SỔ tay hành hưƠng kỷ niệM 400 NĂm dòng têN ĐẾn việt nam loan báo tin mừNG



tải về 0.52 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.52 Mb.
#9903
  1   2   3   4   5   6


SỔ TAY HÀNH HƯƠNG

KỶ NIỆM 400 NĂM DÒNG TÊN ĐẾN VIỆT NAM

LOAN BÁO TIN MỪNG




NỘI DUNG


VỀ HAI GIÁM MỤC ĐẦU TIÊN 27

VẤN ĐỀ TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH 28

LỘ TRÌNH HÀNH HƯƠNG KỶ NIỆM 400 NĂM 35

TỪ BẮC VÀO NAM 35

PHẦN PHỤ LỤC 39

CÁC GIỜ KINH SÁNG VÀ KINH TỐI 39

CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN, MỘT CUỘC ĐỜI HOÀN THÀNH (1625-1644) 41

PHẦN THÁNH VỊNH THÁNH CA 75





Bản đồ Đàng Trong và Đàng Ngoài khoảng năm 1760,

vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam.



  1. KẺ CHỢ HAY THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Tại địa điểm cầu THÊ HÚC ngày nay, tức Đền Bà Kiệu, trước kia có BIA TƯỞNG NIỆM GIÁO SĨ ĐẮC LỘ, khánh thành lúc 17 giờ ngày 29 tháng 5 năm 1941, có thể là Cư Sở đầu tiên mà Chúa Trịnh Tráng cho phép cha Đắc Lộ và Cha Marques ở đó và truyền đạo, ngay trước hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Sau 1975 bia này đã bị HỦY BỎ. Theo cha Đỗ Quang Chính SJ, thì nơi đó có thể là chỗ cha Đắc Lộ đã xây NGÔI NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN ở Hà Nội, tức KẺ CHỢ thời đó. Hiên nay chỗ đó được thay thế bằng ĐÀI KỶ NIỆM QUỐC TỬ QUỐC SINH (xem ĐQC trang 140-141).
Về việc Truyền Giáo ở đây, Lm Đỗ Quang Chính SJ cho biết: “Để dọn đường cho việc giới thiệu Tin Mừng với xã hội Đại Việt Đàng Ngoài, cha Jerónimo Rodrigues, giám sát HAI TỈNH DÒNG TÊN NHẬT BẢN, quyết định gửi hai Giêsu Hữu tiên phong đi Đàng Ngoài, đó là Giuliano Baldinotti người Italia và Tu Huynh Giulio Piani người Nhật (…) theo tàu buôn của ông Gaspar Porge de Fonseca người Bồ Đào Nha (…) nhổ neo rời Nhật ngày 2 tháng 2/1626, sau 36 ngày lênh đênh trên biển, mãi đến ngày 7 tháng 3/1626 mới tới cửa sông Hồng Hà (cửa Ba Lạt) hay cửa sông Đáy. Lúc đó Trịnh Tráng cho người khám xét tầu và đưa vào Thăng Long, có cả 4 chiến thuyền HỘ TỐNG vì vào thời đó quân nhà Mạc vẫn còn lảng vảng ở vùng này. Ngày 15 tháng 3 năm 1626 tàu tới KẺ CHỢ” (xem DTTXHĐV trang 115-117). Chúa Trịnh tiếp đón TÀU BỒ ĐÀO NHA nồng hậu, vì ông đang cần liên lạc với Maccau, tức Áo Môn. Ngày 7 tháng 4/1626 hai vị Truyền Giáo này vào gặp Chúa Trịnh Tráng cùng với thuyền trưởng Fonseca, có đem theo Bức Thư của Giám Sát J. Rodriguez, chính thức xin được cho người đến Truyền Giáo ở Đàng Ngoài. Trịnh Tráng chấp nhận ngay, vì muốn giao hảo buôn bán với Bồ Đào Nha. Điểm đặc biệt là Chúa Trịnh Tráng còn cho phép Baldinotti ĐÀM ĐẠO về giáo lý với Hòa Thượng trụ trì Ngôi Chùa Chính trong Phủ Liêu. Vị Hòa Thượng này yêu mến cha Baldinotti và còn mời Cha ở lại trong xứ và biếu Cha nhiều quà tặng. Với chúa Trịnh Tráng, cha nói rõ, cha chưa ở lại ngay được, mà chỉ đi xem TÌNH HÌNH THỰC TẾ, xem việc TRÌNH BÀY VỀ ĐẠO CHÚA RA SAO, chứ không phải tìm kiếm VÀNG BẠC. Để tạo sự DỄ DÀNG cho việc này, Trịnh Tráng còn cấp cho cha GIẤY THÔNG HÀNH, hầu cha được tự do đi lại, cư trú trong lãnh thổ mà không phải chịu THUẾ MÁ.
Tình hình đang TỐT ĐẸP thì có người phao tin rằng, thương gia Bồ Đào Nha làm GIÁN ĐIỆP cho Đàng Trong, lại còn nói Thuyền Trưởng Fonseca đã nhận của chúa Nguyễn một MÓN TIỀN LỚN cho công việc này. Đối với cha Baldinotti thì Ngài lại không nhận ra được điều này, và khi thấy lòng hiếu khách của chúa Trịnh Tráng, cha muốn các giáo sĩ Đàng Trong biết tiếng Việt hãy ra Đàng Ngoài sớm để truyền giáo, nên đã viết thư cho cha Giám Sát Dòng Tên ở Đàng Trong là Cha Gabriel de Matos, người Bồ Đào Nha, bí mật gửi thư cho Ngài. Nhận được thư, Cha Matos xanh mặt, vì nếu Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn biết sự việc này, họ sẽ qui tội GIÁN ĐIỆP cho cả hai bên. Gabriel Matos lúc đó cũng đánh liều viết thư TRẢ LỜI cho Baldinotti biết, đã có một số cha từ Đàng Trong về lại Áo Môn rồi, và sẽ từ Áo Môn theo tầu Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài năm tới, nhưng không dám viết đích danh hai người đó là Pedro Marques và Alexandre de Rhodes (Đã rời Đàng Trong tháng 7/1626). Thư này đến tay Trịnh Tráng, nên bằng chứng đã rõ là có… vấn đề GIÁN ĐIỆP, vì thế lá thư Gabriel Matos viết cho Baldinotti bị bại lộ khiến cha Baldinotti phải bị QUẢN THÚC, cùng với giới thương gia người Bồ Đào Nha tại một ngôi nhà ở ngoại ô thành Thăng Long.
Cũng may, khi Baldinotti viết THƯ GIÃI BÀY với Chúa Trịnh, rằng việc thư lại như thế, chỉ là tương quan TÔN GIÁO với các cha bạn thôi, chứ không có tương quan gì với Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trịnh Tráng TIN LỜI CHA, chỉ bắt cha và các người trong đoàn THỀ THỐT lòng trung thành với Trịnh Tráng, ở một ngôi ĐỀN (TEMPLO hay PAGODE ?) một cách HẾT SỨC TRANG TRỌNG1, rồi cho phép thuyền trở vế Áo Môn đúng ngày lễ Thánh I-Nhaxiô 31 tháng 7 năm 1626, nhưng mãi đến ngày 11 tháng 8/1626 mới rời KẺ CHỢ, có các tàu chiến Đàng Ngoài hộ tống, và RA KHƠI ngày 17 tháng 9 năm 1626, sau 5 tháng trời ở Đàng Ngoài kể từ ngày đặt chân đến Thăng Long ngày 15 tháng 3 năm 1626 (Ibidem trang 123).



  1. CỬA BẠNG THANH HÓA

Là nơi Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes tức Giáo Sĩ Đắc Lộ và cha Pedro Marques đã cập bến ngày Lễ Thánh Giuse 19 tháng 03 năm 1627. Tại giáo xứ Ba Làng ngày nay có tượng Giáo Sĩ Đắc Lộ trong khuôn viên nhà thờ. Hai Ngài đến đây nhờ Tầu của ông Pinto da Fonseca, sinh quán tại Áo Môn, nhổ neo tại Áo Môn ngày 12 tháng 3/1627, lần theo bờ biển Hoa Nam, qua đảo Thượng Xuyên (Sanch’uan) lọt vào eo biển Quỳnh Châu, giữa bán đảo Lây Trâu và đảo Hải Nam, tiến xuống vịnh Bắc Bộ, để vào KẺ CHỢ (Thăng Long), nhưng sau NGÀY THỨ SÁU của cuộc hành trình này, gió bão nổi lên mạnh, đánh GIẠT TÀU về phía Thanh Hóa (Thời ấy gọi là Thinh Hóa). Sáng ngày 19 tháng 3/1627, gió bão yên lặng, tàu ghé Cửa Bạng dễ dàng. Để ghi nhớ giây phút đầu tiên bước chân lên đây, Narques và De Rhodes đặt thêm một tên cho Cửa Bạng là CẢNG THÁNH GIUSE, để xin vị Thánh làm Quan Thầy cho xứ Truyền Giáo Đàng Ngoài. Vế phía dân chúng, thấy tàu lạ tới VN thì tò mò đến xem, Cha Đắc Lộ liền dùng Tiếng Việt để nói với họ, khiến họ càng ngạc nhiên hơn nữa. (Câu chuyện VIÊN NGỌC QUÍ mà Đắc Lộ nói với dân). Chỉ hai ngày sau đã có người xin TÒNG GIÁO với tên thánh là Giuse và Inhaxiô. Và trong vòng 2 tuần lễ đợi phép chúa Trịnh để lên KẺ CHỢ, các cha đã rửa tội được cho 32 người, trong đó có một THẦY ĐỒ và một PHÁP SƯ. Ngày 2 thang 4 năm 1627, hai cha và đoàn người đã theo đạo, vác một cây Thánh Giá làm bằng một cây GỖ LỚN TRÊN RỪNG, cắm trên một đồi cao, người đi Biển có thể NHÌN THẤY.
Vì Chúa Trịnh đang HÀNH QUÂN xuống phía Nam để đánh Chúa Nguyễn nên cha Đắc Lộ và cha Marques phải đi tàu chiến của Việt Nam để gặp Chúa Trịnh ngoài biển. Có tới 200 chiến thuyền, 500 thuyền chở quân cụ, và 300 con voi đi đường bộ, tổng cộng đến 200 ngàn quân. Đúng là một cuộc viễn chinh VĨ ĐẠI, theo lời kể của giáo sĩ Đắc Lộ. Đắc Lộ đi tháp tùng đoàn tầu này của Chúa Trịnh, rồi theo lệnh Chúa Trịnh, các Ngài xuống An Vực và lập CƯ SỞ ở đó, cùng với Nhà Thờ đầu tiên ở đây trong xứ Đàng Ngoài. Ngôi Nhà Thờ được khánh thành ngày 3 tháng 5/1627.
Tương truyền rằng, Thánh Phanxicô Xaviê vào thánh 7 năm 1549 đã ĐẾN THANH HÓA, có thể không phải vì CHỦ Ý, nhưng ghé nơi này vì tàu buôn phải vào đây để tránh BÃO hay TIẾP TẾ LƯƠNG THỰC trong ít ngày, rồi lại ra đi TRỰC CHỈ đến KAGOSHIMA, trên đảo Kyushu, thuộc NHẬT BẢN, chính xác tới nơi này vào ngày 15 tháng 8 năm 1549. Nếu thực sự là như vậy, thì tàu này đã dừng ở Cù Lao Chàm ngoài khơi QUẢNG NAM, vì theo Hải Trình từ Malacca đi lên phía Bắc, thì Cù Lao Chàm là TRẠM NGỪNG khá thuận tiện, vì theo lịch sử, chính ông Duarte Coelho đã ngừng lại ở đây năm 1523, rồi năm 1556, Fernão Pinto (Năm 1549 cùng đi Nhật với Thánh Phanxicô Xaviê. Sau này ông GIA NHẬP DÒNG TÊN ở Goa, và xuất dòng năm 1556 lúc ông 41 tuổi) cũng ĐÃ NGỪNG LẠI TẠI CÙ LAO CHÀM, và khám phá ra cây Thánh Giá trên Cù Lao Chàm do ông Duarte Doelho KHẮC vào năm 1523 (Xem DTTXHĐV trang 113-114). Vùng đất Thanh Hóa trở ra được gọi là ĐÀNG NGOÀI, tức Vương Quốc ĐÔNG KINH.
Đúng như nhận xét của Cha Baldonotti, người Đàng Ngoài rất dễ để chịu phép đạo, vì văn hóa Phật Giáo chưa sâu, lại dễ có lòng tin về Thiên Chúa Tròi Đất, nên chỉ trong thời gian từ năm 1626 đến năm 1660 đã có đến 320 ngàn người theo đạo theo Joseph Tissanier: Thư gửi cho Linh Mục Le Cazré (ĐQC Ibidem trang 127). Riêng với Baldonotti và vị Thuyền Trưởng Gaspar da Fonseca thì do vụ việc bị coi là GIÁN ĐIỆP kể trên, không dám trở lại Đàng Ngoài nữa. Ngược lại Marques và Đắc Lộ vì đã có kinh nghiệm ở Đàng Trong, nên QUYẾT TÂM THỰC HIỆN SỨ VỤ ĐÀNG NGOÀI, và đã có kết quả KHẢ QUAN như vậy. Theo Cha Đỗ Quang Chính SJ, có nhiều Sư Sãi và các bà quí tộc đã đóng góp cho việc Truyền Giáo này được thành công , nhưng đồng thời, cũng vì “đụng đến quyền lợi” của các Thầy Pháp, mà cũng có những tố cáo và chống đối2. Vì thế các Ngài phải rời Kinh Đô đi BỐ CHÍNH rồi từ BỐ CHÍNH vào Nghệ An, thành phố Vinh.



  1. NGHỆ AN, VỚI THÀNH PHỐ VINH

T


Giáo xứ Cầu Rầm
ại đây có giáo xứ CẦU RẦM, có thể là CƯ SỞ GIÁO ĐIỂM ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG TÊN ở Nghệ An. Hai giáo sĩ Đắc Lộ và Marques vì gặp khó khăn ở Bố Chính đã đến Hà Tĩnh và Vinh năm 1629. Các Ngài liền trình cho QUAN TRẤN THỦ ở đây về ngày giờ NHẬT THỰC NGUYỆT THỰC, nên vị quan này cho các Ngài được TỰ DO ở Nghệ An. Nhưng chỉ ít lâu sau, các Ngài lại gặp khó khăn ở đây. May mắn thay, nhân dịp có tàu buôn Bồ Đào Nha đến Nghệ An với hai cha Gaspar d’Amaral và Paulo Saїto, nên ngày 27 tháng 10 năm 1629 các Ngài lại lên thuyền đi ngược trở lại đến Kẻ Chợ, nhưng không được lên Kinh Đô vì Marques và Đắc Lộ đã có lệnh Chúa Trịnh trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Tàu Bồ Đào Nha liền đặt điều kiện với Chúa Trịnh, nên hai cha cũng được về Kinh Độ trở lại. Ở Kinh Đô, chỉ có thương gia Bồ Đào Nha và Hai Vị Giáo Sĩ vừa từ Áo Môn đến mới trình diện Chúa Trịnh, còn hai cha Marques và cha Đắc Lộ thì âm thầm làm việc mục vụ.
Trong thời gian các cha đi vắng, năm 1628 Cha Đắc Lộ đã cho in LỊCH CÔNG GIÁO, nên giáo dân đã biết các ngày lễ trong năm, vì thế khi các Ngài trở lại Kinh Đô, họ đến xưng tội khá đông, đặc biệt vào các dịp MÙA CHAY và PHỤC SINH. Bà Catarina chị em với Chúa Trịnh đã theo đạo từ trước, nên bà làm thơ ca kể lại việc Chúa Tạo Dựng Trời Đất, rồi xuống thế làm người, chịu chết CỨU CHUỘC nhân loại, nên đã giúp rất nhiều LÒNG ĐẠO của các bổn đạo ở Đông Kinh. Bà còn cung cấp các ảnh tượng do bà cho đúc để người ta đeo vào cổ nữa (ảnh CON CHIÊN). Các cha chỉ được ở lại trong thời gian tàu Bồ Đào Nha ở đó, nên khi tàu rời Đàng Ngoài, các cha cũng bị TRỤC XUẤT rời KINH ĐÔ. Lúc đó giáo dân đã có 5.602 người. Các Cha liền trao trách vụ đó cho Ba Thầy Kẻ Giàng là Phanxicô Đức, Anrê Tri và Inhaxiô Nhuận trước kia vào đạo là các nhà Sư, coi sóc. Ba Thầy này đã đặt tay lên Sách Thánh tuyên thệ trong một THÁNH LỄ CHIA TAY ngày 27 tháng 4 năm 1630 (không lập gia đình cho tới khi các Cha trở lại, giữ tiền của tập thể, vâng phục một Thầy do các cha chỉ định). Sau này thầy Đức là người được các Cha đặt làm bề trên của nhóm Thầy Giảng này, sau đó được vào dòng Tên với bậc Trợ Sĩ. Đầu tháng 5/1630 các cha lên tàu về Áo Môn. Vì cha Đắc Lộ quá xuất sắc nên bề trên Áo Môn sợ Đắc Lộ trở lại Đàng Ngoài sẽ không thuận tiện cho việc Truyền Giáo, nên đã đặt Đắc Lộ làm Giáo Sư Thần Học ở Áo Môn 10 năm trước khi Ngài trở lại Việt Nam. Thế là cha Gaspar d’Amaral được cử đi Đàng Ngoài.
Cái lợi thế của cha Gaspar d’Amaral được cử ra Đàng Ngoài chỉ vì ông là người Bồ Đào Nha, mặc dù ông thông đạo tiếng Nhật hơn và đã được sửa soạn để đi Nhật Bản. Cùng với Gaspar d’Amaral lại có thêm Antonio de Fontes, cũng là người đã rành tiếng Việt ở đàng Trong, nhưng bị Chúa Nguyễn trục xuất năm 1630, nên giờ đây, sau khi trở về Áo Môn, cũng được cử đi Đàng Ngoài3. Vị thứ ba được cử đi là António-Francisco Cardim, nhưng vị này đến Đàng Ngoài để đi truyền giáo ở Lào.
Tàu rời Áo Môn ngày 18 tháng 2/1631 và đến Đàng Ngoài ngày 1 tháng 3/1631, bỏ neo ở Kẻ Chợ ngày 15 tháng 3/1631. Khi đến đây, các cha rất vui mừng, vì với sự hăng say của ba Thầy Kẻ Giảng đã khấn, có được thêm 3.340 tín hữu và dựng thêm được 20 nhà thờ, chỉ trong vòng 10 tháng các cha vắng mặt4. Đến năm 1632, thay thế cho hai cha Palmeiro và Fontes phải về Áo Môn theo lệnh Chúa Trịnh, hai cha Girolamo Majorica và Bernardino Reggio là người Đàng Trong mới về Áo Môn, được cử đến Đàng Ngoài5. Sau một năm ở Thăng Long, Majorica rời Thăng Long, chính thức đến VINH6. Tại nơi đây, đã tổ chức việc DÂNG HOA và NGẮM ĐỨNG do chính cha Majorica người Italia soạn, dựa theo câu văn rặt tiếng Nghệ An trong bài ngắm đứng là: “Mi (Tau) chẳng biết người ấy là ai !”. Trước Ngài là cha P. Marques và Đắc Lộ như đã nói ở trên.


  1. DINH CÁT ở QUẢNG TRỊ

Các Cha dòng Tên đã đến truyền giáo ở đây và có CƯ SỞ cũng như một NHÀ NGUYỆN ở đây, nhưng không rõ CHÍNH XÁC Ở CHỖ NÀO. Một cách chung, Nếu theo Chúa Nguyễn, lấy sông Gianh làm biên giới Đàng Ngoài với Đàng Trong, thì các thừa sai cũng rảo hết vùng đất Đàng Trong này, để Truyền Giáo. Họ Trí Bưu nơi có BIA MỘ TỬ ĐẠO HIỆN NAY cũng do các cha Dòng Tên thiết lập. Khi có BÁCH HẠI, các tín hữu ở Trí Bưu mới chạy vào LA VANG, là nơi Đức Mẹ đã HIỆN RA CHO HỌ.





  1. HUẾ

Sự kiện Trịnh Nguyễn Phân Tranh: Các Cha Dòng Tên làm quan trong triều đình nhà Nguyễn. Thường là các CHỨC VỤ LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH VỰC KHOA HỌC. Có thể tìm thấy các dữ liệu lịch sử của thời kỳ này về các thánh Tử Đạo Dòng Tên, cả trong các sách sử học ngoại quốc lẫn trong nước. (Xem Đỗ Quang Chính SJ). Về những nhân vật ở Xứ Hóa, tức xứ Huế, phải kể trước hết đến ông Bảo Lộc Rin, là người đã đọc sách giáo lý bằng chữ Hán do cha Matteo Ricci bên Trung Hoa soạn và đã trở lại đạo do cha Francisco de Pina dạy giáo lý và rửa tội cho năm 1620. Điểm độc đáo của ông là đã làm Linh Thao 8 ngày trước khi ông cầm đầu phái đoàn đi Xiêm năm 1623-1625, và ông được Chúa Nguyễn Phước Nguyên cho làm đầu QUAN VĂN ở Sinoa (tức xứ Huế). Nhân vật thứ hai cần lưu ý là Bà Lớn Gioanna, là chị hay em của Chúa Nguyễn Phước Nguyên, được cha Pina rửa tội cho năm 1620. Bà rất nhiệt tình trong việc truyền bá đạo Chúa cùng với Cha Pina. Nhân vật tiếp theo là Bà Minh Đức Vương Thái Phi, là phi cuối cùng của Chúa Nguyễn Hoàng, cũng được cha Pina dạy đầy đủ giáo lý cho, và được rửa tội vào một ĐÊM trong năm 1625, vì người con duy nhất bà có với Chúa Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phước Khê ghét đạo. Bà chết năm 1649 lúc đó 81 tuổi, trong khi con trai Nguyễn Phước Khê lại chết trước bà ba năm. Người thứ bốn cần lưu ý là Ngọc Liên Công Chúa, là con của Sãi Vương Nguyễn Phước Nguyên. Bà có ba người em gái đều kết hôn với các ông lớn như vua của Căm Bốt Chey Chettâ II, một Nhật Kiều danh giá tên là Sataro, và một người với tướng Nguyễn Cửu Kiều. Chịu ảnh hưởng của Minh Đức Vương Thái Phi nên Ngọc Liên Công Chúa đã được rửa tội vào năm 1636 do cha Buzomi, tên thánh là Maria Madalena, chồng bà là Trấn Thủ Biên dinh Phú Yên (1629-1643). Bà có nhà nguyện riêng và cha Đắc Lộ đã ở trong dinh của bà, dạy đạo và rửa tội cho 90 người, trong số này có Thày Giảng Anrê Phú Yên. Năm 1643 bà theo chồng về sống tại Thành Chiêm (xem ĐQC trang 73). Không biết bà chết năm nào, nhưng năm 1674 bà vẫn còn sống và dạy giáo lý.


  1. ĐÀ NẴNG

Sự kiện các cha Dòng Tên đến CỬA HÀN ĐÀ NẴNG rồi đi ngay đến HỘI AN, là để giúp đỡ các tín hữu Nhật Bản và Trung Hoa đi lánh nạn qua cuộc BÁCH HẠI ở các nước đó.

Vì thế khi đến CỬA HÀN, điểm nhắm của các cha là HỘI AN7. Thuyền cập bến CÙ LAO CHÀM, rồi mới đi vào. Cư sở đầu tiên của các Cha Dòng Tên là ở HỘI AN. Theo Cha Đỗ Quang Chính SJ thì Dinhciam là tên để chỉ Thành Chiêm phía Tây Hội An, tức Dinh quan Trấn Thủ Quảng Nam. Nó nằm sát Tả Ngạn sông Thu Bồn, khúc sông này còn được gọi là sông Hội An, chỉ cách Hội An khoảng 7 cây số. Ở đó chính là THỦ PHỦ của Trấn Quảng Nam, được xây dựng khoảng năm 1610-1612. Đến đầu thế kỷ XIX thì TƯỜNG THÀNH bị triệt hạ. Cách Thành Chiêm 01 cây số về phía Tây là Điện Bàn. Cư Sở Thành Chiêm được thiết lập sau 5 năm Cư Sở Nước Mặn (xem DTTXHĐV trang 67-68). Thành Chiêm là nơi Anrê Phú Yên chịu TỬ ĐẠO, nhưng không rõ nơi chốn của Thành Chiêm, có thể là cánh đồng thuộc nhà thờ Phước Kiều ngày nay. Có thể thấy dữ liệu này theo Phạm Đình Khiêm cũng như Văn Thư phong chân phước của Anrê Phú Yên.



Theo cha Đắc Lộ, Ngài cho biết chắc chắn Anrê Phú Yên là TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI.


  1. QUẢNG NGÃI

Dường như có một CƯ SỞ DÒNG TÊN ở đây, nhưng không chính xác vị trí. Dù sao thì các Cha ở Quảng Ngãi đã MUA MIẾNG ĐẤT NÀY, và trong cuộc HÀNH HƯƠNG VỀ NGUỒN năm 2007 cha Ngọc đã dẫn phái đoàn đến thăm KHU ĐẤT ĐÓ. Hiện nay khu đất này đã được xây TƯỜNG RÀO NGHIÊM TÚC


  1. QUI NHƠN, MÀ ĐIỂM NỔI TIẾNG LÀ NƯỚC MẶN

C


Nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn
ư sở NƯỚC MẶN ngày nay thuộc giáo xứ Nam Bình, giáo phận Qui Nhơn. Đó là CƯ SỞ THỨ HAI CỦA DÒNG TÊN, vì sau HỘI AN, một vị QUAN đã MỜI CÁC CHA DÒNG TÊN VỀ ĐÓ. Theo cha Đỗ Quang Chính SJ (DTTXHĐV trang 65-66) thì quan Tri Phủ Qui Nhơn Trần Đức Hòa cho các Cha Dòng Tên đến ở tại Nước Mặn, ông ra lệnh cho dân di chuyển nhà đi xa hơn, để tránh gây hỏa hoạn cho nhà các Cha. Nước Mặn cách thành Qui Nhơn thời đó khoảng 10 cây số về phía Đông ăn ra biển. Thành Qui Nhơn nguyên là thành Đồ Bàn, ngày nay địa điểm này thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Vào thời điểm nầy, Phú Yên vừa mới được chúa Nguyễn đặt nền hành chính (1611) với tên gọi là phủ Phú Yên, thuộc Dinh Quảng Nam. Năm 1629, chúa Nguyễn Phước Nguyên lập Dinh Trấn Biên Phú Yên, giao cho võ tướng Nguyễn Phước Vinh trấn giữ. Như vậy lúc bấy giờ Nước Mặn là phần ĐẤT GẦN CUỐI LÃNH THỔ Đàng Trong.
Sở dĩ các cha đến lập cư sở ở đây, vì các Ngài mới THOÁT NẠN. Số là từ năm 1617-1639, các Cha Dòng Tên bị các chúa Nguyễn (Nguyễn Phước Nguyên 1613-1635; Nguyễn Phước Lan 1635-1648) thường quản thúc hay trục xuất các nhà Truyền Giáo, vì nghi ngờ người Nhật ở Hôi An đồng tình với cuộc đảo chính của Nguyễn Phước Anh, trong đó có sự hỗ trợ của các cha Dòng Tên chăng. Thêm vào đó cuộc HẠN HÁN năm 1617 khiến các nho sĩ và quần chúng cho rằng ĐẠO MỚI là nguyên nhân của sự HẠN HÁN. Vì thế, khi các Cha được Trần Đức Hòa mời đến Qui Nhơn thì đi ngay, dù Qui Nhơn rất xa với Hội An (Xem DTTXHDĐV trang 56-58). Như thế, cho đến năm 1618, các Giêsu hữu có hai cư sở ở Đàng Trong: Ở Hội An có Cha Marques, và Thầy Tsuchimochi và ở Qui Nhơn có các cha Buzomi8, Borri, Pina9 và tu huynh Antonio Dias (ĐQC trang 53). Từ năm 1639 trở đi, TOÀN BỘ các Giêsu hữu bị chúa Thượng Nguyễn Phước Lan trục xuất khỏi xứ sở. Giáo Đoàn Đàng Trong bỗng không còn một bóng thừa sai. Anh chị em giáo hữu tự đứng ra LO CHO NHAU, suốt từ Huế đến Thành Chiêm, Hội An, Hà Lam tới Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên.
Trước tình trạng này, phải giải quyết vấn đề Đàng Trong rao sao ? Chỉ có Đắc Lộ, lúc đó đang dạy thần học tại Áo Môn, được cha Giám sát Rubino cử đi Đàng Trong cùng với 6 anh em khác. Sau có thêm cha Pedro Alberto. Tất cả ĐI RA ĐI VÀO 4 lần trong những năm 1640-1645. Tới bằng cách nào ? Vẫn theo các tàu buôn Bồ Đào Nha đến Đàng Trong, nhưng không RA MẶT, tới khi các tàu đã bỏ hàng, nhổ neo mới xuất hiện. Như vậy, ông Nghè Bộ Quảng Nam mới đành để cho các Cha ở đó, đợi chuyến tàu tiếp theo mới cho các Ngài trở lại Áo Môn. Lần I từ tháng 2/1640 đến tháng 8/1640, có cha Pedro Alberto đi tàu khác đến phụ giúp; lần thứ II từ tháng 12/1640 đến tháng 7/1641, lần này có thêm cha Bento de Mattos. Rhodes sẽ hoạt động truyền giáo từ Quảng Ngãi, qua Qui Nhơn rồi đến Phú Yên, nghĩa là HƯỚNG NAM của Đàng Trong, còn Mattos sẽ tiến về phía Kinh Đô (hiểu là Huế), Quảng Trị, Quảng Bình (Từ sông Gianh trở xuống phía Nam)10; lần thứ III từ tháng 1/1642 đến tháng 7/1643, lần nay may mắn có một Thầy Kẻ Giảng Đàng Ngoài, mới 22 tuổi xin đi theo vào Đàng Trong; lần thứ IV từ tháng 1/1644 đến tháng 7/1645, cũng một mình, nhưng khi đến CỬA HÀN, có đến 10 Thầy Kẻ Giảng đón tiếp. Đắc Lộ và các Thầy đến ngay Kinh Đô, tức Kim Long (Huế). Các sinh hoạt tôn giáo và truyền giáo thường được thực hiện vào BAN ĐÊM. Chính ở THỜI ĐIỂM NÀY, cha Đắc Lộ bị Chúa Nguyễn Phước Lan chủ tọa phiên xử kết án TỬ HÌNH cha, nhưng cha được viên Thái Sư của Chúa xin cải án, và CHA BỊ TRỤC XUẤT VĨNH VIỄN khỏi Đàng Trong, bị giải về Hội An ngày 17/6/1645, bị quản thúc trong nhà Nhật Kiều công giáo, và lên tàu về Áo Môn ngày 3 tháng 7 năm 1645. Chúng ta còn nhớ, Đắc Lộ đã chứng kiến cuộc tử đạo của Anrê Phú Yên vào ngày 26 tháng 7 năm 1644, ngót nghét một năm trước khi bị trục xuất.
Cư sở NƯỚC MẶN ngày nay thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tòa Giám Mục Qui Nhơn đã lập nơi đây một bia kỷ niệm. Đáng chú ý, lúc bấy giờ Nước Mặn chẳng những là một trung tâm truyền giáo mà còn là nơi các thừa sai dòng Tên nghiên cứu và sáng chế chữ Quốc ngữ trong giai đoạn thô sơ nhất (giai đoạn phiên âm) và là “trường Quốc Ngữ” cho các thừa sai đến sau.




Đài kỷ niệm Nước Mặn
ĐỂ MUÔN ĐỜI GHI NHỚ
Tại nơi đây, Nước Mặn

- Ba linh mục Dòng Tên: Francesco Buzomi người Ý, Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, Cristoforo Borri người Ý, và tu huynh António Dias người Bồ Đào Nha, đã đến lập cơ sở truyền giáo đầu tiên vào tháng 7 năm 1618, do lời mời của quan Trần Đức Hòa, Khám lý phủ Qui Nhơn.

- Đức Giám mục Phêrô Lambert de La Motte, Đại diện Tông tòa tiên khởi Giáo phận Đàng Trong, tiền thân của Giáo phận Qui Nhơn, đã đến vào tháng 10 năm 1671. Đầu năm 1672, khi trở lại, ngài bổ nhiệm một linh mục Việt Nam đầu tiên như là quản xứ; đó là cha Giuse Trang, quê Quảng Ngãi, vị linh mục Việt Nam tiên khởi, do chính ngài truyền chức vào ngày 31-3-1668 tại Juthia, Thái Lan; cũng chính ngài lập Dòng Mến Thánh Giá ở Đàng Trong, tại An Chỉ, Quảng Ngãi, vào cuối năm 1671.
Qui Nhơn, ngày 15 tháng 7 năm 2011
Phêrô NGUYỄN SOẠN

Giám mục Giáo phận Qui Nhơn

  1. PHÚ YÊN

Đó là quê hương của CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN, vì không biết Tên thật của vị chân phước này, nên gọi là ANRÊ PHÚ YÊN. Cha Đắc Lộ cũng gọi như vậy. Giáo xứ Mằng Lăng là quê hương của Thầy Giảng Anrê Phú Yên.

Cách nhà thờ Mằng Lăng về hướng Đông Bắc chừng 01 km đường thẳng, Dinh Trấn Biên Phú Yên được chúa Nguyễn thành lập năm 1629, vang bóng một thời xưa, nay Dinh Trấn chìm sâu dưới nước dòng sông Cái. Di tích nầy, nay người địa phương gọi là Thành Cũ thuộc thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chồng của công chúa Ngọc Liên là Quan Trấn Dinh Phú Yên. Bà lãnh nhận bí tích Rửa tội năm 1636. Sau khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, bà đã lập một nhà nguyện tại Dinh Trấn. Tại nhà nguyện nầy, Anrê Phú Yên được cha Đắc Lộ ban bí tích Rửa Tội vào năm 1641. Năm 1642, Anrê Phú Yên được cha Đắc Lộ đưa về Hội An, nhập đoàn Thầy Giảng.

Khi Anrê Phú Yên chịu phúc tử đạo, cha Đắc Lộ được phép tham dự việc HÀNH QUYẾT Anrê Phú Yên, vì lúc đó chúa Nguyễn vẫn TRÂN TRỌNG VỊ GIÁO SĨ NÀY. Anrê Phú Yên chịu tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644 tại Thành Chiêm, lúc 19 tuổi. Đắc Lộ đã giữ được Thủ Cấp của Anrê và đưa về Rôma năm 1649, và hiện nay được giữ trong Trụ Sở Bề Trên Cả Dòng Tên, còn xác của Ngài được các cha Bồ Đào Nha đưa về Áo Môn, được an táng dưới chân bàn thờ của thánh đường Madre de Deus. Được tôn vinh chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.


  1. CÁC ĐỊA DANH KHÁC

Ngoài những điểm kể trên có thể kể các ĐỊA DANH KHÁC có dấu vết dòng Tên, đó là giáo xứ BỒ NGỌC tại Thái Bình, do cha Morellis dòng Tên thiết lập. Tại Bắc Ninh, cha Morellis cũng khởi đầu việc truyền giáo ở đây, mà địa danh còn ghi dấu ấn ngày nay là BẰNG SỞ, nơi hiện nay là ĐỀN THÁNH PHÊRÔ LÊ TÙY, cách Hà Nội 70 km.

Ngoài hai điểm trên, cũng nên lưu ý đến KẺ SỞ, tức SỞ KIỆN ngày nay. Tại nơi đây có NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ TÂY ĐÀNG NGOÀI, có CHỦNG VIỆN với NGÔI NHÀ THỜ CỔ RẤT ĐẸP. Năm 2013 vừa qua Tòa Thánh đã phong cho Ngôi Thánh Đường của KẺ SỞ thành TIỂU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG. Hiện nay rất nhiều HÀI CỐT CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM được lưu giữ ở đây, và đang có chương trình coi SỞ KIỆN sẽ là nơi HÀNH HƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.




Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương