Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang9/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25

40. “ LUÂN THƯỜNG ĐẠO LÝ “


 

Cái áo nô lệ tù nhân “đồ rê mi…” với những nấc thang vạch nhịp, và những cây số ô nhịp đều là những quy ước giúp nghệ sĩ nhạc sĩ diễn lột đủ cả thất tình “hỉ, nộ, ai, ái, ố, dục, cụ” thành những tư tưởng, tâm tình cụ thể theo một chủ đề có giới hạn, trong bộ mặt nghệ thuật mang những âm điệu trầm bổng, nhịp điệu nhặt khoan nhịp nhàng… hấp dẫn mọi khán thính giả cả khi độc tấu lẫn hòa tấu.

 

Khả năng ca hát nơi trần nhân thật rất giới hạn và khắc nghiệt: chỉ lên lên xuống xuống trong khoảng “sòl – sol – sól” (G – g – gg); con bò chỉ biết cúi đầu gặm cỏ rồi vô tư nằm nhơi thoải mái, nên tiếng rống dù rền vang cùng khắp cánh đồng hoang thì cũng trầm trầm làm sao...! trần nhân không thể tuột xuống tới; chim trời bay lượn trên không trung bao la, líu lo ca hót thanh thao, cao vút hầu như tận trời xanh, trần nhân không một ai với tới. Cũng thật may mắn, nhờ khả năng tinh khôn mà trần nhân sáng tạo đủ thứ nhạc khí hầu bù đắp khả năng xướng hát giới hạn đó…: phần dạo nhạc khởi động hoặc phần vuốt đuôi mỗi vế mỗi câu và từng bản nhạc được trỗi lên hoặc ầm ầm hoặc réo rắt khi ca sĩ ngưng hát, được xem như ước vọng trần nhân mong chui tận vào lòng đất, và đồng thời cũng muốn lên tận đỉnh trời xanh bao la, hoặc để biểu dương mộng bành trướng, độc tôn chinh thắng, hoặc khám phá nguồn ngọn cho chính kiếp sống trần nhân mình tại hành tinh địa đàng sao quá ngắn ngũi này!



 

Cái kiếp sống trần nhân gồm hai thứ phân nửa, phân nửa này là “bán địa” hữu hình hữu hạn, lại chứa mang trong đó một thứ bản thể phân nửa kia “bán thiên” vô hình vô hạn. Như vậy, chẳng khác nào mình bị treo lơ lửng giữa trời và đất, chân thì đạp không hết đất, đầu thì đội không hết trời, nên cứ thế mà chao đảo mãi, hết ngước lên trời đến gục xuống đất, chỉ tội cho cái cổ, hết mỏi đến mệt mà không được ngơi nghỉ.

 

Các lãnh vực khoa học đời, cuộc sinh hoạt, những hoạt động, đều phát triển đủ tầm độ rộng sâu do chính thành quả tác chứng được xác minh nghiêm túc: càng thêm tuổi tác, càng phát huy khả năng tinh khôn trước mặt toàn thế giới (x.Lc. 2, 52); ví dụ về chinh phục bầu trời: đâu phải ngày một năm một mà mỗi lần phóng là phi thuyền không gian đạt mục tiêu như ý. Thất bại càng chua cay càng thách đố khả năng tinh khôn không chỉ riêng mình lãnh đạo đơn độc, mà là cả một dây chuyền đội ngũ nhà bác học, khoa học, kỹ thuật gia, thiết kế gia, cùng với cả một hệ thống từ lao động chất xám cao cấp đến lao động chân tay chỉ biết “phán” đâu làm đó bảo gì làm nấy… Khi thời điểm quy định được đếm lui từng giây, bấm nút quyết định, một tiếng nổ đinh tai, có thể chiếc phi thuyền tan xác tại chỗ (!), có thể thẳng hướng bay lên, và từ bấy giờ trở đi cho đến lúc nó trở về trái đất, không một giây phút nào “đất” ngưng nghỉ theo dõi xem “trời” có hoạt động đúng đủ như đã quy định hay không.



 

Đó là con đường đời, đường đất, từ “sòl lên sol” mà các nhà “Duy vật” (sic) đã vạch ra, rồi “bắt thang lên kiếm ông Trời”; thế mà họ đã đi đến tận cùng bờ cõi trái đất, vượt qua hết các tầng trời bao bọc quanh trái đất, khi đã phát giác được 09 tên phản vật chất, phản hydro, mang khí lực phá hoại toàn bộ vật thể hữu hình hữu hạn, tức là đạt đến tận lằn mức phân ranh giữa hữu hình và vô hình, mức tận cùng khả năng tinh khôn giới hạn theo giống loại mình.

 

Phần khoảng đường còn lại: từ “…sol lên sól”… tức là mức ăn thua mà mỗi mọi trần nhân – thuộc thời Cựu Ươc – mong đạt tới mức thánh thiện nào đó lúc từ trần, thì các nhà “Duy tâm” chủ trương thay mặt thay lời chuyển lệnh từ trời xuống thế, cho cộng đồng phàm nhân, lại không đủ chứng từ cụ thể và sinh động bằng xương bằng thịt? Gioan Tông đồ đã nhận xét như vậy ở ngay chương đầu Phúc Âm mình (Ga. 1, 10-11).



 Mỗi trần nhân đều sinh - từ giây phút đậu phôi – là “sòl-đất” như nhau, kể từ đôi bạn Ađam-Evà đến lúc một phôi nào đó vừa đậu thì địa đàng này nổ banh xác! Nếu khác nhau là khác ở bối cảnh, ở cái vỏ chênh lệch, giàu nghèo hèn sang, khỏe xinh hay khuyết tật… đều là chuyện nhỏ, không đáng đề cập phóng đại hoặc quan trọng hóa. Điều thiết yếu là tăng trưởng: tăng trưởng phần thiêng tâm linh để Thiên Thượng đánh giá hay tăng trưởng phần địa vật chất cho thiên hạ tung hô đề cao hay hạ bệ lẫn nhau (Ga. 5, 41-44).

 

Lốm đốm bão tố, lũ lụt khắp hành tinh địa đàng đang còn sờ sờ, cũng là chuyện nhỏ đối với vũ trụ đại nhất thể, đối với tỷ lệ sống chết trên 6 tỉ đơn vị đang tồn tại, nhưng lại là một bài học thâm sâu rộng lớn hơn tất cả dạng diện toàn cầu hóa thời hiện đại: một thiểu số đói khát tán gia bại sản thách đố đại đa số tồn tại bất phân mọi thứ dị biệt, ranh giới, tranh chấp, hơn thiệt, bại thắng, vinh nhục, dại khôn, lời lỗ, nghi thức, luật lệ, đạo đời, ý thức hệ… mà chỉ có còn hay không một thứ tình nghĩa đồng loại ở mức tối thiểu… “Anh em cứ quăng đại tôi xuống biển là êm chuyện!” (x. Giôna 1, 16).



 

Bản chất “tình nghĩa” Kitô hữu nơi từng cá thể Công giáo đang ở tầm độ nào theo chuẩn mực thần Khí Đức KITÔ mà Phaolô đã xác nhận và tự ứng dụng sít sao vào đời mục tử: Omnia omnibus: xả kỷ toàn-diện vị tha phổ-cập hay chí công vô tư (Rm 11, 36; 1Cr. 9, 22)?

 

Mọi hình thể nghi thức thuộc cả cầm kỳ thi họa, hầu như “luân thường vật lý”, tức là đang ồ ạt rơi vào lãnh vực kinh tế thị trường đến độ Linh Khí tinh khôn cứ bị “buột trói” trong từng ổ cá nhân chăng?



 13.12.1999

   


41. THÁNH NHẠC MỞ CỬA

Không thể kể đầy đủ các loại cửa có đóng-mở hay không đóng-mở định kỳ hay bất thường, đóng-mở với thời gian như thế nào… từ cửa nhà, xưởng… theo nghĩa đen, đến cửa cơ quan, xí nghiệp… theo nghĩa bóng, đến cửa môi miệng mũi tai… theo nghĩa sinh lý, và cho đến cửa nhà thờ, cửa thiên đàng, cửa hỏa ngục… theo nghĩa tâm linh tín ngưỡng. Mở cửa để ra-vào, nhờ đó mà dòng giống Trần Nhân Tinh khôn (homo sapiens) chúng ta từ lúc xuất hiện trên hành tinh địa cầu này không ngừng phát triển theo chiều thăng tiến về vật chất lẫn tinh thần.
Chu trình Dịch lý chuyển-biến-tiến-hóa vạn hữu theo quy luật thu-chi hay xuất-nhập, có tính vĩnh cửu và phổ biến trong vũ trụ từ cực lớn đến cực nhỏ. Theo quy luật này, đào thải và sinh sôi không bao giờ ngừng: tre già măng mọc, hạt giống thối đi…

-+Mốc thời gian năm 2000 hôm nay, chỉ mang một ý nghĩa quá hạn hẹp so với tuổi của dòng giống Trần Nhân Tinh khôn (homo sapiens) chúng ta. Nhưng từ đó nhìn ra: thời gian được chia cho từng hữu thể, vắn-dài đa dạng tùy chủng loại, trong đó con người chúng ta 90 năm tuổi là cao, nếu lọc đi thời non người trẻ dạ, và thời tuổi già lẩm cẩm, thử hỏi còn lại bao nhiêu năm sống đắc lực trong nghiệp vụ hay có ích cho đời ?


Từ trong lãnh vực thánh nhạc nhìn ra: … nhạc sĩ cắm cúi soạn tác phẩm, ca trưởng kiên trì tập dượt, ca đoàn nhiệt tâm đàn hát dầu chỉ trong chốc lát, nhưng cũng là một cách mở cửa, xuất, chi đến cộng đoàn tiếp nhận, tiêu thụ tức có đóng cửa, là nhập, là thu, và nhờ đó mới có tồn tại, có sinh sôi, có tre già măng mọc, hạt giống thối đi
Nhưng “tồn tại hay không tồn tại” (Shakespear) thì đâu là lý do? – Nếu lưu ý phân biệt chính phụ, chân giả ta thấy, những gì hữu hình như môi miệng, đàn địch… hể mở ra là có đóng lại, nhưng có những dòng thánh nhạc, câu thánh vịnh, trong tiềm thức cứ mãi xuất hiện trong tim óc, phải chăng đó là quy luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” , quy luật mà Đức Kytô đã mạc khải: “Thiên Chúa là Thần Khí, ai thực tâm tôn thờ Ngài, thì tôn thờ bằng Thần Khí và Chân lý” (G.4,24)? Có thể đây là mối tương giao kiểu “thần giao cách cảm” giữa Cha - con (Chúa: Cha đúng là Cha, chúng ta, con đúng là con)?
Và từ hàng dọc mở cửa đi xuống, cho đến cửa hàng ngang nới rộng cho nhau: Thần Khí soi dẫn xuống đến nhạc sĩ, nhạc sĩ chuyển câu ca giọng hát rộng ra cho cộng đoàn.
Như vậy “Ephata” (Mc.7,34) mở cửa tâm tuệ tức mở mắt mũi tai miệng để vừa thu-chi, nhập-xuất, nhận về và cho đi Lời Cha Nhân-hậu.
Thực tế, ca trưởng đóng vai quan trọng, với tác phẩm trong tay, ngoài kỹ thuật tập dượt và điều khiển hát, còn là một giáo lý viên dẫn giải Lời Chúa cho ca viên nhập tâm, để khi ca viên hát, Ý Lời Chúa sẽ xuất phát từ nội tâm từng ca viên mà chuyển sang tâm tuệ từng người trong cộng đoàn.
Năm 2000 này có được bao nhiêu thánh lễ ở bao nhiêu nhà thờ, trong đó sẽ có đóng-mở, thu-chi, nhập-xuất… như thế ? Tập thể thánh nhạc như men trong bột cộng đoàn, như muối trong thúng cá tín hữu, như đèn trong đêm đen tâm linh mọi người Kitô hữu tham dự, hãy hoạt động thánh nhạc với tư cách đức con, với cung cách đóng mở cho xứng hợp và đúng lúc.

13.2.2000




42. CỬA NĂM THÁNH 2000 ĐÃ MỞ
Như thường lệ, Đức Cố Giáo hoàng Gioan XXIII mở cánh cửa tiếp dân rồi đọc kinh Truyền tin, bất giác ngài có cảm nghĩ: hầu như Giáo Hội Công giáo không còn hiện diện trong thế giới ngày nay. Sau mươi mười bửa gì đó, ngài lại đột xuất nói với vị hồng y niên trưởng: chúng ta sẽ mở công đồng. Và Giáo Hội Công giáo đã mở cửa: công khai mở rộng cửa vào ngày 8.12.1965, ngày công bố 16 văn kiện Công đồng Vatican II.
Thật khổ tâm cho Phêrô, vị Tông đồ trưởng, được Chúa Cha mở tâm nhãn nhận ra “Thầy Đức Kytô Con vị Thượng Phụ bất-tử” nên ông được Thầy chí thánh trao chìa khóa đóng mở cửa trời, thế mà khi nghe Thầy bảo Thầy sẽ dấn thân vào cửa tử thì Phêrô lại can gián: “Xin Thầy đừng nói xui xẻo! Chúa Cha hằng sống mà lại để cho Thầy chết được sao!”. Bấy giờ Thầy mới vạch cho Phêrô thấy, giữa Phêrô Tông đồ với Phêrô phàm nhân đã có những tâm tình và tư tưởng mâu thuẩn nhau, thứ mâu thuẩn khó nhận ra (x.Mt.16,13-23).
Sau này, Thầy lại cho Phêrô một bài học. Khi nghe Thầy tuyên bố Thầy sẽ dấn thân vào cửa tử, Phêrô cứ khẳng định mình sẽ “đồng sinh đồng tử” với Thầy (Mt.26,35). Thầy cảnh báo: “Rồi đây anh sẽ vấp ngã, nhưng khi hoàn hồn, anh sẽ đủ kinh nghiệm, kiện cường nghị lực nơi các anh em mình (x.Lc.22,32). Và sự việc chối Thầy đã xảy ra như đã được tiên báo. Bấy giờ Phêrô mới tự giác, tự biết rõ mình, mới hoàn hồn nên “khóc lóc thảm thiết”, cái khóc khổ tâm mang giá trị sám hối đích thực và hoán cải dứt khoác (Lc.22,62).
Sứ mệnh cứu thế đã được tiên báo, và Đức Yêsu Kytô đã tự khẳng định chính Ngài đang thực hiện sứ mệnh đó (Is.42,1-7; Lc.4,14-21; Mt.13,53-58; Mc.6,16), sứ mệnh giúp mỗi mọi con người tự mình cởi mở, mở cửa tâm hồn mình, mở bằng chính Thần khí mình, để mình tự nhận thức mình trước đã, như từ lâu lắm Socrates (469-399) đã bảo: “connais toi toi-même”, rồi mới đây, Đức Thánh Cha Yoan-Phaolô II nhắc lại trong phần dẫn nhập thông điệp Fides et Ratio công bố ngày 14.9.1998.
Thần khí bản thể tâm nhân linh mà vị Thượng Phụ phân thân khi tác sinh theo hình ảnh mình, giống mình” (St.1-26), chính Thần khí đó phát huy lối sống Tin Mừng nơi Trần Nhân Yêsu ngay từ thuở nhập thể (Lc.1,26-38) đến giây phút “hoàn tất sứ vụ” rồi trút hơi thở cuối cùng (Ga.19,30). Cũng chính Thần khí đó, Đức Yêsu đã truyền đạt lại cho các thế hệ tông đồ, môn đệ, tức là các thế hệ Kitô hữu đã từng lãnh nhận các bí tích: thánh tẩy, rước lễ, thêm sức, truyền chức thánh hoặc hôn phối. Còn lại phần phía mình, mỗi Kitô hữu tùy địa vị rộng hẹp, vẫn có vị trí, vai trò, và phận vụ thuộc cá nhân hoặc tương quan trách nhiệm cách nào đó với cộng đoàn nhỏ như gia đình, to như giáo đoàn, đều có khả năng phát huy Thần khí Đức Kytô trong tư cách sống đích thực đời Kitô hữu công giáo, cũng như trong nghiệp vụ truyền bá Phúc Âm mà mình đã theo đuổi thuộc dạng diện “cầm kỳ thi họa” nào đó.
Chuẩn mực “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” đòi hỏi người phụng mệnh đích thực là thừa hành “ Ý Cha dưới đất sao cho giống y như trên trời” vậy; “ai trung thực thừa hành, thì thừa hành theo Chân lý và bằng Thần khí” (Ga.4,21-24); sai hay lệch luồng băng tầng thì không khác cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” vậy.
Thánh nhạc rất có khả năng hấp dẫn đại chúng quy tụ và thu hút tâm hồn; thánh lễ, đặc biệt vào những dịp lễ trọng trong năm Toàn xá này, thánh nhạc được diễn xuất sốt sắng rất dễ gây ấn tượng sâu thẳm tận nội tâm: chính tại nơi đây, “Lời Thiên Chúa là Lời sinh động, hiệu lực và sắc bén như lưỡi gươm, xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; Lời đó phê phán tâm tình và tư tưởng nơi lòng người”. (Dt.4,12). Sám hối, hòa giải, canh tân tư duy và lối sống phù hợp với Thần khí Đức Kytô trao ban… đó chính là mục tiêu mà ca nhạc phụng vụ thánh mang tác vụ tải Đạo tới: Vehicule d’Esprit (Đức Phaolô VI).
Bộ môn ca nhạc phụng vụ thánh bao gồm nhiều thành phần, từ nhạc sĩ soạn thảo diễn dịch Ý Lời Chúa trong Kinh Thánh, đến ca đoàn diễn xuất, không chỉ cho cộng đoàn phụng tự mà còn cho cả ai muốn thưởng thức thánh nhạc Công giáo để mong tìm hiểu nội dung nơi một tôn giáo chứa đầy mầu nhiệm.
Trang Tử (370-298) đã từng than thở: “… có lời là vì ý, được ý hãy quên lời. Ta tìm đâu được người biết quên lời, hầu cùng nhau đàm luận”. “Lạy Chúa! Xin Chúa phán! này đây, tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (I Sam.3,9); “Cứ mở to miệng ra, Ta đổ đầy cho!” (Tv.80,11). Các Ngôn sứ thời xa xưa đã mở tai mở miệng, nuốt cả than lửa (Is.6,6), cả sách vở (Kh.10,8,11), chiêm niệm suốt cả ngày (Tv.1119,97)… nhằm truyền đạt ý Chúa sao cho trung thực. Sứ mệnh nghệ sĩ thánh nhạc đúng là sứ mệnh ngôn sứ, từng ngôn sứ thuộc hic et nunc (now and here) tức là vừa ôn cố để tri tân mà vẫn hướng lai. Trên đường lên núi Sọ, Đức Yêsu đã chấn chỉnh tâm tình các phụ nữ đang dành cho Ngài, một thứ tâm tình ủy mị, ẻo lã, mang tính tiêu cực là thương hại, nhưng vô trách nhiệm, vì không dám nhìn nhận do đâu mà Ngài phải vác thập tự giá (x.Lc,23,27).
Đã 2000 năm qua, dung dạng một cái xác không hồn còn đứng đó, đợi chờ xem coi còn có những ai theo Ngài, dám dấn thân bước vào nẻo Ngài đi hầu đạt đến CHA (x.Ga.14,6). Năm thánh 2000, phải chăng, đây là dịp ngàn năm một thuỏ để canh tân ?

13.4.2000








43. CA-ĐOÀN GIÁO-XỨ TÔI
Ca đoàn Giáo xứ tôi hiện chỉ còn 3–4 ca-viên trên tổng số 24 tính từ lúc mới thành lập ở độ tuổi 15, 14 trở xuống cách nay 10 năm ! Cũng dễ hiểu biết và thông cảm: chúng thêm tuổi thêm tác, thêm trách nhiệm: học, học thêm, lên lớp lên cấp, tăng tổn-phí ăn mặc, cặp tập sách,... và tất nhiên là với cả thời gian luôn; còn một số khác lại phải đi làm, tăng ca, mất sức . . . ! May mà chổ khuyết nầy lại được bù đắp: lớp thanh niên từ ba miền Đất nước tụ về các xí nghiệp, đến tham dự Thánh lễ khá đông, trước lạ tai sau quen giọng rồi cùng nhập-cuộc. Mình thì mừng thầm vì giáo-đoàn thêm ấm cúng. Đã vậy, mình có hai bé giúp lễ, một giáo một ‘chưa’ giáo, đã không là ca viên mà cũng hát theo. Tất nhiên mình là chủ-tế thì phải hát rồi, mà tùy lúc cũng cần hát hơi to để kéo và nâng, đôi lúc cũng ngưng để nghe thử, chính vì vậy mình mới phát-giác:’ . . . Trời Đất đầy huênh-hoang Chúa, . . .’ Trời Đất ơi! Bực cái mình ! Suy đi nghĩ lại, tại cái gì đây ? Tại ai đây ?
Sực nhớ lại, có lần may mắn xem được quyển Từ-điển do Cố Alexandre de Rhôdes soạn-thảo. Cố nghiên cứu toàn-bộ các cơ-phận liên quan đến phát âm phát giọng các Ngôn Từ Annam do chính người Annam ‘phát ngôn’, để rồi chính Cố cũng tự mình luyện mãi cho đến khi phát âm phát ngôn thật đúng giọng như người Annam; cuối cùng, Cố rút kinh-nghiệm cá-nhân, vẽ ra đồ-hình các cơ ‘cổ họng – lưỡi – hai hàm răng – cặp môi’ để giải-thích, hẳn là không chỉ dành cho người ngoại quốc xử dụng cách đọc chuần-xác từng tiếng Annam mà thôi đâu. Thế là mình bắt đầu lặp lại quá trình đó, khá cay, để chuẩn-bị lên lớp cho đám xướng ca mình.
Có thể hai giọng Nam Bắc lai giống chăng ? Phụ âm ‘V’ trong ‘Vinh’, nếu xướng theo giọng Nam thì khép hai môi rồi cùng mở ra theo chiều dọc; nếu khép bộ răng trên khít với môi dưới, khi mở ra thì đầu lưỡi núp vào hàm răng trên, là nó ra giọng Bắc. Còn nét ‘Qu’ trong ‘quang’ thì chu hai môi lại, giữa để trống, khi phát giọng thì bành hai môi theo chiều ngang. NB. ‘Qua – quan – quang – quê – quy – quanh – quẩn, v. v. . .’ thì bộ môi – răng – lưỡi lại thao tác khác nhau). Luyện thanh – âm – giọng hẳn là cần thiết để nhập đoàn xướng ca.
Theo tâm lý chung: quen thì lờn, lờn thì bừa-bải, vô ý thức thôi ! Mà đã vô ý thức thì dễ đánh mất đi khả-năng lèo-lái hay chèo-chống miệng – môi – răng – lưỡi, chúng chẳng khác chi cả một dàn nhạc cụ Trời cho, xem ra thật đơn-giản mà lại vô cùng tinh-vi. Lơi tay lái một tí là tai nạn bất ngờ và bất-ưng xày ra thôi, đó là chuyện ‘tự-nhiên nhi nhiên’ !
Đã hẳn, Chúa thì không huênh hoang rồi, phần còn lại thì ai lắp ‘trời đất đầy’ cái thứ ấy ? Sự-cố không hẳn do ca-trưởng ca-viên ca-đoàn, mà là ở một truyền-thống xa xưa và xa-xôi nữa, đó là truyền-thống “Quod scripsi scripsi” (Ga 19, 22)! Philatô nhất-quyết vậy mà hay! Trời xui hay Đất khiến ? ‘Đã viết sao, cứ để vậy’. Nhưng dân trí đại chúng thì lại hiểu theo giấy trắng mực đen, mà ý người đâu phải luôn luôn là ý Chúa. Chọn ý Chúa làm ý mình khác hẳn chọn ý mình làm ý Chúa: cùng chữ viết mà ý Philatô khác ý Chúa! Chính vì thế mà các nhà chú-giải Kinh-thánh và các nhà Thần-học phải đau đầu suy-tư ! Cả Cựu lẩn Tân-ước đều đã xảy ra như vậy: “Thà hy-sinh một người để cứu toàn dân . . .” (Ga 11, 47-52), vị Thượng-phẩm làm Đạo mà nói câu đó với ý rất Đời, nong-cạn, thấp-kém, nhưng ý Chúa lại ẩn-núp trong đó Yoan Tông-đồ thâm-tín sâu-sắc đã khai-quật đến tận cùng lý.
“Vinh quang ”mà hát “huênh hoang”, chỉ là một khuyết-tật vô-tình, một thứ lapsus linguae: cứng môi, đớ lưỡi, líu lưỡi, nói đớt nơi con nít, rất dễ chữa. Chổ khó là làm sao từng cá-nhân Kytô-hữu tự-ý-thức nhạy-bén mỗi khi đọc Kinh, ca hát . . . đều hiểu rằng:”Đó là Lời Chúa” nói với mình, chớ không hiểu ngược lại.
“Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì đây ?” (Lc 3, 10-14; Cv 2, 37). Lời Yoan Tiền-hô đáp cho ba giới thắc-mắc là: thực-hành lẽ Công-bình và tình Bác-ái nhân-bản giữa anh em đồng-bào đồng-loại. Đoàn Chiên hay vườn Nho, nhỏ như Gia-đình hay to như Giáo-đoàn được giao cho mỗi mọi thành-phần, tất cả đều đồng-nhiệm và đồng-hưởng (corresponsable, cohéretier: Rm 8, 17). Ứng-dụng thuyết ‘Tam cùng’: vừa đậu PHÔI là đã cùng ăn cùng ở với cha mẹ rồi, mà phải chờ đợi cho đến bao giờ mới cùng làm ! Mà đây là lợi-ích chung cho cả Gia-đình hay Giáo-đoàn mình chớ có ích-lợi gì cho Chúa đâu ? ‘Xin, xin, xin, cái gì cũng xin . . .’ đâu hẳn là khiêm-tốn, ỷ-lại chăng ? Óc sáng suốt và nghị-lực tinh-thần riêng từng cá-thể đã đầu-tư vào đâu hết, để rồi việc mình có thể làm và phải làm cho chính mình hay cho tập-thể mình, thì lại dám bảo Chúa làm giùm, làm thay thế mình !
Nhạc-sĩ sáng-tác thi-vị-hóa một đoạn đường: “Trên con đường về quê, mà vắng . . .”Ca-trưởng dẫn Ca-đoàn diễn-hành, Giáo-đoàn nối bước, khách bàng-quan có thể đứng hai bên lề đường hoặc ngồi balcong thưởng-thức, rồi liên nghĩ đến hoàn-cảnh riêng-tư mình, không ai giống ai: Mẹ là mẹ ruột, mẹ chồng, mẹ vợ gì đó . . . cũng là một cách soi đường dẫn lối . . .

Cũng vậy, sẳn đây nói luôn: làm vì Chúa, làm cho Chúa, dâng cho Chúa, ở với Chúa, đi theo Chúa, . . . rất thường gặp trong các văn-bản kinh-kệ bài hát. Vì như ‘ai đã viết sao mình cứ đọc vậy’, thường là hiểu nghĩa đen y như đã in ấn, nên đọc sao nghĩ vậy, nghĩ theo ý phàm-trần, nong-cạn, và tất nhiên ‘môi miệng thì thờ kính Ta, mà ý nó khác hẳn ý Ta’ (Mt 15, 8-9; Is 29, 13; Tv 78, 36).


‘Theo Chúa Yêsu’ thì tất cả những ai mang danh Công-giáo đều nói ra, tuyên-xưng, hùng-hồn bày-tỏ đúng mức nghi-thức, nhưng cuộc đời mình sinh-sống, hoạt-động và chết-chóc dài dài từng dịp từng việc tại Trần-thế nầy, lại không y-như lối con người Anh Cả Yêsu đã sinh-sống, hoạt-động và chết-chóc, thì sao ? Như vậy, khi đọc:”Vì loài người chúng ta và để . . . và đã làm người”, thì cũng được kể là tuyên tin đi, còn thực-chất ‘sống như ‘ thì sao ? Ngôn Từ Nghĩa Ý “như” nầy đâu phải hiếm-hoi trong Kinh thánh:’. . . thể-hiện ý Cha dưới Đất cũng như . . . (Mt 6, 19); . . . như Thầy đã yêu thương các anh em” (Ga 13, 34); còn một chữ ”như” chìm, lặn, lại rất quan-trọng: “Đây, Minh Tôi; đây Máu Tôi, . . . Hoc facite in Com-memorationem meam”(Lc 22, 19-20), xin chuyển ý: Đây, Thịt Tôi; Đây, Máu Tôi, mai nầy, sẽ tự-hiến cho các anh em; đến lược mình, các anh em cũng thể-hiện y như vậy. “SẼ”: chỉ thời-quảng ngắn từ lúc dùng bửa tối chiều thứ Năm đến 3 giờ chiều thứ Sáu thôi. “Thịt Máu” trong thời quảng ‘sẽ’ nầy là chính Thịt-Máu Trần-nhân cá-thể Yêsu đổ ra vì Nhân-loại; còn tiếp theo sau đó, thân-cận trực-tiếp nhất là các Tông-đồ, và từ đó trở đi, Thịt-Máu là Thịt-Máu Nhiệm-thể Đức Yêsu-Kytô, gồm bất cứ ai ai dám tự-hiến Thịt-Máu mình vì công-thiện-ích tha-nhân bất cứ. Vậy, bất cứ ai ăn và uống, thì đến lược mình, cũng trở nên lương-thực cho người khác ăn và uống “y như” Đức Yêsu-Kytô vậy. Như thế, đâu còn là ‘sẽ’ nữa, mà là ‘hằng’ thôi, đồng thời, lại còn là ăn trước lo trả sau !
Yoan Tông-đồ thâm-tín, trong cuốn Phúc âm ngài viết, ngài không tường-thuật sự-kiện dùng bữa như là nghi-thức thiết-lập Bí-tích Thánh-thể, vì Yoan đã tỉ-mỉ ghi lại từng chi-tiết về Đức Yêsu công-khai công-bố cung-cách “truyền-phép Thánh-thể” qua nhóm Biệt-phái do Thượng Hội-đồng sai đi đối-chất, gồm cả nhóm mình và nhóm Sađuxê, bậc Kỳ-lão, hàng Tư-tế và vị Thượng-tế (Ga 11, 45-53), mà tinh-thần Phụng-tự đã rơi xuống tâm-trạng vụ-hình-thức (Lc 20, 45-47) và vụ-lợi (Ga 2, 14-16)!
Một trận chiến mê hồn giữa Cựu và Tân, tuy mâu-thuẩn trước lịch-sử phàm-nhân, nhưng Đức Yêsu đã đặt lại đúng vấn-đề: Ngài không hủy bỏ Cựu, mà chỉ kiện-toàn thôi (Mt 5, 17). Cái ‘huênh-hoang’ do vụ-hình-thức thuộc phe Cựu, - đã trở thành cuộc chiến kéo dài suốt cuốn Phúc-âm Yoan đến trọn cuốn CvTđ theo thánh Luca, là bản Báo-cáo lưu-hậu để Hậu-thế Ôn cố.
Trong công-tác canh-tân Nhà Cha, canh-tân đội ngũ giữ Nhà Cha, khi Ngài vào viếng thăm Yêrusalem, vừa là Thánh-đô vừa là Thành-đô, Đức Yêsu đã thất-bại chăng ? Những bậc Hiền-nhân Minh-triết Bác-học kính yêu đồng-loại đồng-bào thuộc cả Đông Tây Nam Bắc như chư tử Khổng Mạnh Lão Trang Đức Phật Thích Ca, v. v. . . đã chẳng cùng số-phận như vậy sao ? Điều nầy giúp cho miêu-duệ Kytô-hữu nhận thấy rằng: từ “huênh-hoang” chuyển qua “Vinh-quang”, đã phải hao-tốn biết bao sinh-mạng Trần-nhân dám dấn-thân y như vị Tôn-sư mình, thì mới mong trở thành những môn-đệ đích-thực chân-chính khi tác-chứng bộ luật Kiện-toàn, luật Tình yêu (x Rm 8, 1-13) !
“Ôi những kẻ tối dạ, những tấm lòng chậm tin vào lời các ngôn-sứ ! Nào Đức Kytô lại chẳng phải vượt qua Khổ-hình như thế, rồi mới bước vào Vinh-quang hay sao ?” (Lc 24, 25-26).

13.5.2000


44. TIẾN DÂNG TỪNG BÀI CA HY TẾ

Phụng vụ tế lễ khởi đầu từ khi nguyên tổ Ađam-Eva dạy dỗ 2 con Cain và Abel biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” bằng cách dâng của lễ tạ ơn Đức Chúa Nhân-hậu. Của lễ là “cây nhà lá vườn”, là sản phẩm nghề nghiệp riêng tư từng cá thể sản xuất: Cain trồng tỉa, Abel chăn nuôi... (x.St.4,1-7).


Ngay từ cuộc tế lễ tiên khởi này, đã cho thấy rằng: ý nghĩa và giá trị phụng tự không do của lễ cao thấp ít nhiều, không là lập công lấy điểm để mong được trả công bội hậu như thói đời “cao lễ dễ thưa”... mà là do từng con người “chính tâm thành ý” (Khổng tử) tế lễ.
Mổ xẻ tâm lý bình thường thì Cain lang thang đây đó, đâu hẳn là chạy trốn khỏi tôn nhan Đức Chúa, mà là chạy trốn chính lương tâm mình. Nhưng “chạy đường trời đâu cho khỏi nắng”, nắng đây không từ trời cao mà là cái nắng lương tri, cái nắng bưng đầu bức óc, vì Đức Chúa đâu có trả thù thay Abel, trái lại Ngài còn bảo vệ Cain đến “bảy vòng đai” (St.4,17).
Socrate (468-399 tr.CN), nhà hiền triết cổ đại Hy lạp, một ngôn sứ đời công bố giữa chợ đời mong thức tỉnh những lương tâm đang ngủ: “Anh hãy suy tư về tâm hồn anh, hãy hiểu biết chính bản thân anh, chứ không phải những cái gì của anh”. “Con-nais-toi toi-même” (cf. “hãy tự biết mình”, phần nhập đề Thông điệp Fides et ratio do đức Gioan-Phaolô công bố ngày 14.9.1998).
Lịch sử đã cho thấy, các ngôn sứ cả đời lẫn đạo đều cùng chung số phận “sinh nghề tử nghiệp”, khi ngồi trước tay lái là đã chấp nhận vô-lăng đâm vào ngực: tử vì “đạo” là vậy! Bình thường, bởi tai nạn rất phổ biến: do mình bất cẩn hay do người gây ra, thì cũng là chuyện đã rồi. Đã từng là như vậy từ máu Abel đến máu tư tế Giacaria tại bàn thờ (Mt.23,35; 2Sb.24,21), Socrate bình tĩnh đón chén độc dược, Gioan Tiền hô rơi đầu là phải, Đức Yêsu đâu phải chịu đựng chết trên thập giá bằng một cái chết đớn đau nhục nhả mà lại quá trẻ, mà mà chính là Ngài dấn thân tự hiến vì chân lý, tức là sớm “tử nghiệp”.
Không trách ai “vắt chanh bỏ vỏ”, vì đã biết chanh mình, mình tự vắt, vỏ mình, mình tự quăng, đường tất đến tìm chanh, ly chanh đường cùng uống chung. Bài học Trang tử (370-298 tr. CN): “Được ý hãy quên lời. Ta tìm đâu người biết quên lời để cùng nhau bàn luận!”. Đây không phải là một bài ca thán than thân trách phận, mà là tiếc xót thay cho đời, tuy phải “ngậm đắng nuốt cay” nhưng cái “hậu” của nó thì ngọt bùi.
Giới cầm ca được Trời trang bị tài năng về kỹ thuật, thiên khiếu về nghệ thuật để xây dựng tốt tình Cha đẹp ý Con do múc lấy từ nguồn Lời Chúa chuyển sang qua bài ca bản nhạc, rồi công bố “trên mái nhà”, có thể lúc nào đó, nghệ sĩ vui sướng nhận được những tràng pháo tay với vòng hoa đeo cổ, hoặc bình thản đón nhận một mớ cà chua rữa thối. Cười thôi! nhưng không thể đào nhiệm hoặc lãng nhiệm.
Tại ngục thất, bạn hữu và học trò của ông Socrate đến thăm và ngạc nhiên tại sao ông không tự bào chữa. Ông trả lời: “Ta chết là thượng sách! Nếu thuốc độc đã sẵn, hãy mang lại đây cho ta!” Tay không run rẩy, mặt không biến sắc, ông nâng chén. Đám học trò không cầm được nước mắt, ông nói ngay: “Ồ! Những con người kỳ lạ, làm gì vậy các con? Người sắp chết cần được nghe những lời tốt đẹp, các con hãy yên lặng một chút nào!” Khi thuốc độc ngấm đến tim, ông nói: “Thôi! ta đi đây!” Và ông còn tếu: “Nhớ trả lễ thầy thuốc chữa bệnh và thuốc độc Asclepios một con gà trống đấy nhé!”
Một lần đến thăm ông Nguyễn Duy Cần tại tư gia, lúc ông 82 tuổi lại vừa mới trượt té trong nhà, trên trán còn dán băng, tôi tự giới thiệu và sau vài câu hàn huyên, tôi tìm hiểu về phương pháp “công tác tư tưởng”... Ông nói về đức Khổng tử, đức Phật Thích ca, Lão tử, Đức Yêsu: “ Các ngài gặp nhau qua thái độ trung dung khi đối nhân xử thế”; nói xong ông mở quyển Kinh Thánh bằng Pháp ngữ (Bible Ierusalem) loại bỏ túi, đọc câu “Lạy CHA! xin bỏ qua cho chúng, vì chúng chẳng biết chúng làm gì” (Lc.23,34). Đọc một số sách ông viết, tôi không quên cái “bibliothèque” của ông bày biện lênh láng khắp nền đất - nhà ông khá chật-, trên ván, trên giường và cả trên ghế đẩu. Ông nói: “Đây là những bậc thầy dạy học miễn phí, cho nên học trò còn thở còn phải học”

Khi đã hoàn thành tác vụ nơi trần thế “consummatum est” (Ga.21,31), Thần Khí Đức Kytô đã thăng thiên tức là Ngài lại trở về điểm Ngài đã xuất phát, nên không còn bị lớp vỏ nhục thể Yêsu che lấp, nhưng lại được chuyển qua các thế hệ đệ tử Kitô hữu (Ga.20,21-23), là những thế hệ được gọi là hậu thân hôm nay và là hiện thân khắp nơi thay thế Ngài. Đã là đệ tử, là môn sinh, thì viêc kế tục sứ vụ Thầy ủy thác, chớ không chỉ học cho biết suông. Đó là lẽ đương nhiên. Tần thủy hoàng vì muốn độc quyền độc đoán độc tài độc tôn nên đã “phần thư khanh nho”, thì khác nào ông làm công tác gieo mạ? Sách vở có mục nát thì khí chí tình ý mới chuyển sang qua không biết bao nhiêu bộ “óc-tim-tay” nơi hậu thế.


Nếu cách nay 2500 năm, đức Không tử có 3000 học sinh sinh viên so với hiện tại năm 2000 này, làm sao đếm cho xuể số lượng già trẻ đã đang ra vào “cửa Khổng sân Trình”? Mà đó là trường đời. Nếu Tertulien đã bảo: “Máu tử đạo nẩy sinh dòng giống đạo hữu” thì trường đạo với biết bao bộ môn, trong đó có bộ cầm ca, đâu có thiếu chi những bậc tiên sinh “tử vì đạo” theo cách nào đó âm thầm trầm tĩnh!

13.7.2000




45. TIẾNG HÁT HÀN NGA
Tiết Đàm đi học hát tại nhà Tần Thanh, học hỏi từ thầy chưa hết kỹ xảo mà lại tự cho mình đã thành tài, nên cáo từ thầy rồi ra đi. Thầy Tần Thanh đã không ngăn cản lại còn tiễn Tiết Đàm ra ngoại thành. Đã vậy, Tần Thanh còn trân trọng nâng chén rượu mời Tiết Đàm rồi vỗ nhịp hát bài ca bi oán để tỏ lòng thương tiếc tiển biệt trò ra đi. Tiếng thầy ca xúc động cả rừng núi, vang thấu tận trời xanh, khiến các tầng mây cũng cảm xúc ngừng bay.
Tiết Đàm cảm nghiệm đến thấu tình đạt lý về thâm ý thầy mình nên hổ thẹn, bèn nhận lỗi với Tần Thanh, hầu mong được thầy nhận lại để tiếp tục học hát, mà dẫu phải học đến mãn đời cũng không còn dám nửa chừng xin thôi học.
Biết vậy, Tần Thanh mới thuật cho Tiết Đàm câu chuyện: “Trước kia, ở Hàn-quốc có cô Hàn Nga, một ca sĩ hát rất hay. Một lần nọ, trên đường sang Tề quốc thuộc Đông phương, khi đến Ung Môn thuộc Tề quốc, thì thiếu lương thực đi dường, cô phải bán lời ca tiếng hát tại các lữ quán dọc đường để độ nhật. Ngờ đâu, sau khi cô ra đi, tiếng cô hát vẫn còn vương đọng quanh quẩn đâu đó đến ba ngày vẫn chưa tan biến. Những thực khách ở Ưng Môn cho rằng Hàn Nga chưa ra khỏi vùng, nên ai nấy đều tự động tủa ra đi tìm. Đang khi đó, Hàn Nga đến một lữ quán nọ, nơi đây còn quan niệm xem cô như ả đào thuộc hạng “xướng ca vô loại”, bắt nạt cô và gây khó khăn, xem cô là người ngoại lai, khiến Hàn Nga tủi hổ, nên cô vừa khóc vừa hát, tiếng cô hát bi ai đến nổi già trẻ bé lớn đều xúc động rướm lệ, cả đến ba bốn ngày họ không buồn ăn cũng chẳng ngủ được. Đang khi đó những người từ Ung Môn đi tìm, gặp lại cô trong hoàn cảnh như vậy thì mừng rở, liền mời đón cô trở lại. Hàn Nga phải về lại hát nữa cho họ nghe. Lần nầy, tiếng hát cô thảnh thoát, dài hơi, điệu ca hân hoan, khiến người già trẻ bé lớn đều hứng khởi, vừa vỗ tay vừa nhảy múa giống như đám quỷ sứ, không cách nào kiềm chế được, họ quên hẳn cảnh bi ai trước kia. Vào ngày Hàn Nga ra đi, họ biếu cho cô rất nhiều món quà. Đến bây giờ, người ở Ung Môn vẫn còn hát bài ca bi ai thật gợi cảm đó. Đây là dư âm tiếng hát Hàn Nga tự thuở nào.
Câu chuyện nầy khá phổ biến trong giới “cổ nhân”, vì tôi đã được nghe từ thuở bé ở tuổi 9-10, bây giờ gặp lại trong quyển “Liệt Tử”. Hư cấu chăng, không sao! Biến ngôn đầy dẫy trong các sách, phim, ảnh đủ loại, ngay cả quyển Kinh thánh Kytô-giáo cũng chất chứa toàn là dụ ngôn, biểu tượng, bí tích... không ngoài mục tiêu giúp tự giáo dục và tự đào tạo qua suy tư rồi ứng dụng cá nhân vào cuộc sống thực tế .
Hát thế nào mà rền khắp đất thấu tận trời, dư âm sao lại cô đọng trong lòng người người đến quên ăn quên ngủ cả mấy ngày đêm? ‘Xạo’ vừa phải thôi chứ ! Không phải vậy đâu. Biết bao nghĩa cử cỏn con được tường thuật trong các sách Phúc âm lại mang những nghĩa ý và giá trị siêu cường, đúng là “kinh Thiên động Địa!”. Chẳng hạn, nghĩa cử cô Marie xức nước hoa hảo hạng cho Đức Yêsu: đối với phàm nhân khi trông nhìn thì đúng là chướng mắt, còn Đức Yêsu thì bảo: “Tin mừng nầy được loan-báo bất cứ nơi nào trong khắp thiên-hạ, thì ai ai cũng sẽ kể lại việc cô vừa thể-hiện mà nhớ đến cô” (Mt 26, 6-16; Mc 14, 3-9).
Mà nào có gì lạ đâu! Khi ‘xuống thế . . . làm người’, Đức Yêsu sinh sống hoạt động công khai giữa chợ đời, Ngài phản ảnh cảnh chợ đời để làm nổi bật tính đạo giáo hầu giúp người làm đạo phục hưng tình trạng tôn giáo nơi nào đó đã xuống cấp. Ngài nói: “Tôi phải so-sánh thế-hệ nầy với những ai đây ? Họ giống như đám trẻ giữa chợ đời mời gọi đám trẻ khác: Chúng tôi thổi sáo cho các bạn, sao các bạn không nhảy múa; chúng tôi hát bài ca bi-ai, sao các bạn không hòa-điệu cảm kích?” (Mt 11, 16-19; Lc 7, 31-35).
Vốn mang não trạng thị trường kinh tế với tâm địa thụ hưởng, nên đôi mắt trần nhân lên đến độ số cao, chỉ “nhìn thấy mọi người như đám cây cối đang di-động” (x. Mc 8, 24). Đó là chứng bệnh “cứng lòng”, “lòng chai dạ đá”. Sự thể như vậy đâu chỉ xảy ra ở một thời điểm hay tại vài nơi chốn địa-phương! Lịch sử đời đạo suốt dọc dòng giống nhân-loại nầy đầy dẫy những bước thăng trầm vinh nhục, thì đâu có gì phải ngạc nhiên!
Bản thân Hàn Nga hấp dẫn? Tiếng hát Hàn Nga thu hút? Không hẳn vậy đâu! Tự biết mình, biết thân phận mình, biết bổn phận mình phải thực hiện sao cho hòa hợp với thiên mệnh, tức là đạt mức “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”, mà vẫn hiểu rằng: thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Ở đây, yếu tố nhân-hòa đã giúp Hàn Nga thành công khi tạm mượn khả năng ca hát để độ nhật. Do đó, khi ca hát, cô chỉ biết hồn nhiên biểu lộ, phát huy tấm chân tình mình thôi, còn việc ngoại nhân xung quanh có cùng hòa đáp với mình hay không thì cô không nghĩ đến. Chính nhờ vô-tư như vậy mà cô thành công.
Thì cũng vậy, Trinh Nữ Maria, một cô bé ở làng quê Nazaréth vô danh (x. Ga 1,46), chỉ tự phát huy tâm linh mình với thái độ một Nữ tỳ: “Ecce Ancilla Domini, ... (Lc 1, 38). “Magnificat anima mea Domino”: Tâm-hồn tôi triển nở theo chiều kích Đức Chúa Nhân hậu” (Lc 1, 46s.), bởi Lời Emmanuel đã từng tồn tại nơi vạn hữu sinh-linh ngay từ trước thuở sáng thế (Ga 1, 3), nhưng oái oăm thay! Nhân loại nầy đã do Ngài tác tạo lại không nhận ra Ngài, và cả đến cộng đồng Ngài tuyển chọn cũng không tiếp nhận Ngài khi Ngài tự nguyện đích thân xuất hiện bằng xương bằng thịt giữa họ, là đồng bào và đồng loại với họ (Ga 1, 10)!
Như vậy, “hạt giống Lời Chúa: Dei Verbum” không còn ở đâu ngoài và xa con người, mà là đã hằng tồn tại ngay trong nội tâm từng con người, đặc-biệt nơi mỗi Kytô-hữu (x. Ga 20, 22-23), đã được ít nhiều ý thức và xác tín do quyết tâm học hỏi rồi áp dụng thực hành, do đó, nếu thế hệ hậu sinh nầy biết khiêm tốn khám phá lại từ dỉ vãng, sẽ gặp thấy biết bao “hạt Cải niềm tin bé nhỏ”, khởi điểm từ những con người quê mùa nghèo khổ thất học... mà đã biết tuần tự tự phát huy tăng trưởng lòng đạo đức mà thành đạt đến nổi chim trời tuôn đến sầm uất thừa hưởng. Hàn Nga không bán lời ca, khách ngoại bang cũng không mua, vì họ không là khách mộ điệu, mà chính là nhờ mối tương-giao đúng luồng đạo đức giữa hai phía cùng ở vào một thời đại mà người người bất cứ đâu đâu cũng đều lo tu thân tích đức.
Anh em hãy khiêm tốn tiếp nhận Lời đã được gieo vào cun -tâm anh em; Lời nầy là Khí lực linh động đời sống tâm linh anh em. Anh em hãy thể hiện đời sống mình theo Lời đó soi dẫn, chớ đừng nghe-đọc-hát suông mà tự lừa dối chính mình đồng thời lại gạt gẫm người khác”(X. Gc 1, 1718. 21b-22. 27).

1

3.9.2000

46. THÁNH-NHẠC “THIỀN”

Trần-nhân tinh khôn, homo-sapiens, xét từng đơn vị cá thể, trong thời hạn xuất-hiện và tồn tại giữa Trần đời nầy rồi lại biến đi theo các dạng hữu hình như tất cả chúng ta cùng đang thấy biết nhau, thì thật là cực kỳ vắn vỏi và nhỏ bé khi so với tuổi và tác hành tinh địa cầu nầy, nhưng kỳ thực, thấy vậy mà không phải vậy: ‘videtur sed non est’, nếu chỉ thấy bằng mắt bắt bằng tay, bởi ngoài ra, chúng ta còn có cái ổ tư-duy như con mắt thứ ba: huệ nhãn, tâm-nhãn, một khả-năng phát-huy tinh khôn vô lượng vô biên, tức là khả năng bao quát không chỉ toàn bộ vũ trụ vĩ mô không chỉ ở dạng hữu hình mà còn là và nhất là cả ở dạng vô hình nữa; vả lại, cái tâm nhãn chúng ta đây còn có khả thể sắc nét chú mục vào một vật thể vi ti như hạt nguyên tử hydro chẳng hạn... thật đáng ngạc nhiên và mừng rỡ biết bao cho một kiếp sống trần đời nầy!


Các thiền sư có thể bảo cho chúng ta biết rằng chính vũ trụ là một công án1 vĩ đại vừa sống động, vừa hiểm hóc, đầy thách thức chúng ta cần tự tìm lời giải đáp và đồng thời giải quyết bằng tự chứng. Tiên vàn là tự học, học cho biết chính bản thân mình, biết bản thân vũ trụ, biết tương quan song phương vừa chủ vừa khách từ hai phía mình và vũ trụ; tiếp đến là tự chứng nghiệm bằng chính kinh nghiệm cá nhân chớ không chỉ ăn - nói –làm - hưởng... “theo” bất cứ ai, còn chính mình thì không có công lao nào để đóng góp, đã vậy mà còn cả dám đòi hỏi cả Thiên cả Địa lẩn Nhân đều

phải đáp ứng những khát vọng cạn hẹp cho cá thể mình !


Cái bệnh vụ hình thức thật là tối kỵ đối với các môn khoa về thần nhiệm. Quên nôm quên dò, vượt qua, đâm thủng xuyên thâu hết mọi hình thức, biểu tượng, dấu chỉ... là đặc điểm chung thuộc thần bí: Thiên Chúa giáo, Phật giáo hay Hồi giáo cũng vậy. Trang Tử đã than phiền: “... Ta tìm đâu người biết quên lời, hầu cùng nhau đàm-luận!”.
Biển ngôn ngày càng dâng cao, bút chiến từng đợt sóng thần xô đẩy vùi dập lẫn nhau, gây hại đến nhân mạng, tàn gia bại sản; rừng từ thì dày đặc những lá mụt lá úa lá vàng rơi rụng từ biết bao mùa “thu sang-thu tàn”. Cho đi là mỗi một giọt ngôn, mỗi một từ, thì giọt nào là giọt óng ánh như giọt sương trên lá vào buổi sáng nuốt chửng cả mặt trời để trở thành “hạt châu cao giá nhất đến đổi nhà buôn dám bán hết những gì mình có để mua”! (x. Mt 13, 45-46).
Thiên hà ngôn tai” (Khổng Tử): Trời câm và điếc luôn, bởi Ngài không nghe không nói bằng ngôn ngữ do phàm nhân ước lệ, mà Ngài gầm hét long trời lở đất, Ngài vẽ vằn vẽ vện “búa sua” khắp cả bầu trời, cả đất nước cả tỉnh thành quận huyện xã phường... đều nghe thấy, lo mà học hiểu, để biết tùy cơ mà ứng-biến, để liệu cách mà đối-nhân xử-thế...
Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”, tha hồ mà bắt cá: “được chim quên ná được cá quên nôm”, “chụm nơm cho cá chín”; lửa Tần đốt sách, chôn Nho, diệt Hán, kết quả lại ngoài ý Tần, sách Nho-Hán lại tăng giá sáng giá; Ông Trời còn cao tay ấn hơn cả Tần: mới đây thôi, khắp mặt bằng hành tinh xanh nầy lác đác đó đây hơn trăm hỏa trận, triệt hết cả cây lẩn cành già non bé lớn, huống hồ hằng đống đống lá bỗi, bao nhiêu sông suối ao hồ nhỏ lớn trong vùng hỏa hoạn đều cạn queo.
Nhưng qua cơn nóng, trời cũng nguội, thu tàn, đông mãn, thì xuân đến, sau cơn mưa trời lại nắng, nước lớn nước lũ nước ròng nước cạn; miền Tây được lớp phù sa mầu mỡ, rừng cháy ra tro, tro lại nuôi rừng dưỡng rú... và biết đâu, sau đợt di trú, chim rừng cá nước với dã thú lại trở về quê cha đất tổ, kéo theo sau dập dìu dòng máu mới tinh khôn hơn, và với những hạt giống cây trái xa lạ ngon bổ, những giống thú kỳ bí lạ mắt líu lo khoái nhĩ... Một thế hệ mới, một mùa xây dựng mới... lại tiếp diễn.
Văn thì có thi-văn-nhạc-lễ, chất thì chỉ là một, một cái gì đó ?
Mạn phép mượn Pháp ngữ đùa một tí, đùa mà thận trọng đọc: - “La vie c’est pas l’habit” - “Tại sao các anh tìm Tôi trong Kinh sách!” (Ga 5, 39-40); sao các chị lại tìm người sống giữa bãi Tha-ma ? (Lc 24, 5); Ngôn-từ là mồ chôn tử thi, Thần Khí mới sinh động, năng động, tác động (2 Cr 3, 6).
Hương Nghiêm Trí Nhàn là đệ-tử Bách Trượng (724–814), Bách Trượng qua đời, Nghiêm sang tiếp tục công quả với tổ Quy Sơn (771–853), một cao đệ của Bách Trượng. Quy Sơn hỏi: Tôi nghe nói sư đệ tham học với thầy cũ tôi là Bách Trượng, sư đệ thông minh lanh lợi tuyệt vời; nhưng tôi không hỏi sư đệ về chỗ sở học bình sanh, cũng không hỏi về chỗ kinh sách sư đệ đã học qua, tôi chỉ hỏi sư đệ: “Lúc sư đệ chưa ra bào thai, chưa phân biệt gì... gì hết, thử nói một câu xem!” Hương Nghiêm mờ mịt chẳng biết đường nào trả lời... (tr. 290). Xem thêm Lục Tổ Huệ Năng (638–713) nói với Huệ Minh : ”Đừng nghĩ lành đừng nghĩ dữ, ngay trong lúc ấy đưa tôi xem cái bổn lai diện mục của ông trước khi cha mẹ chưa sanh ra ông” (tr. 265) [Thiền Luận D. Suzuki Q. Thượng]
Còn Đức Yêsu trước đó khoảng 600 năm, đã bảo: “Quả thực, trong ngày sống lại, chẳng còn ai cưới vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời.” (Mt 22, 30). Tôi từ đâu đến đây? Trước khi đến đây, tôi đã là gì, và ở đâu ? Mà đây là đâu? Và tôi sẽ đi về đâu? Đâu phải chỉ ít lời giải đáp hay ít người đã từng tự-giải quyết những thắc mắc căn bản nêu trên !
Thật ra, rừng Nhu bể Thánh cô đặc với biển Ngôn rừng Từ lỏng loãng vẫn chung chạ “vàng thau lẩn-lộncùng tản mạn khắp năm châu bốn biển, mà bất cứ ai ai bất phân dị biệt sang hèn thông dốt, cũng đã từng vượt biển hay băng rừng leo núi để tầm Sư cầu Đạo... nhưng khác biệt nhau giữa đám du thuyền với đoàn ngư phủ. Tuy cùng lướt trên mặt biển, nhưng khi trở về, thì có kẻ bán người mua, và biết đâu, thỉnh thoảng lại có bọn con nít “hôi” được kha-khá cá, chúng cũng sung sướng lắm chứ !
Tháng cuối cùng của năm 2000, Năm thánh, tháng cuối thế kỷ 20, một thế kỷ bùng nổ khoa học kỹ thuật không gian, năng lượng điện tử và công nghệ thông tin... đã vo tròn thành hòn bi trong tay em bé ba bốn tuổi, muốn biết Đông Tây Nam Bắc xảy r a điều chi, cứ bấm là thính-thị ngay; rồi lại internet cũng vậy, y như là manna từ trời rơi xuống, ai “muốn ngang nào được ngang nấy”... Một trăm năm trải qua biết bao thế hệ đội ngũ Bác-học khoa học kỹ thuật lao động chất xám làm việc mệt không ngừng nghỉ, kết quả thật khả quan, người tiêu thụ thụ hưởng trở thành Thượng đế tất: “Chỉ phán một lời tức thì liền có Mì ăn liền”!

*

Thái Nguyên Phu, trước tiên là một nhà Phật học quảng bác. Nhân lúc giảng kinh Đại Bát Niết bàn (Parinirvana), trong thời-gian ở Dương Châu, một thiền tăng bỗng đến ngụ chung chùa và nghe giảng. Phu khởi sự giảng về Pháp thân, bất chợt thiền tăng bật cười ha hả. Sau đó Phu mời thiền tăng uống trà, luôn tiện giao lưu tư tưởng văn hóa hay đối thoại gì đó . . .

Cuối cùng thầy tăng hỏi :

- Tòa chủ có tin tôi không?

- Tại sao không?

Nếu quả tình như vậy, tòa chủ hãy dẹp bỏ việc diễn giảng đi một thời gian, rút lui vào thất khoảng 10 ngày ngồi thẳng lưng, yên lặng, tập trung tư tưởng, vứt hết tất cả những phân biện thiện hay ác, và nhìn vào trong thế giới nội tâm của mình”.


Phu nhiệt thành tuân theo lời khuyên, trải qua suốt đêm (từ 8 giờ tối) đắm mình trong tư duy sâu thẳm. Trời vừa hừng sáng (4 giờ sáng), Phu bỗng nghe tiếng sáo, đột nhiên bừng tâm tỏ ngộ. Sư chạy thẳng đến nơi thầy tăng trú-ngụ và gõ cửa. Thầy tăng hỏi:

-Ai đó?

- Tôi.

Thầy tăng cất tiếng chửi rủa khủng khiếp: “Hòa thượng đó ư? Tôi muốn hòa thượng nhìn thấy Pháp để thừa truyền. Tại sao lại nhậu nhẹt say sưa rồi ngáy suốt đêm ngoài đường? Phu thiền sư, nghe đây. Trước kia tôi giảng bằng cái miệng của cha mẹ tôi cho, bây giờ không còn cái miệng đó nữa”.



*

Trời oi bức, thời tiết xấu, mặc dầu trời đã chạng vạng tối, ngồi thiền trong căn xếp không thoáng gió nên thiếu oxy, Abraham cảm thấy như bị tức ngực, mà cũng có thể bực mình, nên ra bờ biển hứng gió, nhìn lên không trung thì nghe văng vẳng: “Nếu anh đếm được đũ số tinh tú trên đó”. Nhìn dọc bãi biển lại nghe: “Nếu anh đếm được hết số cát, chỉ nội trên bãi tắm nầy thôi (St 12, 2; 15, 5; 16, 10; 22, 17).


Lễ Chư Thánh vừa qua. Lễ Các Đẳng còn kéo dài mãi mãi, mãi cho đến khi không còn một hột cát nào trên hột cát nào.

Rồi đến cuối ngàn năm thứ mấy thì Đức Kytô Vua vũ trụ mới thực thụ đăng quang giữa thiên-đình ?

13.11.2000


() Tiếng của nhà Phật chỉ một dạng ngộ, tức nhận thức được một ánh sáng mới từ một việc thường hằng.







tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương