Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang5/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

13. Đường-hướng Thăng-tiến Tâm-linh

qua ngỏ Thánh-nhạc
Hấp-dẫn lôi-cuốn, . . . là thế nào ? Ai là Chủ-thể, Ai là Đối-tượng ? Con người Tinh-khôn luôn luôn Có Gì đó, Có Ai đó, trước mắt hay khuất-dạng, thu-hút lôi-cuốn, chẳng hạn, một cốt truyện Tiểu-thuyết . . . Đôi mắt không còn chú-mục vào từng chữ, từng từ, mà là chạy dài suốt giòng suốt đoạn. Tư-tưởng, tâm-tình, thái-độ cư-xử mà các nhân-vật bày-tỏ biểu-lộ giữa cảnh Trời Non Nước do tiểu-thuyết mô-tả như tường-thuật tại chổ, thì lập-tức, ngay phía trong vầng Trán chúng ta độc-giả, - màn ảnh nhỏ – xuất-hiện những hình-ảnh ảo mà lại được xem như là Thực. Khi đọc những giòng chữ thì y như có một cuộn Băng-từ cứ tuốt vào Mắt, cuộn vào ụ chất Xám – mà Ổ Tư-duy như Đầu-từ, - nó vừa thu-nhận bắt Ý vừa chuyển-phát câu truyện thành những Hình-ảnh Người-Vật-Việc-Cảnh-trí với cả Tiếng nói luôn. . . và cứ như vậy, câu truyện Tiểu-thuyết mãi thu-hút lôi-cuốn độc-giả đến quên ăn quên ngủ. . .!
Qua kinh-nghiệm thưởng-thức bằng khả-năng trừu-tượng nầy, thuộc bất cứ bộ môn Cầm-kỳ-thi-họa nào, chúng ta nhận-thấy: Chủ-thể được hay bị lôi-cuốn một cách máy-móc đến một đối-tượng nào đó, không khác bộ Dĩa – Sên cơ-giới Honda, một Dĩa đính vào Moteur với bộ xích bắt vào Dĩa sống, nhờ đó mà chiếc Xe cứ chạy tới nếu xích không bị sút . . .

Bài-ca bản-nhạc gồm những dấu-chỉ ước-lệ giúp ca-đoàn diễn-xuất đồng-bộ, lời ca phổ-nhạc lại gói-ghém ít nhiều nghĩa ý bóng-bẩy, thơ-mộng, trừu-tượng, biểu-trưng, . . .dễ làm lu-mờ Nghĩa trong Lời Chúa, và sâu-thẩm hơn, là làm che-khuất Ý-định, Ý muốn mà Ngôi Lời Thiên Chúa truyền-đạt .


Các thế-hệ Kytô-hữu vốn là Hậu-thân vừa là Hiện-thân “Đức Yêsu-Kytô Hôm qua – Hôm nay – Vĩnh-hằng” (Dt 13, 8), với sứ-vụ cộng-đồng đồng-nhiệm Tư-tế Ngôn-sứ và Mục-tử qua các thế-hệ, Nhạc-sĩ sáng-tác, hòa-âm, Ca-trưởng Ca-viên, đệm đàn, và toàn-thể Cộng-đồng Phụng-tự, . . . tất cả đều là nhân-tố sinh-động và năng-động như chiếc ‘luân-xa’chuyển-tải Thần Khí Đức Kytô (Paul VI: Vehicule d’Esprit) cho nhau và cho mọi người anh em đồng-loại với mình, thì chắc chắn không một ai, không một nhóm hay một tụ-điểm nào là Chủ-thể riêng-rẻ lôi-cuốn, mà trái lại, tất cả cùng đồng-tâm hiệp-ý nên một Cộng-đồng Hành-hương Nay-Đây trên đường lữ-thứ Trần-gian nầy.
Qua kinh-nghiệm Du-lịch thế-giới ngày nay, Thánh-nhạc với ý-lực soi-dẫn Hành-hương Tâm-linh có thể rút-tỉa ít nhiều nét ứng-dụng. Đoàn du-lịch càng đông-đúc và dị-biệt, chuyến đi càng dài càng lâu, thì du-khách càng hưởng dồi-dào hứng-thú. Trong cùng đoàn cùng xe, trên đoạn đường ngoằn-ngoèo eo dốc, bên đồi núi bên sông biển, người say-mê ngắm cảnh, lúc ca hát, lúc bình-luận, trao đổi ý-nghĩa giao-lưu tâm-tình ý-nghĩ trước những cảnh-trí thiên-nhiên thiên biến vạn hóa . . . Sau một chuyến Du-lịch phong-phú, mỗi người trở về lại sinh-hoạt đời thường, tự nhận-thức tâm-trí mình được nới rộng vươn cao, và đặc-biệt cao-quý hơn cả là cảm nhận tâm-hồn mình chan-chứa được tình người không biên-giới.
Bài ca Bản nhạc Thiên-nhiên that bao-la đa dạng diện mà Du-khách chỉ ghi chép lại có được một vài nét trong Photo hay thu gọn mớ nào vào cuộn băng Video, . . . thì cũng vậy, lãnh-vực Thánh-nhạc cũng có cùng kích-thước Vũ-trụ đại-nhất-thể, mà mỗi lần diễn-xuất trong giờ Phụng-tự, lại chỉ có 5 – 7 bài cầm tay hay đặt trên giá nhạc giá đờn, thật rất ư là giới-hạn trong khung Không-Thời-gian. Thế nhưng, thay vì quá chú-trọng vào trình-diễn có tính cá-thể hay tập-thể hạn-hẹp qua sắc-nét đồng-phục, cử-điệu âm-giọng . . . nhằm thu-hút xung quanh, thì ngược lại, chỉ chú-tâm vào diễn-xuất đúng đủ ý Lời nghĩa nhạc mà chính Đức Yêsu-Kytô trong tư-thế làm Con người như – với – vì – cho mỗi mọi con người chúng ta, mặc dầu Khôn-ngoan hơn cả Salomon (x. Lc 11, 31), Ngài vẫn diễn-xuất đời mình thật bình-dị giữa Đại-chúng, chớ không màu mè hay làm trội làm nổi như Vua như Chúa đối với bất cứ ai. . .
Thánh-nhạc được diễn-xuất trong Tinh-thần khiêm-cung thành-kính như vậy, thì sau mỗi chuyến soi-dẫn Hành-hương Tâm-linh mặc dầu quá vắn-vỏi, thì cả Ca-viên lẩn Cộng-đồng Phụng-tự vẫn đều tự cảm-nhận trong Tâm-hồn mình tồn-động những âm-hưởng Lời Chúa làm Ý-lực cho cuộc sống thường nhật tăng-trưởng không ngừng. . .
-----ọ=<O>=ọ-----
14. Tâm-hồn nghệ-sĩ nơi Thánh-nhạc
Vị Chủ-tể càn khôn, Thánh Thượng Phụ toàn-thể dòng giống Trần-nhân Tinh-Khôn, vốn Toàn-năng lại Nhân-hậu, đã không độc-tài độc-đoán độc-quyền khư-khư giữ lấy cho mình cái tài Toàn-năng cái Đức Nhân-hậu để được độc-tôn, trái lại, Ngài đã phân-quyền tản-năng cho toàn-thể cộng-đồng Nhân-loại chúng ta đây từ thế-hệ sang thế-hệ, bởi chính Ngài lần-lược phân-bố từng đứa con vào chung sống và cùng hoạt-động với nhau trong khung Không-Thời-gian lịch-sử Địa cầu nầy, có thể là đã suốt cả 300.000 năm qua.
Mỗi Bản-thân Trần-nhân đều mang-chứa một mầm Khí-lực có khả-năng phát-huy đa dạng diện nét Tinh-khôn đặc-thù, không khác từng thửa ruộng ‘cò bay thẳng cánh’, mỗi mỗi đều được “chôn-giấu” một thứ Báu-vật tí xíu như hạt Cải, trị-giá như viên Kim-cương (x. Mt 13, 31-32; 44-46), cao giá hơn bất cứ Gia-sản kếch-xù nào mà rất nhiều chủ-nhân-ông hiện có !
Niềm “tự Tin bé-xíu như hạt Cải” (Mt 13, 31-32) không khác nguồn nước ngầm tồn-tại dưới bao lớp Đá ngầm mà Tổ-phụ Yacób phải vận-dụng bao công-lao vất-vả kiên-trì đào bới sâu đến 34 thước mới gặp được giòng Nước tinh-trong khả-dỉ đáp-ứng nhu-cầu bao thế-hệ con cháu đến kín-múc cho gia-đình, cho chòm-xóm và cho cả các đoàn gia-súc, . . . mà mãi đến nay, sau cả hơn 3.000 năm, giếng đó vẫn tồn-tại !
Điều kỳ-diệu cần khơi tỏ, là càng cung-cấp không e-ngại cạn-kiệt thì giếng càng giữ được nước tinh-trong, nước cứ dồi-dào cung-cấp mặc dầu không bao giờ tràn-trào lên khỏi miệng giếng, mà rồi công-thiện-ích cứ mãi phong-phú, bởi mỗi giếng đều được trang-bị ‘hằng ngày dùng đủ’, không cần phải dự-phòng đầu-cơ tích-trữ. Thật vậy, nước đổ vào giếng là nước phí, là nước phá nước, vả lại, giếng không khai-thác giếng hư, nước ứ nước ối !
Cứ đảo mắt nhìn quanh suốt 360 o rồi phân-biệt xem : những cảnh-trí núi rừng sông biển thuộc Thiên-nhiên tiên-liệu với những gì thuộc Nhân-tạo do Óc-tim-tay con người tinh-khôn phát-kiến rồi say-sưa thực-hiện, xét từng cá-thể gia-công sang qua những tổ-hợp sản-xuất tại khu-xóm, đến các hạng loại hợp-tác liên khu-vực rồi toàn thế-giới, . . . thì chúng ta sẽ rỏ giá-trị cái Khí-lực niềm Tin thật kỳ-diệu biết bao ! May mắn là chỉ có vài bộ óc phát-kiến và thực-nghiệm với một thiểu-số công-nhân chuyên-nghiệp thừa-hành qua các công-đoạn từ A đến Z, so với tổng-số xử-dụng tiêu-dùng, chẳng hạn như bóng đèn Điện Tom Edison được nhân rộng từ một thế-kỷ nay !
Và hiện thời, vào thời Hiện-đại-hóa và Toàn-cầu-hóa, đã không còn là ‘trăm hoa . . . mà là hằng tỷ tỷ giống Hoa không chỉ khoe hương đua sắc mà còn đua Tài tranh Đức, thuộc đủ bộ môn Cầm – kỳ – thi – họa, chực mong ngày Mùa kết Trái sung-mãn ngày càng ngon ngọt hơn.
Thử nhìn lại lịch-trình chuyển-tiến-biến-hóa từ Cá-thể đến Tổng-thể đồng-loại trên hành-tinh Địa-cầu nầy, khởi từ mặt Đất tiến lên. Chẳng hạn, đã có lúc xới đất trồng khoai, ba tháng sau đào củ lên nấu, cả nhà xúm-xích thưởng-thức nửa giờ, sau đó tất cả ra hiên nhà đổi gió, già thì hồi-tưởng lúc còn trẻ-trung, con nít đùa giởn chán lại ngắm Trăng đếm Sao, tuổi Trẻ làm thơ soạn nhạc hý-hoáy từng vần từng nốt . . . Cái vòng luẩn-quẩn giải-lao giải-trí như bộ xích-sên xe đạp đạp mãi đến chán, vậy mà cũng nhờ đó con người cứ tung-hoành dọc ngang du-ngoạn đây đó khắp những tuyến đường lên lên xuống xuống . . .
Âm-nhạc nói chung như Nước giếng từ lòng đất, như luồng Khí vận-chuyển khắp Bầu trời, như những Tin vui không ngừng bộc-phát từ bầu Nhiệt-huyết đời Nghệ-sĩ, đó là vì nhu-cầu phổ-cập trong toàn-thể đồng-loại từ bao thuở. Thánh-nhạc nói riêng, -ắt hẳn là bị giới-hạn, - bởi Cha chung đâu chỉ dành riêng cho một nhóm ‘đồng đạo’ trong một giờ phụng-tự ! Nhưng theo tinh-thần giao-lưu Tin-mừng – chớ chưa hẳn là sang giai-đoạn quảng-bá, thì chắc chắn kẻ trong người ngoài đều mong-ước được chia-xẻ với nhau, mà hầu như vẫn có gì đó như tường ngăn cổng đóng !
Số-lượng tinh-thần nghệ-sĩ tuy ít-oi, song đó là số-lượng được chọn gọi, được trang-bị khả-năng đáp-ứng nhu-cầu cho số đông tâm-hồn nghệ-sĩ thừa-hưởng lại rất đại-chúng, tức là không giới-hạn, không phân dị-biệt. Một em Bé thất-học vì gia-cảnh em nghèo-nàn, em học lóm được bài Lòng Mẹ, rồi khi ngồi ở lưng Trâu, em thổi Sáo, hoặc đứa chị đưa võng ru Em ê-a bài Đêm Đông giữa xóm hẻo-lánh cách xa Giáo-đường . . . lại không là loan-báo hay nhắc-nhở tình Đời nghĩa Đạo gì đó hay sao ? Tranh chi cao-thấp, chấp chi rộng-hẹp giữa các loại giếng đóng giếng đào, giữa ao với bễ, giữa hồ nỗi hồ chìm với ‘château d’eau’ cao-ngất . . . là có thể tạo nguy-cơ làm vẩn-đục khối tâm-hồn nghệ-sĩ thuộc cả hai phía sản-xuất và tiêu-thụ. Có được cái nhìn tổng-quát khách-quan từ trên xuống, thì dầu giếng đào giếng đóng, hồ thấp hồ cao, nước trong hay đục, hoặc mặn hay phèn, thì chẳng qua là do Địa-thế môi-trường nên chúng phải thế nầy thế nọ thôi, Trời cho vậy vậy thôi ! Cứ đóng-góp cung-cấp theo khả-năng tự-ứng với bồi-dưỡng cầu-tiến, gặp nước đục – mặn – chua, vẫn đủ cách xử-lý thôi !
Sản-xuất đòi nới rộng thị-trường. Ế-ẩm là cơ-hội giúp nâng-cấp phẩm-chất. Ứ-động tại thị-trường thì không đáng-kể, chỉ ngại ứ-động tại nhà kho xí-nghiệp đó thôi .





15. Tính phong-phú nơi Thánh-nhạc
Mỗi Tâm-hồn nghệ-sĩ Thánh-nhạc đều được trang-bị dồi-dào khả-năng cung-ứng như thế, hẳn là dành để cho một thị-trường rộng-rãi đa dạng diện cấp nhu-cầu thừa-hưỡng. Đường Đời dầu vạn nẻo, vẫn đếm được hết, bởi nó hữu-hình nên hữu-hạn, mà chính nó lại là dấu-chỉ về đường Đạo vô-hình muôn lối, không thể đếm, khác nào chiếc phi-cơ lướt gió trên không trung mênh-mông bao-la, chỉ cần viên phi-công lái đúng hướng thôi, còn con đường nó tiến-thân chỉ là một vệt khói phù-du nhả phía sau . . .
Vào giờ cao-điểm, đứng từ ngả ba ngả tư quan-sát từng chi tiết đến tổng-cảnh lưu-thông, chúng ta cùng nhận thấy bao-la số-lượng người di-chuyển: đi bộ, cỡi xe đạp, xe honda, đạp xe ba bánh, lái xe con, xe hành-khách, xe tải ... tất cả đều cuộn-tuôn như một giòng thác-lũ ngược-xuôi hai chiều trên mỗi tuyến đường, thỉnh-thoảng lại có vài người bất-thường băng ngang qua lại . . . Đó, phải chăng, một bản Trường-ca bất-tận, đồng thời cũng chính là dàn-nhạc đại-thể, cứ di-động trước mắt chúng ta ? Trên sổ nhạc quốc-lộ được phân-đoạn trường-canh 1000m, mỗi con người đi bộ huýt gió hay cỡi xe bấm còi, đều là những dấu nhạc – nhạc cụ – nhạc công – ca sĩ, . . . mỗi mỗi đều theo một lối diễn-xuất tiết-điệu riêng mình.
Nhìn bản Hòa âm hay Dàn nhạc diễn-tiến rối-tung loạn-nhịp nghịch-nhĩ chóng-mặt đó, chúng ta lại có thể khám-phá một cảnh-quang, một bức tranh hài-hòa trật-tự nghiêm-túc một cách đáng ngạc-nhiên nể-phục ! Nhận-xét từng chi-tiết tỉ-mỉ hơn, chẳng hạn, nhìn vao bà Mẹ ung-dung dắt Cháu lẫm-đẫm đi hoặc toán học-sinh cỡi xe đạp dập-dìu ríu-rít cười đùa y như những chiếc Vĩ cầm rỉ-rả nhả-tơ, hoặc nhóm lôi-bồi tải nặng hùng-hổ hò-hét như chiếc trômpêt khiến trẻ con khoái-chí reo-hò theo-dõi, ... chúng ta dễ-dàng nhận ra rằng, giao-thông trên đường Đất đường Đời thật phong-phú, mỗi mỗi diễn-viên đều tự-luyện, mà không bao giờ được tổng-dượt, vậy mà tất cả đều dám nhập-cuộc ngay một cách nghiêm-túc như thể đang chú-tâm cầu-nguyện, không qua kinh-kệ tiền-chế, mà là qua tự ý-thức, luôn tự-thức-tỉnh, chăm-chú điều-động Tai-Mắt-Tay-Chân và cả Miệng thay Còi, ... một cách tinh-tế bén-nhạy.
Phải chăng, đó là những tính-cách thể-hiện tinh-thần trách-nhiệm cá-nhân cao-độ nơi từng nghệ-nhân nghệ-sĩ, dẩu đó là một em Bé, chỉ được dạy và học lái Đời mình qua vài câu :

  • Ra đường coi chừng xe nha con !

+ Dạ, con quen rồi !

  • Ừ, đừng có ỷ – y !

Vị Nhạc-trưởng đứng giữa Ngả Tư ung-dung tự-tại hầu như hoàn-toàn tin-tưởng nơi từng nhạc-công ca-sĩ, thỉnh-thoảng anh mới dịu-dàng nhích nhẹ cánh tay dùi cui nhắc-nhở một ai đó.

Nhạc-sư nhạc-tổ nào có khả-năng tổ-chức, dàn-dựng khắp nơi nơi những dàn-nhạc đại-trà trình-diễn di-động như thế! Thế mà những cảnh-quang như vậy lại hằng ngày xảy ra trong các Thành-phố khắp Thế-giới, đã giúp biết bao khán-thính-giả từ các quán Càphê dọc đường nhìn ra được thư-giản ít nhiều tâm-trạng căng-thẳng trầm-uất. Nhạc Đời vẫn có tác-dụng thiện-hảo như vậy ở một mức-độ nào đó, thì nhạc Đạo, phải chăng lại ngại-ngùng tác-động vào độ sâu tâm-linh con người nâng-cao những tâm-tưởng hướng-dẫn sinh-sống và hành-động ?
Đất Nước mình đã mở cửa, Công-đồng Vatican II đã mở cửa từ 1965 nhờ Đức Cố Yoan 23 nhận-định: Đạo mình vì co-cụm mà phải bị vắng mặt giữa Đời ! Linh-mục Piazzi thuộc Ủy-ban chuẩn-bị Công-đồng nầy đã thấy được ý-nghĩa hành-động mở cửa đó: Sở dỉ Công-đồng Vatican II mở cửa là để ra-đi khám-phá bản-chất Kytô từ bất cứ đâu đâu . . .Thật ra, Đức Yêsu đã mở cửa Đạo Dothái từ gần 2000 năm qua, chính Ngài đã đích-thân Ra-đi chiêu-mộ Công-nhân từ sáng mãi đến chiều, bởi Ngài tin-tưởng còn có rất nhiều người chịu làm việc lắm (x. Mt 20, 6-7); Ngài còn giới-thiệu anh Samaritan người Lương -mà Thiện- cho các Thầy nhà Đạo Luật-sĩ Tư-tế Lê-vi : + Nầy anh Tiến-sĩ, đi mà làm như cái anh người lương ấy’ (x. Lc 10, 29-37).
Tin mừng Lời Chúa như Lửa sáng-soi sưởi ấm đốt cháy thì chỉ tỏa-tán chớ không tụ-tập, không nên úp-chụp, cũng không dùng hoạt-họa làm ‘Đèn kéo quân’ hay đèn Tết trung Thu trình-diễn cầu vui mà làm chói mắt ‘chướng tai’ (x. Ga 6, 60). Âm nhạc và Lời Chúa đều là Gia-sản chung cho Đồng-loại. Thánh-nhạc công-giáo thì Giáo-hội quản-lý. Nhạc ‘thánh : iustus’ tự–thân, tự-kỷ, tự bản-thể là Ngôi Lời Nhập-thể, tức “Verbum Caro factum est(Ga 1, 14), chớ không chỉ hiểu suông ‘Đó là Lời Chúa’ sau mỗi Bài Đọc, mà còn là Lời cần được bất cứ ai “lắng nghe và đem ra thực-hành” (x. Mt 12, 46-50), vì vậy, khi vừa ra khỏi cửa Thánh-đường là đã bước vào lãnh-vực thực-thi công-tác tải Đạo, tức là thông-tin Tin-mừng, thì có thể chăng, toàn-thể Cộng-đồng Phụng-tự là một Cộng-đồng Thông-tín-viên năng-động tác-chứng Lời Chúa bằng chính cuộc đời kytô-hữu chân-chính. Hiện có nhiều tổ môn Thánh-nhạc vẫn “Trăm hoa đua nở”, phong-phú là đó. Hầu như nghẹn-vướng ở đỉnh tổ-chức thông-tin theo 03 giai-đoạn công-tác: thu tin đúng đủ, lọc tin với thẫm-năng, phát tin tận chiều sâu.




16. Những vòng-đay Quỹ-đạo ly-tâm

dành cho Thánh-nhạc

Suốt 03 năm chí-quyết tòng Sư thụ Giáo, nhóm Môn-đệ Tông-đồ đã không dè gặp phải một kết-thúc bi-ai :

Thầy chúng mình chết sớm quá !

Anh em chúng mình phải giải-tán thôi . . .!

(x. Lc 24, 13; Ga 21, 3)


Nhưng rồi Thầy lại chợt hiện chợt biến, khiến cả nhóm đều hoang-mang bán tín bán nghi (Mc 16, 14). Cuối cùng, thời-điểm phải đến đã đến :

+ Các anh em lo chuẩn-bị lên đường loan-báo và tác-chứng Tin mừng như Thầy đã tác-chứng và loan-báo, khởi sự từ Thánh-đô Yêrusalem, sang qua Giáo-phận Yuđêa, tràn tới lân-bang Samaria rồi nới rộng đến tận-cùng bờ-cõi Trái Đất (x. Cv 1, 8).
Đối với nhóm Môn-đệ Tông-đồ, lệnh lên đường nầy không khác một tiếng Sấm-động long trời lở đất, như một quả Bom vừa đột-ngột nổ tung vừa đột-biến xoay 180o chuyển cộng-đoàn từ tư-thế Tụ thành Tán . . .
Hậu quả ? Các Tụ-điểm thụ-giáo xưa rày tại khắp 03 Miền Galiêa – Samaria – Yuđêa, từ nay, sẽ không còn gì, cũng chẳng còn ai . . . Một bậc Tôn-sư Yêsu-con-người tinh-khôn hơn cả đại-đế Salomon, đã từng hiện-diện cụ-thể với Ngôn-Hành tương-ứng nổi-bật giữa trần-nhân ngay từ giây phút Nhập-thể đến phút lại-trở-về-trời mà chỉ thọ được có 34 tuỗi đời, nay lại biến thành mây khói, không lại hoàn không !
Nhưng ngờ đâu, một khi Tôn-sư trở thành Tổ, các thế-hệ Đệ-tử Môn-sinh mới nhận ra mình là những nhành Nho kế-tục sứ-mệnh, và từ đó mới phát-sinh hiệu-quả: những làn sóng quỹ-đạo ly-tâm loan-báo và tác-chứng Tin-mừng như Muối – Men – Đèn biến-tạo những mâm Cơm lành Canh ngọt giữa bàn ăn cộng-đồng ấm-cúng tình người, phải chăng, đây là hiệu-quả tồn-tại dài lâu (Ga 15, 16) ?
“Lời phát-xuất từ Thiên khẩu (Mt 4, 4; Kn 16, 26) đã từng nuôi-dưỡng các Thiên thần, nay lại nuôi dưỡng thần-khí tinh-khôn con người (x. Tv 77, 25), đó chính là Ngôi Lời Nhập-thể giáng-trần, thành Khí-lực sinh-động cụ-thể soi đường dẫn lối cho từng con người tinh-khôn dấn-bước tiến-thân tâm-linh, là Lời có thẫm-năng phát Ngôn vang-động thấu tai con người, được các Thánh-sử ghi lại bằng Từ, và Giáo-hội tuần-tự chuyển thành Kinh kệ, rồi các nghệ-sĩ phổ nhạc thành những bài Thánh ca đệm bản Thánh nhạc, để rồi vào giờ Phụng-tự, Lời được đọc lên, được hát ca cho nhau nghe tại Giáo-đường, nơi suy-niệm, thiền-định, tự-kiểm, tự-quyết, tự triển-nở . . .
Thời-đại thông-tin bùng-nổ, nổ nhỏ nổ to, bung bắn tin vui tin buồn, tin tiêu-cực nhiểu nhiễm độc-tố hay tin tích-cực giáo-dục đạo-đức và đào-tạo tài-năng, . . . tất tất đều ồ-ạt tấn-công tấp-nập vào Tâm-linh con người, thì làm gì tránh khỏi được sự-cố ! Hằng lô băng nhạc hiện-đại ngoại Mỷ nội Việt, không rỏ chúng có lấp nổi những Tâm-hồn hoang-vắng hay không ! Mà hầu như cơn đói Lời ban Khí-lực-sinh-động, nỗi khát sống đời công-chính, ... đang bật đèn báo-động đây đó khá phổ-cập. Nhưng làm sao cho Lời dễ nhập-tâm như câu ca dí-dỏm nghe từ màn ảnh nhỏ chiều trước, sáng sau được lặp lại vô-tư, mỉa-mai, trào-phúng từ miệng vài em bé bên lề đường hay lác-đác trong khu xóm:’Đừng nghe những gì . . .’, và làm sao để Lời được suy-tư thấm-thía như câu ca tư-duy triết-tâm-lý xã-hội của nhạc-sĩ Phạm Duy: ”Giết người đi thì ta ở với . . .” ?

* “Lời xuất-hiện giữa cõi Trần-ai,



Thiên võng rộng dài phủ khắp chúng-sinh”

(x. Tv 147, 15).


Không thể dùng kính soi mặt hứng ánh Mặt Trời lại rọi thẳng vào Mặt Ông Trời trong lúc cả đám con cái Ông không thấy đường đi soi ếch nhái hay bắt bù-tọt ! Không rỏ từ đâu và tự bao giờ, mà Thiên Khẩu lại được xử-dụng như Thiên Nhĩ, để rồi từ nghìn-nghìn Khẩu Loa cứ phóng thanh, Thiên Chúa lại cứ phải nghe cả một bức Tình-thư Ái-ước mà Ngài đã gửi xuống cho Trần-nhân xem chung rồi chung sống !

Phụng-tự Thiên-cung vẫn hằng sinh-hoạt (x. Is 6, 1-4). Sinh-hoạt Phụng-vụ nơi Trần-thế được mô-phỏng biểu-trưng gói-gọn trong Giáo-đường cho từng Giáo-đoàn, rút gọn cả khung không-thời-gian l2.500m2 x 60 phút, thì Lời không thể tồn-động ở đó như Cá Nước Ao-tù ! Nếu chỉ có bấy nhiêu thì làm sao “... Đất đầy Vinh-quang Chúa’ cho được !


Nhắm mắt 1 giây, 1 giây định-thần, là Thần-khí tinh-khôn chúng ta đã tự định-vị tại trọng Tâm Vũ-trụ Vĩ-mô để nhìn lại mảnh địa-bàn sân-khấu hành-tinh Địa Cầu mình ở xa-tit mù-khơi bé-nhỏ như một hạt bụi mong-manh bám vào vỏ quả Bóng trong sân Cỏ, ấy vậy mà tại đó, gần 6 tỷ con người tinh-khôn đã được Trời phân-Vị, phối-Vaiủy-Nhiệm, ngỏ hầu mỗi Vai đều lo diễn-xuất phần-phía mình theo một Kịch-bản dài từ Ađam-Êvà đến nay chưa dứt, mà rộng không trừ một ai trong Sân-khấu . . .
Nhìn sâu vào trọng-tâm Yêrusalem và nới-rộng tầm-nhìn đến tận cùng bờ cõi Trái Đất, đâu đâu cũng lấp-đầy ‘kỳ - thi - họa’ đủ loại vàng thau, còn Cầm thánh Ca thánh lại chưa vọng tới. Để khỏi hao công phí giờ tốn của diễn trò trèo tuột ngược xuôi như ‘tâm viên khôn dò, ý mã nan truy’ (Đạo lý nhà Phật), cần lưu-tâm thẳng-thừng vào kinh-nghiệm đau-thương đói-khát chung-riêng, để nổ-lực tự-huấn tự-cường khả-năng cung-ứng, và cần-thiết tự-cung-ứng cho chính-mình trước đã, . . . bởi mỗi bản-thân con người tinh-khôn đều được định-vị giữa 9 tầng Trời-Mây xen-lẩn nhau giữa thần-khí tinh-khôn với nhục-thể u-tối, nên vẫn không ngừng mong được phát-triển và thăng-tiến đạt mức toàn hảo ‘như Cha Toàn-thiện hằng tồn-tại giữa các tầng trời’.
-----ọ=<O>=ọ-----

17. Sản-xuất Thánh-nhạc

và Thánh-nhạc sản-xuất

Thời-gian được quy-ước gồm từng đơn-vị từ ngắn nhất đến dài nhất : Giây–Phút–Giờ–Ngày–Tuần-Tháng-Quý-Năm-Thế-kỷ và Thiên-niên-kỷ để Vạn-hữu Sinh Linh tuần-tự chuyển-tiến thiên-biến vạn-hóa mà hình-thành thiên-sai vạn-biệt qua những đợt Thời-quảng tồn-tại trong khung Không-Thời-gian hành-tinh Địa-đàng hữu-hình nầy.


Lịch Phụng-vụ cũng được quy-ước giản-đơn từng Năm gói gọn một kiếp sống có Sinh ắt có Tử, khởi sự từ Chúa-nhật I Mùa Vọng đến Lễ Đức Kytô-Vua Vũ-trụ. Con người có một nguyện-ước thâm-sâu chân-chính là càng thêm tuổi thêm tác thì cũng càng tăng-trưởng tài-năng và đức-độ giữa Trời – Đất, giữa anh em đồng-loại với mình (x. Lc 2, 52).
Vào Mùa Giáng-sinh, lễ Noel, Lễ mừng Chúa Giáng-sinh, mừng Em BÉ Yêsu Chào Đời, từ lâu đã trở thành niềm Vui phổ-cập. Có thể chăng, chỉ vì Em Bé đã từng độc-đáo nổi-bật trong lãnh-vực Kytô-giáo mà suốt 20 thế-kỷ qua, người người đều tập-trung đổ-dồn về Em trọn mối thiện-cảm ? Hoặc có thể chăng, chính Lễ Đêm Noel muốn nhắc-nhở giây-phút mà mỗi mọi con người tinh-khôn Chào Đời, nói cho đúng đủ là Chào Tạm-biệt Cha Trời, Chào Trình-diện Mẹ Đất và Chào giao-hữu anh em đồng-loại ?
Nhưng hầu như đã manh-nha có điều gì đó lấn-cấn mà tự thâm-cung lòng người đã cảm-thấy rằng, những Lễ-hội Đạo-Đời, ngày Tư ngày Tết . . . đều nhanh-chóng lụi-tàn, bầu-khí hân-hoan mừng-rở đã trở thành lỏng-loãng hương-vị, không còn ghi đậm dấu-ấn như trước đây ! Sau một ngày cách Lễ, nhạc Giáng-sinh, hang đá máng cỏ, sao đèn . . . đã sớm trở nên lạnh-lùng, nhạt-nhẻo ! Cảm-nghĩ nầy khá phổ-cập, nhưng lại ngại-ngùng phát-biểu nên lời ! Lý do ? Khôn kể xiết ! Lời giải-đáp ? Lối giải-quyết ? chỉ Hy-vọng thôi . . .
Tạo-hóa chơi trò cắt-cớ tác-tạo con người tinh-khôn như chiếc phi-thuyền con Thoi cứ phải vận-hành theo một tiến-trình chu-dịch viên –‘bất’- mãn, tức là theo biết bao vòng xoán lò-xo thẳng đứng –như chiếc thang cuốn đưa ca đoàn lên Lầu hát, - để con người càng thêm tuổi Đời càng nổ-lực phát-huy Sống Đạo tinh-khôn hơn. Ngày xưa có Máy hát bằng Dĩa nhạc nhựa, rãnh ghi sóng âm được vạch theo đường vòng-xoán-ốc đưa kim tiến vào trọng tâm trên mặt phẳng, đường rãnh mà bẻ bờ thì nhạc hát cà lăm, cái cà-lăm ‘hình-thức lễ Hội’ lặp đi lặp lại hằng năm suốt hai ba đời người mà lại thiếu hẳn ‘nội-dung phẩm-chất’ có khả-năng đáp-ứng đúng đủ cho cơn đói-khát tâm-linh tinh-khôn nơi mỗi con người ( x. Mt 25, 42-43) mà lại ngày càng cứ mò-mẫm chuyển-biến tiến-thân. “Hát khen mừng Chúa Giáng-sinh . . . “Đêm thánh vô cùng . . .” vừa lọt-xọt cất lên từ phòng dượt, xung quanh xóm đã cảm-nhận bầu-khí Giáng-sinh sắp trở lại, mà hầu như chỉ có dòng nhạc gợi nhớ cảnh-trí xa-xưa đây-đó hơn là do chính Lời tạo ấn-tượng cụ-thể vào cuộc sống thực-tế: cái cảnh nghèo Của nghèo Người nơi Em Bé Gíáng-sinh có đánh-động lòng ai đang xa-xí trình-diễn linh-đình, . . . mà cứ để mặc tâm-linh nghèo nàn ! Dùng Lửa từ Mặt Trời lại đem đốt Mặt Trời, còn các Bếp-lò Nội-tâm vẫn cứ để lạnh-tanh!
Hát mãi “Vinh quang Thiên Chúa . . . và Bình-an dưới thế , , ,” mà rồi chỉ chờ đợi Thiên Chúa thực-hiện cho, còn về phía phần mình thì lại quên phứt khả-năng tinh-khôn cộng-tác hợp-tác, dầu chỉ còn có 30%, phần mà Thiên Chúa mời-gọi tiếp tay . . . cho vui !

Thử đột-phá vào chiều sâu Nội-tâm tâm-linh Tinh-khôn con người, thì hầu như không một ai là không được trang-bị một sức-bật chực-chờ bung-nở để tự vươn cao, dẫu là vươn cao hơn người hoặc hơn chính mình. Có cách vươn cao bằng tự xây bệ ngũ-hành ngoại-nhập, có cách vươn cao bằng khả-năng tinh-khôn nội-xuất. Tự tạo riêng chiếc thang mình cao hơn thang người bên cạnh, thì chỉ hao công tốn của mà đánh mất giá trị trường-tồn. Đủ thứ hạn loại xe to nhỏ cùng nối đuôi thận-trọng nhẫn-nha bò lên đèo Blao đèo Hải Vân tạo hình ảnh trật-tự an-bình thánh-thiện đẹp-xinh, bởi mỗi anh Tài-xế đều nắm vững bộ luật Giao-thông bất-thành-văn, luật chỉ viết từng chữ bằng ổ gà ổ voi dợn sóng quẹo quanh . . . ngay trên từng thước đường đất tiến-thân đưa dần lên đỉnh.

Không leo thang từng nấc, mà tuần-tự tiến lên theo từng vòng-xoắn, mỗi bước đều tự-nâng-cao, bước nối bước thành một chuyến Hành-hương tâm-linh tăng-trưởng từng cá-thể lẩn tổng-thể. Mỗi vòng-xoắn đều có vòng cao hơn để noi bước, đồng thời có vòng thấp hơn lôi-cuốn thế-hệ mới.
Sản-xuất Thánh-nhạc đã đủ độ dài Thời-gian mỏi-mệt, thứ mỏi-mệt cần được ‘nghỉ-ngơi nơi thanh-vắng’ (x. Mc 6, 3), nơi có bầu khí chiêm-niệm thiền-định, để trải rộng tâm-tư ra bao la sa-mạc hoang-vu, một khoảng không mênh-mông chưa được khai-phá hầu ươn-gieo hạt Giống Tin-mừng giữa tiếng giọng Hò khoan từ một thế-hệ Mới đang bước tới . . .
Lại một Đêm Đông Mới nữa của một Chu-kỳ Dịch Lý mới sắp tái-đáo, nó nhắc-nhớ thời-điểm một Đêm Đông lịch-sử đầu Công-nguyên sắp đầy 02 Thiên-niên-kỷ. Theo công-lệ, Dàn-nhạc Thiên-quốc sẽ tuôn xuống tràn-đầy mặt Đất lưu-diễn và hợp-xướng . . . Không rỏ, vào Đêm Đông năm nay, trong hai giới, giới Ca-đoàn Gloria đã đầy Trời và giới Pax chưa đầy Đất nầy, ai sẽ mời ai để được “ . . . không ngừng hát Bài Ca Chúc-tụng . . .” hoặc “. . . xin cho chúng con được đồng-thanh với các ngài thành-khẩn Tung-hô rằng . . . . . . .”





tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương