Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang8/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25

33. THÁNH NHẠC NHÂN HẬU

Hành tinh địa cầu với 3 tầng khí quyển như 03 lớp bầu trời cận thân nhất đối với chúng ta. Nó không khác gì các giống loại đờn phong cầm đờn dây, ống sáo hay thùng haut-parleur,… có lúc nằm im lìm như trời thanh gió lặng đợi chờ những ngón tay hay mép môi nghệ sĩ xử dụng, lúc lại ầm vang các thứ tiếng động sấm sét rền trời, rì rào sóng vỗ, xào xạc lá rơi, chim ca vượn hú, hoặc những âm thanh dào dạt trầm ấm êm tai.



Trời hay Ông Trời với những đứa con trời chỉ sáng giá ở cái đầu, trong đó, tư duy là bức xạ đẳng hướng vô tuyến không hình dạng tướng sắc thanh. Thế mà chính chúng có khí lực tạo tác những hạt hydro đơn thuần và bao thể loại khí trọc khác với khả năng tạo những luồng vừa phát âm inh ỏi vừa phát quang những hình ảnh thiên biến vạn hóa rực rở.
Ổ tư duy đúng là trọng tâm cực kỳ li ti. Đúng là Vô vi, một thứ tĩnh mà động, động mà tĩnh, y như cái lõi tim cốt quạt máy, tuy với cả 3 cánh quay mòng mòng, mà cái lõi tim nhỏ hơn cả mũi kim may vẫn như bất động mà chủ động và tác động 03 cánh quay cuồn cuộn cuốn hút vùng khí từ phía sau tống vận ra đằng trước, tạo những luồng gió mát mẻ dễ chịu giữa trưa trời oi bức nóng hạn.
Từng đường sóng bức xạ vô hình đều là đường dẫn các giống loại hạt nhân chứa đựng biết bao ý tưởng tâm tình, chẳng khác chi những hạt quang tử photon nối đuôi nhau cùng vùn vụt chạy với tốc độ 300.000km\giây. Thì cũng vậy, hằng vạn vạn cái đầu bác học, khoa học, kỹ thuật gia qua các thế hệ đã không ngừng phát kiến sáng tạo rồi thể hiện qua những bàn tay lao động cao cấp để hình thành những đại phong cầm, phong cầm, vĩ cầm, piano, đàn điện tử, truyền hình, máy vi tính,… đó là chưa kể đến xe cúp xe con nhà lầu... Gói gọn, tất cả đều phát xuất từ ổ tư duy phát kiến sáng tạo từ bản thể tinh khôn nơi trần nhân.
Nghệ sĩ dùng máy vi tính, khán thính giả nghe nhìn màn ảnh kèm lời ca tiếng nhạc, nhạc công chuyển tải tâm tình ý tưởng qua lời thơ nốt nhạc trên các loại bàn phím, đơn giản nhất, ống tiêu ống sáo, chỉ cần chút hơi thở từ buồng phổi nhạc sĩ nhạc công mà tạo ra những giọng điệu du dương ru hồn, vận tải biết bao tâm tình ý tưởng giúp nghĩ suy chuyển hóa tâm hồn ngày thêm thiện hảo và thanh cao.
Mỗi cái đầu đúng là một cung tâm nhân hậu trí tuệ. Thật ra, nó không thể đầu cơ tích trữ dồi dào hạt nhân trí tuệ. Tất cả đều tồn tại trong bao la vũ trụ, có phần trật tự , có phần hỗn độn như vàng thau lẫn lộn. Mâm phím đàn trước mắt hay bản màu trong tay, vẫn là bản thống kê trật tự đơn giản, nhưng với 10 ngón hoặc vài cây cọ vẽ đã làm đảo lộn tất cả, mới có thể hình thành những bài ca bản nhạc hoặc bức tranh tuyệt hảo.
Đôi tai đôi mắt con người thật đói khát kinh khủng, nó đã từng phung phí biết bao công sức thời giờ tiền bạc, để rồi không thu lượm được gì cho thỏa đáng với “đồng tiền bát gạo” đã bỏ ra! Bộ não được gói gọn trong hộp sọ cũng chỉ nặng chừng trên dưới ký rưỡi. Thế mà khi kéo thành tơ mành mỏng manh, nó dài đến khoảng 10 tỷ thước, có tác dụng hơn cả cuộn băng video chỉ biết “nghe gì nói nấy, thấy sao để vậy”, mà nó còn tự phân tích kiểm điểm cân nhắc chắc lọc cắt xén rồi tổng hợp bất luận thứ giống gì nó đã tiếp thu ghi khắc vào bộ nhớ.
Nhưng làm sao so sánh khối vật chất hữu hình hữu hạn đó với khả năng thần khí như bức xạ đẳng hướng vô tuyến xuất phát từ ụ chất xám (commissure grise) tạo một lỗ chân không biến thành ổ tư duy có khả năng bao trùm cả Vũ tru đại nhất thể, gồm cả phần hữu hình lẫn vô hình. Nó như chiếc ống sáo rỗng tuếch, thế mà từ đó lại phát xuất tất cả những gì được gọi là nhân tạo: cứ nhìn vào những sản phẩm có gốc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ thuộc dạng thô thiển mà được nâng cấp hiện đại nằm dầy đặc ở các tỉnh thành tản mác khắp mặt địa cầu nầy.
Nếu mường tượng hình ảnh Vũ trụ đại nhất thể nầy như quả bóng tung cao, bên trong chỉ toàn là khí, đó là cung tâm nhân hậu của Ông Trời. Lớp vỏ vật chất hữu hình mỏng te lại tích tụ hằng hà sa số quần thể thiên hà, và trong mỗi thiên hà lại tích chứa vô số hệ Mặt Trời với lu bù hành tinh,… trong đó có hành tinh địa cầu chúng ta, nó không khác một hạt bụi mong manh, tạm bợ tạm bám víu ở lớp da vỏ quả bóng. Hạt bụi nầy lại chứa những gần 6 tỷ cái Đầu tinh khôn, không kể hằng tỷ tỷ cái đầu động vật tùy giống loại khá đũ tinh khôn để có thể nghe thấy hiểu biết ý chủ.
Cho đến nay, sau bao ngàn năm tiến bộ Tinh khôn, tổng thể Tinh khôn nơi bao thế hệ trần nhân vẫn ôm mộng khai thác “cung tâm Nhân hậu” nơi từng đơn vị trần nhân mình, nơi bầy ong lũ kiến,… mà vẫn chưa đi đến đâu, mặc dầu mỗi tối, ai ai cũng say mê theo dõi đũ thứ “Tinh khôn” qua tin tức thế giới, thế giới động vật, thế giới khảo cổ, sản xuất, tiêu thụ, v.v… mà quên phứt đi cái “Thế giới Tinh khôn ngay trong cái Đầu mình”! Khám phá, khai thác, tận dụng, biến dụng, sản xuất, cung cấp, giao lưu, luân thông,… phải chăng đó là những chặng đường thiên lý đã tuần tự đưa mộng Jules Verne từ trăm năm về trước trở thành hiện thực như chúng ta đang được chiêm ngắm ngày nay?
Trở lại hình ảnh quả bóng rỗng ruột: đúng là rỗng ruột 100% vô hình, hư ảo, hư vô, rỗng tuếch. Thế mà chính “nó” là Nguyên nguồn “hằng bung nở trào tràn” (x.Ga 5, 17) xuất phát phân phối vạn hữu sinh linh thiện hảo bao la vô biên vô tận, mà trong số đó, mỗi một cái đầu Tinh khôn đều là mỗi cái “Tôi” mà hiền triết Socrates đã tự căn dặn chính mình: Này Socrates, mày hãy là mày đi! Bấy giờ, Socrates dường như nghe văng vẳng 2 đứa Xác – Hồn cãi nhau, vì tranh quyền để đoạt lợi gì đó… thế rồi ông thả hồn theo dõi cuộc đấu khẩu hầu như bất phân thắng bại cho đến khi giấc ngủ đến bảo 2 bên ký “tạm đình chiến”. . .




34. THÁNH NHẠC PHỤC SINH
Đàn treo nhánh héo dương liểu ở đất ngoại-bang Babylon nên các nghệ nhân mất cả hứng đàn địch lẩn ca hát ! Bao giờ chúng ta mới về lại Yêrusalem vàng son như thuở nào ! (Tv 136, 1-9)
Quảng cách giữa Babylon ngoại bang và cố hương Yêrusalem Do Thái giáo nơi trần gian nầy có là bao đối với quảng cách giữa ‘chốn khách đày nầy’ với Yêrusalem Quê hương vĩnh-cửu ! (x. 2 Cr 5, 1-5 và Kh 21, 10-14)
Ange exilé: Tiên bị đày giáng trần, nên được gọi đúng là ‘thiên hạ’: những đứa con trời ở nơi hạ giới nầy, vì thế mà lúc nào cũng ‘ngưỡng thiên’, cứ xây mộng trèo cao. Nhưng trèo cao sao cho cao hơn chính mình thì thật là chí lý chính đáng, chớ cao hơn người thì làm sao khỏi đụng đến “cao nhân tất hữu cao nhân trị”!
Đức Yêsu đã mặc-khải vừa đủ: con cái đang còn ở đời nầy cứ múa may quây cuồng, bon chen tranh giành đủ thứ danh lợi mà bất kể đến bất-công bất-nhân . . . ngày nào trở lại kiếp Thiên thần như thuở nào, lúc bấy giờ, còn có vị Tiên nào cần đến thứ gì tại Địa cầu nầy nữa đâu ? (Lc 20, 36)
Trước mắt Trần-nhân chúng ta, vũ đoàn ‘Kerubim mừng vui nhảy nhót’, nhưng bên ngoài khung Không-Thời-gian thì Ca đoàn ‘Seraphim lừng lẩy xướng ca: Mừng á mừng Nữ Vương Thiên đàng’ (*)
Điều nầy nói lên cộng đoàn Tiên hạ-giới mang xác trần thì tha hồ múa may quây cuồng , nhưng khi đã giải giáp giải giới, bỏ đàn quăng sách rời ghế trở về lai kiếp Tiên, tái hội-nhập Ca đoàn Seraphim như tự thuở nào, thì nguyên chiếc phi-thuyền hành-tinh Địa cần nầy, phai chăng, sẽ là một Nghĩa-địa linh-tinh phế-phẩm cả nhạc-cụ lẩn nhạc-công ?
Lúc bấy giờ, nhìn lại những hoạt-động kể cả náo-động ì-xèo, không rỏ các vị Tiên khi đã hồi-hương, tức là về Trời, nhìn lại mình thuở mình còn tại Trần-thế ấy, nghĩ sao ? Bình đèn le-lói, dầu Khí không trử (x. Mt 25, 1-13); Cây Vả sum sê hoa lá cành, lại vô sinh (x. Lc 13, 6-9).
Thần Khí-lực sinh-tồn (Ga 6, 63) bị o-ép dồn-nén (x. Eph 4, 30) do độ dày Trần-nhân ‘thu lãi cả và thế gian’ (Lc 10, 25).
Nặng Vỏ rổng Ruột, bao bì rực rở hoa hòe hấp-dẫn lại sớm trở thành rác-rưỡi, nhìn gay mắt, đi dứng vướng chân bẩn gót, đốt đi lại gây ô-nhiểm môi-trường sinh thái. phương hại đến công-nghiệp chăn nuôi trồng-tỉa. Thế mà tiền quảng-cáo ngày càng nhảy vọt tạo nạn ‘quá đát’ dẫy đầy đống đống khắp nơi nơi . . . Một kiếp sống cồng-kềnh rồi cũng lưu lại một đống phế-thãi cao cấp, mặc dầu cũng lắm kẻ thừa kế có thể nhờ đó mà xài vun-vít cuối cùng rồi cũng tan-rụi thôi !

“Thầy ra đi thì ích lợi cho các anh em . . .” (Ga 16, 7), xác thân Trần-nhân Yêsu tan rả thì Thần-khí Kytô tinh-khôn -hơn cả Salomon- mới hiển-lộ, do đó, tiếng “Thầy hằng tồn-tại nơi các anh em . . .” nói đây không là Trần-nhân Yêsu mà là Thần-khí Kytô : Anh em hãy tiếp-nhận Thần-khí Thầy… (Ga 20, 22-23), còn cái xác Thầy thì ‘xể xài bầm tím, vết-tích loạn bì, chẳng còn hình tượng người ta nữa’, may mà còn tấm khố tạm phòng chống công-xúc tu-sĩ, cho nên, nào có ai nhìn thấy ngài đi trước dẫn lối hay thúc-hối sau lưng, hoặc đi kè kè bên tả hay bên hữu! Nhìn lại quanh-quẩn đây đó, chỉ thấy ảnh chuộc tội toàn là sản-phẩm do nghệ-thuật nắn tượng tạo hình dựng treo khắp nơi nơi, có thứ bằng vàng ròng thành món trang-sức cung-đình óng-ánh nơi cổ hay lủng lẳng ở dái tai như muốn công bố tin mừng ‘chúa tôi thật vinh quang cao cả’.


Thật ra, Thập-tự-giá trên đỉnh đồi Sọ tọa lạc ở ngoại ô thành thánh Yêrusalem xưa kia, mà suốt thời gian qua, đã sinh-sôi nẩy-nở cùng khắp, công-khai phơi-trần như muốn thách-đố mời gọi bất cứ ai anh-dũng tiến lên, lên bệ-phóng và chờ đợi giây phút được bấm nút: Vượt qua, thăng tiến, tức là thoát khỏi một Địa cầu thật hào phóng, nhưng lại khắc-khe đòi nợ không suy-suyễm một tế-bào nào !
Thử mường-tượng một bản thống-kê toàn-bộ những bài ca bản nhạc cả Đạo lẩn Đời từ suốt thế-kỹ 20 nầy xem: từ 02 quyển ‘Ca ngợi Đức Bà’ và ‘Ca ngợi Trái Tim’ do linh mục Phaolồ Quy soạn-thảo, qua những bài ‘Nửa đêm mừng Chúa ra đời’, ‘Kính nguyện Chúa Thánh Thần’, v. v. . . do linh mục Phaolồ Đạt tự biên tự-diễn mà không trích nhạc chuyển lời những bài gốc Cantiques hay Chants grégoriens… rồi đến các bài thuần Việt được soạn-thảo cho đến hôm nay, xét từng cá-thể và từng tập-thể nhạc sĩ, nhưng không xét đến những bài dị-biệt theo từng thời-quảng mỗi thập-niên hay từng địa-phương rộng hẹp, cũng không xem từng tác-phẩm đoản-mệnh hay trường-tồn… mà chỉ tính chung số lượng và sắc- nét thôi, bao nhiêu đó cũng nói lên rằng: toàn-bộ quốc-sản âm nhạc qua 10 thế-kỷ Việt Nam mình đây thôi, mà chỉ phát-xuất từ số ít tim óc nghệ-sĩ, phần đông lại là tài-tử nghiệp-dư, tự học, học lóm. bởi có thầy có sách đâu mà dạy mà học, thế mà, phải chăng, các ngài đã tạo nên những bước đột phá khai đạo tạo lối mòn cho lời ca bản nhạc thuần Việt được kế-tục nối dài nới rộng cho một hậu thế hầu như vô cùng tận.
Mỗi bài thánh ca vừa xuất xưởng từ cung-tâm nhân-hậu nghệ-sĩ, dẫu tài thô đức bạc hay tài cao đức cả, thì nó cũng rơi ngay vào dỉ vãng; rồi đến các nghệ-sĩ cũng lai rai lác đác trước sau nằm xuống. Có những nghệ-sĩ bất-hạnh khi sống và làm việc miệt-mài lại phải đoản-mạng, mà tác-phẩm lại trường-tồn nhờ chất-lượng phong-phú, tự nó, nó trở thành những hạt giống ‘tông truyền’ cho biết bao miêu-duệ hậu lai . . .

 (*) “Ca ngợi Đức Bà’” do Linh mục Phaolồ Quy soạn vào đầu thế-kỷ 20.


-----ọ==ọ-----

35. THÁNH-NHẠC VINH QUANG
Vinh quang thuộc bất cứ dạng diện nào cũng đều xuất phát từ cây Thập giá.
Thập tự giá trước kia, đối với Hy lạp là dấu chỉ dại dột, đối với Do thái là nhục nhã, đối với Roma là hình phạt đê hèn, đối với giới doanh thương là lỗ lã, và đối với tâm lý bình dân là tru diệt. Thử dùng lăng kính triết học Đông phương nhìn về Thập tự giá một cách khách quan hầu mong đạt đến tính phổ cập cho toàn thể dòng giống nhân-sinh-linh chúng ta.
Công thức “thiên địa chi giao” tạo tác trần nhân “bán thiên bán địa”, rồi “quỷ thần chi hội” là điều kiện tất yếu giúp năng lực thần khí nơi trần nhân mình phát huy năng lực tinh khôn.
Điểm cần hiểu chính xác về quỷ và thần, khác hẳn cách hiểu bình dân cứ coi quỷ là ác thần luôn đứng bên tả xúi giục phần trần nhân làm chuyện bậy bạ, còn thần là thiên thần đứng bên hữu thì chỉ lo khuyến thiện.
a) Quỷ là trạng thái co, âm (--), xét về mặt nhân sinh lẫn nhân linh. Suốt ngày làm việc căng thẳng đầu óc, mệt mỏi tay chân, đêm nằm nghỉ ngủ, tức là cả thể xác lẫn tinh thần đều co rút lại, ngưng hoạt động…
b) Thần là trạng thái duỗi, dương (-), giờ rạng đông, báo hiệu ánh dương sắp xuất hiện, con người dần dần tỉnh táo, phấn khởi lên, sức lực được phục hồi, tinh thần sảng khoái hướng đến một ngày mới, việc mới, sức khỏe và nghị lực mới, lạc quan: mọi phiền phức ngày qua nghĩ lại chỉ thấy toàn vớ vẩn, vô nghĩa…
c) Bất cứ ai cũng có khả năng điều chế trạng thái quỷ-thần do nội tâm mình u uất hoặc do éo le từ ngoại cảnh tấn công vào chăng! Đang hăng say công việc cách hứng thú, bỗng có người đến chê bai, phản ứng tự nhiên là cả nghị lực lẫn thể lực đều bị khựng. Bình tĩnh định thần lại: công việc mình tự nhận thấy và có khả năng thì cứ tiến hành, không vì được khen mà cứ làm tới, hoặc bị chê bai mà nản chí tháo lui.
Chí khí đúng là nội lực thần khí do thiên phú chuyển thông vừa mang tính cá biệt lại vừa phong phú nơi từng con người. Gà mẹ nào cũng đẻ trứng, nhưng con thì đẻ nhiều, con thì đẻ ít. Cà nát hạt lúa giống từ vỏ trấu, lớp lụa mỏng đến hạt gạo và cả cái cội mầm của nó, cũng không một ai nắm bắt được cái khí lực gì nào đó, khiến cả khối hạt giống khi mục nát hoàn toàn thì cái năng lực gì nào đó nảy sinh nên cây lúa to gấp ngàn lần khối lượng hạt giống, hơn thế nữa, từ đống hạt giống thúi rụi đó lại phát sinh cả 100, 60, 30 hạt khác cũng đồng giống đồng loại với nó nữa.
Phải chăng, chính cái gì đó có thể tạm gọi là khí lực nội tại, huyền bí, đã từng giúp cho mỗi giống loại thực vật và động vật không bao giờ tuyệt chủng hẳn? Mà đó chỉ là giống loại thấp-cấp, huống hồ là giống loại siêu đẳng như dòng giống trần nhân tinh khôn chúng ta?
“Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh”. Không là danh tiếng, khét tiếng từ những con người đương thời quen biết như đám con cháu hay lớp học trò, hoặc thuộc nhóm hậu thế thừa hưởng thành quả do nghệ sĩ để lại, mà chính là âm hưởng hay dư âm từ những tư tưởng sắc bén song hành với những điểm tâm tình thâm đậm rộng sâu tiềm ẩn trong những tác phẩm chỉ được xem như là lớp vỏ mong manh nghèo nàn vô vị…
Vỏ-xác trần nhân YÊSU tính từ giây phút nhập thể, thấy được lúc chào đời, và khi Ngài tắt thở đã trở thành vô dụng, thì dầu có làm ma chay linh đình với kèn trống phập phùm ỏm tỏi, cũng không thể khỏa lấp nổi những hỏng hóc do những lối đối xử tệ bạc với Ngài. Không kể lúc Ngài còn sinh thời, mà chỉ nghĩ đến từ lúc Ngài thăng thiên đến nay, Ngài đã từng xuất hiện qua dung dạng những con người hèn mọn nhất, lại chỉ cần một chén nước lã thôi! “Danh” mà “YÊSU” lưu hậu, chính là “Thần KHÍ-KITÔ” được tông truyền sang các vỏ “bao bì” tông đồ, môn đệ chí thiện tử hay cảm tình viên hoặc bất cứ ai muốn “nối dõi tông đường” sự nghiệp “lấy máu thịt mình” mà cứu nhân độ thế y như chính Ngài đã làm.
Tiếp nhận Thần KHÍ-KITÔ thì đơn giản dễ dàng (x. Ga 20, 21-23), chúng ta có thể mường tượng ý tưởng, tâm tình, thái độ các tông đồ trước biến cố Đức KITÔ đột biến thân-hiện rồi chúc bình an những hai lần, sai đi, thổi hơi… còn việc ứng dụng “Thần KHÍ-KITÔ truyền sang” thì hẳn thật là gay go.
Bao nhiêu vụ xức dầu phong vương tấn tước ngôn sứ, tư tế, mục tử suốt thời Cựu ước, đã không hẳn là vụ nào cũng trọn vẹn thành đạt như ý Đấng Chí Tôn. Mãi đến lúc hiện tượng ngày Ngũ tuần khởi đầu thời đại cuối cùng, thời đại Thần KHÍ siêu đẳng Tối cao hoạt động qua các vị tông đồ tiên khởi mới đạt đến mức hoàn hảo mà Tông đồ công vụ là một bản báo cáo chi li đầy đủ.
Thoát thai từ bản báo cáo này, còn lại một Pharisêu-Saolô lột xác toát Hồn-Phaolô “ad gentes” hết mình, tự tường trình đến trần trụi bản thể Ngôn sứ - Tư tế - Mục tử đích thực, như một mô hình chuẩn mực cho một hậu thế tông đồ - môn đệ đến ngày nay.
Kèn thổi xuyên tai xoáy óc, trống đánh động phổi phồng ngực xua quân ra chiến trường bất kể sống chết, thu hút cả đoàn quân lẫn khán thính giả thế giới từ đời nọ trải đời kia… động lực âm nhạc thật khủng khiếp.
Ca nhạc phụng vụ thánh có còn xua đạo quân thánh chiến “ra khơi… lưới người” hay chỉ quanh quẩn ven bờ hồ suốt đêm nên chẳng bắt được con cá nào?
Chóa mắt vì hào quang nơi Thầy mà Phêrô muốn ở lại trên núi Taborê, nhưng Thầy lại bảo: xuống! xuống! xuống mau! Thầy còn phải leo lên Thập tự giá trước đã!
Đỉnh Taborê-phụng vụ hấp dẫn thật, nhưng đó chỉ là nghi thức chớp nhoáng, còn đỉnh Sọ Golgotha-thực tại lại đúng là phủ phàng: trọng tâm cây Thập tự giá hẳn là trọng điểm “trời tru đất diệt”, đã vậy còn xung quanh vô số quỷ thần o ép, khiến Thần-KHÍ-KITÔ phải bùng nổ thôi! Và phải chăng, nhờ đó mà Thần khí mới thoát thân để tự do phát huy VINH QUANG.
Bao giờ cái vỏ dày đặc ca nhạc phụng vụ thánh được “khẻ mỏ” cho “bùng nổ” để Thần-KHÍ-KITÔ được bung nở trường tồn nơi từng kytô-hóa hôm nay ?

13.6.99




36. NGƯỜI CÔNG GIÁO & KYTÔ HỮU

 

Nghi thức thánh lễ được cử hành nhằm phát huy tâm thức phụng vụ, tuy mang cộng đồng tính, nhưng lại khai quang ý thức và kiện cường ý chí từng cá thể, tức là diễn đạt ý chí dấn thân Tự hiến tế bản thân thành hy lễ cứu độ y như Đức Yêsu-Kytô tự hiến tế ngay từ giây phút nhập thể cho đến lúc thở hơi cuối cùng trên thập giá tại đỉnh đồi Calvê.



Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế” tức là “tuột vị” từ cương vị cao mà tự hạ xuống cương vị thấp. Vốn vừa là Chúa tể càn khôn vừa là Cha chung toàn thể nhân loại, lại tự hạ xuống làm con trong gia đình trần nhân, đồng thời làm tôi tớ phục vụ bá tánh phàm nhân, qua cương vị làm người Anh em bằng hữu bất phân dị biệt và bất kể thế nào, để phục hồi mỗi phàm nhân giúp họ biết cách tự phục hồi nhân phẩm mình, như Ađam-Evà “nhân chi sơ tánh bản thiện” thuở nguyên tuyền.
Dị biệt thì vô vàn vô số, ai cũng có, đồng thời còn nỗ lực tìm mọi phương cách san bằng tạo bình đẳng huynh đệ tương thân (tương túc lẫn tương trợ…) nhưng hầu như không chỉ đâu còn đó, mà lại ngày càng gia tăng chênh lệch phức tạp hơn. Điều cần nhận định là những nét dị biệt về những tầm kích phát triển và chiều hướng thăng tiến nơi mỗi-mọi Trần nhân Tinh khôn.
Không một ai đã, đang, và sẽ hiện hữu nơi trần gian mà không phải là con cái cùng chung một Cha nhân hậu tác sinh “theo hình ảnh mình, giống như mình”. Thế mà tại sao, không một ai giống ai? Phải chăng là do chính Cha đã tuần tự liên tục ủy phái từng cá thể vào một địa điểm với một thời quãng nào đó trong bối cảnh đầy dẫy mâu thuẩn, bất trắc, thách đố, để mỗi thần khí con cái Cha, có được những cơ hội phát huy tăng cường tinh khôn ngày càng rộng càng sâu và hài hòa hơn?
Và đúng là dòng giống Trần nhân này đã, đang và sẽ không ngừng phát huy khả năng tinh khôn hầu như không bến dừng: càng phát triển rộng rãi thì nhận thấy chân trời càng lùi xa; càng thăng tiến được cấp độ nào càng thấy chân trời cứ lụn xuống, và cứ như vậy, từ thế hệ đến thế hệ kế tục công trình không dừng dứt, không mỏi mệt.
Hữu hình trước mắt, đội ngũ các nhà bác học đủ môn khoa, đội ngũ kỹ thuật gia, đội ngũ lao động tay chân, ba khối cùng liên hiệp thể hiện những bước phát triển đến chóng mặt. Phi thuyền không gian cứ ồ ạt bay lên các tầng trời, xuổng, cuốc, máy khoan dò cứ cắm sâu vào các lớp địa tầng, mong tìm được cái nguồn gốc, cái lúc chào đời, cái thời hạn sinh ký, cái lý do sinh tồn, cái giá trị hoạt động mà dòng giống Trần nhân này đang nổ lực xây dựng, dầu có bị tàn phá đến đâu đi nữa. Từ đất nẻ chui lên hay từ trời tuột xuống, bởi có người cứ ngưỡng thiên mà lọt giếng bất ngờ (Thalès 624-547 tr CN), kẻ lại mãi cắm đầu vào đất mà ngã gục bất tỉnh ! Vả lại, trong cả vùng trời bao la vĩ đại này, còn có khối tinh khôn nào khác nữa không, hay chỉ có mỗi mình đơn độc trên cái hành tinh đơn độc bé nhỏ lại chật hẹp này thôi? Người càng đông, đất càng hẹp, tìm đâu ra chốn chuyển cư?
Hơn nữa, mộng toàn cầu hóa, mộng không thuộc riêng ai, mộng đang ồ ạt xây bằng vật liệu kim tiền, vũ khí, lực lượng số đông, cứ theo chiến lược “vết dầu loang” mà bành trướng, không khác những trận cuồng phong, cơn lốc, sóng thần, cứ đổ xô tràn bờ mà dập ngã bất cứ thứ gì cản trở chúng tiến bước.
Theo tôn chỉ Duy vật, chủ trương sử dụng vật liệu ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, biến tạo vật tư, cải tạo địa cầu thành địa đàng, dành cho đồng hương (đồng bào vừa đồng loại) sinh sống cường thịnh yên vui. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tác chứng cụ thể, mặc dù chưa đạt mức đồng bộ và toàn diện, bởi bên cạnh những thành phần nổ lực xây dựng lại có thành phần chỉ hưởng thụ mang “túi tham không đáy”
Mắc chéo và đan dệt với Duy vật, vẫn hiện hữu tôn chỉ Duy tâm, chủ trương ứng dụng thần khí tinh khôn, tức là sáng suốt và can đảm xây dựng tình nghĩa huynh đệ thủ túc, đại kết đồng loại tùy dạng diện tương quan quốc gia quốc tế.
Thành quả do khối Duy vật sản xuất, khối Duy tâm được thừa hưởng bình đẳng: bất cứ ai bán, người có đủ tiền thì cứ mua. Hiệu quả do khối Duy tâm đề xuất huấn luyện đào tạo “công lý hòa bình”, công bình bác ái, xả kỷ vị tha, chí công vô tư… làm gì và làm sao cho cán cân cung cầu được tương đối cân phân khi nghĩa tình huynh đệ thủ túc, đồng gia đồng tộc, ngày càng phân rả suy sụp ?

Dominus vobiscum - Et cum spiritu tuo.

Chúa ở cùng anh chị em - Và ở cùng thần khí cha.

Gần 6 tỷ trần nhân tinh khôn đều được tác sinh theo “hình ảnh Thần khí Cha, giống Thần khí Cha” , ngay từ lúc nhập trần nhập thể, chỉ khác nhau có điều này, là mỗi đơn vị cá thể sử dụng thần khí tinh khôn mình vào mục tiêu nào đó: phục vụ Thiên Chúa hay tiền tài (Mt.6,24), theo Thầy hay theo “cái gì đó của Thầy” (Ga.6,26).

Sau một giờ tụ quanh thập tự giá cử hành nghi thức thánh lễ chúa nhật, tất cả đều sấp cật xây lưng 180 độ, rồi tuôn ra cửa. Thử dành riêng suốt một tuần lễ để tự khám phá mình và khám phá người bất cứ ai, xem: mục tiêu sinh sống và hoạt động, đang nhắm vào đâu, vào những gì ? Đồng thời thử xem Chúa ở cùng ai, và ai ở cùng Chúa ?

13.7.1999




37. THÁNH NHẠC “CANTÁTE” (xh.15,1)

 

Không rõ cộng đồng Dân Chúa thời mục tử Maisen – khoảng năm 1250 đến 1230 trước công nguyên – đã được chuẩn bị đàn ca xướng hát cách nào mà khi vừa vượt qua Biển Đỏ là đã hát ca mừng CHÚA hầu như đồng loạt và đồng bộ.


Bất luận thời nào và thuộc lãnh vực nào, không tránh khỏi sống cảnh gây phiền toái bực mình, nói chung là bực tức, nói rộng là bực óc tức tim, từ “đập bồn đập bát” trong gia đình đến gây hấn với làng xóm, hay chạy rong ngoài đường xá rú ga inh ỏi cho đã nư, cho hả giận.
Sống kiếp nô lệ ở Ai cập là chỉ “đền nghì” cơm áo, lúc lãnh lương bèo vừa đủ nhậu, thì làm sao khỏi đập bàn xô ghế cho đỡ bực dọc. Dầu sao vẫn còn vài anh chàng có “máu tiếu ngạo” với ít nhiều chất nghệ sĩ, sáng tác thi văn để ngâm nga rồi hò hét từ băng nhóm lây sang cộng đồng, hát hét mỏi miệng đến múa máy tay chân, lại sẵn tay cầm búa-đẻo, dùi-đục, gõ bàn gõ tủ gõ luôn thùng “phuy” mới ra trống phách. Điều này khiến Pharaon chú ý: Chúng nổi loạn đấy! bọn nó mà bội sản là mất nước của mình như chơi! Và Maisen may mắn được lọt lưới, và kỳ diệu hơn nữa được chun tuốt vào cung điện để hưởng trọn cái “tài cao đức cả” thuộc cả văn lẫn võ. Và phải chăng, nhờ đó mà Dân Chúa được thừa hưởng một vị mục tử đa năng song toàn đời-đạo, trong đó ca nhạc cộng đồng là một điểm son, nét nổi nhỏ?
Cantáte hay Cantémus, Thiên Chúa giáo đã có tuổi non từ độ ấy đến tuổi già hôm nay. Hát thánh vịnh đã là truyền thống Dân Chúa suốt thời Tiền ước cho đến nhóm Tông đồ vào bữa ăn tối cuối cùng với vị Thầy Hiện ước, mà sau này vị Tông đồ Phaolô “sinh sau đẻ muộn” vẫn tiếp tục đào tạo và luôn nhắc nhở các giáo đoàn tân tòng do ngài thiết lập vẫn còn năng ca hát thánh vịnh.
Thế là đã qua đi 3250 tuổi ca hát mừng Chúa, so với 400 tuổi giáo hội nhà, mà thuở ban sơ chỉ hát theo bài bản La tinh, rồi bài “tây”, còn bài “ta” thì mới có khoảng 6 thập niên của thế kỷ cuối cùng này.
Đang rầm rầm rộ rộ chuẩn bị mừng năm 2000, cả thánh lẫn trần đều có một số tâm tình ưu tư hướng vọng đến đầu ngàn năm 2001: Bất cứ thứ gì đó, khi bước vào đầu năm đó, nó sẽ ra sao? Thì cũng phải thôi! Cantáte chung riêng gì đó sẽ ra sao? Để rồi khi vượt qua cái “bể” gây sóng thần nhồi ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh, làm “xính vính” bao thân phận từng nghệ sĩ bơi lội, hoặc quá giang xuồng ghe… nhưng chung quy thì ai ai cũng kỳ vọng vị Maisen “nhất hô” CANTÉMUS, mà được đồng bộ và đồng loạt “bá ứng”, và cứ dài dài như vậy, bởi trước mắt vị Maisen, vẫn còn cả 40 năm trường gian khổ, tức là mãi mãi, mãi đến mức ăn thua: mức AMEN.

3 3 3


13.8.1999
38. Đây, MÌNH… MÁU TA (Eph. 3,1-6)

 

Vào thời quãng chuẩn bị bước vào năm 2000, năm được chọn làm năm Thánh, năm cử hành Toàn xá, căn cứ vào truyền thống lịch sử Thiên Chúa giáo thời Cựu Ước (x. Lv. 25,10-13), và đã được Đức YÊSU công bố khai mạc thế hệ Tân Ươc cách nay 1976 năm? (Lc. 4,18-19) cho đến hôm nay, ai ai cũng biết, do nghe-đọc-thấy-nhìn vào bản đồ thế giới trần nhân này không khác một đại gia đình gồm hai thành phần huynh đệ: thành phần tiêu cực thụ hưởng phá hoại, thành phần tích cực xây dựng cho riêng tư cá nhân hoặc cho phe phái mình. Phần trên thì đương nhiên đã từng và vẫn hằng bị kết án, còn phần dưới thì ít người dám nhìn nhận cái “ý đồ” đen tối ẩn núp trong lớp vỏ sáng chói: “Cha nghĩ lại xem, xưa nay có bao giờ con trái lệnh cha đâu, thế mà chưa bao giờ cha cho con một con dê con nào để ăn mừng với bạn bè con” (x. Lc.15,29).



 

“Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế…và đã làm người; “et Verbum caro factum est” (Credo; x. Ga.1,14; Ph. 2,6-8), tức là từ ngôi vị CHÚA TỂ CÀN KHÔN mà tuột xuống địa vị tôi tớ, từ ngôi vị CHA, tuột xuống địa vị con, con trong một gia đình trần nhân, làm người anh em đồng loại với chúng ta, và trong tư cách trần nhân, Ngài nêu gương làm con đúng là con, con mẫu mực ngay trong khung cảnh gia đình, và từ đó thay mặt cho toàn thể dòng giống trần nhân tinh khôn chúng ta, Ngài đã long trọng mạc khải cho chúng ta nhận ra, tất cả chúng ta đều là con cái CHA trên trời, mạc khải trước mặt cha và mẹ, trước mặt hàng tiến sĩ luật ngay giữa lòng đền thánh Yêrusalem (x. Lc. 2,49).


Về sau, Ngài còn nhiều lần công khai khẳng định, nhưng vì tập thể lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ mù quáng, cứ tưởng Ngài tự xưng là “con ông cháu cha” để tiếm vị họ hoặc để được nể nang sùng bái. Ở đây, chúng ta cần hiểu rõ là bao giờ mạc khải cũng chỉ đạt mức 70%, chớ không bao giờ có “mì-ăn-liền”, cho nên phần còn lại 30% thì thuộc tư-duy tinh khôn chúng ta.

 

Qua một kiếp sinh tử từ nhập thể tại Nagiarét đến thụ nạn thập giá trên đỉnh đồi Canvê vào lúc 34 tuổi đời tính đúng theo âm lịch, với một lối sinh sống và hoạt động trong tư cách làm người đúng là người, và làm con đúng là con đối với cha mẹ trần thế trước mặt toàn Dân cũng như đối với CHA trên trời, như đã được xác nhận: “Đây đúng là NGƯỜI-CON Ta ưng ý, hãy noi gương Ngài” (Lc.2, 52; 24, 19; 9, 35). Do đó, Ngài đúng là trưởng tử một thế hệ mới với cương vị “quyền huynh thế phụ”: vốn giàu có mà Ngài đã sinh sống và hoạt động hết mình vì và cho mọi người, vì thế mà Ngài đã trở nên nghèo hèn… (2Cr 8, 15), cứ nhìn lên thập giá mà chiêm ngưỡng thì hẵn rõ: “Ecce homo” = mình trần thân trụi.



 

Người Kitô-hữu Công giáo vừa là hậu thân Đức YÊSU KITÔ do tông truyền qua các thế hệ (Credo), vừa là hiện thân Ngài tại từng địa phương đa biệt, nói cách khác, mỗi Kitô-hữu Công giáo đều là dấu chỉ Đức YÊSU KITÔ hôm qua trong lịch sử tại trần thế qua lối sống hết mình vì bất cứ ai: “Ex ipso, et per ipsum, et in ipso OMNIA OMNIBUS” (Rm. 11, 36).

 

“Trong khi dùng bửa cuối cùng tại thế, Đức YÊSU nâng bánh và chén rượu: đây, làm dấu chỉ Thịt Máu bản thân tôi, vào ngày mai, tôi sẽ tự hiến thành hy lễ toàn thiêu để nêu tấm gương cứu độ, tức là để được phục sinh. Rồi đến lượt mình, mỗi anh em cũng phải biết rằng tự mình tự ý tự nguyện tiến hành tự hiến y như tôi vậy”.



 

Và vị tông đồ Phaolô đã sinh sống và hoạt động hết mình y như vậy, nên Ngài dám bảo chúng ta: “anh em cố gắng bắt chước tôi, vì tôi đã bắt chước Đức KITÔ sinh sống và hoạt động “omnia omnibus”, như vậy, Ngài y như một tài xế lái xe buýt: do từ ngữ Latinh “omnibus” rút ngắn thành bus, chuyển qua tiếng Việt thành “Buýt” là loại xe công cộng dành đón rước bất kỳ ai, bất phân dị biệt, không loại trừ. Tính cách công giáo nơi Giáo hội Công giáo là đó.

 

Khám phá vào chiều sâu tâm thức mỗi mọi lối sinh sống và hoạt động ngành nghề, thì ai ai cũng có lúc có dịp có nhiệt tâm thiện ý sống chết “mình vì mọi người”, nhưng chỉ là lai rai lác đác, chớ không trải dài nới rộng suốt khắp cuộc đời mình. Chính vì vậy mà nghi thức thánh lễ được cử hành hằng ngày ngỏ hầu từng Tín-hữu biết tự chính mình Công giáo hóa và Kitô hữu hóa mà trô thành Thánh thể trước đã.



 

Đời thì chủ trương xu hướng toàn cầu hóa theo mỗi dạng diện phe phái: kinh tế, chính trị, quân sự… còn Giáo hội Công giáo chỉ hình thành khi tâm hồn từng tín hữu sống “chí công vô tư” biết “xả kỷ toàn diện - vị tha phổ cập” một cách vô tư như Chiên chứ không câu nệ như Dê (x. Mt. 25; so chiếu câu 39 với câu 44).


Hầu như kinh kệ và ca hát chỉ nhằm ngợi khen chúc tụng tung hô đề cao CHÚA suông suốt đúng theo nghi thức, tưởng như là lập công hầu mong lãnh được nhiều “ân thiên” để sống “yên thân”, chớ hổng dám “bắt chước Cha và Con”, cũng không nghĩ đến thực hành “thể hiện Ý Cha” mặc dầu mỗi khi làm việc gì cũng “nhân danh CHA và CON…”

 13.10.1999

   


39. HƯỚNG ĐƯỜNG TRẦM –THĂNG

 

Khóa “Sol”:



Đố si la son pha mi rê đồ

Đồ rê mi pha son la si đố

Đố – đồ – Đố
Từ Thiên Thượng tuột xuống làm Thiên hạ y như thiên hạ, từ Thượng Phụ xuống làm Hạ Tử, từ Chúa Tể Càn Khôn xuống làm Tôi tớ, vốn là KHÍ LỰC Nguyên nguồn tác sinh vạn hữu sinh linh thiện hảo, . . . lại chui vào kiếp sống Sinh-Tử suốt 34 năm ròng rả, … âm thầm trong dạ mẹ 9 tháng, trình diện với đời qua nụ cười và tiếng hát oa oa như bất cứ em bé nào, rồi cứ như vậy mà tuần tự phát triển, huơ tay múa chân, thấy vắng bóng người thì “pam…pam…mam…mam…”, nghiêng qua ngã lại kiếm, tìm, lật, trường tới, lùi lại, ngồi, vói, đứng, dợm bước, lẫm đẫm, đi, chạy, buồn buồn thì khoét đất trồng nho, thỉnh thoảng nựng chiên rồi đuổi dê chạy tán loạn, bị mẹ la “Này này! Phá quá đi thôi! nói không nghe mẹ không thương đâu!”… “Thôi mà! thương đi! con hổng phá nữa đâu!”…

 

Sau biến cố bất thường cố ý lúc 12 tuổi tại đền thánh Giêrusalem, trở về quê thì bắt đầu học nghề mộc với bố, rồi hành nghề thay thế bố luôn để nuôi sống cả nhà. Lúc rảnh rỗi thì đi về quê ngoại thăm dì dượng, và người anh họ Yoan, rủ nhau ra hoang địa lên đồi leo núi ngắm đất ngắm trời, bàn bạc chuyện nọ chuyện kia… và chỉ có như vậy suốt đến 30-31 tuổi, chắc chắn là chỉ ăn học tại gia, chứ chẳng trường lớp nào, vậy mà đã đến lúc phải ra sống giữa chợ đời, chẳng dựa chính quyền, chẳng núp tôn giáo, mà cứ công khai nói với người người, chẳng rủ rê, chẳng xua đuổi, nói về THIÊN, về Địa, về Nhân, đâu ra đó, gì ra nấy, tương quan song phương mạch lạc kết nối không rời theo từng nấc thang giá trị chân thiện mỹ sít sao hài hòa.



 

Qua 31 năm để lại một lối sinh sống mà hiếm người dám nối gót, 3 năm hoạt động để lại sự nghiệp thì bị khai thác và sử dụng sai mục tiêu, đến nỗi NGÀI cực chẳng bằng đã bảo: “Hãy đi đi! đi mà làm như cái anh Samaritan ngoại đạo đó!” nếu không đủ can đảm theo anh Samaritan thì ắt hẳn là theo “cái gì đó”… “của” CHÚA thôi! Và có chú dê nào đó dám bạo miệng tự biện hộ mà không ngượng miệng: “Ôi lạy CHÚA tôi! con mà biết CHÚA đói, trần truồng, bị hiếp đáp… thì nỡ lòng nào mà con lại làm lơ !”.

 Cho là sắp ăn mừng lần thứ 1999, ăn mừng một con người “bị” hay “được” (!) coi là độc đáo ở cái chỗ “sinh bờ đẻ bụi” mà cả dám tự xưng mình là “con ông TRỜI”, kết cục lại lãnh đủ hình án “chết đứng trên cây, trần trụi, xể xài bầm tím, vết tích loạn bì, không còn hình tượng người ta nữa!”. Đó chính kho tàng mầu nhiệm đã tự mạc khải 70%, còn lại 30% dành cho “trần nhân tinh khôn” này, tự tư duy lấy để xác tín cá nhân, chứ không tin theo.

 

Đã 2000 trừ 34 năm, hình ảnh chịu nạn còn được “copy” lại thiên hình vạn trạng, đắt giá trên thị trường, được đeo ở ngực, ở cổ, ở bàn thờ gia đình, ở đỉnh tháp cao mỗi nhà thờ, được kính cẩn xá thật sâu, được gieo sầu ão não, được ca tụng một cái chết vinh quang để tha thiết hưởng nhờ một công nghiệp vô biên “bao cấp” hết các tội khiên cả loài người.



 

Không kể 3 bộ môn kỳ, thi, họa, bộ môn “cầm ca thánh” có tiếp nhận từ tận nguồn cung (ton) Đô thiên thượng, để từ bản thân nhạc sĩ thánh nhạc, tung ra lời thánh nhạc xuyên thẳng tận cung Đô tư duy nơi toàn thể thiên hạ chứ không chỉ làm vui tai một số giới – giới thích ồn ào náo động, giới ưa giải trí lành mạnh đạo đức nơi Nhà CHÚA để tạm quên gánh bổn phận gia đình, giới hưng sùng biểu dương “đạo ta số zách”-

 

Từ Đố để xuống đồ, trần nhân YÊSU-KITÔ đã là – làm – có còn chi và để lại những gì trước khi trở lên Đố ? Còn mỗi-mọi trần nhân tinh khôn Kytô hữu chúng ta, quá tinh khôn, cũng từ Đố mà xuất hành và xuất hiện tại “hành tinh địa đàng” này cũng như bất cứ ai ai, đang trải qua một kiếp Đồ sinh sống và hoạt động khá thọ, khá lộc, khá phúc, được hiện đại hóa, thời trang hóa hơn hẳn cách nay non 2000 năm, khi mình đã đang và vẫn còn sức lực mang cung Sol, cung bán thiên bán địa… thì sao?



13.11.1999

   


 




tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương