Tc. Dd & tp 16 (5) 2020 Ứng dụng chấT ĐIỀu vị ĐỂ giảm tiêu thụ muối trong chế ĐỘ Ăn tốt cho sức khỏE


Bảng 1: Hàm lượng natri trong bột ngọt và muối ăn (%w/w)



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu07.11.2023
Kích0.52 Mb.
#55585
1   2   3   4   5   6
16.5.112 118-136-237 Khác (2)

Bảng 1: Hàm lượng natri trong bột ngọt và muối ăn (%w/w)
Bôt ngot (MSG) 
Muôi ăn 
Câu truc hoa hoc 
NaGlutamate – H
2

NaCl 
Ham lương natri (w/w) 
12% 
39% 
Như vậy, khi sử dụng thay thế một 
phần muối ăn bằng bột ngọt có khả năng 
làm giảm lượng natri ăn vào mà vẫn giữ 
được sự ngon miệng và hài lòng của 
người dùng, đảm bảo quá trình ăn uống 
tốt, giảm các nguy cơ bệnh tật hoặc hỗ 
trợ điều trị bệnh.
III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
GIẢM MUỐI THAY THẾ MỘT 
PHẦN MUỐI ĂN BẰNG BỘT 
NGỌT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 
TRÊN THẾ GIỚI
Việc tiêu thụ muối nhiều hơn mức 
khuyến nghị của WHO không chỉ xuất 
hiện ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước, 
gây ra những gánh nặng về sức khỏe 
trên toàn thế giới. Chính vì vậy, vấn đề 
giảm tiêu thụ muối đang dần trở thành 
ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia 
và được các quốc gia xây dựng những 
chiến lược, mục tiêu và nghiên cứu các 
biện pháp can thiệp rõ ràng. 
Tại Nhật Bản, Chính phủ đã khởi 
xướng chiến dịch giảm muối từ thập 
niên 60 của thế kỉ 20 thông qua chương 
trình giáo dục cộng đồng bền vững, từ 
năm 1984 áp dụng phương pháp giảm 
muối bằng thay thế một phần muối 
bằng bột ngọt theo đề xuất từ nghiên 
cứu của Yamaguchi. Kết quả đạt được 
tại quốc gia này là giảm từ 18g muối/
người/ngày (trước năm 1960) xuống 
mức 11,8 g muối/người/ngày ở nam và 
8,9 g muối/người/ngày vào năm 2017.
Tại Mỹ, từ năm 2010, Viện Y khoa 
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ đã 
thành lập Ủy ban Chiến lược Giảm tiêu 
thụ muối nhằm nghiên cứu về những 
chiến lược giúp giảm tiêu thụ muối 
trong khẩu phần ăn. Trong báo cáo của 
Ủy ban đề cập đến phương pháp thay 
thế một phần muối trong thực phẩm 
bằng các chất tạo hương hoặc vị khác 
hoặc thông qua các chiến lược và kỹ 
thuật tạo hương vị, trong đó tiêu biểu 
là bổ sung chất tạo hương vị axit glu-
tamic, kết hợp axit glutamic với natri 
tạo ra bột ngọt mang lại vị ngon – vị 
umami cho thực phẩm và có thể duy 
trì vị ngon của thực phẩm với một hàm 
lượng natri thấp hơn. Trong những 
trường hợp này, lượng natri được 
bổ sung vào thực phẩm ít hơn so với 
lượng được loại bỏ khỏi thực phẩm khi 
giảm muối. 
Tại Việt Nam, trong tài liệu “Hướng 
dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng”, Bộ 
Y tế cũng hướng dẫn sử dụng bột ngọt 
ở liều lượng hợp lý (trung bình khoảng 
0,4 – 0,5%) để thay thế một phần muối 
ăn giúp tăng vị ngon cho thực phẩm ít 
muối, giảm lượng muối ăn vào và hỗ 
trợ bệnh nhân duy trì chế độ ăn điều 
trị [19)].


117
TC.DD & TP 16 (5) - 2020

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương