Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống làm mát


BÀI 2: SỬA CHỮA BƠM NƯỚC Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại



tải về 4.69 Mb.
trang9/32
Chuyển đổi dữ liệu19.01.2024
Kích4.69 Mb.
#56376
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống làm mát - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định 1374783
IR2110

BÀI 2: SỬA CHỮA BƠM NƯỚC

    1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại


      1. Nhiệm vụ

Bơm nước có nhiệm vụ cung cấp nước làm mát cho hệ thống với lưu lượng và áp suất nhất định. Lưu lượng nước làm mát tuỳ thuộc loại động cơ và nằm trong khoảng 68  245 lít/kWh và số lần tuần hoàn 7 12 lần/phút.

      1. Yêu cầu

  • Đảm bảo lưu lượng nước vừa đủ để làm mát động cơ. Nếu lưu lượng nước lớn thì hiệu quả làm mát cao nhưng làm cho nhiệt độ động cơ luôn thấp hơn nhiệt độ làm việc, gây tổn thất nhiệt và giảm hiệu suất của động cơ. Ngược lại, nếu lưu lượng nước nhỏ hơn yêu cầu thì không đủ nước làm mát, hiệu quả làm mát thấp làm động cơ quá nhiệt, gây mài mòn và bó kẹt các chi tiết chuyển động;

  • Hiệu suất làm việc của bơm lớn, tiêu hao công suất động cơ ít khoảng (0,005 

0,01) công suất của động cơ;

  • Làm việc ổn định, ít hư hỏng.

      1. Phân loại

Dựa vào nguyên lý làm việc bơm nước được chia ra các loại sau:

  • Bơm ly tâm;

  • Bơm pít-tông;

  • Bơm cánh hút;

  • Bơm bánh răng;

  • Bơm guồng.

Trong các loại bơm kể trên thì bơm ly tâm được dùng nhiều trên hầu hết các loại động cơ ôtô hiện nay.
    1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc


      1. Bơm ly tâm

  1. Cấu tạo

Bơm nước bao gồm:

  • Vỏ bơm (thân bơm): thường được đúc bằng gang hoặc hợp kim nhôm, bên trong có các khoang chứa nước. Trên vỏ bơm có đường nước vào từ két nước và từ nắp máy. Vỏ bơm được lắp vào thân máy bằng các bu lông, ở giữa có đệm amiăng bao kín.

  • Trục bơm nước: được đặt trên vỏ bơm thông qua gối đỡ là các vòng bi. Một đầu có lắp cánh quạt nước, một đầu lắp mặt bích và puly dẫn động. Trục bơm nước được dẫn động từ trục khuỷu động cơ thông qua dây đai

  • Cánh quạt nước: thường được đúc bằng gang hoặc dập bằng thép, phíp, nhựa cao cấp và lắp cố định vào đầu trục bơm.


Hình 2.1: Cấu tạo bơm nước ly tâm

    1. Cánh bơm; 2. Phớt chắn nước; 3. Vỏ bơm; 4. Lò xo;

5. Đệm cao su; 6. Vòng đệm; 7. Trục bơm

  • Vòng chắn nước (phớt chắn nước) có nhiệm vụ không cho nước lọt ra ngoài hoặc lọt vào các ổ bi. Vòng chắn nước gồm: Đĩa thép lắp chặt vào vỏ bơm, vòng đệm (đĩa tựa) bằng nhựa tectôlit, đệm cao su lắp chặt với trục bơm, lò xo đẩy cho đĩa tựa ép chặt vào vỏ bơm và đệm cao su

  1. Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, trục bơm nước quay, nước làm mát từ ống dẫn nước đi vào trung tâm của bơm, dưới tác dụng của lực ly tâm do cánh quạt nước tạo nên, nước được đẩy vào thành của vỏ bơm với áp lực nhất định và đi vào thân máy để làm mát.

      1. Bơm pít-tông

Bơm nước kiểu pít-tông thường chỉ được dùng trong hệ thống làm mát của động cơ tàu thủy tốc độ thấp

Hình 2.2: Cấu tạo bơm nước kiểu pít-tông

        1. Vỏ bơm; 2,4. Xi-lanh; 3. Pít-tông; 5. Thanh truyền; 6. Trục khuỷu;

7. Đường nước vào; 8,9. Van nước; 10. Lò xo van.
b) Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ làm việc sẽ dẫn động trục khuỷu của bơm làm pít-tông có chuyển động tịnh tiến trong xi-lanh. Khi pít-tông đi xuống thể tích công tác trong xi-lanh tăng sẽ tạo ra lực hút để hút nước vào trong xi-lanh. Khi pít-tông đi lên thể tích xi-lanh giảm sẽ đẩy nước vào động cơ. Các van 8,9 có nhiệm vụ đóng mở đường nước vào và đường nước đi

      1. Bơm bánh răng

Trên tàu thủy cũng thường dùng loại bơm bánh răng để bơm nước cho hệ thống làm mát động cơ. Nó có ưu điểm gọn nhẹ, song khi làm việc với nước sông hoặc biển thì do nước bẩn nên bánh răng chóng mòn. Vì vậy, người ta thiết kế một cặp bánh răng truyền lực ở vỏ ngoài của bơm, để giảm mài mòn bánh răng bơm, người ta còn chế tạo một trong hai bánh răng bơm bằng vật liệu téc-tô-lít hoặc làm bằng cao su lưu hóa.
Kết cấu bơm bánh răng dùng trên hệ thống làm mát của động cơ tàu thuỷ. Bơm quay nhờ bánh răng (2) ăn khớp với hệ thống bánh răng truyền động từ trục khuỷu. Trục truyền động bơm (1) một đầu dẫn động đặt trên ổ bi cầu (3), còn ở đầu kia lắp bánh răng bơm tựa trên hai bạc lót (5) và (7), các bạc lót này được bôi trơn nhờ các đệm bằng téc-tô-lít (7) và vòng cao su (8). Còn bao kín dầu bôi trơn ổ bi bằng vành chắn dầu (4). Bánh răng bị động (10) được làm bằng téc-tô-lít.
Hình 2.3: Cấu tạo bơm nước kiểu bánh răng

        1. Trục bơm; 2.Bánh răng dẫn động; 3. Ổ bi; 4. Vành chặn dầu;

5. Bạc lót, 6.Vành chặn nước; 7. Đệm lót, 8. Vòng cao su; 9. Lò xo,
10. Bánh răng bị động; 11. Cửa hút nước vào; 12. Bánh răng chủ động;
13. Vỏ bơm; 14. Cửa thoát nước ra.

      1. Bơm cánh hút

Bơm cánh hút thường được dùng cho mạch ngoài (mạch hở) của hệ thống làm mát động cơ tàu thủy.Bơm hút nước từ bên ngoài vỏ tàu (nước sông hoặc nước biển) để làm mát nước ngọt ở mạch trong của hệ thống làm mát. Kết cấu của bơm gồm: hai nửa thân bơm (6) (nửa trước và nửa sau).

tải về 4.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương