Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang4/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

08. NGUYÊN-NGUỒN

SUỐI NHẠC PHỤNG-TỰ THÁNH
Đứng tại Trọng tâm “không = 0” Vũ-trụ Đại-nhất-thể (x. hình biểu-tượng), đảo mắt nhìn quanh cho biết cảnh bao la Trời Đất: vô-biên Không-gian, Thời-gian vô-tận, rồi cũng tự đó nhìn thẳng về hành-tinh Địa cầu

mình : nó chỉ là một túp lều chìm hút vào trong một thôn-xóm Thiên-hà trong Vương-quốc Vũ-trụ cực-kỳ bao-la thật khó mường-tượng. Thế mà nó lại chứa-chở những 5 tỷ 8 (?) con người tinh-khôn được trang-bị thành một khối quyền–năng đa dạng diện, tạm thu-tóm vào bộ tứ môn Cầm – kỳ – thi - họa.

Chọn quan-điểm, lựa một góc nhìn như vậy, chúng ta có được một lối nhận-định khách-quan tuyệt-đối, giúp quan-sát đầy-đũ, phân-tích chính-xác, phán-đoán không thiên-vị, tổng-hợp nhất-thống, . . . Nhờ đó, khi trở lại thực-tế nơi Trần-thế, chúng ta có thể sinh-sống và hoạt-động một cách ung-dung, đỉnh-đạt, ôn-hòa, . . . là những đức tính thuận-lợi tạo mối Hiệp-thông hài-hòa đại-kết.

Âm-thanh ‘vô-hình’ phát-xuất do hiện-tượng Khí-vận, khởi-nguồn từ trọng-tâm “0” Vũ-trụ trào-tuôn vô vàn luồng sóng vô-tuyến vi-ba ở dạng bức-xạ đẳng-hướng. Chính trên những làn sóng vô-tuyến với vận-tốc 300.000 Km\giây nầy mà Âm-thanh ‘hữu-hình’ đầu-tiên xuất-hiện do hàng tỷ tỷ tỷ đủ thứ dạng hạt Nguyên-tử Hydro –Helium – Carbon – Oxy, v. v . . . tung chạy rượt đuổi nhau tạo nên chuổi dây chuyền hiện-tượng Bung-nở và Bùng-nổ to nhỏ mà hình-thành vô số hình-dạng-tướng-sắc như Quần-thể Thiên-hà, Thiên-hà, Hệ Mặt trời, Hành-tinh như Địa-cầu chúng ta với các Vệ-tinh như Mặt Trăng, còn lại những mảnh-vụn vô tổ-chức thì được gọi là Bụi Vũ-trụ bay bay mịt mù . . .


Một con Muỗi bay mà còn phát thanh ‘o – o’, huống hồ từng Thiên-thể với cả vô số quỹ-đạo riêng-biệt tùy thể-loại trong hệ-thống thiên-nhiên tổ-chức, bao nhiêu đó lại không thể hình-thành một Sàn-diễn, một Dàn-nhạc, một bản Giao-hưởng, một bài Trường ca Vũ-trụ vĩ-mô vô-biên bất-tận hay sao ?
‘Lạy Cha chí-thánh, Cha là nguyên-nguồn vạn-hữu sinh-linh thiện-hảo’ (x. St 1, 1-31 : . . . quod esset Bonum), Chúa ơi, Chúa! vì đâu hay vì ai mà Chúa lại tác-tạo nguồn suối nhạc bao-la vô-tận dồi-dào hùng-vĩ triền-miên đến thế ? Không lẽ lại chỉ dành riêng cho khối Con người Tinh-khôn nhỏ bé ít oi nầy thôi sao ? Vả lại, nếu Chúa đã Xướng cho chúng con như vậy, thì phần phía mình, chúng con phải Đáp lại như thể nào đây cho cân-xứng ?

Trở về lại Địa cầu, thưởng-thức bản Trường ca thiên-nhiên, chúng ta có : Gíó lá vi-vu xào-xạc, Dế mèn rỉ-rả nỉ-non, Cain huýt gió thả hồn mơ mộng, Abel thổi kèn tàu Thu-đủ, Maisen gỏ nhịp gậy dẫn lối đàn Chiên, Vua Đavid khảy đàn dây chúc tụng Đức Yavê, Thầy Dòng mò-mẫm đặt tên từng ‘nốt’ nhạc :

Ut – Rê – Mi – Fa - Sol – La – SI– Ut . . .

UT quéant láxis

REsonare Fibris

MIra gestórum

FAmuli túorum,

SOLve polluti

LAbii réatum

“Réatum Sancte Ioánnes”.



[x. Hymnus Kinh Chiều Lễ Thánh Yoan Tiền Hô].
Đến thời hiện-đại rộ nở đàn Điện-tử: nhạc-sĩ nhạc công ca-sĩ . . . hát Karoke inh-ỏi khắp hang cùng ngỏ hẻm. Dầu vậy so với Dàn-nhạc Vũ-trụ thiên-nhiên kia, nào có khác ‘Ếch ngồi đáy giếng cất giọng gọi mưa’. Nếu tính thử tỷ số theo từng tổng-thể: nhạc sĩ đạo – đời, nhạc sĩ chuyên-đạo, rồi Sàn-diễn Nhạc Phụng-vu thánh biệt-loại . . . chúng ta có lực-lượng ‘nhạc thông-tin Tin Mừng’ thật quá ít-oi số-lượng, quá nhỏ-bé Không-gian, quá ngắn-ngủi Thời-gian cử-hành phụng-vụ,… Mà đó là chưa xét đến Bản-văn, Ý-nghĩa Thiên-Nhân-Địa-bản-vị-học ẩn-chứa trong từng ngôn-từ ...thì còn nói chi đến mức khả-năng tiếp-thu trong giới Ca-đoàn, giới cộng-đoàn Tín-hữu, đặc-biệt là giới Đồng-bào không là Kytô-hữu khi có dịp là rất chân-
thành chú-tâm lắng nghe tìm-hiểu . . . Nếu ở khâu ‘nhạc tải Đạo’ mà còn vậy, thì bước sang giai-đoạn ‘Truyền Đạo’ thì sao? Hình như hiện-tình Thánh nhạc chỉ lo nghĩ đến Phụng-vụ ‘TỤ’ chớ chưa nghĩ đến tác-vụ phóng tầm tán – rộng !
Lời Chúa, nói đúng “Ngôi LỜI Thiên Chúa” là Thần-lương nuôi-dưỡng, chữa-trị, tăng-cường khí-lực sinh-động thuộc phần Tâm-linh con người, thứ Tâm-linh không ngừng tăng-trưởng chuyển-biến sắc-thái tài-năng đức-dộ nhằm giúp con người toàn-diện với tổng-thể ngày càng ‘hoàn thiện như Cha toàn-thiện’, thì tất nhiên, nhạc chuyển-tải Lời Chúa vẩn cần được trình-bày uyển-chuyển sao cho thích-hợp theo từng địa-phương qua mỗi thế-hệ.
Tóm, Lời Chúa nói, không hát lại cho Chúa nghe, cũng không chỉ hát cho thành-phần kytô-hữu thưởng-thức, mà là dành chung cho tổng-thể dòng-giống Con người Tinh-khôn dài dài chiêm-niệm từ thế-hệ sang thế-hệ áp-dụng thực-hành. Vậy, thử nghĩ xem: mỗi mùa Noel, mùa toàn Thế-giới bất-phân kytô-hữu hay không, đều hát mừng Chúa Gíang-sinh :
+ Nhạc Đạo ca Tình Chúa phát-thanh từ Tháp chuông,

- Nhạc Đời hát Tình Người vang âm từ Quán Càphê , , ,

thử nghĩ : 02 hướng Tình dọc – ngang đơn-phương chủ-xướng ‘đường ai nấy đi’, thì phía ‘Thánh-nhạc nhân-gian trãi rộng’ có nên đặc vấn-đề xem : làm gì, làm sao . . . móc nối cho Thiên-Nhân-Địa Bản-Vị-học giao-duyên hài-hòa toàn-bị ?

01.1997


-----ọ=<O>=ọ-----


  1. Lạy Cha chí thánh,

Cha là Nguyên-nguồn

Vạn hữu Sinh Linh thiện-hảo.
Thần Khí Thiên Chúa Toàn-năng, Nhân-hậu, dồi-dào Khí-lực Tác-tạo và Tác-sinh vạn Hữu-thể Sinh Linh Hữu-hình và Vô-hình.
Khi Ađam Êvà nguyên-tổ dòng-giống Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta xuất-hiện trên hành-tinh Địa Cầu nầy, thì đã sẳn có đủ dạng diện cấp giống loại thực-vật động-vật làm phương-tiện sinh-sống, hoạt-động phát-triển và thăng-tiến trọn Bản-thân Nhân-sinh và Bản-thể Nhân-linh mình.
Tuần-tự khám-phá, khai-thác, biến-tạo và ứng-dụng theo nhu-cầu suốt tiến-trình dòng lịch-sử mình, con người dần dà tự ý-thức về tầm-mức khả-năng mình vừa bị giới-hạn vừa mang mộng-ước ngày càng trải rộng hầu như vô-biên. Tạm cho là đã 300.000 năm (?) lịch-sử dòng giống, với độ dày kinh-nghiệm Tinh-khôn ‘cha truyền con nối’, tập-thể Nhân-loại vào cuối thế-kỷ 20, thế-kỷ khoa-học kỷ-thuật hiện-đại nầy, vẫn chưa khám-há khai-thác hết kho-tàng thiện-hảo đắc-dụng, đã từng chất-chứa tại Hành-tinh nầy.
Từ quan-sát con Muỗi vừa chích ở cánh tay, đến sực nhớ lại bộ xương con Khủng-long dài cả hơn 10 thước ở Viện Hải-dương-học Nha Trang, bất-giác liên-tưởng đến một Ai đó, tất phải có một Uy-lực dũng-khí Tinh-khôn Toàn-năng mới có thể thiên-biến vạn-hóa vô cùng vô tận như vậy.
Dòng lịch-sử mỗi bộ môn Cầm-kỳ-thi-họa, dẫu thăng-trầm đây đó trước sau, vào thuở chiến-tranh hay giữa lúc bình-thạnh, vẫn cứ phát-triển vô-biên và thăng-tiến vô-tận, nhưng đồng thời, công-tác lý-giải đến tận cùng lý nơi từng sự vật, sự việc, sự-kiện, biến-cố, hiện-tượng nơi Trời, nơi Đất, và đặc-biệt nơi Con người … lại cũng chưa lý-giải được thấu-đáo đến tận đầu đuôi ! Tâm-trạng rạo-rực ‘đói khát’ đạo-lý soi dẫn Trần-nhân Tinh-khôn sống đời Công-chính đúng đũ Nhân-phẩm nầy, hầu như chưa đúng-đủ biện-pháp ‘xóa - giảm’ để rồi còn xây dựng tiếp nối !
Trần-nhân Tinh-khôn nói chung vẫn là nghệ-sĩ mang chất ‘tài tử’ huyền-biến sáng-tạo sản-xuất không ngừng nghỉ mõi mệt. Ngày nào sản-xuất chạy theo tiêu-thụ, bây giờ thì tiêu-thụ tha hồ đuổi bắt sản-xuất. Có gì đó gợi ý từ ngoài, lại có ai đó thúc-động từ trong, thế là bắt tay vào việc, đam-mê đeo đuổi thể-hiện đến hình-thành. Nhìn vào khối Đá, nhà điêu khắc Michelange đã ‘nhìn thấy’ ngay Cụ Maisen ‘núp’ trong đó. Mỗi nghệ-sĩ Cầm ca đều có lắm dịp xem lại vài tác-phẩm mà thắc-mắc: tại sao chúng hình-thành trơn-tru như vậy mà không thể khác đi !
Thời Mở cửa Giao-lưu Du-lịch Kinh-tế Khoa-học Kỹ-thuật Nghệ-thuật Mỹ-học, . . . nới rộng tầm-mức từ nội-bộ Đất Nước, sang Khu-vực, đến liên Lục-Địa, nhằm thống-nhất Đồng-loại Thế-giới, gồm đủ sắc-thái Dân-tộc, truyền-thống văn-hóa, phong-tục tập-quán, ngôn-từ, tưởng nghĩ, tâm-tính, lối hành-động, . . . tất cả đều là biệt-loại, đã từng có tuổi thọ truyền-thống vài ngàn năm, mà mỗi Chủ-thể lẩn Khách-thân đều tôn-quý bảo-trọng. Phải chăng, đây là thời-đại mà tất cả mọi di-biệt được công-khai trưng-bày đầy đủ khắp Hành-tinh như một Siêu-hội-chợ lộ-thiên, trong đó vẫn có gian-hàng ca-nhạc Đạo-Đời, Thánh-nhạc Cổ-kim, . . . để khách-hàng thập-phương nô-nức chiêm-quan, nhận-định bình-phẩm, đánh-giá đủ nét Chân Mỹ Thiện nỗi chìm mà lựa chọn thưởng-thức ? Phải chăng, đây là thời-điểm chuyển Đời biến Đạo do Thiên-vận hoà-trộn Bột – Men, Thịt – Cá ướp Muối, cùng khắp rực-rở Đèn đuốc, nói lên Đức Toàn-năng nở-rộ Thiện-hảo qua toàn-thể Cộng-đồng con cái mình ?
Như thế, trong viển-cảnh Nhân-loại bước vào Thiên-niên-kỷ Mới, bắt đầu từ năm 2.001, sẽ không còn ‘đường ai nấy đi’, bởi các nẻo đường phát-triển bất-luận ở hướng nào cũng trở thành Siêu Xa-lộ mà lúc nào cũng rần-rộ cao-điểm, nên chỉ còn có ‘lối ai nấy giữ’. Các tai-nạn lưu-thông thường xảy ra, không do ‘phạm Lề’ nhiều, khi so với ‘phạm Lối’, tức là do tính bất-cẩn, say rượu, tranh tốc-độ, thiếu Đèn Còi signal xin qua mặt hay quẹo trái . . . Để được tỉnh-táo, chống thiu-thỉu ngủ, thì thường anh Tài xế mở nhạc . . .
Có nên nghĩ đến chăng, vào Thời-đại Mới, Mặt Đất chuyển Mới, người người chuyển Mới tiến đến Vận-hội Mới, thì Thánh-nhạc, nguồn cung-ứng Rượu có thể cách nào đó, chuyển cả “Bầu lẩn Rượu Mới” chăng ? Thật ra, suối nhạc chỉ là một đoạn nhạc ngắn-ngủi, có cường-độ Âm-thanh giới-hạn, chỉ vang-dội trong bầu khí-quyển hành-tinh Địa-cầu nầy, chỉ dành cho khôi Nhân-loại muốn “tỉnh-thức” suốt chuyến Hành-hương Vượt-qua Biển Đời Trần-thế, vượt-qua các khoảng Trường-canh Sinh-Trưởng-Lảo-Bệnh-Tử, với những Tiết-điệu Vui-Buồn-Sướng-Khổ, trong những cảnh-huống Hòa-âm Nắng-Mưa-Sương-Gió...
Đồng-ca với tập-thể Đồng-loại chỉ 100 năm ngắn-ngủi đời làm Người, thì có là bao khi so-sánh với Bản Trường ca Vũ-trụ đại-nhất-thể mang tuổi THỌ miên-trường kia .

-----ọ=<O>=ọ-----



10. ĐƯỜNG HƯỚNG THÁNH-NHẠC
“Kêrubim mừng vui nhảy nhót,

Sêraphim đàn hát xướng ca :

“Mừng á mừng Nữ Vương Thiên đàng”

(Ca Ngợi Đức Bà).
Linh-mục Phaolồ Qui, một Văn Thi Nhạc sĩ bậc tiền-bối vào đầu Thế-kỷ XX nầy, đã khơi nguồn nhạc-hứng từ Tâm-tình Tu-đức mà ca ngợi Mẹ Maria vào dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời qua một bài hát như vậy.

Bài Ca-ngợi nầy mang chiều hướng-thượng, từ Trần-gian vọng đến Thiên-cung, ở vào thời-điểm một Trinh Nữ “diễm phúc giữa hàng Phụ-nữ” được vinh-thăng Nữ Vương trên Trời dưới Đất sau khi hoàn-tất sứ-mệnh làm Mẹ Đấng Emmanuel.


Ở đây, Thánh-nhạc đề-cập góc cạnh thông-tin Tin Mừng.

Khởi đầu, vào thời-điểm Thiên Chúa quy-định thể-hiện lời Hứa ban cho Nhân-loại Đấng Cứu-độ, thì Ngôi Lời quyết-định tự-nguyện dấn-thân tự-hiến Bản-thân làm Hy-lễ, -thay thế lễ-vật Bò Dê theo chế-độ giao-ước cũ :

Vâng, lạy Cha, nầy Con xin đến thực-thi Ý Cha.

Con chấp-nhận mang thân-phận Trần-nhân:

làm con của loài người.

Con là một trong hàng ngũ Nhân-loại.

Tổng-thể Nhân-loại chính là Bản-thân Con”.

(x. Dt 10, 5-10; 1 Cr 12, 12-30)


Kế đến Thiên Chúa ủy-phái Sứ-thần Gabriel Thông-tín-viên, mang Sứ-điệp Tin Mừng từ Trung-ương Thiên-cung chuyển xuống Trần-gian, đến tận làng Nazaréth, vào nhà Trinh Nữ Maria trực-tiếp thông-báo và chờ đợi Trinh Nữ bày-tỏ ý ưng-thuận :

Nầy con là phận Nữ tỳ thuộc quyền Đức Chúa,



con xin vâng theo lời Sứ-thần truyền” (Lc 1, 38).
Qua 02 lời solo “xin vâng” ứng-đáp song phương theo chiều dọc: một từ Ngôi vị Con đáp Ý Ngôi vị Cha, một từ cõi Trần-ai với thân-phận Nữ-tỳ ứng-đáp Vị Thiên-Chủ qua Trung-gian Sứ-thần. Thế là Bài Thánh ca Đất – Trời đã khởi xướng, dạo khúc nhạc cho cảnh hừng Đông báo-hiệu một thế-hệ dòng-giống tinh-khôn tân-chuyển do biến-cố Ngôi Lời Tin Mừng Nhập-thể làm Đấng Emmanuel. Từ đây trở đi, sẽ không còn những Chân-lý gượng gạo gói ghém trong công-thức ngôn-từ nghèo-nàn, hạn-chế, thường có nguy-cơ bị hiểu méo-mó ngay trong thời thời giao-ước cũ, thì đây mới chính là Chân-lý nhập-thể sinh-động và năng-động, khả-dĩ phục-hồi và chuyển-hóa con người băng-hoại ngày càng hoàn-hảo đúng ý Cha muốn (x. Mt 17, 5).

Tiếp theo 02 lời solo “xin vâng” song-phương theo chiều dọc nói trên, phần còn lại về phía tổng-thể Nhân-loại qua các thế-hệ tiếp nối, mà Trinh nữ Maria là Đồng-loại, và Ngôi Lời đã tự-nguyện Nhập-thể làm Đấng Emmanuel, thì cũng đã làm con người đồng-loại với chúng ta, thì phần còn lại về phía chúng ta là nhơn rộng và nối dài từ thế-hệsang thế-hệ cái điệp-khúc ‘xin vâng’ đó giữa anh em đồng-loại cùng sống đồng-thời với nhau. . .



Chắc hẳn là không chỉ Sứ-thần Gabriel vẫn không ngừng và âm-thầm thông-tin đến tận Nội-tâm từng con người chúng ta, mà còn biết bao luồng thông-tin từ ngoại-nhân ngoại-cảnh. Chẳng hạn bà Nội tôi lúc còn sống, cứ thỉnh-thoảng lại tự nói với chính mình ngay lúc cầm chổi quét nhà: “Lạy Chúa, Chúa đã vác phần nặng mà để phần nhẹ cho con, thì từ nầy về sau, còn lẽ gì mà con dám phàn-nàn tránh-trút, mà chẳngmuốn chịu những sự khốn-khó đời nầy sao !” (kinh Chặng đàng V.), mỗi lần nghe là có thể thấy biết Bà đang tiến một bước, đang thăng một nấc kytô-hữu,…. nhưng hẳn chắc là Bà cũng lưu-tâm nhắc-nhở cả đám con cháu Bà cùng nối bước theo. . .
Đã có một bài Thánh ca “Xin Vâng” của Mi Trầm soạn, được hát công-cộng rộng-rãi đây đó xưa nay. Nguyện ước rằng, những bài Thánh ca được hát, thì không chỉ là những đóa Hoa chỉ nở Nhân-đức kính dâng Mẹ, mà còn là và nhất là kết những trái Nhân-đạo ngay từ lối mình sống đời kytô-hữu. Tạm cho là Mẹ có thể thích hoa Kiểng, nhưng trái Nhân-đạo lại cần-thiết cho cả hàng-ngũ Nhân-loại chúng ta lắm. Ngôi Lời Nhập-thể làm Đấng Emmanuel không phải là Hạt Giống từ Trời gieo xuống Đất để cho mụt-nát rồi nẩy-sinh ít nhất 30, trung-bình 60, còn tối-ưu là 100 hay sao ?
Chiêm-niệm Chủ-đề, soạn-thảo, tập-dượt, dẫn-giải, diễn-xuất . . . với ý-hướng là thông-tin Tin-mừng cho nhau, phải chăng, đây là công-tác mà Sứ-thần Gabriel mong muốn từng vai-trò trong đại-gia-đình Thánh-nhạc tiếp-nối thể-hiện ? Còn người Mẹ Nữ vương Thiên-đàng, làm sao hưởng được trọn Vinh-quang trên đó đến độ quên hẳn đám ‘con cháu Êvà ỡ chốn khách-đày . . .’ nầy ? Phải chăng, công-tác Thánh-nhạc qua các công-đoạn từ đầu sản-xuất đến cuối thị-trường tiêu-thụ, đều cần được chỉnh-hướng mong đạt đến đúng ý-nghĩa và đũ giá-trị thiện-hảo, phải chăng, đây là nguyện-ước căn-bản chính-đáng thuộc gia-đình Thánh-nhạc không biên-giới ?
-----ọ=<O>=ọ-----
11. KHÍ-LỰC THÁNH-NHẠC
Một hòn Đá rơi xuống mặt hồ nước phẳng-lặng, tạo nên một hiện-tượng bung-nở bằng bao làn sóng ly Tâm, liên-tục bung-nở những vòng tròn đồng Tâm, như những vòng quỹ-đạo nằm phẳng trên mặt nước.
Cách nay gần 2.000 năm, Ngôi Lời Thiên Chúa đã Nhập-thể Giáng-trần, “và đã làm NGƯỜI”, làm Con người Tinh-khôn y như Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta, cùng đồng-loại với chúng ta (x. Ga 1, 14). Biến-cố Lịch-sử nầy đã gây chấn-động hoang-man sợ-hãi từ vua quan đến thứ-dân ngoài đời và trong đạo khắp thành-phố Yêrusalem (Mt 2, 3), đồng thời lại gieo niềm Hoan-lạc nơi một nhóm anh em mục-đồng (x. Lc 2, 15-17), nơi các vị Đạo-sĩ đến từ phương Đông (x. Mt 2, 1-12). . .
Rồi vẫn như vậy, những làn sóng gây chấn-động cứ mãi mãi lây-lan khắp suốt không-thời-gian, bởi không bất-động nằm yên, hòn Đá nầy như viên Sinh-tố không ngừng sủi bọt từ đáy ly: cứ mỗi lần phát ngôn, tỏ thái-độ, biểu-lộ cử-chỉ, phái-huy khí-lực, . . . thì đều có cả lời ca-ngợi xen lẩn ý ganh-thù (x. Mc 15, 10).
Đó là những đợt sóng âm sóng dương xen-lẩn tiếp-nối ồn-ào nghe-thấy được như thế, còn có một loại sóng ngầm, trầm-lặng, vô ngôn, cứ âm-ỉ mà mảnh-liệt trong Cung-tâm một Dũng-nữ (x. Lc 2, 19, 55), cứ âm-thầm mãi cho đến một ngày kia, tại đỉnh đồi Sọ, người Dũng-nữ ấy chứng-kiến cái cảnh-tượng chính người Con ruột mình bị treo lên cây Thập-tự-giá, mà thực-chất là ‘được đề-bạt tột-đỉnh’ (x. Ga 12, 23, 32), y như một Tảng Đá Ngầm tự thuở nào, bổng đột-xuất nhô lên khỏi mặt Biển, lại tạo những đợt sóng thần, không chỉ khiến Trời chuyển Biển động Đất lung-lay như một vụ Bùng-nổ Vũ-trụ, . . . mà còn gây rúng-động thấu cả Tâm-can con người: màn trướng trong Đền-thờ tách hẳn thành hai mảng (x. Lc 23, 45), đây là bức màn đã từng ngăn-cách 02 thành-phần cộng-đồng Dân Chúa suốt thời Cựu-ước (x. Lc 1, 8-10), biểu-trưng cho Mầu-nhiệm Đất–Trời, Mầu-nhiệm Đạo Đời, Mầu-nhiệm Sinh–Tử,...đã được Mặc-khải nơi từng cá-thể cũng như cho toàn thể đồng-loại chúng ta.
Thật vậy, chính từ cốt-lỏi những biến cố hữu-hình khả-giác gây cảm-xúc tạo Vui-Buồn-Sướng-Khổ tùy mỗi góc nhìn nơi từng Tâm-trạng, lại tồn-tại một Hiện-tượng tuy bất-khả-giác mà khả-tri, đó là Hiện-tượng Xuất-thể, - tiếp-hậu hiện-tượng Nhập-thể trước kia. Tất nhiên cả 02 hiện-tượng Nhập-thể và Xuất-thể đòi-hỏi khả-năng trừu-tượng, vốn là biệt-năng Thiên-phú cho dòng giống Con người Tinh-khôn, giúp Trí-tuệ Tâm-linh con người Tư-duy, Chiêm-niệm, Thiền-định với khát-vọng đạo-đạt Lý tận-cùng Lý ở mọi biến-cố và hiện-tượng.
Không phải phần đông con người ngày nay mới đánh mất khả-năng Trừu-tượng, hoặc mắc bệnh xơ-cứng Tư-duy, có thể là vì quá chú-trọng vào hình-thức, thường khựng lại ở lớp vỏ bao-bì rực-rở hào-nhoáng mà đành phớt-lờ đi cái Phẩm-chất nội-tại mang giá-trị vĩnh-hằng.
Những thể-thức Phụng-tự hiểu nghĩa rộng và tất nhiên gồm cả Thánh-nhạc, vốn là những cung-cách giao-lưu tỏ-bày ý-chí cung-cầu giữa Trần-nhân với Vị Chúa-tể càn-khôn trong quan-hệ Cha – Con, mà Đức Yêsu-Kytô trong tư-cách là Con thay mặt cho tập-thể Trần-nhân, đã xác-định: cuộc giao-lưu đích-thực là giao-lưu “bằng linh-Khí và bằng chân-Lý” (x. Ga 4, 24), tức là giữa linh-khí nơi con người trong tư-cách là con với Linh Khí Thiên Chúa là Cha, cả hai phía đều căn-cứ trên một nền Nguyên Lý Tinh-khôn trường-tồn. Giữa các Chí-khí mà muốn ‘tương cầu’ hữu-hiệu, tất phải ‘đồng khí’: không cùng bản-thể linh khí, không cùng chung hướng tiến đến một Cứu-cánh chung, thì hiệp-thông chỉ nhất-thời, hiệp-nhất lại gượng-ép, bởi cành không đúng là Nho thì làm sao có thể thông-hiệp với thân Nho; không cùng nhịp sóng âm-thanh thì làm gì có thể gây được cộng-hưởng. . .
Trên đỉnh đồi Sọ, đứng thẳng, Đầu tựa nhẹ ở điểm chi giao ngang-dọc của cây thập-tự, Xác-thân Yêsu trút hơi thở cuối-cùng, tức là Linh Khí Kytô lìa khỏi Xác-thân Yêsu, tức là ly Trần, từ Trần, lìa Đời:

- Xác-thân Con đã mượn từ nơi Mẹ, nó đã được xử-dụng xong, giờ thì Con xin gởi nó lại về cho Mẹ; vốn nó là Đất, là Cát bụi, xin Mẹ trả nó về Đất. về Cát bụi, còn Con là Linh-Khí Kytô (x. Deus est Spiritus : Ga 4, 24; 2 Cr 3, 17), thuộc Thiên, Con trở lại Thiên.
. . . thì cũng vậy, nội-dung thể-thức Phụng-tự cũng như nội-dung Thánh-nhạc, chính là Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập-thể, đã từng phát Ngôn, ngôn chứa Nghĩa, nghĩa chứa Ý, Ý là Ý-chí Sắt-Đá được ủy-phái từ Cha . . . cho nên phần phía còn lại nơi Trần-nhân chúng ta là ‘tiếp-nhận bằng lắng nghe rồi ứng-dụng thực-hành’ sao cho ‘dưới Đất cũng y như trên Trời’.
Công-tác Thánh-nhạc, khởi đầu từ giây phút Tâm-tưởng, hay Ngôn từ, giòng nhạc manh-nha cảm-hứng Trí-tuệ, được tiếp-nối qua bao công-đoạn, và được kết-thúc vào lúc xếp sách đậy đàn, là công-tác hứng-tiếp từng Hòn Đá r ơ i - r ơ i, ...
Chắc hẳn Thiên-cung không cần thưởng-thức ca nhạc Trần-đời, mà chính tổng-thể Trần-đời cần tiếp-nhận những hòn Đá Khí-lực từ trên liên-tục tuôn xuống gây chấn-động. Mọi Tâm-tư, dầu có phẳng-lặng giả-tạo hay nỗi cơn sóng-gió thất-thường, đều cùng mong kết-thúc Bản Thánh ca đời mình nơi đỉnh cao do chính Người Cha đề-bạt.





12. HOA TRÁI THÁNH-NHẠC
Hoa vô ngỏ Mắt, Trái vào cửa Miệng. Ca nhạc thì phát-xuất từ miệng con người và miệng Đờn Loa, cả hai loại cùng hoà-quyện nhau bung-nở như chiếc bông Mắt Cở, theo mẫu hình Vũ-trụ vĩ-mô, kết-cấu dạng bức-xạ đẳng-hướng vô-tuyến tác-động bầu-khí vật-chất tạo những đợt sóng âm-thanh theo tiết-điệu nào đó dành riêng cho đôi Tai Con người Tinh-khôn tiếp-nhận.
Cũng như Hoa Trái là thành-quả từ “Hoa màu ruộng đất và công-lao của con người”, đúng là “Phaolô trồng, Apollo tưới, còn “luồng-sinh-linh-khí” thì tác-động cho Mầm giống triển-nở thành Cây thì lại là do quy-luật Thiên-nhiên ấn-định an-bày (x. 1 Cr 3, 6), cũng vậy, Âm-nhạc đạo đời nói chung đều có chung Nguồn-Ngọn Khí-lực vừa cung-ứng vừa thu-hoạch: Hạt Giống Âm-nhạc hằng trường-tồn nơi Cung-tâm Nhân-hậu như một Bồ trử-chứa dồi-dào không bao giờ vơi cạn, vẫn hằng chuyển-thông xuống từng thúng cho bất cứ ai cần-mẫn mang đi gieo. Do Thần Khí tác-hứng mà Bài ca Bản nhạc được soạn-thảo, tập-dượt và diễn-xuất cho từng loại thính-phòng. Tuy không đồng-bộ và đồng-đều tầm-độ khả-năng tiếp-thu chiêm-ngưởng thưởng-thức, nhưng một khi đã l ắ n g – n g h e thì ai ai cũng thỏa-dạ, bởi ca nhạc là món ăn tinh-thần phổ-cập gồm đũ hương-vị chân-mỹ-thiện có tác-dụng dinh-dưỡng và nâng cao khả-năng tinh-khôn nơi con người bất cứ ai và bất-luận thể nào.

Riêng mình, Thánh nhạc vốn có hướng-đường Thiên-lý vô-tận, hiểu là Thánh nhạc soi dẫn hướng-đường Hành-hương Tâm-linh, giúp con người vượt-qua và vượt-quá Ngôn-từ Âm-thanh lệ-thuộc vào khung Không-Thời-gian hữu-hình hữu-hạn tại hành-tinh Địa-cầu nầy. Ca nhạc được đánh-giá là t h á n h khi nó quy-hội đũ yếu-tố thúc-dẫn phần Tâm-linh tinh-khôn con người tăng-trưởng suốt trọn chu-trình dịch-lý viên-mãn như chính Đức Yêsu-Kytô đã khai-lộ và tiên-phong kết-thúc cuộc Hành-trình :



+ “Từ Cha Tôi đến, Tôi đã vào Trần-thế,

giờ đây, - xong tác-vụ (Ga 19, 30),

- Tôi lại trở về Cha (Ga 16, 28).

Cha Tôi, Cha các anh em” (Ga 20, 17).
Và từ bấy giờ cho đến hôm nay và mãi mãi về sau, bằng nhiều cách-thức, Ngài vẫn hướng-lộ cùng đồng-hành với mỗi mọi con người đồng-loại chúng ta hằng ngày cho đến Tận-thế (x. Mt 28, 20).
Mỗi nhạc-sĩ Thánh-nhạc đều tự nhận-thức rằng mình tiếp-nhận từ Ai và qua những Ai, tiếp-nhận một vài thứ loại Tâm-thư và Ý-nhạc nào đó, như tiếp-nhận từng sứ-mệnh tông-truyền cần được thừa-hành thể-hiện từ một khởi-điểm Thời-gian và ở một khoảng Không-gian nào đó. . . mà ý-hướng được thúc-dẫn tiến-thân là đạt đến tận-đỉnh thánh Omega.
Trong bộ ngũ-quan, chỉ riêng Thính-quan là có khả-năng biệt-loại, là khà-năng Thu-nhận mà không Xuất-phát; vả lại, nó thu-nhập loại đối-tượng Vô-hình vô-hạn, thứ đối-tượng mà chỉ nhắm mắt lại mới n h ì n – t h ấ y. Ngôn từ lời ca và các dấu nhạc chỉ là những dấu-chỉ quy-ước ẩn-chỉ những Thực-thể siêu-linh nào đó tỏ-bày để truyền-đạt Ý-chí đến cho Trần-nhân thôi, chẳng hạn, các Thực-thể Thiên-sứ Raphael, Gabriel, Ngôn-sứ Ysaias, Ngôi Lời, -trước khi Nhập-thể và sau khi Xuất-thể, . . . Do đó, Thính-quan đặc-biệt phù-hợp cho Thánh-nhạc chuyển-tải Ý Ngôi Lời, Ý từ trời, ý các Vị khuất – vắng, . . . hiểu là mối giao-lưu giữa các Trí-tuệ, là giao-lưu “bằng Thần-khí và Chân-lý” (Ga 4, 23). Đó chính là khả-năng trừu-tượng, khả-năng tiếp-nhận đa dạng diện Ý từ khắp tứ phương tựu về, được bao-bọc trong cái vỏ Âm-thanh mà thành dạng Tin-tức để đi vào cửa Thính-quan, và từ đây, chỉ còn có Ý là được qua Cỗng mà vào tận nội-các Tâm-linh hội Ý và Lọc Tin, và từ đây, thần Khí-Chủ con người điều-động các cơ-năng ngoại-thể phát-huy tiến-hành những lối sinh-hoạt cụ-thể để đạt những thành-quả mong muốn.
Nói là chuyền từ Miệng qua Tai, lắng nghe là bắt Ý. Bên giếng Tổ-phụ Yacob, con người Yêsu Dothái gợi-ý đối-thoại với con người thiếu-phụ Samari Đất lân-bang, nhằm khai-phóng cái bản ngã thần-khí tinh-khôn nơi con người nói chung như sau :
+ Tại sao chị lại tìm Phúc – Lộc – Thọ nơi người khác ? Đã 05 người rồi, mà còn con người hiện-tại chị đang ở với, có cũng như không !

Tôi bảo-đảm cho chị, Phúc – Lộc – Thọ chỉ trào-tuôn từ chính Cung-tâm bản Ngã chị thôi. Chị tin tôi đi !


  • (À, phải rồi, đúng vậy ! vậy mà mình không ngờ . )

  • . . . Nầy nầy, mời bà con cô bác đến xem, có một vị Ngôn-sứ . . . . . . .

Thế là ‘Lúa chín tràn đồng’, ‘từ 01 hạt nẩy-sinh đến cả 100...’, cả thành-phố Sychar tuôn đến gặp vị Ngôn-sứ, lắng nghe vị Ngôn-sứ h á t . . . hát từ trưa đến chiều, hát đến quên cả ăn sáng ăn trưa! còn đám đông thì nghe suốt mà vẫn chưa mãn-tâm, thế là họ mời ngài ở lại hát tiếp, hát luôn cả 02 ngày . . . Và “Hoa Trái tồn-tại” chính là mỗi mọi người khi lắng nghe đều đạt mức xác-tín cá-nhân ở độ sâu-thẳm, chớ không do dựa theo thế-giá hoặc vì uy-tín của người trung-gian (x. Ga 4, 1-42).


“Lời Chúa” được phổ-nhạc, hiểu là Cộng-đoàn Phụng-tự cùng đệm đàn hay ngâm-nga theo giọng điệu như Chúa ’hát’, . . . thế là Lời Chúa dễ lọt vào Tai, chuyển vào Ụ Chất xám, trụ tại Ổ Tư-duy, rồi suy-nghĩ, suy-tư, suy-niệm, . . . rồi tìm cách biến-dụng vào lối sống thường-nhật ‘mọi nơi mọi lúc thật là chính-đáng, phải Đạo...’ để khỏi tình-trạng ‘đánh trống bỏ dùi’ hoặc ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’ (x. Is 29, 13; Mt 15, 8)! Soạn thảo bài-ca bản-nhạc thánh là định-tâm sưu-tầm Nghĩa – Ý từ bồ Lúa Giống Lời Chúa, tập-dượt là cải-tạo các loại Đất thành nhu-thuận mầu-mỡ, diễn-xuất là tải hạt Giống cùng khắp mong đạt năng-xuất cao vào ngày Mùa. Các công-đoạn tác-vụ thánh nầy xem đơn-giản thật, nhưng còn tính-cách “thánh-thánh-thánh” (Is 6, 3) thì sao ? Xin tạm ứng-dụng vào :

+ cả Tác-giả lẩn Tác-phẩm cần là “Thánh ...

+ Khi phát-khởi từ Nguồn ... Thánh...

+ và vươn hướng tận Ngọn ... Thánh”.


Tác-giả Noe có Tác-phẩm Con Tàu (St 6, 9, 22),

Tác-giả Salomon có Đền thánh Yêrusalem (1 Vua 5, 15; 8, 66),

Tác-giả Zacharia-Elizabeth có Yoan Tiền hô Tẩy-giả (Lc 1, 6-23, 57-79);

đó là những Vị ‘Iustus’: Chính tâm, công-chính, trung-thực, chính danh, cụ-thể là các ngài đã thừa-hành thi-công thực-đúng bài-bản Đức Chúa thiết-kế, . . mà cũng chính Đức Chúa xác-minh khi niệm-thu... chớ không do ai khác hay do dư-luận hàng ngang đánh-giá hoa trái theo một thứ tiêu-chuẩn chân-mỹ-thiện hạn-hẹp rồi tô-điểm cho nhau bằng thứ danh-lợi-thú phù-vân . . . !







tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương