SỞ XÂy dựng báo cáo quảng Ninh, tháng 10/2012


ĐẶT VẤN ĐỀ I. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế



tải về 2.86 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.86 Mb.
#15406
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế:

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình, cá nhân và là tài sản có giá trị lớn chiếm tới 40-60% tổng tài sản quốc gia. Nhà ở đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu có nhà ở luôn là mối quan tâm của các tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp như: Người có công với cách mạng; người nghèo khu vực nông thôn; người nghèo ở khu vực đô thị; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sỹ, trí thức; sinh viên; công nhân lao động và nhà ở cho những đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già không nơi nương tựa…). Đối với nước ta là một nước có mức thu nhập bình quân thấp, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, dân số đông, diện tích thuận lợi để phát triển nhà ở không nhiều, khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên bị thiên tai... Bởi vậy, vấn đề đảm bảo nhà ở cho mọi người dân lại càng quan trọng.

Nhà ở không những là tài sản có tầm quan trọng đối với mỗi gia đình, mà nó còn là nơi tái sản xuất sức lao động, nơi phát huy nguồn lực con người một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mức sống dân cư của mỗi dân tộc. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học thì 80% tăng trưởng nghề nghiệp và hiểu biết của mỗi người được hình thành tại gia đình.

Giải quyết tốt vấn đề nhà ở là tiền đề quan trọng góp phần trực tiếp nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định xã hội, tiến tới phát triển bền vững đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lĩnh vực xây dựng nhà ở sử dụng sản phẩm của nhiều ngành kinh tế (trên 60 sản phẩm của các ngành kinh tế khác nhau) vì vậy, phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và gián tiếp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Với ý nghĩa như vậy nên nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Malaysia... coi phát triển nhà ở là một trong những động lực của nền kinh tế quốc dân. Còn đối với những nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Italia... sử dụng như một công cụ để kích thích nền kinh tế (khi nền kinh tế thiểu phát, Chính phủ bỏ ra một lượng ngân sách nhất định cho đầu tư nhà ở để kích thích kinh tế phát triển thông qua tính kích cầu đa ngành của lĩnh vực này – Nhật Bản mặc dù số lượng nhà ở đã nhiều hơn số hộ gia đình nhưng hàng năm Chính phủ Nhật Bản vẫn chi ra trên 400 tỷ yên cho công tác phát triển nhà ở).

Nhà ở chiếm trên 70% các công trình tại đô thị, nên kiến trúc nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và bản sắc kiến trúc đô thị. Quan tâm đến phát triển nhà ở và đô thị cùng với phát triển kinh tế sẽ góp phần phát triển đô thị bền vững. Dưới góc độ xã hội, hình ảnh đô thị văn minh, hiện đại là biểu hiện sự phồn vinh về kinh tế và hiệu lực của chính quyền.

Nhà ở là lĩnh vực luôn đ­ược Đảng, Nhà n­ước và chính quyền các cấp quan tâm. Nhà ở có vị trí quan trọng và chiếm tỷ lệ đáng kể trong quá trình vận hành thị trường bất động sản. Tổ chức tốt việc phát triển và quản lý nhà ở sẽ góp phần phát triển đô thị bền vững và thúc đẩy có hiệu quả quá trình đô thị hóa nông thôn. Nhà ở có tính kinh tế, tính xã hội sâu sắc, vì vậy việc phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu cơ bản của người dân mà còn góp phần chỉnh trang không gian kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia.

Trong những năm vừa qua, lĩnh vực nhà ở đã có những chuyển biến rất tích cực, số lượng nhà ở, diện tích bình quân đầu người, chất lượng nhà ở, hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, điều kiện và môi trường sống của người dân ngày càng được cải thiện, mô hình cuộc sống văn minh hiện đại đã dần thay thế cho các khu nhà ở tạm bợ, mất vệ sinh. Hộ gia đình nghèo, các đối tượng có khó khăn về nhà ở cũng từng bước được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để tạo lập chỗ ở ổn định.

II. Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

1. Bối cảnh trong nước:

Tỉnh Quảng Ninh là một trong số ít các địa phương đã có Chương trình phát triển nhà ở đô thị trước khi có luật Nhà ở. Ngày 02/3/2005, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 658/2005/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển nhà ở đô thị tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên từ năm 2006 đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về quản lý và phát triển nhà ở, cụ thể như:

- Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 (thay thế Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006) của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị.

- Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê;

- Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê;

- Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

2. Bối cảnh nước ngoài: Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc: “ Giải quyết không tốt vấn đề nhà ở sẽ dẫn đến sự mất ổn về chính trị - xã hội và sẽ cản trở trực tiếp sự phát triển kinh tế”;

3. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Việc lập và ban hành Ch­ương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở bền vững tại cả khu vực đô thị và nông thôn. Chương trình phát triển nhà ở là cơ sở, công cụ trong điều hành và quản lý nhà nước trên địa bàn, cụ thể là:

- Chủ động đáp ứng nhu cầu nhà ở;

- Góp phần kích cầu thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển;

- Làm cơ sở cho phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế;

- Phát triển kinh tế xã hội cùng với việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội;

- Góp phần giải quyết vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường;

- Hoạch định việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí... để đáp ứng nhu cầu của người dân.

III. Cơ sở pháp lý để xây dựng Chương trình phát triển nhà ở:

- Luật Xây dựng ngày 26/ 11/ 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật đất đai ngày 26/ 11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Nhà ở ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 92/2006/ ngày 07/9/2009 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/ ngày 07/9/2009; Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011;

- Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020".

- Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và chi phí lập đề án phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 2348/QĐ-UBND của UBND thành phố Hạ Long về việc phê duyệt Đề cương và kinh phí lập Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh (đang lập);

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh (đang lập); Quy hoạch chung xây dựng các huyện, thị xã, thành phố, Khu kinh tế, Khu công nghiệp, cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010;

- Niên giám thống kê của các thành phố, thị xã, huyện: Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Cô Tô, Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà năm 2010;

- Số liệu điều tra, khảo sát và báo cáo vào tháng 7/2012 của các thành phố, thị xã, huyện và các Sở, ngành liên quan phục vụ cho việc lập Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

IV. Phạm vi nghiên cứu của Chương trình:

Với quan điểm: “Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân”; “Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội”; “Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại”.

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu và giải pháp để triển khai thực hiện công tác phát triển nhà ở trên địa bàn. Trong đó, Chương trình sẽ xác định nhu cầu và giải pháp để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội khó khăn về chỗ ở tại khu vực đô thị và nông thôn. Qua đó, giúp cho các đối tượng chính sách xã hội ổn định đời sống, tái tạo sức lao động một cách tốt nhất, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội nảy sinh do điều kiện ăn ở khó khăn.

Phần thứ nhất

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH QUẢNG NINH

I. Điều kiện tự nhiên:

1. Vị trí địa lý:

- Tỉnh Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106026' đến 108031' kinh độ Đông và từ 20040' đến 21040' vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ.

- Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và Thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với khoảng 120 km đường biên giới; phía Đông là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Đường phân định vịnh Bắc bộ trên biển dài 191 km.

- Biển Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913 km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.

- Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh16.102,4 km² với 14 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Uông Bí, Thị xã Quảng Yên, Huyện Đông Triều, Huyện Tiên Yên, Huyện Hải Hà, Huyện Bình Liêu, Huyện Ba Chẽ, Huyện đảo Cô Tô, Huyện Đầm Hà, Huyện Hoành Bồ, Huyện Vân Đồn.

2. Điều kiện về địa hình, đất đai

2.1. Đặc điểm địa hình:

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải với hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển, trên 80% diện tích đất đai là đồi núi (hòn đảo).

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía Bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, Bắc Quảng Yên, Nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng Nam Uông Bí, Nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), Đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), Nam Đầm Hà, Đông Nam Hải Hà, Nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo, số đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), các đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có một huyện hoàn toàn là đảo là huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Quan Lạn), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)

Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.

2.2. Đặc điểm đất đai, hệ thống sông ngòi:

Địa hình Quảng Ninh có tuổi kiến tạo trẻ nên lớp đất phong hoá không dày, mật độ chia cắt lớn nên đất đai có đặc tính chung là giàu oxit sắt, nhôm, tầng mùn mỏng, ít các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralít đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp.

- Các sông lớn là sông Ka Long (đoạn chủ yếu là đường biên giới quốc gia giáp Trung Quốc). Sông Tiên Yên chảy qua Tiên Yên, phụ lưu bên phải là sông Phố Cũ. Sông Ba Chẽ chảy qua Ba Chẽ, sông Diễn Vọng chảy ra vịnh Cửu Lạc, sông Đá Bạc chảy qua TP Uông Bí. Ngoài ra còn có các con sông khác như sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Trới, sông Míp, sông Uông, sông Đạm, sông Cầm. Các sông trên đều nhỏ và ngắn, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần. Vùng biển Quảng Ninh thuộc vịnh Bắc Bộ là vịnh nông, lại có hệ thống đảo chắn gió và sóng nên thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, tạo nên các bãi triều rộng.

3. Đặc điểm khí hậu:

- Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.

- Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.

- Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.

- Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.

- Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.

- Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12oC và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,1oC.

4. Nguồn tài nguyên.

Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có trữ lượng lớn như: Than đá khoảng 3,5 tỷ tấn, đá với khoảng 1,3 tỷ tấn, sét chịu lửa 14 triệu tấn, cao lanh 150 triệu tấn, cát thủy tinh 6,2 triệu tấn, … Tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào: Có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được tổ chức NEW 7 WONDERS công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thể giới và danh thắng Yên Tử , bãi biển Trà Cổ. Giao thông thủy rất thuận tiện với các tỉnh trong cả nước với thể giới, với hơn 250 km bờ biển Vịnh Bắc Bộ. Quảng Ninh có nhiều khả năng khai thác tổng hợp vừa thuận tiên cho giao thông thủy, vừa có nhiều nơi khai thác du lịch biển như: Bãi Cháy, Trà Cổ, Bãi Tử Long, Cô Tô, … vừa có khả năng rất lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản ở các địa phương ven biển.

Tiềm năng đất lâm nghiệp, nông nghiệp và đất xây dựng khá lớn là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Do sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đất chưa sử dụng ngày một giảm trong khi đất nông lâm nghiệp và chuyên dùng ngày một tăng. Cơ cấu quỹ đất năm 2010 của tỉnh được thống kê như sau:

Năm 20122, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh 6.102,4 km2 (610.235 ha), chiếm khoảng 1,8% diện tích của cả nước. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 460.201,11 ha (75,4%);

+ Đất phi nông nghiệp: 84.680,61 ha (13,9%);

+ Đất chưa sử dụng: 65.351,78 ha (10,7%).

Diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn (10,7%), nhất là vùng miền núi, ven biển, có khả năng khai thác phát triển các loại cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.



II. Đặc điểm xã hội và xu hướng phát triển:

1. Đơn vị hành chính:

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong cả nước có đến 4 thành phố bao gồm: Thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên và 09 huyện khác là Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô. Trong đó, thành phố Hạ Long là đô thị trực thuộc tỉnh; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, thương mại và dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh, trong năm 2012 thành phố Hạ Long đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để trở thành đô thị loại I trực thuộc Tỉnh.



2. Phân bố dân cư

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam. Dân số thành thị chiếm tỷ lệ 58,53%, đứng thứ 3 toàn quốc, sau TP HCM và TP Đà Nẵng. Dù vậy, Quảng Ninh cũng có nhiều địa bàn đặc biệt khó khăn như Ba Chẽ, Đầm Hà với hơn 90% đồng bào dân tộc ít người và nhiều hộ nghèo. Bình quân toàn tỉnh mật độ3 dân số là 190 người//km2 , trong đó thành phố Hạ Long mật độ dân số cao nhất với 817 người/km2, huyện Ba Chẽ mật độ dân số thấp nhất là 32 người/km2, có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương đồng bằng với miền núi của tỉnh.



3. Dân số và xu hướng phát triển

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu có các dân tộc như người Kinh chiếm 88,36%, người Dao 5,17 %, còn lại là người Tày, Sán Chay, Sán Dìu và các dân tộc ít người khác.

Tổng hợp số liệu báo cáo4 của các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Ninh, dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2011 là 1.161.700 người. Trong đó dân số nông thôn là 481.757 người, chiếm 41,47%, dân số đô thị là 679.943 người, chiếm 58,53%. Bình quân số người trong hộ gia đình5 là 3,67 người/hộ, trong đó hộ gia đình nghèo (nhóm 1) bình quân là 4,2 người/hộ, hộ gia đình có thu nhập cao (nhóm 5) bình quân là 3,3 người/hộ.

Những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh khá cao kéo theo tỷ trọng dân số đô thị cũng tăng đáng kể. Theo số liệu tổng hợp báo cáo của UBND các huyện, thành phố Hạ Long và đối chiếu với Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049 của Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì báo dân số6 và tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, 2020 và dự kiến đến năm 2030 như sau:

Dự báo dân số, lao động đến năm 20307


TT

Thành phần dân số

Dân số (hiện tại và dự kiến)

Dân số tăng thêm theo thời kỳ

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2011-2020

Năm 2020-2030

 

Tổng dân số (nghìn người)

1.161,70

1.225,20

1.285,30

1.362,50

123,60

77,20

 

Dân số thành thị (nghìn người)

679,94

716,74

784,03

953,75

121,86

169,72

 

- Tỷ lệ so với số dân ( %)

58,53%

58,5%

61,0%

70%

4%

9%

 

Dân số nông thôn (nghìn người)

481,75

508,5

501,3

408,8

1,74

(92,52)



tải về 2.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương