt chỉ đóng 
góp khoảng 1/20 – 1/30 lượng natri 
vào khẩu phần ăn so với muối.


116
TC.DD & TP 16 (5) - 2020

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương