Tc. Dd & tp 16 (5) 2020 Ứng dụng chấT ĐIỀu vị ĐỂ giảm tiêu thụ muối trong chế ĐỘ Ăn tốt cho sức khỏE



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.11.2023
Kích0.52 Mb.
#55585
1   2   3   4   5   6
16.5.112 118-136-237 Khác (2)

II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA 
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THAY 
THẾ MỘT PHẦN MUỐI ĂN BẰNG 
GLUTAMATE ĐỂ GIẢM TIÊU 
THỤ MUỐI 
1. Thông tin tổng quát về vị umami 
axit amin glutamate 
Vị umami được khám phá vào năm 
1908 bởi giáo sư Kikunae Ikeda (1864 
– 1936) của trường Đại học Hoàng Gia 
Tokyo, Nhật Bản. Vị umami được công 
nhận là một trong 5 vị cơ bản bên cạnh 
ngọt, chua, mặn, đắng và được mô tả là 
vị ngọt thịt, vị ngọt của nước dùng, vị 
ngọt từ rau củ, hải sản và thường được 
gọi là vị ngon.
Thành phần tạo vị umami là glutamate 
– một axit amin tồn tại phong phú trong 
tự nhiên, tham gia cấu tạo nên protein 
(chất đạm) trong tất cả các cơ thể sống. 
Trong thực phẩm, glutamate có mặt ở 
hầu hết các loại thực phẩm giàu hàm 
lượng protein và axit amin như các loại 
thịt, hải sản, rau củ quả, sữa, các sản 
phẩm từ sữa, các sản phẩm lên men như 
nước tương, nước mắm. Một loại thực 
phẩm đặc biệt cũng dồi dào glutamate 
là sữa mẹ. Khi so sánh hàm lượng gluta-
mate, kết quả cho thấy hàm lượng glu-
tamate trong sữa mẹ cao gấp khoảng 18 
lần so với hàm lượng glutamate có trong 
sữa bò tươi và so với các loại động vật 
có vú khác thì sữa mẹ cũng chứa nhiều 
glutamate hơn [5].
đắng và tăng độ ngọt, dẫn tới tổng thể 
món ăn sẽ giảm vị mặn, vị ngọt, vị ngon, 
trong khi vị đắng và sự khó chịu của vị 
đắng lại tăng lên. Theo kết quả nghiên 
cứu của Karanja, chỉ có 20-40% bệnh 
nhân có thể thực hiện giảm lượng muối 
ăn tiêu thụ về mức khuyến nghị trong 
quá trình điều trị [3]. Theo nghiên cứu 
của Rafaele Campo cũng chỉ ra rằng hầu 
hết các đối tượng tham gia nghiên cứu 
không thể nhận biết rõ sự thay đổi về 
vị của món ăn nếu giảm muối đến 10% 
nhưng lại có thể cảm nhận thấy vị ngon 
của món ăn giảm đi rõ rệt nếu giảm muối 
nhiều hơn 10% [4]. Vì vậy, để thiết lập, 
duy trì và tăng cường hiệu quả điều trị 
bệnh thông qua áp dụng chế độ ăn giảm 
muối, một nguyên tắc quan trọng là khéo 
léo kết hợp các thành phần tạo vị trong 
kỹ thuật chế biến món ăn để giúp món 
ăn giữ được sự hấp dẫn, hài hòa, ngon 
miệng, người dùng không nhận thấy sự 
khác biệt, từ đó dễ dàng chấp nhận và 
duy trì chế độ ăn giảm muối. 
Có nhiều cách phối hợp các vị khác 
nhau và một số muối được sử dụng để 
thay thế muối ăn là kali clorua, canxi 
clorua hay magie clorua đã được áp dụng 
trong nhiều loại thực phẩm như bánh mì, 
phô mai, thịt để giảm muối. Tuy nhiên, 
các chất này có nhược điểm chung là 
tạo vị đắng, khó chịu ở lưỡi và có thể có 
nguy cơ đối với nhóm người mắc bệnh 
lý tăng kali máu (đối với kali clorua). 
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại muối 
của glutamate bao gồm canxi glutamate 
và magie glutamate để thay thế muối ăn, 
nhằm giảm tiêu thụ natri và tạo vị ngon 
cho món ăn. Tuy nhiên, các loại muối 
này có giá thành cao và không phổ biến 
nên ít được sử dụng.
Một phương pháp phổ biến đang được 
áp dụng hiệu quả và rộng rãi trên thế giới 
là sử dụng vị umami từ gia vị bột ngọt 
(monosodium glutamate) để cân bằng vị 
ngon tổng thể, giữ được sự hài lòng khi 
thưởng thức món ăn và giúp giảm đáng 
kể lượng muối ăn vào.


114
TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Bên cạnh chức năng tạo vị ngon cho 
thực phẩm, glutamate còn đóng nhiều 
vai trò sinh lý dinh dưỡng quan trọng 
đối với cơ thể như nguồn năng lượng 
chính cho ống tiêu hóa trong suốt quá 
trình tiêu hóa [6], chất trung gian chính 
ở giai đoạn chuyển hóa giữa axit amin 
và cacbonhydrat [7], chất dẫn truyền 
thần kinh phổ biến nhất trong hệ thần 
kinh trung ương [8].

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương